Nov 25, 2020

Có nên đóng cửa facebook ở Việt Nam

 

Tre Việt - Ngày 17/11/2020, một quan chức cấp cao của Facebook nói với Reuters, Việt Nam đã nhiều lần yêu cầu Facebook siết chặt hơn nữa việc kiểm duyệt các nội dung chính trị ở trong nước, nếu không thì có thể bị đóng cửa hoàn toàn tại Việt Nam.

Facebook là mạng xã hội khổng lồ có trên 2,4 tỷ người dùng trên thế giới; Việt Nam là thị trường lớn của Facebook, với trên 69 triệu tài khoản, mang đến doanh thu đạt gần 1 tỷ USD mỗi năm. Sự phổ cập và lượng người sử dụng lớn đã mang lại lợi ích to lớn cho cộng đồng mạng ở nước ta thông qua việc kết nối, trao đổi thông tin, quảng cáo, bán hàng, v.v. Với ưu điểm là thông tin nhanh, nóng, ít bị kiểm duyệt, dễ dàng tạo nên làn sóng dư luận trong xã hội, Facebook là mảnh đất màu mỡ của giới truyền thông, là nơi mà các thế lực thù địch tăng cường tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta. Sau khi Luật An ninh mạng có hiệu lực, nhiều hoạt động trên Facebook đã bộc lộ rõ hành vi vi phạm pháp luật; một số cá nhân trong nước có vi phạm đã bị xử lý ở các cấp độ khác nhau từ nhắc nhở, phạt hành chính đến xử lý hình sự. Tuy nhiên, việc hình thành tội phạm là quá trình lâu dài, ảnh hưởng rất lớn đến cộng đồng mạng; tuy bị pháp luật xử lý nhưng luôn để lại hậu quả nặng nề cho xã hội trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Do đó, xử lý các cá nhân luôn mang tính bị động, đối phó, hiệu quả không cao, mang tính răn đe là chính. Khắc phục điều đó, Đảng, Nhà nước đã có nhiều giải pháp; trong đó có xây dựng các trang mạng nội địa, như: Zingme, Yume.vn, Zalo.vn, Go.vn, Lotus,… tạo sự cạnh tranh với Facebook và thêm sân chơi cho cộng đồng. Thực tế, Facebook có nhiều ưu việt và chiếm thị phần lớn nên các mạng xã hội Made in Việt Nam rất khó cạnh tranh ngay trên sân nhà. Giải pháp hữu hiệu là kiểm soát và kiểm duyệt thông tin từ xa; loại bỏ thông tin xấu trước khi đăng; bóc gỡ các nội dung vi phạm hoặc vô hiệu hóa kịp thời những tài khoản xấu độc. Đây là lý do mà lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan đã nhiều lần làm việc với đại diện cấp cao của Facebook để đàm phán về quyền lợi của các bên, thống nhất những điểm bất đồng về luật pháp; trong đó, yêu cầu Facebook tăng cường kiểm duyệt các bài đăng chống Nhà nước, nói xấu lãnh đạo các cấp. Đó là biện pháp hết sức bình thường mà rất nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang thực hiện. Việt Nam chỉ là một trong số những quốc gia đó mà thôi.

Nếu Facebook không chấp nhận những điều khoản mà Việt Nam yêu cầu thì có cần thiết phải đóng cửa? Không thể để họ vi phạm pháp luật Việt Nam một cách có hệ thống; vì lợi nhuận mà dung dưỡng nhiều tội phạm từ các thế lực thù địch; làm ảnh hưởng tới thuần phong, mỹ tục của dân tộc. Thời gian đóng cửa dài hay ngắn sẽ được xác định qua quá trình đàm phán về sự sửa đổi những quy tắc ứng xử của họ; đồng thời, xét trên sự cân bằng lợi ích của các bên và chính sách hội nhập, quan hệ ngoại giao quốc tế. Khi Facebook tạm thời đóng cửa ở Việt Nam, người dùng sẽ di cư sang các mạng nội địa, đây chính là thời cơ cho các mạng xã hội trong nước phát triển, lớn mạnh, tạo sức cạnh tranh lớn trên sân nhà và vươn ra quốc tế. Các hoạt động quảng cáo, bán hàng, bảo mật thông tin, định danh người dùng, ngăn chặn thông tin xấu, độc… sẽ dễ dàng kiểm soát, thu thuế hơn rất nhiều so với trên Facebook và mục tiêu lâu dài hơn là chấn chỉnh được văn hóa quốc gia. Đóng cửa Facebook hại ít, lợi nhiều. Nên làm./.

Chuyện “Kháng chiến” xưa


            Tre Việt “Chuyện “Kháng chiến” xưa” là một phần bài viết có tựa đề: “Buôn hàng giả, bán hận thù: Chuyện xưa và nay” của Gellert Nguyễn đăng cách đây gần hai chục giờ đồng hồ trên trang Facebook Tiếng Dân, Tre Việt giới thiệu để bạn đọc thấy được nội bộ của một bộ phận người Mỹ, gốc Việt chống cộng cực đoan.

Chuyện “Kháng chiến” xưa

 Buôn hàng giả, bán hận thù là một lối diễn đạt quen thuộc của người Việt hải ngoại khi đề cập đến sự hình thành và phát triển của Mặt trận Kháng chiến do ông Hoàng Cơ Minh lãnh đạo.

Lúc đầu, giới lãnh đạo Mặt trận tung tin là đã lập được chiến khu trên đất Việt và có kèm theo hình ảnh chứng minh. Trong những năm đầu, tin tạo ra được một luồng hào khí đấu tranh của người Việt mong giải phóng quê hương và một phong trào quyên góp rầm rộ khắp nơi trên thế giới.

          Về sau, sư thật phơi bày là căn cứ nằm trên lãnh thổ Thái. Giới lãnh đạo Mặt trận phủ nhận tin này. Một số người thật thà vẫn còn tin và đóng góp tài chính trong khi một số người khác biết mình mua lầm hàng giả và lên tiếng. Thế là hận thù trong các phe nhóm cực đoan và hiếu hòa sinh ra. Loạn kiêu binh lên cao, tạo ra bao sóng gió, kinh hoàng nhất là những vụ khủng bố chết người. Cho đến nay nghi án không còn tranh luận sôi động.

Nhưng chuyện chưa kết thúc tại đây vì Mặt trận bán hàng giả lần thứ hai. Lần này cũng thành công không kém. Khi lãnh tụ Hoàng Cơ Minh bị sát hại trên đường xâm nhập đất Lào, giới lãnh đạo Mặt trận lại cho là ông Minh vẫn an lành và tiếp tục lãnh đạo. Sự dối trá duy trì cho đến 14 năm sau. Cuối cùng, Mặt trận mới chính thức khai tử cho ông Minh. Hận thù và chia rẽ vẫn tiếp tục giữa các phe theo và chống. Sự thật thương đau là cao trào đấu tranh kết thúc và niềm tin quang phục đất nước tan vỡ. Ai thắng và ai thua trong chuyện này?

Mua lầm chớ bán không lầm. Người mua đã hiểu sự thật và tự cho là vàng rơi không tiếc mà tiếc người qua sông. Tiền mất tật mang. Tiền mất có thể tìm lại, nhưng ông Minh, đã vĩnh viễn ra đi và không thể tìm lại. Người bán hàng giả thành công khi tiền đã bỏ vào ngân hàng an toàn và vui nhất là không có lý do gì để phải trình bày về trách nhiệm chi thu cho bất cứ ai quan tâm.

Nhưng sau cùng Cộng sản Việt Nam toàn thắng. Ngư ông đắc lợi là binh pháp cổ điển của Tàu mà còn hữu hiệu tại Mỹ. Họ không làm gì hết, im lặng mỉm cười và theo dõi những thế lực người Việt lo chống nhau hơn là lo chống Cộng và tự suy sụp. Ai bảo Cộng sản là ngu xuẩn? Đó là một lầm lẫn đáng tiếc.

                                                                                                    Gellert Nguyễn