Jun 29, 2020

Nói xạo

Tre Việt - Trên trang Dân luận, ngày 27/6 vừa qua có bài: “Đảng của nông dân? Cho tao cười phát!” của Nguyễn Trường Sơn. Mở đầu, Sơn viết: “Đảng Cộng Sản vốn từ nông dân mà ra, nhưng lạ thay, nông dân lại bị đối xử bất công và tàn bạo nhất dưới sự cai trị của họ”(!). Sau đó, Sơn ra sức “chứng minh” cho nhận định rất phiến diện của mình. Chủ yếu là dựa vào một vài hiện tượng trong xã hội: “…thi thoảng lại thấy tin nông dân ở đây biểu tình, ở kia phản đối”. Xin nhắc lại lời của Sơn “thi thoảng” hay Sơn dẫn chứng, ngày 26/6 vừa qua cơ quan chức năng đã ra lệnh bắt 3 mẹ con Cấn Thị Thêu (Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội) do vi phạm pháp luật, mà anh ta đưa ra kết luận chung cho cả xã hội, là Đảng Cộng sản không vì nông dân (!).
          Trước hết, cần thấy rằng, với mỗi chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ khi được thực thi trên thực tế có thể có nơi người dân chưa đồng tình do họ chưa hiểu hết, nhận thức chưa đúng; hay ở cấp cơ sở thực hiện chưa đúng với chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nên gây bất bình trong nông dân; hay một bộ phận nông dân do thiếu thông tin, lại nhẹ dạ cả tin, bị kẻ xấu mua chuộc, kích động, lôi kéo mà có những việc làm hay phát ngôn không đúng với chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đó là chuyện bình thường trong mỗi xã hội mà nước nào cũng có, không riêng gì nước ta.
Thực tế trên đất nước ta, tuyệt đại đa số những người do thiếu thông tin, nhận thức chưa đầy đủ, khi được tuyên truyền, giải thích họ có nhận thức đúng, tạo được sự đồng thuận với Đảng, Chính phủ. Ở những nơi cấp cơ sở tổ chức thực hiện không đúng đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, khi được cấp có thẩm quyền phát hiện, trấn chỉnh để việc làm ở cơ sở bảo đảm đúng với chủ trương của Đảng lại lấy được niền tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, họ lại quyết tâm đi theo Đảng. Chỉ có bộ phận người dân do thiếu thông tin lại bị kẻ xấu súy giục, mua chộc, dụ dỗ, lôi kéo họ lầm tưởng, nên họ đã đi ngược lại đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Những người này được cơ quan chức năng và cấp có thẩm quyền gặp gỡ, trao đổi, giải thích, tuyên truyền, những ai có nhận thức lại, để chấp hành nghiêm đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thì được Đảng, Chính phủ mở rộng lòng đón chào, những ai cố tình đi ngược lại chủ trương của Đảng thì phải xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành. Không vì những trường hợp như thế mà cho rằng, Đảng không vì nhân dân, không vì nông dân. Trong số hàng triệu nông dân mà Sơn dẫn chứng vài ba trường hợp rồi võ đoán: Đảng không vì nông dân là sao? Như thế đủ biết khả năng “Vơ đũa cả nắm” của tay này “tài” đến mức nào rồi đấy!
Đảng không vì nông dân, thì làm sao nông dân từ chỗ không có ruộng đến chỗ ngày nay được giao quyền sử dụng đất đến 50 năm với đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, trồng cây lâu năm thời gian giao quyền sử dụng đất còn dài hơn thế. Đảng không vì nông dân làm sao nông dân đóng góp sức người, sức của cho công cuộc kháng chiến chống xâm lược của dân tộc ta?
Đảng không vì nông dân, làm sao có chuyện làng trở thành phố như ngày nay ở nhiều nơi, nhờ kết quả của phong trào xây dựng nông thôn mới do Đảng chủ trương, phát động, Chính phủ hỗ trợ, giúp sức? Từ chủ trương của Đảng về xây dựng nông thôn mới, Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí, vật chất xây dựng, giúp cán bộ hướng dẫn kỹ thuật,… mà làng trở thành phố. Hãy mở mắt ra mà nhìn cho rõ khắp từ Bắc chí Nam ở nơi nào mà không có làng trở thành phố!
Đảng không vì nông dân làm sao nông dân từ chỗ không có cái ăn đến nay đời sống vật chất, tinh thần ngày càng được cải thiện và nâng cao?, v.v.

Vậy nên, không vì một vài hiện tượng nông dân do vi phạm pháp luật, nên phải xử lý theo quy định của luật pháp mà cho rằng, Đảng không vì nông dân. Vì đó là nói xạo, thói xấu luôn bị nhân dân lên án Sơn ạ!./.


Jun 28, 2020

Phải “vừa hợp tác, vừa đấu tranh”



Tre Việt - Cách đây gần chục tiếng đồng hồ trên mạng facebook có bài: “Lời kêu gọi tẩy chay Trung Quốc đang lan tỏa và có tác dụng mạnh tại Ấn Độ” của Lê Ánh. Bài viết cho rằng, dẫn nguồn từ báo Hindustan Times dẫn tin từ Hiệp hội chủ sở hữu nhà hàng và khách sạn, sau vụ đụng độ giữa Ấn Độ và Trung Quốc liên quan đến việc tranh chấp chủ quyền tại thung lũng Galwan trên biên giới hai nước dẫn đến 20 binh sĩ Ấn độ đã thiệt mạng. Điều đó làm cho nhiều nhà kinh doanh khách sạn bản địa rất phẫn nộ trước hành động của Trung Quốc đối xử với binh sĩ Ấn Độ, nên tuyên bố không phục vụ du khách là công dân Trung Quốc; đồng thời, kêu gọi tẩy chay hàng hóa Trung Quốc tại Liên minh thương nhân Ấn Độ. Từ đó, Lê Ánh đặt vấn đề: “Khi nào lãnh đạo Đảng CSVN có quyết tâm như lãnh đạo của Ấn Độ thì chắc chắn người dân sẽ cùng chung tay, góp sức vào việc chống Trung Quốc để giữ gìn chủ quyền cho đất nước”.
Ảnh internet

Trước hết, Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam luôn nêu cao quyết tâm bảo vệ sự độc lập, toàn vẹn, thống nhất chủ quyền quốc gia - dân tộc nói chung, bảo vệ chủ quyền biển đảo nói riêng. Điều đó được thực tiễn chứng minh, như các sự kiện Trung Quốc: đưa giàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam năm 2014, đưa nhóm tàu khảo sát Hải Dương địa chất 8 vi phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa Việt Nam năm 2019,… Đảng, Chính phủ Việt Nam kiên quyết đấu  tranh bằng nhiều hình thức, biện pháp đã buộc phía Trung Quốc phải rút các tàu vi phạm của họ rời khỏi vùng biển Việt Nam. Như vậy, Việt Nam vừa hợp tác với Trung Quốc để phát triển kinh tế của mỗi nước, vừa kiên quyết đấu tranh bảo vệ được chủ quyền biển đảo.
Thứ hai, nếu Việt Nam thực hiện cắt quan hệ hợp tác với Trung Quốc trong phát triển kinh tế theo “lời khuyên” của Lê Ánh thì hậu quả sẽ rất lớn, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân của cả hai nước. Nhìn ra thế giới cho thấy, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc đã để lại hậu quả nặng nề không chỉ cho hai nền knh tế lớn nhất nhì thế giới, mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế quốc tế. Ông cha ta có câu: “Trâu bò đánh nhau, ruồi muỗi chết” là vì thế.
Trung Quốc là quốc gia có nền kinh tế lớn, không chỉ là nơi cung cấp nguyên vật liệu (đầu vào) của sản xuất, mà còn là nơi tiêu thụ hàng hóa lớn (đầu ra) của sản xuất. Nước nào không quan hệ, giao thương với Trung Quốc trong quá trình sản xuất thì thiệt hại trước tiên cho chính nước đó. Thực tế cho thấy, khi nào cửa khẩu biên giới giữa nước ta với Trung Quốc mà chậm thông quan thì hàng hóa, nhất là hàng nông sản của ta lại kêu “giải cứu”; đã có nhiều cuộc giải cứu, nhưng cũng chỉ bớt đi phần nào khó khăn cho người sản xuất chứ không thể giải cứu cho cả một ngành sản xuất. Đó là bài học nhãn tiền với chúng ta. Thế mà thực hiện theo “sáng kiến”, “lời khuyên” của Lê Ánh thì không biết nền kinh tế của chúng ta sẽ đi về đâu? Ì ạch tiến lên, dậm chân tại chỗ hay tụt lùi?
Vậy nên, Tre Việt nhắn nhủ tới Lê Ánh rằng, học tập nước khác là tốt, nhưng phải biết “khơi trong, gạn đục” chứ không phải học tập một cách máy móc. Vì mỗi nước có điều kiện, hoàn cảnh, phong tục tập quán và văn hóa riêng, nên không thể áp đặt việc làm của nước này lên nước khác được./.

Jun 26, 2020

Hậu quả từ cái nhìn một phía



Tre Việt - Ngày 17/6/2020 tại Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk, các nhà ngoại giao Hoa Kỳ gặp gỡ một sô tín đồ Tin lành thiểu số và đại diện các nhóm tôn giáo khác nhau ở khu vực Tây Nguyên. Ngày 24/6/2020, VOA tiếng việt cho hay, phía Mỹ gặp 8 người tại Gia Lai, 12 người tại Đăk Lăk; họ hỏi thăm các nhóm Tin lành những khó khăn, tồn tại trong hoạt động tín ngưỡng của các tín đồ chưa được công nhận; khó khăn khi đã cho phép hoạt động; nhất là đối với các tín đồ đã mãn hạn tù vì vi phạm pháp luật Việt Nam. Đáp lời, ông Y Quy Buon Dap, ở làng Ea Khit, huyện Cư Kuin, tỉnh Đăk Lăk, một tín đồ Tin lành, tâu rằng: “… từ năm 2018 cho đến nay chúng tôi vẫn còn chịu sự sách nhiễu, đe dọa, đàn áp, bắt bớ từ nhà cầm quyền”.
Từ các tấu trình thất thiệt tương tự thế này mà ngày 10/6/2020, trong phúc trình thường niên về tự do tôn giáo 2019, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ kết luận “chính quyền ở các tỉnh Tây Nguyên tiếp tục sách nhiễu các tín đồ Tin lành thuộc dân tộc thiểu số,” với việc “các quan chức chính phủ tiếp tục tấn công, theo dõi, thẩm vấn, bắt giữ một cách tùy tiện và phân biệt đối xử với các tín đồ”, v.v.
Đâu là sự thật? Sau khi có Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg, ngày 0402/2005 của Thủ tướng Chính phủ Về một số công tác đối với đạo Tin lành, tình hình đạo Tin lành ở Tây Nguyên phát triển tích cực. Đến năm 2018, Tây Nguyên có hơn 30 tổ chức, hệ phái đạo Tin lành với 600 nghìn tín đồ, 1.665 điểm nhóm (1.300 điểm nhóm có giấy phép), 300 chi hội, 120 nhà thờ, nhà nguyện, 18 tộc người thiểu số theo đạo, v.v. Nhìn chung, đạo Tin lành ở đây hoạt động ổn định, tuân thủ pháp luật, đáp ứng nhu cầu tôn giáo của người dân. Hơn 90% tín đồ được sinh hoạt tôn giáo tự do trong các chi hội hay điểm nhóm; nhiều nhà thờ, nhà nguyện được trùng tu, sửa chữa hay xây mới; nhiều mục sư, truyền đạo được thụ phong. Bên cạnh đó,  nhiều tổ chức, hệ phái đạo Tin lành do thiếu nhà thờ nên phải tổ chức sinh hoạt tại những địa điểm ngoài cơ sở thờ tự, nơi công cộng, khách sạn, thậm chí là nhà riêng; việc cơi nới, mở rộng, xây mới nhà thờ, nhà nguyện, mua bán, chuyển nhượng đất đai để xây cơ sở tôn giáo trái phép gây khó khăn cho chính quyền các địa phương trong quản lý xã hội. Hiện nay, có đến 20 tổ chức, hệ phái, với hơn 18 nghìn tín đồ chưa được công nhận, hiện đang “ngoài vòng quản lý” của chính quyền, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất trật tự xã hội; một số nhóm hoạt động không ổn định, thiếu hiểu biết về pháp luật dẫn đến nhiều vi phạm; một số tổ chức, hệ phái tranh giành ảnh hưởng, công kích lẫn nhau để phát triển tín đồ, mở rộng địa bàn truyền giáo gây nên những bất ổn trong cộng đồng, đặc biệt là ở vùng dân tộc thiểu số. Đặc biệt, các lực lượng xấu thường xuyên tìm mọi cách lợi dụng đạo Tin lành để gây rối xã hội, chống phá cách mạng nước ta với thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp. Từ năm 2001 đến 2006, chúng kích động người dân tộc thiểu số gây nên hàng chục cuộc biểu tình, bạo loạn ở khắp các địa phương vùng Tây Nguyên với âm mưu thành lập “Nhà nước Đê ga độc lập” và “Tin lành Đê ga”. Gần đây, lực lượng FULRO và “Tin lành Đê ga” có dấu hiệu hoạt động trở lại; tại tỉnh Gia Lai, một số đối tượng thuộc “Tin lành Đê ga” đứng đầu tuyên truyền các tà đạo, như: Hà Mòn, Thanh Hải Vô thượng sư, Bơ khắp Brâu,… gây phức tạp tình hình, tiềm ẩn nguy cơ gây nên các cuộc biểu tình và bạo loạn chính trị.
Do đó, với trách nhiệm quản lý xã hội, chính quyền các cấp ở Tây Nguyên đang tiếp tục rà soát, thanh lọc, từng bước hợp lý hóa quá trình hoạt động của đạo Tin lành vùng Tây Nguyên. Những lời tâu trình ác ý, sai sự thật như của Y Quy Buon Dap không đại diện cho đồng bào có đạo ở Tây Nguyên./.

Jun 25, 2020

Giọng hót của chim sẻ



Tre Việt - Người xưa nói, “Chim Sẻ thì không thể hiểu được suy nghĩ của Đại Bàng”. Đó là vấn đề mà Tre Việt cần nói với ông Nguyễn Tiến Thọ, tác giả bài “Đại hội 13: Không thể có báo cáo chính trị xứng tầm”, đăng trên trang RFA tiếng Việt ngày 15/6/2020. Theo đó, ông Thọ lấy ý kiến cá nhân áp cho “ý kiến của người dân”, khi cho rằng, trong Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng, những nội dung, như: ưu tiên phương thức cải cách tiệm tiến để phù hợp với sự lãnh đạo tập thể dựa trên đồng thuận; Nhiệm kỳ Đại hội 13 vẫn chỉ kế thừa chính sách hiện nay; chỉ biết lấy chiến dịch chống tham nhũng để chỉnh đốn Đảng; không thể chọn phe Mỹ hay Trung Quốc,… là không xứng tầm thời đại, không phù hợp với “kỳ vọng của Nhân dân”. Những lập luận đó cho thấy, ông ta u mê, không rõ vấn đề.
Trước hết, Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng là sự kết tinh tâm huyết của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII), các ban, bộ, ngành của Đảng, Nhà nước và Chính phủ. Trước khi đưa ra lấy ý kiến toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đã được các nhà khoa học, các chuyên gia nổi tiếng trong và ngoài nước ở tất cả các lĩnh vực tham mưu, nhiều lần thảo luận, đánh giá bối cảnh, thời cơ, thách thức khoa học; cân đong từng nội dung, từng chỉ tiêu; cân đối sự kế thừa, phát triển, đổi mới ở các lĩnh vực,… bảo đảm hết sức ngắn gọn nhưng đầy đủ, hàm lượng thông tin cao. Trong quan hệ quốc tế, quan điểm xuyên suốt của Đảng, Nhà nước, Nhân dân ta là độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn với tất cả các nước phấn đấu vì hòa bình, độc lập dân tộc, tiến bộ xã hội, trên cơ sở lấy lợi ích quốc gia, dân tộc là cao nhất. Những thành công trong quan hệ quốc tế trong nhiều năm qua đã đưa đất nước phát triển mạnh mẽ, có vị thế cao trên trường quốc tế là những minh chứng cho sự đúng đắn của đường lối đối ngoại. Điều đó sẽ được phát huy trong nhiệm kỳ tới, đâu cần phải chọn Mỹ Trung Quốc hay bất kỳ quốc gia nào. Việt Nam không đi với nước này để chống nước kia, mà luôn sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên có trách nhiệm của các tổ chức quốc tế, các quốc gia tôn trọng độc lập, chủ quyền, thể chế chính trị của nhau, cùng phấn đấu vì sự tiến bộ xã hội, hạnh phúc của nhân dân.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội XII, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã nỗ lực phấn đấu đạt được nhiều thành tựu quan trọng, như: kinh tế vĩ mô ổn định, tốc độ tăng trưởng khá, chất lượng tăng trưởng được cải thiện, quy mô và tiềm lực kinh tế tăng nhanh; các lĩnh vực văn hóa, xã hội, phát triển con người, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường ngày càng được coi trọng và có nhiều kết quả tích cực; quốc phòng an ninh được giữ vững và tăng cường, quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế sâu rộng, v.v. Đặc biệt, Đảng, Nhà nước đã xác định đúng giá trị, vai trò của kinh tế vĩ mô, khắc phục sự tăng trưởng kinh tế nóng vội của nhiệm kỳ trước; đẩy mạnh chiến dịch chống tham nhũng, loại khỏi guồng máy chính trị những cán bộ không đủ tiêu chuẩn, cá nhân chủ nghĩa, “tự chuyển hóa” hay “tham vọng quyền lực”, củng cố lòng tin của Nhân dân vào Đảng. Chính phủ kiến tạo lần đầu tiên được xây dựng và rất phù hợp với hiện trạng kinh tế của đất nước; kết quả từ các chính sách của nhiệm kỳ qua bước đầu huy động được nguồn lực xã hội thông qua thị trường để tăng trưởng và cải thiện môi trường kinh doanh, loại bỏ những rào cản về hành chính, thực thi công vụ và luật pháp. Do đó, nhiệm kỳ Đại hội XIII cần kế thừa, phát huy chính sách hiện nay là đúng đắn.
Việc chống tham nhũng để chỉnh đốn Đảng đang tạo được niền tin của nhân dân, được dư luận xã hội đánh giá cao. Không cần phải đi với Mỹ hay Trung Quốc hay bất kỳ quốc gia nào, Việt Nam vẫn là nước được cộng đồng quốc tế đánh giá là có tốc độ phát triển kinh tế nhanh của châu lục và thế giới. Như vậy, kiên định con đường đã chọn để tiếp tục gặt hái những thành công mới là “xứng tầm”, chứ không nhất thiết phải chọn Mỹ hay Trung Quốc thì mới “xứng tầm” thời đại phải không ông Thọ?


Đừng vì tham vọng cá nhân mà chống phá Đảng, Nhà nước


            Tre Việt - Ngày 24/6/2020 trên VOA Tiếng Việt có đăng bài Giới chức ngoại giao Hoa Kỳ gặp gỡ người Thượng Tây Nguyên”. Nội dung bài viết đề cập việc các nhà ngoại giao Hoa Kỳ vừa gặp gỡ các tín hữu Tin lành độc lập, đại diện các nhóm tôn giáo tại các tỉnh Tây Nguyên của Việt Nam và cuộc trao đổi giữa VOA với mục sư Tin lành Nguyễn Hồng Quang, tín đồ ông Y Quy Buon Dap (thành viên nhóm vận động Người Thượng vì Công lý). 
Đáng chú ý, Y Quy Buon Dap có những phát biểu sai lệch về tình hình tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam khi ông ta cho rằng: từ năm 2018 đến nay chính quyền Việt Nam sách nhiễu, đe dọa, đàn áp, bắt bớ nhiều tín đồ, hăm dọa người dân không được tiếp cận với giáo dân, tín đồ và lãnh đạo hội thánh,... để xóa bỏ tôn giáo của người Montagnard Đềga. Y Quy Buon Dap có lẽ là người sống ở trong rừng, ít được tiếp xúc với thế giới nên mới phát biểu như vậy.
Điều 18, Công ước Quốc tế về các quyền dân sự, chính trị cũng nêu rõ: “Quyền tự do của cá nhân thể hiện tôn giáo hay tín ngưỡng của mình chỉ phải chịu các giới hạn chẳng hạn như các giới hạn cần thiết để bảo vệ an toàn, trật tự, sức khỏe, xã hội, hay tinh thần hoặc các quyền cơ bản và quyền tự do của những người khác”. Chính vì vậy mà quyền tự do tôn giáo hay bất cứ một quyền nào khác trên phương diện pháp lý đều bị giới hạn bởi khuôn khổ pháp luật.
Bên cạnh đó, thời gian qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn thực hiện chính sách nhất quán là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Không được phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng hay vi phạm các quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân, v.v.
Thực tế tại Việt Nam có 43 tổ chức tôn giáo thuộc 16 tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân; 60 cơ sở đào tạo tôn giáo; 7.012 tổ chức, cơ sở tôn giáo đang sử dụng 14.850 ha đất,… đặc biệt tại Tây Nguyên có 33 tổ chức hệ phái, nhóm Tin lành đang sinh hoạt tại 304 chi hội và hơn 1.300 điểm nhóm. Tính đến 9/2019  Việt Nam có 25,1 triệu tín đồ, 55.710 chức sắc, 145.721 chức việc, v.v.
Như vậy chỉ những tín đồ và chức sắc có nhiều tham vọng cá nhân và bị tác động, ảnh hưởng bởi các luận điệu xuyên tạc lôi kéo của các thế lực thù địch trong và ngoài nước mới có hành động cực đoan, quá khích, chống đối các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo nói riêng và về tự do, dân tộc, dân chủ, nhân quyền.
Tre Việt đề nghị các tổ chức và cá nhân đang sinh sống, làm việc trên đất nước Việt Nam thân thiện, mến khách hãy thôi ngay các hành động thù địch, chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam./.  

“Gieo gió gặt bão”

Tre Việt - Sáng 24/6/2020, Công an tỉnh Hòa Bình phối hợp với Công an thành phố Hà Nội và các Cục nghiệp vụ của Bộ Công an đã phá chuyên án, khởi tố bị can, bắt tạm giam, khám xét đối với mẹ con “dân oan” Cấn Thị Thêu (sinh năm 1962) và Trịnh Bá Tư (sinh năm 1989), cùng trú tại xóm Đại Đồng, xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình về tội: “Làm, tàng trữ, phát tán và tuyên truyền thông tin, tài liệu vật phẩm nhằm chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 117, Bộ luật Hình sự năm 2015.
Các tài liệu lực lượng Công an thu được 
       tại nhà Trịnh Bá Tư
Quá trình bắt, khám xét cơ quan chức năng đã thu được một số đồ vật, tài liệu, như: Một số cuốn sách “Cẩm nang nuôi tù”, “Phản kháng phi bạo lực”, “Đặt bàn tay lên Việt Nam”, “Chính trị bình dân”,… các cuốn sách trên đều của Phạm Đoan Trang; cùng với đó, là một số tài liệu viết tay có nội dung liên quan đến hoạt động tuyên truyền chống Nhà nước, v.v. Tại Cơ quan điều tra, Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Tư đã khai nhận hành vi phạm tội của mình. Hai đối tượng đang bị tạm giữ hình sự để phục vụ công tác điều tra, mở rộng, làm rõ vụ án và xử lý theo quy định của pháp luật.
     Ngay sau đó, thông tin trên được đám chống đối núp bóng “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân oan”, như: Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Quang A, Lê Dũng Vova, Bùi Thị Minh Hằng, Huỳnh Ngọc Chênh,… các trang mạng xã hội phản động, nhất là trang Việt Tân đã loan báo và kêu gọi sự can thiệp từ bên ngoài với lý do “cũ rích”, rằng: “chính quyền bắt giữ, đàn áp người bất đồng chính kiến”, “những người nông dân bị bắt”, v.v.
        Tre Việt thấy rằng, thực ra việc mẹ con Cấn Thị Thêu bị bắt chỉ là chuyện sớm hay muộn; bởi vì đã từ lâu dư luận biết đến Cấn Thị Thêu cùng 2 con là Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư là các đối tượng núp dưới vỏ bọc “dân oan”, “nhân quyền”,… thường xuyên tụ tập khiếu kiện chây ỳ, tay cầm băng rôn, hô khẩu hiệu với những nội dung mang tính chất kích động, gây rối trật tự công cộng, làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Không những vậy, mẹ con Thêu còn đăng tải trên các trang mạng xã hội nhiều bài viết, video clip,… có nội dung xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách ,pháp luật của Nhà nước, bôi nhọ, lăng mạ các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; tuyên truyền xuyên tạc các vụ việc phức tạp, đặc biệt là vụ Đồng Tâm, vụ Thủ Thiêm, vụ án Hồ Duy Hải,… nhằm kích động người dân chống đối, gây bất ổn xã hội.
Điều đáng nói, những hành vi trên của mẹ con Cấn Thị Thêu là mang tính hệ thống, thể hiện sự coi thường pháp luật. Mặc dù đã được các cơ quan chức năng tuyên truyền, giáo dục, xử lý nhiều lần, bao gồm cả xử phạt hành chính để răn đe và xử lý hình sự; thế nhưng Thêu cùng các con của mình không những không hối cải, sửa chữa, mà tiếp tục hoạt động chống đối, thách thức chính quyền và dư luận xã hội quyết liệt bằng những hành vi vi phạm pháp luật. Điều này khiến nhiều người dân, dư luận xã hội rất bức xúc.
Tục ngữ Việt Nam có câu: “Gieo gió gặp bão”, không ai ép mẹ con Thêu phải làm những chuyện sai trái, tự mình làm bậy thì hãy tự chịu hậu quả chứ đừng kêu than với ai. Do vậy, việc bắt tạm giam để điều tra, truy tố và xử lý mẹ con “dân oan” Cấn Thị Thêu là cần thiết, nhằm giữ nghiêm kỷ cương pháp luật và đây cũng chính là lời cảnh báo nghiêm khắc cho những kẻ coi thường kỷ cương phép nước, lợi dụng đấu tranh “dấn thân vì lẽ phải” để cố tình vi phạm pháp luật, chống phá Nhà nước./. 
      

Jun 24, 2020

Thật nực cười, khi họ vẫn đang dùng “vải thưa che mắt thánh” để xuyên tạc vụ Đồng Tâm



Tre Việt - Vừa qua, căn cứ tài liệu, chứng cứ thu thập được, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an thành phố Hà Nội) đã ban hành Kết luận điều tra vụ án hình sự, đề nghị truy tố số 210/KLĐT–PC01(Đ3) đối với vụ án giết người, chống người thi hành công vụ xảy ra ngày 09/01/2020 tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội, theo quy định của pháp luật. Tại bản Kết luận điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra đề nghị truy tố 25 bị can về tội giết người theo quy định tại Khoản 1, Điều 123, Bộ luật Hình sự và đề nghị truy tố 04 bị can về tội chống người thi hành công vụ theo quy định tại Khoản 2, Điều 330, Bộ luật Hình sự.
Theo Kết luận điều tra, hành vi phạm tội của các bị can trong vụ án có sự chuẩn bị từ trước, thể hiện qua việc tập hợp lực lượng, đóng góp tiền mua vũ khí, họp bàn phân công nhiệm vụ cho từng đối tượng. Đồng thời, kết luận điều tra cũng nhận định hành vi phạm tội của các đối tượng là man rợ, có tính chất côn đồ, giết chết nhiều người, cần phải được xử lý nghiêm để bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật.
Lê Đình Công (con trai Lê Đình Kình) và những
        hung khí được sử dụng để tấn công lực lượng chức năng
Mặc dù toàn bộ vụ việc đã được cơ quan điều tra kết luận rõ ràng với những chứng cứ xác thực và sự thừa nhận của chính các bị can trong vụ án, nhưng ngay sau khi có bản Kết luận điều tra, nhiều đối tượng chống đối, cơ hội chính trị trong và ngoài nước núp dưới danh nghĩa “nhà dân chủ”, như: anh em Trịnh Bá Tư, Trịnh Bá Phương, Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Văn Đài,… vẫn cố tình “đổi trắng thay đen”, “thương vay khóc mướn” cho các đối tượng phạm tội, đưa ra những thông tin, luận điệu vô căn cứ nhằm xuyên tạc bản chất vụ án, núp dưới danh nghĩa đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền, chúng cũng nhanh chóng kết nạp 29 bị can bị cơ quan điều tra đề nghị truy tố vào nhóm “dân oan”. Bất chấp sự việc các đối tượng đã có hành vi phạm tội một cách dã man, tàn bạo, những “nhà dân chủ” vẫn bao che, “tẩy trắng” cho hành vi phạm tội, chúng cố tình hướng lái thông tin, rêu rao luận điệu: 29 bị can trong vụ án là “nạn nhân” của chính quyền; tung thông tin hỏa mù cho rằng, hành động của 29 bị can chỉ là nhằm “giữ đất”. Chúng đẩy mạnh việc kêu gọi “ủng hộ”, “đòi công lý”, “vì nhân quyền” cho 29 bị can trong vụ án. Chúng ngang nhiên vu khống quá trình điều tra không khách quan, bản Kết luận điều tra được đưa ra không đúng sự thật trên thực tế, vu khống cơ quan chức năng ngụy tạo chứng cứ để kết án người vô tội; nhằm xâm hại, bôi nhọ uy tín, hình ảnh của Đảng, Nhà nước và lực lượng Công an nhân dân; tạo cớ cho các thế lực thù địch bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Đồng thời, một số báo, đài nước ngoài thiếu thiện chí với Việt Nam, như: BBC, VOA, RFA, RFI,… đã có cái nhìn tiêu cực, “tát nước theo mưa”, thường xuyên đăng tải những bài viết, bình luận không đúng thực tế, không có căn cứ, thiếu kiểm chứng về tình hình Việt Nam, kích động sự nghi kỵ gây mất đoàn kết nội bộ của Việt Nam khiến cho tình hình thông tin trở nên nhiễu loạn.
Tre Việt thấy rằng, hàng loạt vật chứng thu thập được tại hiện trường vụ án như lựu đạn, bom xăng, dao phóng, gạch đá, gậy gộc,… là minh chứng, vật chứng rõ ràng nhất, thể hiện sự có tính toán, chuẩn bị từ trước, sẵn sàng chống đối đến cùng của Lê Đình Kình và các đối tượng trong vụ án. Không có bất kỳ lý do gì có thể bao biện cho hành vi phạm tội manh động, man rợ của các bị can trong vụ án. Việc cơ quan điều tra đề nghị truy tố đối với 29 bị can trong vụ án là đúng người, đúng tội, đúng quy định của pháp luật.
Vì vậy, các nhà dân chủ “nửa mùa” hãy dừng lại, đừng dùng ““vải thưa che mắt thánh” để xuyên tạc bản chất vụ án tại Đồng Tâm, bao biện cho những người có hành vi phạm tội. Pháp luật cần được thực thi một cách nghiêm minh, bất kỳ ai phạm tội đều phải đối mặt với một chế tài tương ứng, để đảm bảo tinh thần “thượng tôn” của pháp luật Việt Nam./.

Đừng có “ăn ốc nói mò”



Tre Việt - Ngày 19/6/2020 trên trang VOA Tiếng Việt có đăng bài: HRW: Việt Nam gia tăng đàn áp các tiếng “chống đối” trước đại hội Đảng 13. Theo đó, tổ chức Theo dõi Nhân quyền tố cáo Việt Nam gia tăng đàn áp và đã bắt giam hàng loạt các blogger, nhà báo độc lập, gần nhất là hai ông Huỳnh Anh Khoa và Nguyễn Đăng Thường. Ngoài ra, tổ chức này còn cho rằng chính quyền các địa phương đã bắt giữ và cáo buộc hội viên Hội Nhà báo Độc lập và một số nhà hoạt động, người cầm bút khác, như: Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn, Trần Đức Thạch,… là những người bất đồng chính kiến trước thềm đại hội Đảng 13.
Cần phải khẳng định rằng, Việt Nam không có tù nhân chính trị, những đối tượng: Khoa, Thường, Thụy,… là những kẻ vi phạm pháp luật, lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước (được quy định tại Điều 331 của Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) và khi bị bắt đều cúi đầu nhận tội.
Bất kỳ ai, sinh sống tại các quốc gia trên thế giới đều phải tuân thủ hiến pháp và pháp luật của quốc gia đó. Các đối tượng Khoa, Thường, Thụy,… là người Việt Nam, sinh sống trên mảnh đất mà các thế hệ cha ông đã đổ bao xương máu mới giành được độc lập, chủ quyền, nhưng chúng lại là những kẻ thoái hóa, biến chất, bị các thế lực thù địch mua chuộc, luôn tìm mọi cách chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, nói xấu chế độ, không tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
Việt Nam là quốc gia có tinh thần tương thân tương ái, luôn tôn trọng các quyền tự do, dân chủ của mỗi người dân. Mới đây, một khảo sát toàn cầu của nhóm nghiên cứu Dalia Research cho thấy, chế độ chính trị Việt Nam và hoạt động lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đã đáp ứng được hầu hết sự kỳ vọng của người dân Việt Nam về tự do, dân chủ khi có trên 71% người dân đều cho là mình đang sinh sống tại quốc gia có dân chủ. Cùng với đó, thành công trong việc phòng, chống đại dịch Covid-19 là minh chứng sống khẳng định tính ưu việt của Việt Nam, đồng thời ở Việt Nam không bao giờ có hiện tượng kỳ thị, phân biệt giữa các dân tộc và các màu da.
Do vậy, Tre Việt yêu cầu tổ chức Theo dõi Nhân quyền và những người làm cho tổ chức này đã không biết gì Việt Nam thì đừng có “ăn ốc, nói mò”, đừng có can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam./.


Tôi mang một món nợ với Việt Nam



Sau cuộc chiến chống Covid-19, ông Steve Jackson tự cho mình mang một món nợ lớn và rằng Việt Nam có thể làm bất cứ điều gì.
Ông Steve Jackson 49 tuổi, người Anh, đang làm việc cho một tổ chức phi chính phủ ở Hà Nội, đã chia sẻ với VnExpress những cảm xúc, suy nghĩ cá nhân và cuộc sống gia đình ông trong cuộc chiến chống Covid-19 ở Việt Nam.
Một người bạn châu Á của tôi có mẹ già ở Anh. Trong những cuộc trò chuyện qua mạng, cô ấy bảo Covid-19 khiến con người rơi vào “nỗi buồn quay chậm”. Nỗi buồn ấy đã khiến cô có lần vừa chạy bộ vừa khóc. Tôi thừa nhận, mình có nhiều đêm không thể ngủ được. Ngay cả thứ nhỏ nhất cũng khiến tôi xúc động. Tôi không thể nghĩ về tương lai xa bởi mọi thứ thật đen tối.
Khi dịch bùng lên ở Vũ Hán, Việt Nam đã khẩn trương lên kế hoạch ứng phó. Trường mẫu giáo của con gái tôi bị đóng cửa. Khẩu trang trở thành vật bắt buộc. Chính phủ ráo riết tìm dấu người nhiễm bệnh. Ứng dụng được ra mắt, cung cấp nhiều tính năng khác nhau. Đáng kể nhất, bạn chỉ cần ấn nút là một nhóm nhân viên y tế trong bộ đồ bảo hộ sẽ xuất hiện. 
Ở Việt Nam, người nhiễm virus (F0) được nhập viện. Người từng tiếp xúc với bệnh nhân (F1) được cách ly. Người tiếp xúc với người từng tiếp xúc với bệnh nhân (F2) cũng được cách ly. Cứ như thế, bạn có thể hình dung được toàn bộ bức tranh.
Cùng lúc này, Covid-19 ở châu Âu đã vượt khỏi tầm kiểm soát. Nhất là ở Italy. Hàng trăm người chết mỗi ngày. Nước Anh thì chối bỏ sự nghiêm trọng của dịch bệnh.
Về phần chúng tôi, trường mẫu giáo của con gái tôi đóng cửa hàng tuần, rồi lên tới hàng tháng. Tôi làm việc ở nhà. Chúng tôi cố gắng xoay xở. Điều đó chẳng dễ dàng gì. Sau vài tuần, chúng tôi gửi con nhỏ đến nhà bà ngoại từ thứ hai đến thứ sáu. Hai tuần trôi qua, chúng tôi nhận ra không ai vui vẻ cả. Chúng tôi nhớ nhau và nỗi lo còn tệ hơn. Những cơn giận dữ thỉnh thoảng xuất hiện. Tôi quyết định đón con về nhà và cùng tìm cách thích nghi. 
Ở giai đoạn đó, một điều khó tin xảy ra ở Việt Nam. Chúng tôi, những người nước ngoài sống ở đây, bắt đầu nhận ra đó là một thứ phi thường.
Có hai bức ảnh khiến tôi rơi nước mắt. Bức đầu tiên là các chiến sĩ nằm trên sàn bê tông. Bức thứ hai là những người trẻ Việt Nam, có lẽ bay từ nước ngoài về, ngồi trên giường tầng, đeo khẩu trang và trò chuyện. Các chiến sĩ đã nhường giường ngủ của họ cho việc cách ly. Họ nấu nướng, dọn dẹp. Các chiến sĩ phục vụ người dân, giúp người dân sống sót. Và lúc ấy, có hàng chục nghìn người được cách ly.
Rồi một cô gái nhiễm bệnh bay về từ châu Âu. Cô ấy đến viện, và người ta phải phong tỏa cả con phố. Mạng xã hội Việt Nam bùng nổ. Điều đó tạo nên sự khác biệt. Đôi khi, sự minh bạch trở nên nguy hiểm quá mức cần thiết, nhưng cũng đem tới cảm giác rằng mỗi ca bệnh, mỗi mạng sống đều quan trọng.
Việt Nam vẫn không có ca tử vong nào.
Hàng nghìn người Việt Nam trở về từ nước ngoài. Họ đều được cách ly. Chính họ cũng hiểu rằng đó là việc phải làm.
Nếu bạn là một người đàn ông trung niên da trắng, bạn sẽ hiểu việc “tái lập trình suy nghĩ” của mình khó khăn thế nào. Khi dịch bệnh mới xuất hiện ở Việt Nam, chúng tôi không biết đất nước này có đủ máy thở không. Đến khi Covid-19 thực sự ảnh hưởng tới Việt Nam, tôi đã chắc chắn đất nước này sẽ chịu tổn thất nặng nề bởi nếu so sánh, ít nhất, Anh cũng là một nước phát triển hơn. Liệu tôi có nên về nước không? Tôi không dám lạc quan. Việt Nam sẽ đối phó ra sao? Liệu Việt Nam có thể đối phó không?
Một bệnh viện ở Hà Nội bùng phát dịch. Cần nỗ lực khổng lồ mới vệ sinh và cách ly được nó. Số ca tiếp tục tăng lên.
Chúng tôi chờ đợi sự bùng nổ. Chúng tôi chờ đợi thời điểm mọi thứ vượt khỏi tầm kiểm soát. Nhưng sự bùng nổ ấy không bao giờ đến. Nhanh chóng, số ca hồi phục tăng lên. Nhiều ngày trôi qua mà không ghi nhận ca nhiễm mới nào trong cộng đồng. Số ca tử vong vẫn là không.
Chẳng mấy chốc, cả tháng trôi qua mà không có ca nhiễm mới nào. Trường học mở cửa trở lại. Vui quá! Tôi muốn lấy cờ cổ vũ bóng đá Việt Nam ra, buộc vào xe máy khi đưa con đến trường. Tôi muốn đập tay với tất cả các phụ huynh và giáo viên.
Cuộc sống bình thường của chúng ta quay trở lại. Cái sự tắc đường cũng trở nên tuyệt vời. Kể cả những ngày nắng nóng 40 độ C cũng được chào đón. Bầu trời xanh đối lập với ký ức về bầu trời mùa đông xám xịt đầy lo lắng. 
Tôi cảm thấy như mình vừa trúng xổ số.
Ở Anh, gia đình tôi đang đối phó với dịch bệnh, nhưng tất nhiên, tôi lo lắng cho họ. Chị em tôi là giáo viên và các trường học đang mở cửa trở lại. Anh rể tôi vẫn phải làm việc suốt thời gian phong tỏa bởi phần lớn những đứa trẻ anh dạy thuộc nhóm dễ bị tổn thương. Bong bóng bảo vệ của họ không hề chắc chắn. Do phong tỏa, bố mẹ tôi chỉ được rời nhà khi cho chó đi dạo. Nhưng giờ, cuộc sống được “mở” hơn một chút. Bố mẹ tôi đủ thông minh để không đưa mình vào tình huống nguy hiểm nhưng cũng tận hưởng những lần ra ngoài. Có lẽ phải vài năm nữa tôi mới được gặp lại họ.
Ở Anh, số ca tử vong do Covid-19 được công bố là 42.000. Thực tế, con số này có lẽ cao hơn 50%.
Thỉnh thoảng, các phương tiện truyền thông, tổ chức và học giả lại đặt câu hỏi về những con số ở Việt Nam, cho rằng đất nước này đang giấu giếm điều gì đó: “ít nhất phải có một, hai ca chứ”. Trong khi hàng nghìn người Anh tử vong, ở Việt Nam, chỉ còn vài ca nhiễm virus đơn lẻ.
Tuần này, tôi muốn trích dẫn một câu trong bài hát Ghen Cô Vy mà Việt Nam phát hành để kêu gọi cộng đồng rửa tay và đeo khẩu trang. Tôi tìm kiếm video có phụ đề tiếng Anh trên YouTube. Mấy tháng trước, tôi phát ngán bài hát này vì những xe đi qua khu phố nhà tôi cứ bật nó suốt. Bài hát lan truyền khắp thế giới. Đó là bằng chứng đầu tiên cho thấy Việt Nam sẽ đưa ra biện pháp đối phó đẳng cấp thế giới.
Tôi ngạc nhiên khi thấy giờ đây bài hát khiến mình hoài niệm. 
Tôi mang một món nợ với Việt Nam. Có thể tôi sẽ cho lại điều gì đó. Hoặc có thể, tôi chỉ đơn giản trở nên tốt hơn. Việt Nam cũng có thể tiến bộ, hoặc đúng hơn là duy trì những thứ làm nên đẳng cấp thế giới như bây giờ, bao gồm sự minh bạch, cởi mở, đoàn kết. Chúng có thể áp dụng cho mọi thứ và sẽ trở thành tiêu chuẩn mới. Việt Nam không bỏ ai lại phía sau, nhìn khẩu hiệu xuất hiện khắp nơi trong cuộc chiến Covid-19 là đủ đánh giá được tình hình. 
Người ta thường nói người Việt chăm chỉ nhưng không sáng tạo. Một bài hát nổi tiếng toàn cầu đã đập tan định kiến đó. Họ nói Việt Nam có thể sản xuất nhưng không thể phát triển sản phẩm riêng. Hãy nhìn vào những bộ xét nghiệm và ứng dụng. 
Tôi cược rằng Việt Nam sẽ sản xuất được vaccine. Việt Nam có thể làm bất cứ thứ gì.
Việt Nam vẫn không có cái chết nào do Covid-19.
 (Nguồn VnExpress)
 




Jun 23, 2020

Những con sâu đục khoét lòng tin của nhân dân



Tre Việt - “Việt Nam - Trung Hoa, núi liền núi, sông liền sông”, điều kiện địa lý và ý thức hệ chính trị đã mang lại quan hệ tốt đẹp trong quan hệ của nhân dân 02 nước trong nhiều thập kỷ qua. Nhân dân Trung Quốc thấm nhuần tư tưởng nho gia, đạo gia cần cù, chịu khó, sống bình yên ở lưu vực sông Hoàng Hà, Trường Giang trong hàng ngàn năm qua. Nhưng, một nhóm nhỏ trong số đó luôn có tư tưởng bành trướng (tạm gọi là Nhóm bành trướng), đã “lợi dụng chức vụ, quyền hạn” trong quá trình thực hiện ý chí nguyện vọng của nhân dân Trung Quốc để đi đêm, móc ngoặc với các thế lực “đen, tối”, bí mật gây hấn với các nước láng giềng, nhất là lấn chiếm biển, đảo của Việt Nam.
Việt Nam luôn kiên quyết đấu tranh bảo vệ
chủ quyền thiêng của Tổ quốc bằng sức mạnh tổng hợp
và các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế
Nhân dân Việt Nam vốn yêu chuộng hòa bình, sống tình thương trách nhiệm với xã hội, cộng đồng và nhân loại đã rộng lượng, tin tưởng vào mối quan hệ tốt đẹp giữa nhân dân hai nước đã dày công xây dựng. Do đó, Đảng, Nhà nước, Nhân dân Việt Nam trên tinh thần nhân đạo, tạm gác lại quá khứ, tạo điều kiện để hai nước nối lại quan hệ, thực hiện theo tinh thần 16 chữ và “4 tốt”; nâng dần tầm hợp tác thành đối tác chiến lược toàn diện. Đồng thời, kiên quyết, kiên trì vừa hợp tác, vừa đấu tranh để nước Bạn hiểu rõ đúng, sai; cho lãnh đạo của họ có cơ hội sửa chữa về những việc đã làm đối với Việt Nam. Tuy nhiên, những năm gần đây, Nhóm bành trướng không biết sai mà sửa lỗi, lợi dụng lòng tin, sự nhân đạo của nhân dân 02 nước, nhất là Nhân dân Việt Nam để tiếp tục tạo ra hàng loạt các hành động trái với luật pháp quốc tế, như: thành lập các đơn vị hành chính vùng, cấp huyện trên các đảo của Việt Nam; cho tàu thăm dò, khảo sát hoạt động trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam; vô cớ cấm ngư dân Việt Nam đánh bắt cá trên vùng biển của Việt Nam,… là để phục vụ cho tư tưởng Đại Hán và mục tiêu độc chiếm Biển Đông của họ. Mới nhất, ngày 10/6/2020 một tàu sắt và một ca nô Trung Quốc “va” vào một tàu cá của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam, ở gần đảo Linh Côn, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, làm 16 thuyền viên trên tàu bị rơi xuống biển và thiệt hại kinh tế khoảng nửa tỉ đồng. Sau khi các cơ quan chức năng của Việt Nam lên tiếng về vụ việc, họ đã không cho điều tra, nhận lỗi mà bật đèn xanh cho một tên bồi bút là Ngô Sĩ Tồn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Hải Quốc gia của Trung Quốc, hung hăng tuyên bố, “Nếu Việt Nam liều lĩnh dám nộp đơn kiện Trung Quốc ra tòa trọng tài, Trung Quốc có thể công bố đường cơ sở thể hiện lãnh hải của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa; trấn áp mạnh hơn đối với việc ngư dân Việt Nam đánh bắt cá tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa; chặn đường và xua đuổi tàu Việt Nam đi vào vùng biển không được phép; làm đứt nguồn cung cấp hậu cần cho binh sĩ Việt Nam đồn trú trên quần đảo Trường Sa…”. Tuyên bố như của kẻ giang hồ, không có cơ sở pháp lý đó được văng ra từ một tên Viện trưởng nhỏ nhoi chắc chắn có sự chống lưng của các thế lực có âm mưu đen tối; tuy không chính thức bày tỏ quan điểm quốc gia nhưng cũng là những thông tin dọa nạt mang tính chất rò rỉ để thăm dò đối phương. Nếu nhân dân hai nước không lên tiếng phản đối thì họ sẽ tiếp tục tiến tới, thực hiện nhiều điều càn rở hơn nữa. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, bất kỳ xung đột nào đều đem lại sự thiệt hại to lớn cho nhân dân các bên, và cộng đồng quốc tế. Do đó, những người dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, nhất là nhân dân Việt Nam, Trung Quốc cần cực lực lên án những hành động vô tri đó, đấu tranh với Nhóm bành trướng để loại bỏ những con sâu đục khoét lòng tin của nhân dân Việt Nam, Trung Quốc nói riêng, nhân dân thế giới nói chung./.



Jun 20, 2020

Những con số biết nói đã bác bỏ mọi xuyên tạc về tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam



Tre Việt - Như chúng ta đã biết, thực hiện âm mưu chống phá sự nghiệp cách mạng ở nước ta, trong những năm qua, một số cá nhân, tổ chức thiếu thiện chí với Việt Nam; đặc biệt là tổ chức Freedom House (Ngôi nhà tự do) thường xuyên xếp Việt Nam vào nhóm những nước không có tự do. Họ liên tục đưa ra những luận điệu cho rằng, Việt Nam là quốc gia Đảng Cộng sản “thống trị” trong nhiều thập kỷ, các quyền dân chủ, như: tự do biểu đạt, tự do tôn giáo, và hoạt động xã hội dân sự luôn bị hạn chế nghiêm ngặt. Tháng 11 năm ngoái, tổ chức Freedom House còn xếp Việt Nam vào danh sách những quốc gia không có tự do internet.
Ngày 09/6/2020, Ủy Hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) vừa công bố bản báo cáo đặc biệt về tù nhân lương tâm tôn giáo ở Việt Nam. Báo cáo của USCIRF cho biết, trong số hơn 250 tù nhân lương tâm tại Việt Nam, ước tính có một phần ba bị bỏ tù vì có liên quan đến hoạt động cho tự do tôn giáo hay niềm tin tôn giáo.
Đó là cách nói sai lệch. Bởi, “không có tự do tôn giáo” mà ở Việt Nam lại có tới 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân; 60 cơ sở đào tạo tôn giáo thuộc Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Phật giáo Hòa Hảo. Đến năm 2018, 7.102 tổ chức, cơ sở tôn giáo đang sử dụng tổng diện tích 14.850 ha đất; 12 báo, tạp chí liên quan tôn giáo, phần lớn các tổ chức tôn giáo đều có website riêng; trong 5 năm có hơn 3.000 đầu ấn phẩm tôn giáo được xuất bản với hơn 10 triệu bản in, hàng triệu đĩa CD, DVD bằng nhiều ngôn ngữ. Nhiều hoạt động tôn giáo quốc tế lớn được tổ chức ở Việt Nam, như: Đại lễ Phật đản VESAK, 500 năm Cải chánh đạo Tin lành, v.v. Điều đáng nói là, tự do tôn giáo của các dân tộc thiểu số luôn được bảo đảm: năm 2017, Giáo hội Phật giáo Việt Nam xây dựng Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tại Cần Thơ; ở Bình Phước và Tây Nguyên. Có 33 tổ chức, hệ phái, nhóm Tin lành đang sinh hoạt tại 304 chi hội và hơn 1.300 điểm nhóm; ở Tây Bắc có 693 điểm nhóm Tin lành, 8 Hội thánh cơ sở được thành lập; nhiều điểm nhóm của người dân tộc thiểu số theo Hội thánh Lutheran, Hội Liên hữu Baptist Việt Nam đã đăng ký sinh hoạt tập trung, v.v. Cùng với phát triển về tổ chức, đăng ký hoạt động cho các tôn giáo đủ điều kiện, số lượng tín đồ và các hoạt động tôn giáo cũng không ngừng gia tăng. Tính đến tháng 9/2019, Việt Nam có 25,1 triệu tín đồ, chiếm 27% dân số, 55.710 chức sắc, 145.721 chức việc. Việc ra đời các tổ chức tôn giáo một mặt phản ánh sự quan tâm của Nhà nước Việt Nam trong thực hiện nhất quán quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; mặt khác, khẳng định Việt Nam không phân biệt giữa người có tín ngưỡng, tôn giáo hay không; không phân biệt hay kỳ thị bất kỳ tôn giáo nào dù nội sinh hay được truyền từ nước ngoài, dù là tôn giáo đã ổn định lâu dài hay mới được công nhận.
Mới đây, một khảo sát toàn cầu của Nhóm nghiên cứu Dalia Research, có trụ sở chính ở Berlin (Liên bang Đức) kết hợp với quỹ Liên minh Dân chủ (AoD) có trụ sở ở Copenhagen (Đan Mạch) cho thấy, chính phủ Việt Nam đã đáp ứng được sự kỳ vọng của hầu hết người dân về tự do dân chủ khi có tới hơn 70% người dân trong nước tin là mình đang sống ở một quốc gia dân chủ.
Theo đó, chỉ số Nhận thức Dân chủ (DPI), nghiên cứu hàng năm lớn nhất về dân chủ, vừa được đưa ra cho thấy, đại đa số người dân Việt Nam (81%) coi dân chủ là quan trọng và 71% những người được khảo sát ở Việt Nam nói rằng “đất nước của tôi có dân chủ”. Trong khi đó, chỉ có 18% người dân Việt Nam được hỏi nói rằng “không có đủ dân chủ ở đất nước tôi” và chỉ có 12% cho rằng chính phủ của họ “thường hành động vì lợi ích của một nhóm nhỏ”.
Đặc biệt, từ cuối năm 2019, khi dịch COVID-19 xuất hiện ở Trung Quốc, đến nay, đã trở thành đại dịch toàn cầu, với số người nhiễm trên toàn thế giới lên tới gần 9.000.000 ca và gần 500.000 người tử vong, thế nhưng Việt Nam là một trong những quốc gia đứng đầu trên bảng chỉ số DPI, với 95% người dân cho rằng chính phủ của họ làm tốt trong việc đối phó với đại dịch COVID-19. Đây rõ ràng là những con số thực tế, những con số phản ánh từ chính sự cảm nhận của người dân Việt Nam. Điều này, hoàn toàn trái ngược với những luận điệu của những cá nhân, tổ chức thiếu thiện chí cho rằng, Việt Nam là quốc gia “không có tự do”, “mất dân chủ”. Những con số biết nói trên đã chứng minh điều ngược lại, đa số người dân Việt Nam cảm nhận sự hài lòng với chính phủ và họ cho rằng “đất nước của tôi có dân chủ”.
Tre Việt nghĩ rằng, chẳng biết khi chứng kiến những con số cụ thể này, một số cá nhân, tổ chức thiếu thiện chí, nhất là Freedom House có còn mở miệng ra xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam nữa hay không?


Việc làm kịp thời, đúng quy định của cơ quan thực thi pháp luật Việt Nam


          Tre Việt - Vừa qua, nhân việc Phạm Thành và Nguyễn Tường Thụy bị cơ quan chức năng bảo vệ pháp luật Việt Nam bắt tạm giam, điều tra (sáng ngày 23/5/2020), trên BBC, RFA, VOA và một số trang mạng phản động cho rằng, Nhà nước Việt Nam vi phạm quyền tự do ngôn luận báo chí (!).
          Cần khẳng định rằng, việc làm này của cơ quan chức năng bảo vệ pháp luật Việt Nam là phù hợp quy định pháp luật, nhằm bảo vệ quyền tự do ngôn luận báo chí và sự trong sáng, lành mạnh của không gian mạng.
          Ai cũng hiểu, quyền tự do ngôn luận báo chí là một nội dung của quyền con người, quyền công dân. Tuy nhiên, quyền đó phải được sử dụng phù hợp với quy định pháp luật. Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (năm 1966) của Liên hợp quốc (Việt Nam đã gia nhập năm 1982) quy định: “Mọi người có quyền tự do ngôn luận”. Theo đó, quyền này có 03 nội dung cơ bản: 1- Quyền tự do “tìm kiếm” thông tin; 2- Quyền “tiếp nhận” (đọc và nhận thức, thể hiện quan điểm của cá nhân) thông tin; 3- Quyền “truyền đạt” mọi thông tin (Khoản 2, Điều 19). Việc thực hiện các quyền này “không phân biệt lĩnh vực, hình thức bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật,…”. Đặc biệt, Công ước này chỉ rõ: “Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định”. Những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật để:  “a- Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác. b- Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của xã hội” (Khoản 3, Điều 19).
          Ở Việt Nam cũng vậy, quyền tự do ngôn luận báo chí được quy định rõ trong Chương II, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, năm 2013, quy định về Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; trong đó, Điều 25, nêu rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình” và: “Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Theo đó, Nhà nước Việt Nam đã ban hành Luật và văn bản luật để đảm bảo quyền tự do ngôn luận cho mọi tổ chức, cá nhân. Nổi bật là: Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, năm 20015 (đã được sửa đổi một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2017),chỉ rõ những điều khoản nghiêm cấm mọi cá nhân, tổ chức vi phạm, ai vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật. Theo Điều 117, của Bộ luật Hình sự này, quy định nghiêm cấm hành vi “làm, tàng trữ, phát tán thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước”. Luật Báo chí năm 2016, quy định: “Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình”; đồng thời, quy định: “Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân”. Điều 16, Luật An ninh mạng nghiêm cấm các cá nhân, tổ chức các hành vi: a. Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác; b. Thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác, v.v. Như vậy, Nhà nước Việt Nam đã có những quy định pháp luật rất cụ thể để mọi tổ chức, cá nhân thực hành quyền tự do ngôn luận báo chí.
          Ấy thế mà, trong quá trình hoạt động, Phạm Thành (Bà Đầm Xòe) và Nguyễn Tường Thụy đã tham gia, cấu kết với một số tổ chức phi pháp, cá nhân phản động trong và ngoài nước, núp bóng tự do ngôn luận báo chí để viết bài xuyên tạc, bôi nhọ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật Nhà nước, cá nhân những đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước tung lên không gian mạng. Hành động của chúng đã vi phạm pháp luật, làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Hành vị đó cần phải trừng trị đích đáng theo quy định pháp luật để bảo vệ quyền tự do báo chí.      
          Như vậy, việc Phạm Thành và Nguyễn Tường Thụy bị bắt và xử lý là đúng người, đúng tội, phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế. Đây là hành động “đúng và trúng” của cơ quan bảo vệ pháp luật Việt Nam, nhằm bảo vệ quyền tự do ngôn luận báo chí, được nhân dân đồng tình, ủng hộ.

Jun 17, 2020

Chống dịch Covid-19, Việt Nam thật đáng tự hào



Tre Việt - Trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19, thế giới đã đánh giá rất cao vị thế của Việt Nam và cách điều hành của Chính phủ Việt Nam. Họ cho rằng Việt Nam là quốc gia chiếm được uy tín cao trong dân chúng khiến họ có thể gửi gắm lòng tin vào chính quyền, là chỗ dựa đáng tin cậy của người dân, thậm chí của những người Việt Nam đang làm ăn, học tập ở nước ngoài bị dịch bệnh đe dọa. Bởi, thực tiễn minh chứng với mật độ dân số cao, Việt Nam có hệ thống chăm sóc sức khỏe còn yếu và ngân sách thấp trong phòng chống đại dịch COVID-19, song với tinh thần coi sức khỏe và tính mạng của con người là trên hết, “không để ai bị bỏ lại phía sau”, thậm chí “phải hy sinh lợi ích kinh tế để bảo vệ sức khỏe nhân dân”, cho dù kinh tế không khá hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới, nhưng Việt Nam đã thực hiện miễn toàn bộ chi phí khi thực hiện cách ly và chi phí khám chữa bệnh cho những người mắc COVID-19, không kể là người mang quốc tịch Việt Nam hay nước khác. Điều này thể hiện tính nhân văn sâu sắc của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Kết quả thực tiễn trong phòng, chống đại dịch COVID-19 của Việt Nam đạt được đã làm cho thế giới kinh ngạc và khâm phục. Tính đến ngày 17/6/2020 đã hơn hai tháng, Việt Nam không có ca lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng. Có thể nói, hiện nay trên toàn lãnh thổ Việt Nam, cuộc sống của mọi người dân đã trở về bình thường: trẻ em được hân hoan tới trường, người dân khắp nơi tất bật với công việc, hàng quán được mở lại, phố xá đông đúc, nhộn nhịp, v.v. Cuộc sống bình thường của người Việt Nam hiện nay là mơ ước của rất nhiều nước trên thế giới khi họ vẫn đang phải đương đầu với dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp. Vì vậy mà hàng chục nghìn người Việt ta ở nước ngoài học tập, lao động và làm ăn đã nộp đơn đăng ký lên Bộ Ngoại giao xin được trở về Tổ quốc. Họ đã coi đó như một chỗ dựa tinh thần khi cần trở về quê nhà, v.v. Hiện nay, chúng ta vẫn tiếp tục tổ chức đưa công dân Việt Nam về nước. Trong số này có cả những người từng ra đi và đang có ý muốn ở lại không về, thì lúc gian khó nhất, họ biết rằng, không đâu có được tình người như quê nhà, chưa nói đến khả năng chữa trị cũng cực tốt.
Việt Nam đã ghi đậm dấu ấn đặc biệt với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và báo chí nước ngoài cũng phải kinh ngạc, nhất là việc điều trị và phục hồi kỳ diệu của phi công người Anh (bệnh nhân COVID-19 số 91 của Việt Nam). Thay cho lời kết, xin trích dẫn lời của Phó Đại sứ Israel tại Việt Nam, bà Shirel Levi chia sẻ: đại dịch này là một cuộc khủng hoảng toàn cầu và tất cả chúng ta đều ảnh hưởng. Tôi may mắn khi ở Việt Nam - một nơi rất an toàn và ứng phó với đại dịch rất hiệu quả. Giờ đây, tôi có thể trở lại sinh hoạt và làm việc bình thường. Trong khi các đồng nghiệp của tôi trên thế giới có thể không được như vậy. Vì thế, dù nhiều kế hoạch phải tạm hoãn, nhưng tôi cảm thấy may mắn và an toàn khi ở đây, thậm chí tôi có thêm nhiều động lực hơn để tiếp tục nỗ lực thúc đẩy quan hệ giữa Israel và Việt Nam. Đây quả là điều khiến chúng ta không thể không hãnh diện.
Dù còn nhiều hạn chế, khó khăn nhất định, nhưng vị thế của Việt Nam hôm nay, đã khác xưa và khác rất nhiều. Một Việt Nam thật đáng tự hào!




Jun 12, 2020

Bản Phúc trình thiếu khách quan, thông tin sai lệch



Tre Việt – Sau khi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố bản Báo cáo Phúc trình thường niên năm 2019 về tự do tôn giáo. Ngày 11/6/2020, kênh VOA tiếng Việt có bài viết: “Việt Nam tiếp tục sách nhiễu các nhóm tôn giáo chưa được công nhận”. Trong bài viết đã trích dẫn, nêu lên những thông tin sai lệch, thiếu khách quan về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam từ Bản Phúc trình. Điều này, làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế; ảnh hưởng đến mối quan hệ ngoại giao đang phát triển tốt đẹp giữa Chính phủ và nhân dân hai nước Việt Nam – Hoa Kỳ. Bởi, những thông tin trong Bản Phúc trình đã không phản ánh đúng thực tế tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam.
Những năm qua, Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam luôn thực hiện chính sách nhất quán là tôn trọng, đảm bảo quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Điều này, được thể hiện rõ trong Hiến pháp, pháp luật của nước ta và được thực thi trên thực tế. Gần đây nhất, Việt nam đã thông qua Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và các nghị định hướng dẫn thi hành Luật. Đến nay, Việt Nam có 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được công nhận và cấp đăng ký hoạt động với hơn 200 nghìn chức sắc, chức việc tôn giáo, có khoảng 26 triệu tín đồ và 29 nghìn cơ sở thờ tự đang hoạt động bình thường trên lãnh thổ Việt Nam. Việt Nam cũng đã đăng cai, tổ chức thành công nhiều sự kiện hoạt động tôn giáo lớn của thế giới, như: Kỷ niệm 500 năm Cải chánh đạo Tin lành (2017), Đại Lễ Phật đản Liên Hợp quốc Vesak (2019),... được các tổ chức tôn giáo quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.
Thực tế là vậy, song Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lại chỉ dựa vào những thông tin một chiều, không có cơ sở, thiếu khách quan, sai lệch từ phản ánh, báo cáo của một số cá nhân, nhóm, tổ chức tôn giáo không chính thống, chưa được cấp phép hoạt động ở Việt Nam. Chính trong Bản Phúc trình đã thừa nhận vấn đề này: “các nhà lãnh đạo tôn giáo, đặc biệt là những người đại diện cho các nhóm không được chính thức công nhận hoặc chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký”. Vì thế, không thể coi những thông tin, báo cáo phản ánh của họ đại diện cho bất cứ tôn giáo hay hoạt động tôn giáo nào ở Việt Nam. Thậm chí những cá nhân, nhóm, tổ chức này còn núp bóng, lợi dụng tự do tôn giáo, tín ngưỡng để có những hoạt động vi phạm pháp luật Việt Nam, như: tuyên truyền, xúi giục, lôi kéo, kích động biểu tình, có các hoạt động lật đổ chế độ xã hội, chống phá Nhà nước. Và đương nhiên, khi họ vi phạm pháp luật thì sẽ bị các cơ quan thực thi pháp luật điều tra, xét xử, xử lý nghiêm minh là điều hoàn toàn bình thường, không chỉ riêng ở Việt Nam mà với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới đều như vậy.
Việc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chỉ dựa trên những thông tin thiếu khách quan, sai lệch để quy chụp, đánh giá tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam là điều đáng tiếc, cần bị phê phán và không thể tái diễn trong thời gian tới./.

Jun 8, 2020

Cả thế giới ghi nhận, đánh giá cao Việt Nam vậy sao Văn phòng OHCHR lại không thấy?


 Tre Việt - Ngày 03/6, Văn phòng Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc (OHCHR) có báo cáo “Về tình trạng vi phạm quyền tự do biểu đạt trong mùa dịch Covid-19 ở 12 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương”. Michelle Bachelet, lãnh đạo Văn phòng OHCHR, cho biết: các quốc gia này đã gia tăng việc bắt bớ người dân một cách tùy tiện khi họ lên tiếng chỉ trích chính phủ, hoặc chia sẻ thông tin, quan điểm cá nhân về đại dịch, với cáo buộc là loan truyền “thông tin sai lệch” trên mạng xã hội.
Đáng chú ý, khi nhắc tới Việt Nam, Văn phòng OHCHR thông báo: “Kể từ khi bắt đầu đại dịch, nhà chức trách ở Việt Nam loan báo có hơn 600 người dùng Facebook đã bị triệu tập, thẩm vấn liên quan đến việc chia sẻ thông tin về dịch bệnh trên mạng xã hội. Nhiều người trong số họ đã bị xử phạt hành chính và nhiều bài viết đã bị xóa”. Văn phòng OHCHR cho biết thêm rằng: tính đến thời điểm này, có ít nhất 2 người ở Việt Nam bị tuyên án hay khởi tố hình sự với mức án 9 tháng tù giam và phạt hành chính hơn 1.000 đôla vì đăng tải thông tin bị cho là “sai lệch” về dịch Covid-19, v.v.
Thay vì lên tiếng ủng hộ và khen ngợi những thành tựu Việt Nam đã đạt được trong phòng, chống đại dịch Coovid-19, bản báo cáo lại có những thông tin xuyên tạc sai sự thật, ảnh hưởng lớn tới uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Những vấn đề mà Văn phòng OHCHR nhắc tới là việc thái độ nghiêm khắc của chính quyền Việt Nam khi xử lý các đối tượng đưa tin sai sự thật về dịch Covid-19. Việc xử lý, thậm chí là xử lý hình sự với các trường hợp này là hết sức cần thiết, bởi lẽ, việc đưa tin sai sự thật, tung tin đồn thất thiệt không chỉ làm nhiễu loạn thông tin, tạo tâm lý hoang mang mà còn gây nhiều khó khăn cho công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Tre Việt thấy rằng, thời gian qua, trong bối cảnh cả nước đang căng mình phòng, chống dịch, rất nhiều các đối tượng đã lợi dụng sự quan tâm của người dân đối với những diễn biết phức tạp của dịch bệnh ở trong nước cũng như thế giới, chúng thiết lập nhiều trang mạng, hội nhóm, tài khoản Facebook,… để tán phát, chia sẻ các bài viết, hình ảnh, video clip có nội dung xuyên tạc, bịa đặt, kích động về tình hình dịch bệnh tại Việt Nam; đưa ra các thông tin gây sốc về số người chết do nhiễm Covid-19 tại Việt Nam, hướng dẫn cách chữa trị tại nhà như uống rượu, tắm cây sả,… từ đó kêu gọi tự chữa bệnh tại nhà, tẩy chay hướng dẫn khuyến cáo của Bộ Y tế. Ngoài ra, lợi dụng “khoảng trống thông tin” trên các trang mạng chính thống, chúng còn lồng ghép các thông tin xuyên tạc bịa đặt, gây hoang mang trong dư luận xã hội. Nhiều trường hợp do thiếu hiểu biết đã góp nhặt, chia sẻ nhiều thông tin sai sự thật, thậm chí là thông tin của các trang mạng phản động trên trang Facebook cá nhân, vô tình tiếp tay cho việc lan truyền thông tin sai sự thật trên không gian mạng. Những thông tin trên gây hoang mang dư luận, khiến cho người dân hoảng loạn, đổ xô đi tích trữ hàng hóa, thực phẩm, thuốc men, chạy trốn khỏi vùng dịch, gây rất nhiều khó khăn cho công tác phòng, chống dịch của địa phương và các cơ quan chức năng. Vì vậy, nếu như chúng ta không xử lý nghiêm, có sức răn đe, thì hậu quả của nó sẽ rất lớn. Chúng ta thấy rằng, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và Quân đội đã quyết liệt chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh với tinh thần: “chống dịch như chống giặc”, “Không để ai bị bỏ lại phía sau”. Nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của toàn dân; cùng với những quyết định nghiêm khắc như thế, bước đầu Việt Nam đã đẩy lùi đại dịch, tránh được sự tàn phá khủng khiếp do dịch Covid-19 gây ra; trở thành điểm sáng của thế giới trong phòng, chống dịch Covid-19 thời gian vừa qua.
Từ những phân tích ở trên, Tre Việt thấy rằng, Văn phòng OHCHR thay vì “bới vết tìm sâu”, cố xuyên tạc, nhìn nhận thiếu khách quan để làm giảm uy tín và những thành công của Việt Nam trong cuộc chiến chống dịch Cooovid-19, hãy lo lắng cho số phận của hàng triệu người dân Mỹ trong cuộc biểu tình, đang bị tước bỏ quyền con người, quyền công dân từ hệ lụy của nạn phân biệt chủng tộc gây ra. Đó mới đúng thực chất của một tổ chức nhân quyền.


Jun 7, 2020

Bị “mù”!



          Tre Việt - Ngày 04/06/20200, trên trang mạng Chân trời mới Media- Âu Châu có bài viết: “ĐCSVN có yêu nước không? và yêu nước là gì?” của Phạm Phú Khải. Trong bài viết này, ông ta cho rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam “chỉ phá hoại đất nước về mọi mặt hơn 80 năm qua, làm kiệt quệ tinh thần và niềm tin của bao thế hệ vào tương lai tươi sáng của dân tộc Việt Nam”(!).
          Cần phải khẳng định ngay rằng, đây là nhận định của một kẻ chống cộng, chống Việt Nam cực đoan, luôn tìm mọi cách để xuyên tạc, bôi nhọ bản chất, vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong tiến trình lãnh đạo đất nước hơn 80 năm qua. Y không thấy (chịu thấy), hay bị “mù”?
          Cả lý luận và thực tiễn, đã chứng minh rõ: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm tất yếu khách quan. Đó là sự kết hợp biện chứng giữa lý luận Mác Xít, phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Đó là Đảng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam. Trong hoạt động, Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng. Đảng và các đảng viên của Đảng không có mục đích nào khác là vì nước, vì dân, vì khát vọng độc lập, tự do, hòa bình, thống nhất, dân chủ, văn minh của dân tộc Việt Nam và các dân tộc trên thế giới. Vì thế, ngay từ khi ra đời (03/02/1930), Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra cương lĩnh, đường lối chính trị, phương pháp, hình thức tổ chức tập hợp lực lượng, đấu tranh cách mạng phù hợp, nên được nhân dân Việt Nam tin tưởng, trao quyền lãnh đạo và nguyện đoàn kết, một lòng đi theo Đảng để đấu tranh, đánh đổ áp bức, cường quyền, giành độc lập, tự do, hạnh phúc cho dân tộc, đất nước và chính mình.
          Với tinh thần khiêm tốn, nhân dân Việt Nam, nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới luôn tự hào về Đảng Cộng sản Việt Nam.
          Năm 1945, khi mới 15 tuổi, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam đánh đổ ách thống trị hàng ngàn năm của giai cấp phong kiến thối nát và hơn 80 năm của thực dân Pháp. Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, đất nước Việt Nam có tên trên bản đồ thế giới. Người dân Việt Nam được giải phóng khỏi ách áp bức, nô lệ của chế độ thực dân, phong kiến, giành được quyền làm người, quyền quyết định vận mệnh của dân tộc và chính mình. Đất nước mới giành được độc lập, tự do, với biết bao khó khăn, thách thức nghiêm trọng, đặc biệt thực dân Pháp quay lại xâm lược Việt Nam, nhằm biến đất nước ta thành thuộc địa, đặt ách nô lệ lên nhân dân ta một lần nữa. Nền độc lập của dân tộc, quyền tự do, dân chủ của nhân dân bị đe dọa. Nhân ta quyết không chịu. Dân tộc Việt Nam lại đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam để vừa “kháng chiến, vừa kiến quốc”, bảo vệ nền độc lập, tự do. Trải qua 9 năm kháng chiến trường kỳ, năm 1954, bằng chiến thắng “nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng” - Điện Biên Phủ, nhân dân Việt Nam đã đánh tan ý chí xâm lược của thực dân Pháp, buộc chúng phải ký hiệp định Paris, chấm dứt chiến tranh, rút quân về nước. Những tưởng đất nước Việt Nam đã hoàn toàn hòa bình, thống nhất, nhưng không đế quốc Mỹ đã nhảy vào miền Nam Việt Nam, xây dựng chính quyền bù nhìn, âm mưu xâm lược đặt ách nộ lệ kiểu mới trên đất nước ta.
          Một lần nữa, dân tộc Việt Nam lại tin tưởng trao quyền lãnh đạo cho Đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh đạo toàn dân đứng lên để “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” để Nam Bắc xum họp, đất nước thống nhất, hòa bình. Trải qua 21 năm, với biết bao đâu thương, mất mát, năm 1975, “Mỹ đã cút, ngụy đã nhào” dân tộc, đất nước Việt Nam giành được độc lập, thống nhất, cả nước tiến lên làm cuộc cách mạng mới, cách mạng xã hội chủ nghĩa. Nhưng, các thế lực bành trướng, bá quyền nước lớn và chế độ diệt chủng Pon Pốt lại một lần nữa âm mưu xâm chiến bờ cõi. Từ năm 1975 đến năm 1989, dân tộc Việt Nam lại phải vừa chống quân bành trướng bá quyền nước lớn ở phía Bắc, vừa tiến hành cuộc tự vệ ở biên giới phía Tây Nam Tổ quộc và giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng.
          Năm 1986, trước những biến cố lớn lao của thời cuộc, nước Việt lại một lần nữa đổi mới để phát triển. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Đến nay, sau gần 35 năm đổi mới, Việt Nam đã có thế và lực hoàn toàn mới. Việt Nam không chỉ là một thành viên của Liên hợp quốc, của ASEAN và nhiều tổ chức có uy tín trên tế giới, mà là một thành viên có trách nhiệm, vì hòa hợp, hòa giải, hòa bình và phát triển trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và trên thế giới. Việt Nam từ một đất nước nô lệ, đói nghèo, vươn lên trở thành một nước có thu nhập trung bình trên thế giới, v.v. Vì thế, nhân dân Việt Nam luôn tự hào về Đảng Cộng sản Việt Nam - tổ chức chính trị của những người cộng sản, nhân dân lao động và cả dân tộc, đã dẫn dắt để đất nước Việt ta có ngày hôm nay. Trong chống dịch Covid-19, Việt Nam trở thành điểm sáng được các tổ chức quốc tế, các quốc gia ngợi ca. Đó chẳng phải thành quả lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, điều hành của Chính phủ Việt Nam đó sao? Thế mà Phạm Phú Khải lại cho rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam không làm được gì là sao?
          Xin hỏi, nếu không vì nước, vì dân thì làm sao có những thành tựu như vậy?
          Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của dân tộc Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh bắt nguồn từ sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là thực tế khách quan, ai cũng thấy, chỉ có Phạm Phú Khải không thấy mà thôi. Vì thế nói Y bị “mù” chẳng sai chút nào!./.