Jul 25, 2014

GIÁO SƯ NGUYỄN VĂN TUẤN NHẬN THỨC MÙ MỜ, THIẾU NIỀM TIN

Tre Việt - GS Nguyễn Văn Tuấn với bài “Việt Nam sẽ đi về đâu?” được   một vài trang mạng đăng tải, ngày 25-7-2014. Đọc bài viết không hiểu là Giáo sư (không biết có đúng là GS không, hay GS tự phong) mà Nguyễn Văn Tuấn lại có nhận thức mù mờ, thiếu niềm tin thế!
Vị GS viết: Việt Nam theo đuổi mục tiêu XHCN, nhưng hình như chẳng ai biết hình thù cái XHCN đó ra sao, vì nơi khai sinh ra cái chủ nghĩa đó đã khai tử trước khi nó hình thành. Cũng chẳng ai biết khi nào thìđạt được XHCN, vì ngay cả ngài Tổng Bí thư từng nói “Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa”. Nói tóm lại, chúng ta chẳng biết Việt Nam sẽ đi về đâu”. Đúng là Việt Nam theo đuổi mục tiêu xây dựng xã hội XHCN. Một xã hội chưa có trong tiền lệ, nhưng không có nghĩa là “không ai biết cái hình thù XHCN đó ra sao”. Thật vậy, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXHđã chỉ rõ các đặc trưng của xã hội XHCN mà nhân dânta đang xây dựng là một xã hội: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền văn hóa phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và cùng giúp nhau phát triển; có Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”. Rõ như ban ngày như thế, mà sao GS Tuấn lại viết không ai biết hình thù xã hội ấy ra sao? không biết hay cố tình không biết?
Và cũng đúng là mô hình XHCN ở Liên Xô đã sụp đổ, nhưng không có nghĩa là sai lầm của lý luận về CNXH, mà chỉ là sự sụp đổ của một mô hình cụ thể, vì nhiều nguyên nhân. Đó cũng là kinh nghiệm cho chúng ta - nước đi sau rút kinh nghiệm không mắc phải những sai lầm của các nước đã đi trước. Cứ kiểu lý sự như GS Tuấn thì làm gì có phát minh, sáng kiến. Bởi, làm gì cũng phải có trong tiền lệ. Xin hỏi, như vậy thì xã hội phát triển được sao? Xây dựng một xã hội mới cũng thế, dù chưa có trong tiền lệ, nhưng vững tin rằng xây dựng xã hội ấy phải tốt đẹp hơn các chế độ xã hội trước đó thì nhất định chúng ta sẽ thành công. Còn tình trạng nhận thức mù mờ, bán tín bán nghi như GS thì khó thành công được. Bởi như vậy thì sẽ không toàn tâm, toàn ý vào xây dựng xã hội mớikhông tạo thành sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, không kết hợp được sức mạnh trong nước với tinh hoa của thế giới vào công cuộc kiến thiết đất nước. Mong sao GS Tuấn, đã có hàm GS thì phải xứng tầm với cái chức danh khoa học ấy để không phải hổ danh, vì người ta cho rằng đó chỉ là hư danh.
Việc xây dựng một xã hội mới với các đặc trưng như đề cập ở trên là công việc khó khăn, lâu dài, nhất là trong quá trình xây dựng xã hội ấy lại có những người thiếu niềm tin như GS Tuấn thì lại càng khó khăn, lâu dài hơn. Tổng Bí thư có nói “Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa” cũng là vì thế.
GS Tuấn lấy số liệu chứng minh thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam còn thấp so với một số nước từ đó kết luận một câu xanh rờn: “Tất cả các nước vừa kể đều theo Mỹ, chẳng có ai theo Tàu vàchẳng ai muốn tiến lên XHCN cả. Lại một lần nữa chứng tỏ sự hoài nghi của chúng ta về GS thật, GS rởmđược đặt ra. Tại sao lại cứ phải theo nước nọ, nước kia, tính độc lập “quẳng” đi đâu rồi hỡi GS? Ta cũng xây dựng CNXH, Trung Quốc cũng vậy, nhưng Trung Quốc xây dựng CNXH mang đặc sắc Trung Quốc thì làm sao ta “theo” được. Ta xây dựng CNXH theo mô hình của Việt Nam. Tất nhiên, trong mô hình xã hội XHCN mà các nước xây dựng có nét tương đồng, nhưng cũng có những nét riêng.
Vị GS còn viết: Một mặt, họ chỉ trích thế giới phương Tây, thậm chí xem Mỹ là kẻ thù, nhưng trong thực tế thì họ thích đi máy bay Airbus và Boeing, và thích gửi con cái sang Mỹ và các nước phương Tây học! Điều này cho thấy, GS Tuấn có sự nhầm lẫn, không có sự phân biệt rõ ràng. Cần thấy rằng, phê phán phương Tây không phải về mặt trình độ khoa học - công nghệ, về sự phát triển của lực lượng sản xuất, trình độ quản lý trong sản xuất,… mà về mặt này chúng ta còn phải học hỏi nhiều. Người ta phê phán phương Tây ở sự bất bình đẳng xã hội, ở xã hội ấy, số người chiếm giữ hầu hết tài sản của xã hội có tỷ lệ rấtthấp, trong khi đó, số người nghèo khổ, vô gia cư lại chiếm tỷ lệ rất cao. Nhẽ ra với sự phát triển sản xuất như các nước ở phương Tây thì người lao động được hưởng thành quả của mình nhiều hơn cái mà họ đang được hưởng, số người nghèo khó, thất nghiệp phải ít, thậm chí không có và không còn tình trạng người vô gia cư nữa thì mới đúng. Nhưng thực tế ở các nước phương Tây không như thế. Do vậy, không chỉ máy bay Airbus và Boeing mà còn nhiều thành quả của phương Tây thể hiện sự phát triển văn minh ca nhân loại thì ai cũng muốn được hưởng và cần bảo đảm để mọi người cùng được hưởng thụ. Không vì thế mà nhầm lẫn, đánh tráo khái niệm, cố tình cho hết “vào một giọ” là không đúng tinh thần của ta từ trước đến nay. Ngay từ thời chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ chúng ta cũng không bài hàng hóa của Pháp, Mỹ, trong chiến đấu ta còn lấy vũ khí của họ để đánh họ cơ mà. Và vì Mỹ và phương Tây có trình độ khoa học - công nghệ tiên tiến, hiện đại; trình độ quản lý khoa học,… nên ở đó có nhiều du học sinh Việt Nam cũng là điều dễ hiểu. Ngay ở các nước đó cũng có học sinh học ở nước ta những thứ cần cho nước họ. Trong thế giới mở như ngày nay, việc giao lưu, học hỏi lẫn nhau có gì là lạ mà GS phải đao to búa lớn thế làm gì./.