Tre Việt – Nhân sự kiện lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức “Tọa đàm gặp gỡ kiều bào và người Việt Nam ở nước ngoài” vào ngày 11/2, kêu gọi cộng đồng người Việt ở nước ngoài chung tay giúp đỡ để nhanh chóng hồi phục sau đại dịch và tư vấn, góp ý kiến trong các chương trình phát triển kinh tế, thu hút đầu tư và xây dựng chính quyền, mô hình đô thị mới. Ngày 14/2/2022, trang facebook Việt Tân cho rằng, cán bộ Thành phố “mặt dày” xin kiều hối để ăn chơi.
Kiều hối là tiền được di chuyển từ những người đang trú ngụ hay là lao
động ở nước ngoài đến thân nhân của họ tại quê hương. Hiện nay, cộng đồng người
Việt Nam ở nước ngoài khoảng hơn 5,3 triệu người sinh sống, làm việc ở trên 130
quốc gia và vùng lãnh thổ. Những năm qua, Đảng, Nhà nước luôn nhất quán quan điểm:
“Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của cộng
đồng dân tộc Việt Nam”, và xây dựng, thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW về công
tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới để phát triển Cộng
đồng với những chủ trương, giải pháp thiết thực đưa vai trò, vị thế, uy tín của
Cộng đồng ngày càng được nâng cao. Nhà nước ngày càng có các chính sách căn cơ
hơn để chăm lo, hỗ trợ và huy động trí tuệ, nguồn lực của bà con cho sự nghiệp
phát triển đất nước hùng cường, thịnh vượng. Nhờ đó, Việt Nam có lượng kiều hối
ngừng tăng (bình quân đạt 6%/năm), nằm trong top 10 trên thế giới, năm 2021, đạt
khoảng 18,6 tỉ USD; riêng Thành phố Hồ Chí Minh đạt khoảng 6,6 tỉ USD, tăng 9%
so với năm 2020. Kiều hối tăng mạnh là tín hiệu cho thấy, nó được sử dụng đúng
mục đích; trước hết, là bảo đảm cho người
thân, gia đình có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, ngày càng thịnh vượng. Tuy
nhiên, đại bộ phận kiều hối rơi vào lĩnh vực sinh hoạt, như ăn học, thuốc men,…
là những chi tiêu phổ biến của các gia đình thân nhân người Việt Nam ở nước
ngoài. Để kiều hối chảy vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh ổn định, lâu dài, tạo
động lực phát triển kinh tế đất nước, ông Peter Hồng, Phó Chủ tịch Thường trực
Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài cho rằng, Việt Nam cần bổ sung, hoàn
thiện chính sách, pháp luật liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài bảo đảm
khoa học, rộng mở, hiệu quả nhằm bảo hộ phù hợp và tạo điều kiện cho doanh
nhân, trí thức kiều bào về nước làm việc.
Hiện nay, Việt Nam có khoảng 500.000 chuyên gia, trí thức, chiếm tỷ lệ
10% trong Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; làm việc trong nhiều lĩnh vực
mũi nhọn, như: tin học, viễn thông, điện tử, vật liệu mới, chế tạo máy, sinh học,
v.v. Rất nhiều nhà khoa học, doanh nhân, các văn nghệ sĩ kiều bào mong muốn về
nước sinh sống, làm việc, đầu tư, kinh doanh, hoạt động văn hóa, nghệ thuật,
v.v. Trong 5 năm gần đây, tổng kiều hối đạt hơn 71 tỉ USD nhưng mới có khoảng
1,6 tỉ USD vốn FDI đưa vào 362 dự án sản xuất, kinh doanh là kết quả còn rất
khiêm tốn. Kiều hối phục vụ cuộc sống cá nhân, góp phần cải thiện cán cân thanh
toán, tăng dự trữ ngoại hối nhà nước là điều đáng mừng. Nhưng để giúp gia đình,
đất nước phát triển bền vững, lâu dài, thịnh vượng thì tỷ lệ nằm trong sản xuất
kinh doanh, tạo công ăn việc làm, chuyển giao công nghệ và phát triển kinh tế -
xã hội mới là điều Đảng Nhà nước Việt Nam khuyến khích; đó cũng là ý định của
lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh chuyển đến Cộng đồng người Việt nam ở nước ngoài
nhân dịp năm mới. Những suy luận thiển cận của Việt Tân không thể đi ngược lại
những việc làm lợi nhà, ích nước của đông đảo bà con kiều bào Việt Nam. Cần lên
án, bác bỏ./.