Aug 29, 2019

Lời khẩn cầu không đúng chỗ

Tre Việt - Vừa qua, nhiều người Thượng của Việt Nam tị nan tại Thái Lan đã nhờ cậy VOA để chuyển lời thỉnh cầu tới các tổ chức quốc tế quan tâm ti cuộc sống chui của họ trên đất Thái. Hiện tại,Thái Lan chưa ký kết Công ước 1951 và Nghị định thư 1967 của Liên hợp quốc liên quan đến tình trạng người tị nạn; do đó, những người Việt Nam nhập cư bất hợp pháp tại đây đều không được thừa nhận, có cuộc sống hết sức khó khăn cả về kinh tế lẫn chính trị. Ở Việt Nam, họ có nhà cửa, tài sản, người thân, cộng đồng,… nhất là có cuộc sống tự do, được pháp luật bảo hộ. Đảng, Nhà nước ta cho họ đầy đủ các quyền của công dân để bảo đảm cho việc tạo lập cuộc sống tự do, hạnh phúc, trong đó có tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Tuy nhiên vì nhẹ dạ, cả tin, nghe và chạy theo những tên đầu sỏ người Thượng chuyên lợi dụng tự do tôn giáo, dân chủ, nhân quyền để chống phá Đảng, Chính quyền nhân dân nhưKpa Hùng, Ksor Thiu, Siu Thul,… nên những thường dân này đã tự mang khổ vào thânSoi lại tiểu sử, Kpa Hùng là đối tượng cốt cán của FULRO - một tổ chức phản động, chuyên “kích động dân chống phá chính quyền và chủ mưu các cuộc bạo loạn” - đã từng 3 lần ngồi tù; Siu Thul cũng bị tù 3 lần; Ksor Thiu đã từng có án 7 năm tù,… vì những hành động vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam. Chúng không chịu thụ án để quay về làm người tử tế nên đã vượt ngục, trốn sang Thái Lan lánh nạn; đồng thời, còn dụ dỗ, dẫn theo dân lành đi vào con đường tội lỗi, bị đày ải.
Đối với người tị nạn, Cao ủy Liên hquốc về người tị nạn (UNHCR) đã khẳng định: việc tái định cư dưới sự bảo trợ của UNHCR cần phải có quá trình sàng lọc và chuyển người tị nạn từ một quốc gia mà họ đã tìm kiếm sự bảo vệ đến một quốc gia thứ ba, mà luật của quốc gia này phải công nhận tư cách thường trú của người tị nạn; đồng thời, việc tái định cư không phải là một quyền của con người và cũng không có đủ nơi tái định cư cho mọi người xin t nạn. Do đó, mơ ước về một cuộc sống tự do trên đất khách đối với những người Thượng Việt Nam đang tị nạn tại Thái Lan là rất viễn tưởng.
Ngày 20-8-2019, tướng Torsak Saardpark - Cố vấn đặc biệt Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan sangthăm, làm việc tại Việt Nam, hai bên thống nhất nhiều nội dung về hợp tác an ninh, bảo đảm an toàn cho các cơ quan đại diện ngoại giao, doanh nghiệp và công dân nước này làm ăn, sinh sống, du lịch và học tập tại nước kia, v.v. Đây là một tín hiệu rất tốt cho cơ hội quay trở về nhà của những người tị nạn. Đảng, Nhà nước ta rất hoan nghênh sự trở về của những người lầm lỡ. Tại sao họ không thỉnh cầu các cơ quan chức năng Việt Nam, mà lại đặt lời thỉnh cầu không đúng chỗ?


Aug 27, 2019

Càng phê phán, xuyên tạc, Chủ tịch Hồ Chí Minh càng tỏa sáng


           Tre Việt - Những ngày gần đây, khi đất nước ta đang tổ chức các hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì trên một số trang mạng xã hội phản động, như: Dân làm báo, Việt Tân,… đã có nhiều bài viết, bình luận phê phán, phủ nhận công lao cũng như xuyên tạc, hạ bệ thần tượng Hồ Chí Minh. Đây vẫn là chiêu trò quen thuộc, thể hiện âm mưu thâm độc, đê hèn, sự hằn học, bất lực của các phần tử bất mãn, tiêu cực, phản động có thâm thù với đất nước, với Bác Hồ và nhân dân Việt Nam. Nhưng bọn chúng càng phê phán, xuyên tạc, thì càng làm cho hình ảnh, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh càng thêm tỏa sáng. Bởi vì:
          Thực tế lịch sử đã khẳng định: Trong thời điểm cách mạng Việt Nam đang rơi vào khủng hoảng, bế tắc về đường lối, nhiều cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp đã nổ ra nhưng đều bị thất bại thì lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc -  Hồ Chí Minh là người đã tìm ra con đường cứu nước, cứu dân. Người đã sáng lập, rèn luyện và cùng với Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân đứng lên kháng chiến, đánh đuổi chủ nghĩa thực dân, đế quốc, thoát khỏi ách nô lệ, mang lại độc lập, tự do cho dân tộc, cho nhân dân. Trong suốt cuộc đời cách mạng của mình, Bác Hồ luôn là tấm gương mẫu mực cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta học  tập và làm theo. Khi Người về với thế giới người hiền, trong Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) đã khẳng định công lao to lớn đó: “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta”. Người mất đi, cả dân tộc Việt Nam đã khóc thương vô hạn, như nhà thơ Tố Hữu đã viết: “Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa…”.

          Dù đã đi xa, nhưng Bác vẫn để lại cho dân tộc Việt Nam bản Di chúc thiêng liêng, hệ thống tư tưởng, lý luận để soi sáng, dẫn đường cho cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhân dân Việt Nam ngày càng có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Đất nước Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế, uy tín trên trường quốc tế. Điều đó, cho thấy: Bản Di chúc cùng với tư tưởng, những lời dạy, căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta vẫn còn nguyên giá trị.
          Chính vì thế, cả dân tộc Việt Nam mãi khắc sâu, ghi nhớ công lao to lớn của Người và luôn dành cho Bác sự yêu thương, kính trọng như Người “cha già dân tộc”. Tình cảm đó đã ăn sâu vào con tim, khối óc của nhân dân Việt Nam. Chỉ có những kẻ vô ơn mới cố tình không nhận ra chân lý ấy và chúng sẽ chỉ nhận lấy sự thất bại mà thôi!

Aug 26, 2019

Làm sao để quyết toán đây?

Tre Việt - Trong những ngày qua, lợi dụng sự kiện tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thm lục địa Việt Nam, các thế lực thù địch đã đổ tiền, chỉ đạo lực lượng trong nước kích động nhân dân biểu tình chống Trung Quốc, với mục tiêu gây bạo loạn, tạo xung đột giữa chính quyền và nhân dân để trục lợi chính trị. Thực hiện chỉ đạo đó, các đối tượng trong nước đã ráo riết hoạt động, tận dụng mọi cơ hội, biện pháp để kích động nhân dân xuống đường. Nhưng nhân ta đã đồng lòng với quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo của Đảng, Nhà nước, kiên quyết, kiên trì đấu tranh dựa trên luật pháp quốc tế và pháp luật Việt Nam, đểcó biện pháp đấu tranh phù hợp, theo phương châm: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” tạo môi trường hòa bình, ổn định trong xây dựng và phát triển đất nước. Vì vậy, được bạn bè quốc tế ủng hộ, đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
Trước tình hình đó, lực lượng trong nước cảm thấy khó có thể hoàn thành nhiệm vụ mà quan thầy giao cho. Không tổ chức được biểu tình, làm sao có kinh phí hoạt động! Do đó, thực hiện kịch bản bí mật, ngày 06-8-2019, chúng cử một nhóm đối tượng khoảng 10 người, gồm: Lê Hoàng, Bùi Tiến Hưng, Thảo Teresa, Hồng Thái Hoàng,… đóng giả người lao động bình thường, trang bị gọn nhẹ, di chuyển trên nhiều phương tiện khác nhau để tiếp cận Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội. Khi đủ quân số, chúng rút trong người ra những câu khẩu hiệu in trên giấy A4 đưa lên và hô vài câu khẩu hiệu đơn điệu trong khoảng 10 phút rồi nhanh chóng giải tán. Ngay lập tức, những hình ảnh đó được quay lại và phát trên Facebook và bản tin của VOA vào tối hôm đó. Thếmà, chúng tự bình luận rằng, “dù chỉ có khoảng 10 người tham gia, song cuộc biểu tình đang gây tiếng vang lớn trên mạng xã hội…”. Thực chất, đây chỉ là trò lừa đảo để có hình ảnh báo cáo với quan thầy ở nước ngoài nhằm quyết toán kinh phí hoạt động./.

Đừng biến mình thành AQ thời hiện đại

Tre Việt - Võ Ngọc Ánh với bài viết: “Phải chăng người Việt đang vô cảm với non sông?” trên trang Danlambao, ngày 26-8-2019, cho rằng, Tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc đã vào sâu trong lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (370 km) của Việt Nam. Thế nhưng, người dân Việt Nam từ giữa tháng 6 đến nay trong nước vẫn chưa có cuộc biểu tình nào đáng kể được diễn ra, “trong bờ vẫn im ắng một cách vô cảm”. Từ đó, Ánh hô hào phải biểu tình để chống Trung Quốc.

Cần thấy rằng, bảo vệ Tổ quốc nói chung, bảo vệ chủ quyền biển đảo nói riêng là vấn đề bất biến của mọi thế hệ người Việt ta. Để thực hiện được mục đích đó thì phải vạn biến, đâu phải không thấy biểu tình lập tức cho rằng người Việt “vô cảm với non sông”. Nếu chỉ biểu tình mà xua đuổi được tàu thuyền nước ngoài vi phạm vùng biển của Việt Nam thì có lẽ không cần đến hải quân, cảnh sát biển, biên phòng, kiểm ngư, v.v. Còn nếu biểu tình để đập phá gây thiệt hại cho đất nước về nhiều mặt như năm 2014 thì chẳng khác nào AQ thời hiện đại. Vậy nên, mọi người đừng có hành động bột phát, biến mình hành AQ thời hiện đại. Muốn tạo nên sức mạnh trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo thì phải có sự đoàn kết, thống nhất dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền, không thể nghe và làm theo mấy “anh hùng đường phố”. Bởi theo họ chẳng những không thể xua đuổi được tàu thuyền nước ngoài vi phạm vùng biển nước ta mà còn làm phức tạp thêm tình hình, ảnh hưởng xấu đến vị thế, uy tín của đất nước trong con mắt của bạn bè quốc tế ./.

Aug 25, 2019

Chỉ là một loài thú


          Tre Việt - Ngày 25-8-2019, trên trang Danlambao, Nguyễn Thạch có bài viết cho thấy tay này đang thở ngắn than dài, đầy sốt ruột, nhưng không chịu sắn tay vào sự nghiệp chung cùng toàn dân tộc mà lại cản trở công việc chung đó.
Hắn ta cho rằng, việc Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định mục tiêu xây dựng xã hội ta thành xã hội chủ nghĩa, giống như: “Khởi hành cho chuyến xe cuộc đời mà không biết điểm đến, vậy thì ta đi đâu?”. Đây là câu hỏi ngớ ngẩn. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã chỉ rõ: Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới. Thế mà Nguyễn Thạch lại nói “không biết điểm đến” là sao?

Nguyễn Thạch còn cho  rằng: “Người dân Việt Nam không nên kéo dài tình trạng này mà phải dẹp bỏ cái thứ chủ nghĩa hoang tưởng”. Dẫn lời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “không biết đến hết thế kỷ này, xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hoàn chỉnh chưa?” để hắn biện minh cho “ní nuận” của mình. Tay này không hiểu hay cố tình không hiểu, ý của Tổng Bí thư muốn đề cập đến việc xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa là một quá trình cách mạng sâu sắc, triệt để, đấu tranh phức tạp giữa cái cũ và cái mới nhằm tạo ra sự biến đổi về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước phát triển, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen. Cho nên, sự nghiệp này có nhiều khó khăn, phức tạp và đòi hỏi phải lâu dài là vì thế.
Với những điều Thạch nói trên, xin mượn chính những dòng của y để nói về y: “Cuộc sống chẳng hy vọng, cũng không có niềm tin thì đó là một cuộc sống của loài cỏ cây và dã thú. Loài thú chỉ biết chăm sóc cho bộ lông riêng mình và cấu xé lẫn nhau để tranh miếng mồi chứ không hề có bất cứ một quan niệm nào về chia cơm xẻ áo. Cây cỏ chỉ đâm chồi, nở hoa kết trái rồi tàn lụi chứ không bao giờ có suy nghĩ”. Như vậy, Thạch chỉ là một loài thú mà thôi./. 

Aug 24, 2019

Một sự hàm hồ


Tre Việt - Ngày 23-8-2019, trên trang danlambaovn.blogspot.comNguyễn Thị Cỏ May có bài cho rằng, việc Bộ Chính trị quyết định giữ gìn lâu dài thi hài Bác “làm nơi quy chiếu để giữ Đảng, tức giữ quyền lực trong tay Đảng” (!). 
Đó là một sự hàm hồ. Hãy xem lại các thước phim ghi lại tình cảm của đồng bào, chiến sĩ cả nước khi Bác Hồ từ giã thế giới này để về với thế giới người hiền. Đảng đã nắm bắt được lòng dân, nên sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, thể theo nguyện vọng thiết tha của toàn dân và toàn quân, là giữ gìn lâu dài thi hài Bác và sớm xây dựng Lăng của Người để tên tuổi, hình ảnh, sự nghiệp vĩ đại và công lao to lớn của Người mãi khắc ghi vào con tim, khối óc của mỗi người dân đất Việt, Đảng mới đi đến quyết định: Với tấm lòng kính yêu vô hạn và đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta phải thực hiện đến mức tốt nhất nhiệm vụ giữ gìn lâu dài thi hài Bác và xây dựng Lăng của Người. Như vậy, lòng dân và ý Đảng đã gặp nhau, đâu phải việc giữ gìn lâu dài thi hài Bác là riêng ý Đảng như ả Cỏ viết. Điều này đã được Đảng ta công khai:  “Sở dĩ trước đây chưa công bố đoạn Bác viết về yêu cầu hỏa táng là vì thể theo nguyện vọng và tình cảm của nhân dân, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) thấy cần thiết phải giữ gìn lâu dài thi hài của Bác để sau này đồng bào cả nước, nhất là đồng bào miền Nam, bè bạn quốc tế có điều kiện tới viếng Bác, thể hiện tình cảm sâu đậm với Bác. Chính vì lẽ đó mà chúng ta đã xin phép Bác về điểm này được làm khác lời Bác dặn”. 


 Quả đúng như vậy, trong 50 năm qua, đã có 57.175.421 lượt người, trong đó có 9.745.002 lượt khách quốc tế về Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh; hơn 2.500 đoàn tổ chức sinh hoạt chính trị tại Lăng; 948 đoàn Mẹ Việt Nam anh hùng, người có công với cách mạng về Lăng viếng Bác. Qua đó cho thấy, quyết định của Đảng ta đã hợp với lòng dân và tình cảm của bạn bè quốc tế dành cho lãnh tụ Hồ Chí Minh, đâu phải như sự ăn nói hàm hồ của ả Cỏ./.

"Con sâu làm rầu nồi canh"


Tre Việt - Mấy hôm nay trên các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội lan truyền một video Clips ghi lại một vụ việc lộn xộn ở sân bay Tân Sơn Nhất, trong đó có hình ảnh, lời nói rất khiếm nhã, thiếu văn minh của một cô gái. Ngay sau đó, cơ quan chức năng vào cuộc và xác minh cô gái có hành vi và lời nói trên là Lê Thị Hiền, công dân Thủ đô Hà Nội, công tác tại cơ quan Công an quân Đống Đa, thành phố Hà Nội. Ngay sau đó, lãnh đạo Công an Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo cơ quan Công an quận Đống Đa cho cô Hiền nghỉ việc 30 ngày để tìm rõ nguyên nhân, tác hại của sự việc. Chắc rằng, Hiền sẽ bị xử lý một cách công minh theo quy định.

Xem đi, xem lại, nghe đi, nghe lại đoạn video clips trên, chúng ta đã bước đầu thấy rõ hành động, lời nói của cô Hiền đã vi phạm vào Quy tắc ứng xử của công dân Thủ đô Hà Nội, vi phạm vào 6 điều Bác hồ dạy Công an nhân dân, quy định ứng xử trong công tác, cuộc sống của người chiến sĩ Công an. Là một hành khách, cô Lê Thị Hiền đã sai khi không tuân thủ các quy định của hãng hàng không, thông qua hướng dẫn, yêu cầu của nhân viên sân bay (mặt đất). Thậm chí, cô còn có nhưng lời lẽ, hành vi, thái độ ngạo ngược, hung hãn, độc ác đi ngược lại với bản chất thùy mị, nết na của người con gái, người mẹ và bản chất, truyền thống của chiến sĩ Công an nhân dân.
Hình ảnh của chị thật phản cảm, thật đáng buồn, đáng trách.
Tuy nhiên, đáng trách hơn là đám “dân chủ cuội” có những hành động “té nước theo mưa”. Nhân cơ hội này, chúng lấy hành động của cô Hiền làm “đại diện” hình ảnh, bản chất của lực lượng Công an nhân dân, ra sức tô vẽ, nói xấu, nhằm hạ uy tín của lực lượng Công an, thm chí còn cho đó là bản chất, hình ảnh của chế độ(!). Chúng ta đều biết rằng, 74 năm qua (19/8/1945 - 19/8/2019), lực lượng Công an nhân dân đã không ngừng lớn mạnh, trưởng thành, thực sự là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Trong thời chiến, hay trong thời bình, biết bao người chiến sĩ Công an nhân dân đã để lại một phần máu thịt, thậm chí hy sinh tính mạng để bảo vệ sự bình yên cho Tổ quốc, nhân dân. Hàng loạt ổ nhóm tội phạm xã hội, bất lương, xảo trá và những kẻ phản quốc, chống đối chế độ đã bị lực lượng Công an bóc ngỡ, triệt phá. Ngày nay, lực lượng Công an nhân dân đã và đang nỗ lực xây dựng hình ảnh đẹp trong lòng dân, đang được nhân dân ghi nhận, đánh giá rất cao.
Nói như vậy, để khẳng định rằng, Đại úy Lê Thị Hiền không phải là hình ảnh “đại diện” cho lực lượng Công an nhân dân, công dân Thủ đô cũng như mọi hành khách khác.
Đúng là “con sâu làm rầu nồi canh”. Việc đám “dân chủ cuội” mượn chuyện này, để té “nước theo mưa” nhằm bôi nhọ, nói xấu lực lượng Công an và chế độ đều bị nhân dân nhận rõ và bác bỏ.

Aug 20, 2019

Làm mạng xã hội dành riêng cho người Việt để khẳng định bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam



Tre Việt - Thời gian qua, lợi dụng phát biểu đề xuất của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về xây dựng mạng xã hội dành riêng cho người Việt Nam, trên các trang mạng xã hội đã có nhiều bài viết, bình luận tỏ ra hoài nghi về tính khả thi của việc làm này; đồng thời, xuyên tạc cho rằng: như vậy Nhà nước Việt Nam sẽ quản lý, bóp nghẹt tự do báo chí, tự do ngôn luận của nhân dân.
Vậy sự thật về vấn đề này là gì?
Trước hết, cần khẳng định rằng: Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn tôn trong quyền tự do ngôn luận của nhân dân theo quy định của Hiến pháp, pháp luật. Chính vì thế, hiện nay ở Việt Nam có đến khoảng 65 triệu người dùng mạng xã hội trong nước và khoảng 90 triệu người dùng mạng xã hội nước ngoài. Không thể phủ nhận, mạng xã hội là kênh thông tin, một sân chơi cho nhân dân, nhất là giới trẻ tương tác, khám phá, đi ra với thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh đó, các trang mạng xã hội, nhất là các trang mạng xã hội nước ngoài đang mang lại nhiều phiền toái, tác động tiêu cực đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Có thể kể ra một loạt phiền toái mà các trang mạng xã hội nước ngoài tạo ra, như: họ coi đây là mảnh đất “màu mỡ” để đăng tải, phát tán các bài viết, tài liệu nhằm kêu gọi, xúi giục, kích động tụ tập biểu tình chống phá Đảng, Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tung tin giả mạo, thông tin chưa được kiểm chứng; hướng dẫn, xúi giục giới trẻ tham gia các trò chơi mạo hiểm, cá cược, ảnh hưởng đến tính mạng của chính mình, v.v. Các trang mạng này vi phạm pháp luật Việt Nam có tính hệ thống, lại không tích cực hợp tác với các cơ quan chức năng của Việt Nam.
Vì vậy, xây dựng một mạng xã hội mới dành riêng cho người Việt với mục đích nhân văn hơn, thực sự coi trọng “khách hàng” hơn và đưa người dân làm chủ thể tri thức, tương tác, lan truyền thông tin phù hợp, có lợi cho đất nước là cần thiết. Làm được điều này, chúng ta càng khẳng định bản lĩnh, trí tuệ dân tộc Việt Nam, tạo sân chơi công bằng, lành mạnh cho người dân nhưng vẫn chủ động bảo vệ được an ninh quốc gia. Muốn vậy, mạng xã hội của người Việt phải là mạng xã hội có sức hút, hấp dẫn, lôi cuốn người dùng với những tính năng vượt trội, khi đó, sẽ đưa những người dân Việt Nam chân chính trở về với mạng xã hội của đất nước mình. Chỉ có những kẻ lợi dụng, núp bóng các trang mạng xã hội có nguồn gốc nước ngoài để chống phá Đảng, Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc mới lo sợ, cố tình xuyên tạc sự ra đời mạng xã hội dành riêng cho người Việt Nam mà thôi./.

Aug 9, 2019

Thói xỏ xiên


          

          Tre Việt - Ngày 08-8-2019, kênh VOA tiếng Việt đăng bài “Các đối tác chiến lược của Việt Nam đâu mất rồi”. Nội dung trong bài viết đã lợi dụng những diễn biến tại khu vực Bãi Tư Chính trên Biển Đông thuộc thềm lục địa của Việt Nam; từ đó, chúng đã đưa ra những phân tích, nhận định mang tính cá nhân, phiến diện, nhằm xuyên tạc, chia rẽ đường lối đối ngoại, mối quan hệ hữu nghị, hợp tác của Đảng, Nhà nước ta với các quốc gia trên thế giới. Đây vẫn là thói ăn nói xỏ xiên, “chọc gậy bánh xe” của các thế lực phản động, thù địch thường thấy lâu nay. 
          Những năm qua, thực hiện đường lối ngoại giao độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới; trong đó quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với hàng chục quốc gia trên thế giới; đồng thời, là thành viên có trách nhiệm của nhiều tổ chức, diễn đàn quốc tế lớn nhằm không ngừng củng cố, duy trì môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác, cùng phát triển trong khu vực cũng như trên thế giới. Trong quan hệ ngoại giao, Việt Nam luôn nhất quán quan điểm, không đi với nước này để chống nước kia, không cho bất kỳ quốc gia nào đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ Việt Nam để chống nước khác.
          Thực tế đã chứng minh, những năm qua, Việt Nam luôn là thành viên hoạt động tích cực, có trách nhiệm, đã đưa ra nhiều sáng kiến, đóng góp có giá trị trong việc duy trì hòa bình, ổn định, phát triển ở khu vực ASEAN, châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới. Đặc biệt, trong quan hệ quốc tế, Việt Nam luôn tôn trọng và không can thiệp vào độc lập, chủ quyền, đường lối ngoại giao, công việc nội bộ,… của các quốc gia.
          Việc nhóm tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam là hành động sai trái. Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã kiên quyết, kiên trì, bằng nhiều hình thức phù hợp, thông qua nhiều kênh khác nhau để đấu tranh bằng biện pháp hòa bình, dựa trên Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt hành động trên. Nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã lên tiếng phản đối hành động của phía Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc phải tôn trọng Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 để giữ vững hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.
          Sự kiên quyết, kiên trì đấu tranh của Việt Nam đã mang lại kết quả bước đầu. Theo người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam, thì chiều ngày 07-8 tàu Hải Dương 8 đã rút khỏi khu vực Bãi Tư Chính, Việt Nam sẽ tiếp tục theo dõi và đấu tranh đến cùng để bảo vệ toàn vẹn chủ quyền, quyền chủ quyền.   
          Vì vậy, chúng ta phải hết sức cảnh giác, tỉnh táo, tin tưởng vào đường lối đối ngoại, chủ trương kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ toàn vẹn độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc của Đảng, Nhà nước ta../.

Aug 3, 2019

Quan điểm của một số nước về tình hình Bãi Tư Chính



Tre Việt - Sưu tầm và trân trọng giới thiệu quan điểm của một số nước về vụ “quấy nhiễu” hoạt động thăm dò dầu khí của Việt Nam gần Bãi Tư Chính.
Việt Nam
Hôm 19/7, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết: “Việt Nam đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam; tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ở khu vực. Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam tiếp tục triển khai nhiều biện pháp phù hợp thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam”.
Trong tuyên bố hôm 25/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nói rằng: “duy trì hòa bình, ổn định, đảm bảo tự do hàng không, hàng hải, đề cao thượng tôn pháp luật, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia như được xác lập tại Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 là lợi ích và trách nhiệm chung của các nước và cộng đồng quốc tế”. Đồng thời nhấn mạnh: “Việt Nam hoan nghênh và sẵn sàng cùng các nước và cộng đồng quốc tế nỗ lực đóng góp vào mục tiêu nói trên vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của tất cả các quốc gia, ở khu vực và trên thế giới”.
Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh trong cuộc họp kín với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 52 (AMM-52) ở Bangkok vào chiều 31/7, đã nói: “Các diễn biến này làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng và ảnh hưởng trực tiếp tới hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, vi phạm DOC và đi ngược lại cam kết duy trì môi trường thuận lợi cho đàm phán COC”.
Nhật Bản
“Nói chung, Chính phủ Nhật Bản tin rằng vấn đề Biển Đông liên quan trực tiếp tới hòa bình và ổn định của khu vực, và là một mối quan tâm chính đáng của cộng đồng quốc tế, trong đó có Nhật Bản… Nhật Bản luôn ủng hộ việc tuân thủ hoàn toàn luật pháp trên biển và muốn nhấn mạnh với tất cả các nước liên quan về tầm quan trọng của các nỗ lực tiến tới giải pháp hòa bình dựa trên luật lệ quốc tế nhằm giải quyết các tranh chấp, không sử dụng vũ lực hoặc cưỡng ép”.
Nga
Ít ngày sau khi xuất hiện tin tàu chấp pháp của Trung Quốc và Việt Nam “đối đầu” gần khu vực khoan của công ty Rosneft (Nga) ở gần Bãi Tư chính của Việt Nam, hãng Sputnik của Nga đưa tin rằng Tổng thống Nga Putin đã “cám ơn” tập đoàn này đã thực hiện việc thăm dò.
Mỹ
Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh trong tuyên bố đưa ra ngày 20/7: “Trung Quốc nên chấm dứt hành vi bắt nạt, kiềm chế các hành động khiêu khích và gây bất ổn khu vực”. Đồng thời khẳng định các hành động này của Trung Quốc đe dọa tới hòa bình và an ninh khu vực, “can thiệp vào các hoạt động khai thác và sản xuất dầu khí đã có từ lâu của Việt Nam”.