Dec 9, 2020

Tăng thuế đối với Grap là đúng cam kết

 

Tre việt – Ngày 07/12/2020, hàng trăm tài xế Grab tập trung phía ngoài tòa nhà trụ sở Grab trên đường Duy Tân, Hà Nội để phản đối mức khấu trừ thuế mới của Công ty. Lợi dụng sự kiện này, trang mạng Việt Tân đăng hàng loạt bài xuyên tạc, cho rằng: “Nhà nước Việt Nam đang cố bòn rút, tận thu từ những anh em tài xế Grab”, với mục tiêu kích động cộng đồng xe ôm công nghệ nói riêng và nhân dân nói chung phản đối Nghị định số 126/NĐ-CP của Chính phủ về Hướng dẫn Luật Quản lý thuế chính thức có hiệu lực từ ngày 05/12/2020.


Grab là một công ty công nghệ nước ngoài có trụ sở tại Singapore chuyên cung cấp các dịch vụ vận chuyển và đi lại bằng xe hơi tại Singapore và các quốc gia Đông Nam Á. Grab đầu tư vào thị trường Việt Nam năm 2014, được cấp phép thí điểm hoạt động vào năm 2015 và liên tục phát triển mạnh mẽ. Từ mô hình ban đầu là Grab taxi, hiện nay có thêm GrabBike (xe ôm công nghệ) đã chiếm thị phần không nhỏ trong kinh doanh vận tải ở nước ta.

Việc thu hút doanh nghiệp có vốn nước ngoài (doanh nghiệp FDI) đầu tư tại Việt Nam là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta trong suốt hơn 30 năm đổi mới. Cùng với các chính sách khác, chính sách thuế đã đóng góp tích cực trong thu hút doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam và được điều chỉnh tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể. Chính sách thuế tập trung chủ yếu vào thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các khoản thu về đất. Trải qua 4 giai đoạn cải cách thuế áp dụng cho doanh nghiệp FDI, hiện nay, đối với  thuế thu nhập doanh nghiệp, được áp dụng mức thuế suất thấp hơn mức thuế suất thông thường có thời hạn hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư. Cụ thể, doanh nghiệp thành lập mới từ: dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng của Nhà nước, sản xuất sản phẩm phần mềm,… được miễn thuế 4 năm đầu, giảm thuế 50% không quá 09 năm tiếp theo tùy điều kiện cụ thể và áp dụng mức thuế suất 10% sau khi hết thời gian miễn, giảm. Đối với Grab Việt Nam, sau 4 năm đầu tiên được miễm thuế, từ năm 2018 đến nay, Nhà nước áp thuế thu nhập doanh nghiệp là 4,4% (gần 50% theo quy định); trong đó, theo thỏa thuận giữa lái xe và công ty thì doanh nghiệp chịu thuế 2% và đầu xe chịu 2,4%. Theo Nghị định số 10/2020/NĐ-CP, ngày 17/01/2020 của Chính phủ, Quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, Công ty Grab đã chính thức hết thời gian thí điểm, được miễn, giảm thuế và phải chịu áp mức thuế thu nhập doanh nghiệp như đã cam kết là 10%. Tuy nhiên, công ty đã đẩy mức thế mới này lên đầu lái xe là bất công lớn, tạo nên làn sóng mâu thuẫn giữa doanh nghiệp và người lao động. Đình công là để giải quyết mâu thuẫn giữa người lao động và giới chủ, nguyên nhân không phải từ chính sách thuế Nhà nước. Đừng xuyên tạc./.

Những thành tựu của Việt Nam trong kiểm soát dịch Covid-19 đã tạo ra sự ủng hộ rất lớn từ cộng đồng quốc tế

          Một năm sau khi đại dịch Covid-19 hoành hành, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã chọn ngày 27/12 hằng năm là “Ngày Quốc tế sẵn sàng chống dịch bệnh”. Nghị quyết A/RES/75/27 về vấn đề trên được thông qua trong phiên họp toàn thể hôm 07/12.

Đại sứ Đặng Đình Quý phát biểu  tại cuộc họp
của Đại hội đồng Liên hợp quốc 
thông qua
Nghị quyết 
A/RES/75/27. Ảnh: TTXVN
           Theo TTXVN, A/RES/75/27 là nghị quyết đầu tiên của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong lĩnh vực này, cũng là nghị quyết đầu tiên do Việt Nam chủ trì đề xuất, thương lượng và thúc đẩy thông qua thành công. “Đại dịch đã khiến chúng ta trở tay không kịp nhưng nó cũng là hồi chuông cảnh tỉnh để chúng ta tăng cường khả năng phòng chống dịch bệnh” - hãng tin Reuters dẫn lời Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, khi ông thay mặt các nước đồng tác giả giới thiệu về nghị quyết.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 gây thiệt hại về người và các tác động chưa từng có tới mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của tất cả quốc gia, đề xuất của Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ của toàn bộ các nước thành viên Liên hợp quốc. Theo TTXVN, các nước Canada, Niger, Senegal, Saint Vincent & Grenedines và Tây Ban Nha đã tham gia đồng tác giả với Việt Nam và 107 nước khác tại tất cả khu vực tham gia đồng bảo trợ nghị quyết.

Thông qua nghị quyết, Đại hội đồng Liên hợp quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác quốc tế và giải pháp đa phương, sự cấp thiết của việc củng cố hệ thống y tế, đồng thời đề nghị Tổ chức Y tế thế giới (WHO) bảo đảm nhu cầu trao đổi thông tin, chia sẻ kiến thức khoa học cũng như những biện pháp tốt nhất nhằm ngăn ngừa và ứng phó dịch bệnh ở cả 4 cấp độ: địa phương, quốc gia, khu vực và quốc tế.

Trao đổi với TTXVN, Đại sứ Đặng Đình Quý, chia sẻ: đây là lần đầu tiên Việt Nam đưa ra sáng kiến, chủ trì xây dựng dự thảo, chủ trì quá trình đàm phán dự thảo và vận động để đưa ra Đại hội đồng thông qua với số nước đồng bảo trợ rất cao; hơn nữa, được thông qua bằng hình thức đồng thuận. Để tạo được dấu ấn này, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã đưa ra sáng kiến trên từ ngày 16/4, sau đó Việt Nam chuẩn bị lập luận, chiến lược để thuyết phục, vận động các nước có cùng ý tưởng.

Về lý do chọn ngày 27/12, theo Đại sứ Đặng Đình Quý, đây là ngày sinh của nhà bác học Louis Pasteur - một trong những người tạo nền móng cho y tế phòng ngừa. Những thành tựu của ông về y tế và y tế dự phòng cũng như vắc-xin đã cứu sống hàng triệu người trên thế giới, đồng thời trên thế giới hiện nay có mạng lưới viện Pasteur hoạt động rất hiệu quả.

Virus gây dịch Covid-19 được phát hiện đầu tiên ở Thành phố Vũ Hán của Trung Quốc vào cuối năm ngoái. Đến tháng 3 năm nay, WHO tuyên bố Covid-19 là đại dịch. Đến nay, toàn thế giới đã có hơn 66 triệu người mắc bệnh, khoảng 1,5 triệu người tử vong vì Covid-19. Nhiều khu vực trên thế giới như châu Âu, Hoa Kỳ, Đông Á,… đang lo lắng đại dịch sẽ bùng phát dữ dội vào mùa đông. Tiết trời lạnh giá buộc người dân ở trong không gian kín nhiều hơn, tạo điều kiện cho virus SARS-CoV-2 lây lan. Một số triệu chứng của Covid-19 tương tự các bệnh hô hấp mùa đông nên khó chẩn đoán hơn. “Chính những thành tựu của Việt Nam trong kiểm soát dịch Covid-19 đã tạo ra sự ủng hộ rất lớn từ cộng đồng quốc tế”. Do đó, sự kiện này có ý nghĩa rất lớn./.

                                                                                     Nguồn: Báo Người Lao động

Hãy thận trọng trong phát ngôn

          Tre Việt - Trong bài “Không bỏ quên và không hy sinh Nhân quyền cho Thương mại” - bản dịch của Thục Quyên đăng trên Tiếng dân ngày 03/12/2020 - Bà Renate Künast (dân biểu Quốc hội Liên bang Đức, thuộc Đảng Xanh) nói: “Tình hình tại Việt Nam rất nghiêm trọng. Những người chỉ trích chính phủ bị bắt bớ, đe dọa, bỏ tù, gia đình họ bị sách nhiễu, họ không được trợ giúp pháp lý và các điều kiện giam giữ họ trái với những tiêu chuẩn quốc tế”. 

Những phát biểu không chính xác, nặng tính chủ quan đó có lẽ là do bà ta vừa tưởng tượng, vừa dựa vào những thông tin từ một số tổ chức thiếu uy tín, như: Tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human Right Watch), Phóng viên không biên giới (Reporters Without Borders), Ân xá quốc tế, v.v. Thực tế, báo cáo của các tổ chức này hoàn toàn phiến diện, vì họ không căn cứ vào pháp luật Việt Nam mà áp dụng theo những tiêu chuẩn của phương Tây. Việc đem luật pháp từ nơi này áp vào nơi kia là một sai lầm. Vì nó đã xa rời thực tiễn.

Là nước đang phát triển, nên công tác quản lý xã hội ở Việt Nam không tránh khỏi những bất cập. Lợi dụng bất cập đó, nhiều đối tượng đã tổ chức tuyên truyền, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bôi nhọ, hạ uy tín của cán bộ và lãnh đạo các cấp trên không gian mạng. Mặc dù đã nhiều lần được chấn chỉnh, phạt hành chính, nhưng họ vẫn cố tình vi phạm với lý do là “tự do ngôn luận” và “bày tỏ ý kiến cá nhân ôn hòa”. Việc làm của họ đã vi phạm pháp luật, được xét xử công khai, họ có luật sư bảo vệ theo quy định của pháp luật, nhưng trước những chứng cứ rõ ràng, các đối tượng này đều cúi đầu nhận tội, mong được khoan hồng. Việc đó đều được các cơ quan báo chí đưa công khai, rõ ràng. Vì thế , không thể gọi là “bắt bớ, đe dọa, bỏ tù, gia đình họ bị sách nhiễu…”.

Ở Việt Nam luôn có cơ chế để nhân dân phản biện về hoạt động của chính quyền các cấp. Các phản biện được triển khai sâu rộng trong toàn xã hội, từ nghị trường quốc hội đến các cuộc tiếp xúc cử tri và mạnh mẽ nhất là trên báo chí. Tất cả các cá nhân từ lãnh đạo cấp trung ương đến địa phương đều phải điều trần về những việc đã làm để nghiêm túc rút kinh nghiệm, ai có tội thì bị trừng trị không có vùng cấm. Nhưng, lợi dụng điều đó để thực hiện việc bôi nhọ, nói xấu, có tính chất vu khống làm ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín cá nhân là phạm pháp. “Tuyên truyền chống nhà nước” là một khái niệm rõ ràng được trình bày trong Bộ luật Hình sự, những người mà bà Renate Künast dùng từ “chỉ trích nhà nước” thuộc nhóm này. Vì vậy, họ phải chịu chế tài của pháp luật. Đó là điều tất yếu không riêng gì Việt Nam, mà ở nước Đức cũng vậy./.