Tre Việt - Trong bài “Không bỏ quên và không hy sinh Nhân quyền cho Thương mại” - bản dịch của Thục Quyên đăng trên Tiếng dân ngày 03/12/2020 - Bà Renate Künast (dân biểu Quốc hội Liên bang Đức, thuộc Đảng Xanh) nói: “Tình hình tại Việt Nam rất nghiêm trọng. Những người chỉ trích chính phủ bị bắt bớ, đe dọa, bỏ tù, gia đình họ bị sách nhiễu, họ không được trợ giúp pháp lý và các điều kiện giam giữ họ trái với những tiêu chuẩn quốc tế”.
Những phát biểu không chính xác, nặng
tính chủ quan đó có lẽ là do bà ta vừa tưởng tượng, vừa dựa vào những thông tin
từ một số tổ chức thiếu uy tín, như: Tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human Right
Watch), Phóng viên không biên giới (Reporters Without Borders), Ân xá quốc tế,
v.v. Thực tế, báo cáo của các tổ chức này hoàn toàn phiến diện, vì họ không căn
cứ vào pháp luật Việt Nam mà áp dụng theo những tiêu chuẩn của phương Tây. Việc
đem luật pháp từ nơi này áp vào nơi kia là một sai lầm. Vì nó đã xa rời thực tiễn.
Là nước đang phát triển, nên công tác quản
lý xã hội ở Việt Nam không tránh khỏi những bất cập. Lợi dụng bất cập đó, nhiều
đối tượng đã tổ chức tuyên truyền, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước, bôi nhọ, hạ uy tín của cán bộ và lãnh đạo các cấp
trên không gian mạng. Mặc dù đã nhiều lần được chấn chỉnh, phạt hành chính,
nhưng họ vẫn cố tình vi phạm với lý do là “tự do ngôn luận” và “bày tỏ ý kiến
cá nhân ôn hòa”. Việc làm của họ đã vi phạm pháp luật, được xét xử công khai, họ
có luật sư bảo vệ theo quy định của pháp luật, nhưng trước những chứng cứ rõ
ràng, các đối tượng này đều cúi đầu nhận tội, mong được khoan hồng. Việc đó đều
được các cơ quan báo chí đưa công khai, rõ ràng. Vì thế , không thể gọi là “bắt
bớ, đe dọa, bỏ tù, gia đình họ bị sách nhiễu…”.
Ở Việt Nam luôn có cơ chế để nhân dân phản
biện về hoạt động của chính quyền các cấp. Các phản biện được triển khai sâu rộng
trong toàn xã hội, từ nghị trường quốc hội đến các cuộc tiếp xúc cử tri và mạnh
mẽ nhất là trên báo chí. Tất cả các cá nhân từ lãnh đạo cấp trung ương đến địa
phương đều phải điều trần về những việc đã làm để nghiêm túc rút kinh nghiệm,
ai có tội thì bị trừng trị không có vùng cấm. Nhưng, lợi dụng điều đó để thực
hiện việc bôi nhọ, nói xấu, có tính chất vu khống làm ảnh hưởng đến hình ảnh,
uy tín cá nhân là phạm pháp. “Tuyên truyền chống nhà nước” là một khái niệm rõ
ràng được trình bày trong Bộ luật Hình sự, những người mà bà Renate Künast dùng
từ “chỉ trích nhà nước” thuộc nhóm này. Vì vậy, họ phải chịu chế tài của pháp
luật. Đó là điều tất yếu không riêng gì Việt Nam, mà ở nước Đức cũng vậy./.
2 comments:
Nước Đức hãy lo cho nhân quyền của Đức đi đã
Trước những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta; chúng ta cần bình tĩnh xem xét và xử lý thông tin chuẩn xác, tránh mắc mưu của chúng.
Post a Comment