Tre Việt – Ngày 20/9/2020, dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ thành lập Hội Triết học Việt Nam, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng nhấn mạnh về vai trò, trách nhiệm của Hội là: nghiên cứu khoa học, tư vấn chính sách, cung cấp cơ sở lý luận triết học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có tri thức và tư duy triết học cao; đẩy mạnh nghiên cứu tinh hoa triết học thế giới, nghiên cứu tư tưởng triết học Việt Nam. Trong đó, cần nghiên cứu và phát triển, làm sáng tỏ vai trò triết học Mác - Lê-nin, tư tưởng triết học Hồ Chí Minh với tư cách là bộ phận cấu thành quan trọng trong nền tảng tư tưởng của Đảng; đẩy mạnh đấu tranh phê phán, bác bỏ các quan điểm triết học sai trái, thù địch, đi ngược lại với lợi ích của quốc gia, dân tộc. Qua đó giúp Việt Nam có những triết gia, nhà nghiên cứu triết học tầm cỡ khu vực và thế giới.
Bình luận trên VOA về phát biểu đó, ông
Nguyễn Xuân Diện thuộc Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt
Nam nói: “Nếu Hội Triết học này cho phép công bố, nghiên cứu, biên soạn những
tài liệu về các trường phái triết học khắp nơi trên thế giới, từ cổ chí kim,
đông chí tây, thì đấy là chỉ dấu tốt. Nhưng tôi không hy vọng như vậy là có thể
tốt được, bởi vì bao nhiêu lâu nay Việt Nam chỉ có một triết học là triết học
Mác - Lê-nin làm độc tôn”. Mặc dù ông Diện là tiến sĩ, nhưng ông quên mất những
bài học đầu tiên về lịch sử triết học khi còn là sinh viên. Việc nghiên cứu các
trường phái triết học đông, tây, cổ, kim là nhiệm vụ của bộ môn lịch sử triết học.
Bản thân triết học là khoa học, dùng để nghiên cứu về quá trình vận động của thế
giới, vật chất và tư duy, không mang bất kỳ màu sắc chính trị nào. Mỗi quốc gia
lựa chọn một trường phái triết học để xây dựng hệ thống lý luận, làm nền tảng cho
quá trình lãnh đạo, phát triển đất nước là dựa vào tính khoa học, sự phù hợp với
văn hóa, dân tộc của quốc gia đó.
Đảng ta lựa chọn triết học Mác – Lênin
làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho việc lãnh đạo đất nước là bởi: bản thân
triết học Mác – Lênin đã có sự kế thừa, phát triển triết học: cổ điển Đức, tiêu
biểu là triết học của Hêghen và Phiơbắc... ; đồng thời, , tiếp thu tất cả những
yếu tố tiến bộ mà lịch sử tư tưởng loài người để lại; có thể cung cấp một thế
giới quan, phương pháp luận khoa học; được thử thách qua thực tiễn; phù hợp với
văn hóa, con người Việt Nam,… chứ không xuất phát từ ý chí chính trị của Đảng.
Tuy nhiên, quá trình phát triển của khoa học, công nghệ đã tác động sâu sắc tới
đời sống văn hóa, xã hội của nhân loại làm phát sinh nhiều góc nhìn mới trong
quá trình nhận thức thế giới, nên nhiều luận điểm của triết học Mác – Lê-nin cần
được nghiên cứu, làm rõ để vận dụng vào thực tiễn sát hơn, đưa đất nước ta phát
triển nhanh và bền vững là rất cần thiết.
Ông Diện còn cho rằng, “lời “đặt hàng” của
ông Thưởng với Hội Triết học là thừa vì bao nhiêu năm nay, nhiều nhân sĩ, trí
thức đã đưa ra những đường hướng, đề xuất những giải pháp, chỉ ra những triết
lý để kinh tế, văn hóa, giáo dục, chính trị của Việt Nam phát triển một cách
lành mạnh và có tư tưởng tiến bộ, nhưng họ “không được mời đến đối thoại” với
ông Thưởng; trái lại, không ít người trong số những người muốn đối thoại đã bị
khai trừ khỏi Đảng hoặc bị bỏ tù”. Thực sự, ông Diện chỉ nghe có 1 tai, nhìn
không rõ, nhất là tâm có phần tối. Sự thật,
nhiều nhân sĩ, trí thức quăng ra những giải pháp, nghe qua thì có lý, nhưng: không
có hệ thống, chẳng sát thực tế; lợi mặt này nhưng hại mặt khác; lợi ít hại nhiều,…
thì làm sao dùng được. Vả lại nếu chính quyền thấy cần tiếp thu thì chỉ tiếp
thu phần thích hợp và cần có lộ trình để sửa đổi chính sách. Quản lý xã hội
không phải chuyện “điều khiển một cỗ xe” để có thể dừng và chuyển hướng bất kỳ
lúc nào. Còn đối với những kẻ bị bỏ tù chỉ vì họ vi phạm pháp luật; đặc biệt,
chúng không phải là những triết gia mà là hoạt động chính trị, dựa vào “lý sự”
để chống phá Nhà nước.
Cùng với đó, ông Diện còn nhấn mạnh: “đấu
tranh, phê phán, bác bỏ các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ của Ban
Tuyên giáo, Bộ Công an và Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan này đã
làm tốt, không cần đến Hội Triết học”. Thực sự, đây là quan điểm phiến diện, vì
trước hết, đấu tranh chống quan điểm sai trái là trách nhiệm của toàn Đảng,
toàn dân, toàn quân; mỗi cá nhân cần quán triệt sâu sắc đường lối của Đảng,
chính sách và pháp luật Nhà nước, tự đấu tranh với bản thân để rời bỏ cái xấu,
quan điểm tiêu cực, đến với những điều tốt đẹp. Các cơ quan nói trên nắm vai
trò nòng cốt, xây dựng chủ trương, đường lối và hướng dẫn nhân dân đấu tranh với
quan điểm sai trái, thù địch. Việc đấu tranh phải có tầng, có lớp; có diện rộng,
chuyên sâu; có gốc, có ngọn. Do đó, Hội triết học là nơi hội tụ các chuyên gia
thì phải đấu tranh chuyên sâu, nghiên cứu xây dựng nền tảng lý luận làm gốc,
làm cơ sở cho các cơ quan, ban ngành và toàn dân đấu tranh trực diện, rộng rãi
tạo thành làn sóng chủ đạo để nhấn chìm các luồng tư tưởng, quan điểm sai trái.
Chúng ta thấy rằng, ông Diện tuy là tiến
sĩ nhưng đang rơi vào “tà kiến”; bản thân có nhiều quan điểm sai trái, tiêu cực,
không tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng và nhân tài đất Việt. Những người
như thế không phải nhân sĩ chân chính./.