Jun 28, 2023

Cúc lại lộng ngôn, nói xàm

           Tre Việt - Ngày 28/6/2023, trên trang Facebook Chân Trời Mới Media có đăng bài “Tiếng súng Cư Kuin còn cho thấy điều gì và nó phục vụ cho ai?” của Thu Cúc. Đọc bài viết, độc giả dễ dàng nhận thấy, Thu Cúc đã lợi dụng vụ tấn công khủng bố tại Đắk Lắk ngày 11/6/2023 vừa qua để xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, gây chia rẽ mối quan hệ bang giao tốt đẹp giữa Việt Nam với các nước.

Trước hết, các cơ quan chức năng của Việt Nam đều khẳng định: vụ việc nổ súng vào 02 trụ sở ủy ban nhân cấp xã tại huyện Cư Kuin (tỉnh Đắk Lắk) ngày 11/6/2023 vừa qua là vụ tấn công khủng bố. Bởi, những kẻ tấn công khủng bố  đã cướp đi sinh mạng của những người dân vô tội, các đồng chí công an, cán bộ cấp xã. Hành động dã man, không có nhân tính của những kẻ khủng bố không chỉ dư luận trong nước mà cả quốc tế đều cực lực lên án. Vì vậy, bất kỳ đối tượng nào chỉ đạo hay trực tiếp tấn công khủng bố cũng không thể chấp nhận được, cần phải xử lý nghiêm minh theo pháp luật, qua đó lấy lại niềm tin, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân các dân tộc Tây Nguyên.

Thứ hai, việc cơ quan Công an Việt Nam mỗi thời điểm công bố một số liệu cũng là hoạt động hết sức bình thường, bởi vụ việc đang trong quá trình điều tra. Ngày 23/6/2023, Trung tướng Tô Ân Xô đưa ra số liệu cụ thể của vụ tấn công khủng bố tại Đắk Lắk là số liệu chính xác, số liệu này đã được cơ quan chức năng của Việt Nam đã điều tra, làm rõ.

Thứ ba, tàu hải quân của các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ,… ghé thăm Cảng Đà Nẵng của Việt Nam thời gian vừa qua là hoạt động giao lưu, trao đổi thường niên giữa Hải quân nhân dân Việt Nam với hải quân các nước trong khu vực và trên thế giới đã được lên kế hoạch từ trước và được thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Vậy nên, tàu Hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan của Mỹ thăm Đà Nẵng từ ngày 25 đến ngày 30/6/2023 cũng là hoạt động giao lưu trao đổi thường niên chứ không phải là hoạt động “ban ơn nghĩa tình” của Mỹ đối với Việt Nam như Cúc đã rêu rao.

Thứ tư, việc các cơ quan chức năng của Việt Nam cho rằng vụ tấn công khủng bố tại Đắk Lắk ngày 11/6/2023 vừa qua có liên quan đến một tổ chức khủng bố tại Mỹ điều bình thường, bởi trong quá trình điều tra, xét hỏi, các đối tượng tiến hành khủng bố tại Đắk Lắk đã thừa nhận. Do đó, không thể kết luận Việt Nam “lấy oán, trả ơn” đối với Mỹ, bởi việc tàu Hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan thăm Đà Nẵng và vụ tấn công khủng bố tại Đắk Lắk là hai lĩnh vực không liên quan gì đến nhau. Ngoài ra, theo Tre Việt, việc Cúc cho rằng dư luận trong nước và quốc tế hướng sự chú ý vào câu hỏi: “Vậy cuối cùng, tiếng súng Chư Quynh (Cư Kuin) hôm 11/6 còn cho thấy điều gì và nó phục vụ những ai?” là sự suy luận để ngụy biện cho luận điệu xuyên tạc, hòng gây chia rẽ mối quan hệ bang giao giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới.

Vì vậy, Tre Việt đề nghị các cơ quan chức năng của Việt Nam cần có biện pháp xử lý nghiêm các hoạt động xuyên tạc, chống phá của Cúc, không để Cúc “lộng ngôn, nói xàm”./.

 

Jun 27, 2023

Hành động vu khống phi lý, vô căn cứ

          Tre Việt - Trang facebook Việt Nam Thời Báo, ngày 25/6 đăng bài: “Việt Nam bị đưa vào “danh sách xám tài chính” vì nguy cơ phổ biến vũ khí”. Theo bài viết, Việt Nam đã bị đưa vào danh sách theo dõi của Cơ quan giám sát tội phạm tài chính quốc tế FATF. Cần khẳng định rõ: đây là hành động vu khống, hoàn toàn phi lý, vô căn cứ nhằm vào hoạt động tài chính của Việt Nam với dụng ý xấu, cần lên án bác bỏ. Bởi vì:

Đảng, Nhà nước, Nhân dân Việt Nam luôn mong muốn duy trì, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới. Dân tộc Việt Nam đã trải qua lịch sử hàng nghìn năm dựng nước đi đôi với giữ nước, đã phải chịu sự đô hộ, cai trị gần một nghìn năm dưới các triều đại phong kiến phương Bắc, cùng ách cai trị, đô hộ hàng trăm năm của chế độ thực dân, đế quốc nên hơn ai hết nhân dân Việt Nam thấu hiểu và luôn khát khao được sống trong hòa bình. Với quan điểm, đường lối, chính sách nhất quán của mình, nên trong đường lối đối ngoại, Việt Nam luôn nhất quán quan điểm sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các quốc gia, sẵn sàng hợp tác, cùng phát triển, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và thế giới.

Trong lĩnh vực quốc phòng, Việt Nam luôn nhất quán, khẳng định rõ quan điểm của mình. Luật Quốc phòng năm 2018 đã khẳng định: không tham gia lực lượng, liên minh quân sự của bên này chống bên kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ của Việt Nam để chống lại nước khác; không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế; giải quyết mọi bất đồng, tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi. Trong Sách trắng Quốc phòng Việt Nam năm 2019 tiếp tục khẳng định: chính sách Quốc phòng của Việt Nam mang tính chất hòa bình và tự vệ; kiên quyết, kiên trì đấu tranh giải quyết mọi tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, v.v.

Trên thực tế, Việt Nam luôn nỗ lực thực thi đúng đắn chính sách quốc phòng đã đề ra với đường lối quốc phòng, quân sự độc lập, tự chủ, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc, tạo sức mạnh bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Đồng thời, tích cực thực hiện cam kết trở thành quốc gia thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới. Điều này, đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao thông qua việc ủng hộ, nhất trí cao để Việt Nam giữ các trọng trách quan trọng tại Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc cũng như các sáng kiến, hoạt động của Việt Nam vì hòa bình, ổn định, phát triển bền vững trong khu vực và trên thế giới.

Ngoài ra, Việt Nam đã và đang thực hiện có hiệu quả việc giám sát các hoạt động của hệ thống ngân hàng, cam kết ngăn chặn hiệu quả việc tài trợ cho việc phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, ban hành các quy tắc chống rửa tiền và tài trợ khủng bố, v.v.

Như vậy, hành động, việc làm của Cơ quan giám sát tội phạm tài chính quốc tế FATF đối với Việt Nam là sự vu khống, hoàn toàn phi lý, vô căn cứ, bộc lộ dã tâm xấu./.

 

 

 

Jun 19, 2023

WGAD vẫn diễn trò cũ

             Tre Việt - Ngày 17/6/2023, trên trang facebook Đài Á Châu Tự do có đăng nội dung Nhóm Công tác về bắt giữ tùy tiện (WGAD), một trong nhiều cơ chế nhân quyền của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc kêu gọi Nhà nước Việt Nam trả tự do cho Nguyễn Tường Thụy ngay lập tức và vô điều kiện.

Đây là đòi hỏi thật vô lý! Bởi, Nguyễn Tường Thụy là đối tượng vi phạm pháp luật Việt Nam, y chính là người “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, quy định tại điều 117 Bộ luật Hình sự. Hoạt động của Thụy rất nguy hiểm, tác động xấu đến sự ổn định xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh trật tự - xã hội của Việt Nam. Việc Thụy bị Cơ quan an ninh điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh khởi tố, bắt tạm giam ngày 24/5/2022, bị kết án 11 năm tù giam và ba năm quản chế vào năm 2021 là hoàn toàn đúng theo quy định của pháp luật. Vì thế, WGAD nói chính quyền Việt Nam bắt giữ, kết án Tường Thụy tuỳ tiện, thiếu cơ sở pháp lý, là  hết sức phi lý và sự đòi hỏi của WGAD là nực cười, trái với Hiến pháp, pháp luật Việt Nam. Nguyễn Tường Thụy chỉ được thả tự do khi nào y chấp hành xong bản án, hoặc trong quá trình thụ án, y có sự phấn đấu vươn lên, ăn năn hối cải và được cơ quan chức năng của Việt Nam công nhận.

Còn WGAD cho rằng, Việt Nam tước đoạt quyền tự do của Thụy là vi phạm Điều 9 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR), vi phạm quyền tự do ngôn luận theo Điều 19 của Công ước này và Điều 19 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền là sự đánh đồng, thiên cưỡng. Thử hỏi rằng, tại sao WGAD lại không viện dẫn Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam đối với Thụy, bởi Thụy là công dân Việt Nam, thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về hành vi vi phạm của mình. Vậy nên, Việt Nam không phải phản hồi, giải trình về các cáo buộc của WGAD là  chínhbởi hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam của Thụy rõ như ban ngày.

Tre Việt cũng khẳng định lại một lần nữa cho nhóm Công tác về bắt giữ tùy tiện của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc rõ: tại Việt Nam không có cái gọi là “tù nhân lương tâm”; việc xét xử Nguyễn tường Thụy nói riêng và các đối tượng vi khác vi phạm Hiến pháp pháp luật Việt Nam đều được diễn ra công khai, minh bạch theo đúng quy định, không có gì là oan sai, khuất tất.

Tre Việt yêu cầu Công tác về bắt giữ tùy tiện của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc hãy thôi ngay những “trò” đòi hỏi phi lý nực cười, vì các vị đang can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam./.

 

 

Jun 15, 2023

Cảnh giác không mắc mưu địch

          Tre Việt - Vụ việc nhóm người mang theo vũ khí xâm nhập trái phép, đập phá trụ sở Ủy ban nhân dân xã Ea Tiêu và Ea Ktur, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk, gây thương vong cho một số cán bộ công an, cán bộ xã và dân thường đang thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội. Lợi dụng sự việc này, một số trang mạng xã hội đã đăng tải nhiều bài viết, chia sẻ thông tin liên quan đến vụ việc; trong đó, phần lớn là những thông tin không chính thống, chưa được kiểm chứng. Điển hình như trang facebook Chân Trời Mới Media, ngày 13/6 đăng bài: “Ngọn lửa Tây Nguyên: Cháy tiếp hay sẽ bị dập tắt?”. Bài viết đã trích dẫn ý kiến của Phan Minh Tiến từ huyện Cư Kuin nói với BBC rằng: “… có rất nhiều xung đột có thể dẫn đến kết cục như vầy. Chẳng hạn như những cuộc cưỡng chế đất đai bằng dùi cui, roi điện. Hay những cuộc đàn áp người dân tộc biểu tình cho nguồn nước tưới tiêu, sinh hoạt của họ bị xả thải ô nhiễm…”. Đây là luận điệu xuyên tạc, suy diễn nguyên nhân xảy ra vụ việc, nhằm tung tin thất thiệt, kích động, gây rối tình hình an ninh, chính trị tại địa phương cần vạch trần, bác bỏ. Bởi vì:

Ngay sau khi xảy ra sự việc, các lực lượng chức năng của địa phương, của cấp trên đã nhanh chóng vào cuộc, truy bắt các đối tượng (tính đến 17 giờ 30 phút ngày 13/6, các lực lượng chức năng đã bắt giữ được 45 nghi phạm). Đồng thời, triển khai nhiều biện pháp để ổn định tình hình, tuyên truyền vận động nhân dân bình tĩnh, không hoang mang dao động; kêu gọi các đối tượng tham gia ra đầu thú để hưởng lượng khoan hồng, v.v. Theo khai thác ban đầu và những vật chứng tại hiện trường, các cơ quan chức năng bước đầu kết luận đây là vụ khủng bố, có sự tiếp tay của các thế lực thù địch.

Tới đây, khi đã truy bắt toàn bộ các nghi phạm, cơ quan chức năng sẽ điều tra, thẩm vấn, làm rõ động cơ, nguyên nhân, khi có đầy đủ chứng cứ sẽ thông tin công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng cho các tầng lớp nhân dân được biết. Do đó, lúc này mỗi người dân cần nêu cao cảnh giác, không nghe, tìm hiểu những thông tin không chính thống, chưa được kiểm chứng; không chia sẻ, bình luận trước những thông tin trên mạng xã hội, làm phức tạp tình hình, dễ mắc mưu kẻ địch. Chúng ta cần bình tĩnh lắng nghe, tiếp nhận những thông tin từ các cơ quan chức năng, các cơ quan báo chí chính thống của Nhà nước.

Trên thực tế, những năm qua, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn đề dân tộc, tôn giáo và giải quyết vấn đề dân tộc, tôn giáo nhất là ở địa bàn miền núi, vùng xâu, vùng xa. Đối với vùng Tây Nguyên là địa bàn chiến lược, quan trọng. Vì vậy, Đảng, Nhà nước luôn dành sự quan tâm đặc biệt, đề ra nhiều chủ trương, chính sách phù hợp nên đã từng bước làm cho bộ mặt vùng đất nơi đây từng bước đổi thay, khởi sắc. Song, do đặc thù điều kiện tự nhiên, địa hình, thời tiết, khí hậu khắc nghiệt,… nên đời sống đồng bào các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì thế, thời gian qua, Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các địa phương tiếp tục quan tâm, có nhiều chủ trương, chính sách và có nhiều giải pháp cụ thể để phát triển vùng Tây Nguyên, triển khai đầu tư nhiều đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh. Trong quá trình triển khai thực hiện, cấp ủy, chính quyền các cấp, các lực lượng ở địa phương đã tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận, ủng hộ của đồng bào. Tuy nhiên, do nhận thức của một bộ phận đồng bào còn hạn chế, kết hợp với bị các thế lực xấu xúi giục, kích động,… khiến cho tình hình an ninh, trật tự có lúc, có nơi, ở một số địa phương còn diễn biến phức tạp. Nhân cơ hội đó, các thế lực thù địch, những phần tử xấu lợi dụng xuyên tạc, cho rằng: “đã xảy ra những cuộc cưỡng chế đất đai bằng dùi cui, roi điện. Hay những cuộc đàn áp người dân tộc…” nhằm thu hút, kêu gọi sự quan tâm, can thiệp của cộng đồng quốc tế, làm xấu đi hình ảnh đất nước, con người Việt Nam./. 

 

Jun 12, 2023

Đấu tranh với luận điệu xuyên tạc hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”

          Tre Việt – Ngày 11/6, trang facebook Chân Trời Mới Media đăng bài: “Bộ đội đi hỏi vợ”. Trong bài viết, tác giả đã mượn câu chuyện một anh bộ đội đi hỏi vợ để mỉa mai, xuyên tạc, bôi nhọ hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” khi cho rằng: “… Trong làm ăn kinh tế, học được cách buôn bán rau, bán thịt ngoài vỉa hè. Trong rèn luyện thể chất, có khả năng chịu đòn, đánh đập từ các đồng chí cấp trên và bội đội cũ. Trong giao tiếp ứng xử, học được chữ nhẫn. Có nghĩa là nhẫn nại ngồi chờ khách mua rau. Nhẫn nại “không thèm” lên tiếng trước giặc Trung Quốc xâm chiếm biển Đông, giết hại ngư dân Việt Nam”. Đây là luận điệu sai trái, kích động cần kiên quyết đấu tranh, bác bỏ.

Trước hết, Quân đội nhân dân Việt Nam từ nhân dân mà ra, vì nhân dân phục vụ. Để hoàn thành trọng trách cao cả mà Đảng, Nhà nước, Nhân dân giao phó, Quân đội ta đã thực hiện tốt chức năng là đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân lao động sản xuất. Trải qua lịch sử gần 80 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành, lớn mạnh, Quân đội ta viết nên truyền thống “Trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội ta vinh dự được Nhân dân  gọi tên thân thương “Bộ đội Cụ Hồ”. Đó là minh chứng sống động, khẳng định truyền thống tốt đẹp, hình ảnh cao quý của người quân nhân cách mạng ngày càng được củng cố, tô thắm, để lại ấn tượng, tình cảm tốt đẹp trong lòng nhân dân là không thể phủ nhận.

Thứ hai, trong thời bình, việc các cơ quan, đơn vị Quân đội phải tổ chức tăng gia, chăn nuôi, trồng trọt,… là chế độ, nhiệm vụ trong ngày của mỗi cán bộ, chiến sĩ, nhằm tạo ra sản phẩm đưa vào bữa ăn, cải thiện, nâng cao đời sống bộ đội, giảm nhẹ ngân sách cho Nhà nước. Khi sản phẩm tăng gia dồi dào, vượt quá khả năng tiêu thụ của đơn vị, khi đó bộ đội mang ra chợ bán, phục vụ nhân dân sử dụng, tránh lãng phí. Đây là việc làm hợp lý, đáng được trận trọng, ủng hộ.

 Thứ ba, trong quá trình công tác, các cơ quan, đơn vị trong toàn quân luôn quán triệt, giáo dục, xây dựng cho cán bộ, chiến sĩ tinh thần đoàn kết, tình thương yêu đồng chí, đồng đội, góp phần tạo nên sự thống nhất ý chí và hành động, nâng cao sức mạnh chiến đấu của Quân đội. Tuy nhiên, do sự bồng bột, nông nổi của tuổi trẻ nên ở một số cơ quan, đơn vị vẫn còn hiện tượng xích mích giữa các chiến sĩ với nhau, giữa chiến sĩ cũ với chiến sĩ mới,… khi xảy ra đều được các cơ quan, đơn vị giáo dục, xử lý nghiêm theo quy định của kỷ luật Quân đội. Nhưng đó chỉ là những hiện tượng cá biệt, đơn lẻ, hoàn toàn không phải là phổ biến trong toàn quân.

Thứ tư, Quân đội là công cụ bạo lực của Nhà nước. Việc huy động, sử dụng lực lượng Quân đội phải tuân theo các quy định trong từng trạng thái sẵn sàng chiến đấu, trạng thái quốc phòng của địa phương. Do đó, trước những tình huống, bất đồng, tranh chấp xảy ra trên biển Đông, Đảng, Nhà nước ta đều có  đối sách giải quyết linh hoạt, khôn khéo ở các cấp độ, thông qua nhiều kênh; chỉ đạo các lực lượng chức năng kiên quyết, kiên trì đấu tranh trên thực địa, bảo đảm phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế, giữ vững độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền và môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Trên thực tế, khi xảy ra những hành động vi phạm chủ quyền trên biển Đông hay tàu  nước ngoài đâm, va tàu cá của ngư dân ta,… thì Đảng, Nhà nước đều chỉ đạo các lực lượng chức năng, như: Ngoại giao, Cảnh sát biển, Kiểm ngư,… theo phạm vi nhiệm vụ, chức năng của mình vào cuộc giải quyết kịp thời.

Như vậy, có thể khẳng định rằng, tác giả bài viết chỉ thông qua những hình ảnh, vụ việc vụn vặt, nhỏ lẻ rồi suy diễn, xuyên tạc, quy chụp, cho đó là bản chất của Quân đội là không đúng, không có cơ sở, hoàn toàn sai trái cần đấu tranh, vạch trần, lên án./.

 

 

Jun 10, 2023

Sự đánh đồng “ấu trĩ” của Hoàng Mai

Ảnh: Sưu tầm từ nhanvanviet.vn
        Tre Việt - Mới đây, trên trang “Bureau CTM media- Âu Châu” đăng tải bài viết với tiêu đề “Pháp trị của Tổng Bí thư” của Hoàng Mai; trong đó y đã xuyên tạc, bóp méo đánh đồng lẫn lộn giữa pháp trị và pháp luật trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hoàng Mai đã đưa ra quan điểm phiến diện, sai lầm, lệch lạc, không đúng sự thật, quy chụp một cách sống sượng rằng: xây dựng nhà nước pháp quyền của Việt Nam hiện nay thực chất là đang xây dựng chế độ “pháp trị”. Đây là luận điệu hết sức nguy hiểm nhằm cố tình xuyên tạc, bịa đặt thể chế chính trị, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước; dẫn dắt, gieo rắc nhận thức lệch lạc, phủ nhận bản chất, vị trí, vai trò của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; chia rẽ khối đại đoàn kết, mối quan hệ, thể chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ; hòng làm méo mó bản chất, tính ưu việt của chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa, làm giảm uy tín, vị thế Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bởi vậy, chúng ta cần hết sức cảnh giác, tỉnh táo, phân biệt rõ và kiên quyết đấu tranh bác bỏ trên các phương diện sau:

Trước hết, chế độ “pháp trị” mà Hoàng Mai ám chỉ ở đây chính là sự cai trị của pháp luật. Cần khẳng định rõ: lập luận “pháp trị” là sự cai trị của pháp luật như vậy là vô căn cứ, không đúng sự thật, bởi lẽ pháp luật chỉ là các quy tắc xử sự nên bản thân pháp luật không có các thiết chế để thật sự buộc mọi chủ thể phải tuân theo. Vì vậy, nếu không có một thiết chế để đưa pháp luật vào trong cuộc sống thì pháp luật ấy cho dù đẹp đến mấy, hay đến mấy cũng chỉ là thứ ánh sáng hào quang trong sự tưởng tượng của con người.

Thứ hai, mục đích của pháp luật trong chế độ “pháp trị” chính là bảo vệ và củng cố địa vị của nhà nước (đại diện cho giai cấp, tập đoàn thống trị, thậm chí là nhà vua), là thứ công cụ hữu hiệu để cai trị nhân dân; nội dung của pháp luật gắn liền với sự hà khắc và áp đặt lên dân chúng. Pháp luật trong chế độ “pháp trị” có tính chất như là thứ phương tiện hữu hiệu để nhà nước thực hiện chức năng cai trị của mình. Nhà nước sử dụng pháp luật để áp đặt ý chí của nhà nước (của giai cấp, tập đoàn thống trị) lên toàn xã hội. Do vậy, lúc này pháp luật chỉ đóng vai trò là công cụ để duy trì và củng cố quyền lực của kẻ tạo ra nó. Vì thế, nhà nước – chủ thể ban hành pháp luật sẽ được đặt lên trên và đứng trên pháp luật.

Thứ ba, trong Nhà nước pháp quyền, mục đích của pháp luật là bảo vệ cho địa vị của nhân dân, bảo vệ những quyền tự nhiên vốn có của con người mà không ai có thể xâm phạm. Trong chế độ pháp quyền (Nhà nước pháp quyền) thì nội dung của pháp luật phải thể hiện các quyền tự nhiên vốn có của con người, trong những quyền ấy có quyền tự do, dân chủ,… của nhân dân. Các quyền tự nhiên vốn có của con người phải được quy định trong luật pháp và nhà nước với tư cách là thiết chế công quyền phải bảo đảm các quyền cơ bản ấy của công dân phải được thực thi trong thực tiễn. Pháp luật trong Nhà nước pháp quyền luôn hướng đến sự hạn chế và kiểm soát quyền lực nhà nước, đảm bảo cho nhà nước sử dụng quyền lực ấy đúng; và bảo vệ những quyền tự nhiên vốn có của công dân, ngăn chặn sự lạm quyền của nhà nước và bản thân nhà nước pháp quyền (chủ thể ban hành pháp luật) không được đứng trên pháp luật mà phải đặt dưới pháp luật và tuân thủ pháp luật một cách triệt để. Vì thế, chúng ta cần phải phân định rành mạch giữa pháp quyền và pháp trị; từ đó, chống lại tư tưởng đánh đồng giữa chúng, làm lệch hướng trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thứ tư, ở Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển 2011) chỉ rõ: Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện. Nội dung trên thể hiện rõ bản chất Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đó là hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, dựa trên nền tảng lợi ích chung của toàn xã hội hài hòa với lợi ích chính đáng của con người; nó khác hẳn về chất so với các xã hội cạnh tranh để chiếm đoạt lợi ích riêng giữa các cá nhân và phe nhóm, mang tính đối lập, đối kháng xã hội.

Trong chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân là mối quan hệ giữa các chủ thể thống nhất về mục tiêu và lợi ích; tất thảy mọi chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật và hoạt động của nhà nước đều vì lợi ích của Nhân dân, lấy hạnh phúc của Nhân dân làm mục tiêu phấn đấu. Mô hình chính trị và cơ chế vận hành tổng quát là: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và Nhân dân làm chủ. Và: dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về nhân dân là một nhiệm vụ trọng yếu, lâu dài của các mạng Việt Nam.

Như vậy, luận điệu của Hoàng Mai rằng Việt Nam đang thực thi “pháp trị” trong xây dựng Nhà nước pháp quyền” là sự đánh đồng “ấu trĩ”, lập luận vô căn cứ, hết sức lố bịch, cần bị vạch mặt, đấu tranh bác bỏ./.

 

Jun 8, 2023

HRW lại can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam


        Tre Việt - Ngày 07/6, trang facebook Việt Nam Thời Báo đăng bài: “Việt Nam - hãy phóng thích nhà vận động chống tham nhũng”, dẫn phát biểu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), rằng: “nhà cầm quyền Việt Nam cần hủy bỏ mọi cáo buộc và ngay lập tức phóng thích nhà vận động chống tham nhũng Đặng Đăng Phước”. HRW còn xuyên tạc: “Chính quyền Việt Nam vận dụng các điều luật có nội dung điều chỉnh quá rộng và mang tính đàn áp để truy tố những người lên tiếng kêu gọi cải cách”. Đồng thời, trích phát biểu của ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Ban Á Châu của HRW, yêu cầu: “Nhà cầm quyền Việt Nam nên hủy bỏ ngay lập tức mọi cáo buộc đối với Đặng Đăng Phước và các nhà hoạt động khác - những người đóng vai trò thiết yếu trong việc tầm soát những sai phạm và tham nhũng mà chính quyền Việt Nam tuyên bố muốn phòng, chống”.

Như đã biết, ngày 06/6/2023, Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với Đặng Đăng Phước (sinh năm 1963, trú Tổ dân phố 7A, phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột) về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Theo cáo trạng, từ năm 2012, Đặng Đăng Phước (nguyên giáo viên dạy môn Âm nhạc tại Trường Cao đẳng sư phạm Đắk Lắk) bắt đầu sử dụng mạng internet để tham gia vào các hoạt động chống đối do một số đối tượng trong và ngoài nước phát động. Phước đã đăng tải, chia sẻ hơn 200 bài viết có nội dung công kích lãnh đạo cấp cao và chính quyền, xuyên tạc tình hình chính trị - xã hội trong nước; công khai thể hiện tư tưởng, quan điểm bất mãn, bôi nhọ, nói xấu lực lượng Công an; lợi dụng các vấn đề đang được xã hội và cộng đồng mạng quan tâm để xuyên tạc tình hình chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước. Phước thường xuyên tham gia các hội, nhóm, diễn đàn trên mạng xã hội để ủng hộ hoạt động của các nhóm chống đối, như: “No U”, “Phổ biến Hiến pháp”, v.v. Ngoài ra, Phước còn thường xuyên tìm cách lôi kéo những đối tượng bất mãn, chống đối trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tham gia các phiên tòa xét xử một số đối tượng vi phạm pháp luật; căng băng rôn, cản trở hoạt động của các cơ quan chức năng, kích động, gây phức tạp về an ninh trật tự; tụ tập hát những bài hát có nội dung kích động, phá hoại về tư tưởng, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, phỉ báng chính quyền nhân dân. Những hành động của Phước đã vi phạm các quy định của ngành Giáo dục, trái với đạo đức nhà giáo, vi phạm pháp luật. Các hành vi đó đã diễn ra trong một thời gian dài. Mặc dù đã được các cơ quan, lực lượng chức năng nhiều lần mời làm việc để tuyên truyền, vận động, giải thích, nhắc nhở nhưng Phước không chấp hành. Căn cứ vào những hành vi vi phạm pháp luật của Phước, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt y 08 năm tù về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 117, Bộ luật Hình sự (năm 2015).

HRW đã cố tình quên rằng: ở bất kỳ quốc gia nào, tiền đề và điều kiện bảo đảm cho việc thực hiện tốt quyền con người phải gắn liền với pháp luật, có tính chất bảo vệ và quản lý.Và, ở các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, quyền con người, quyền công dân là những quyền cơ bản đều được ghi nhận và thể hiện trong hiến pháp và pháp luật. Đặng Đình Phước nhân danh “đấu tranh dân chủ” để xâm phạm an ninh quốc gia, dân tộc, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; đây là hành vi vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự xã hội nên Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk tuyên phạt bị cáo với khung hình phạt như trên là điều bình thường, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật Việt Nam.

Vì vậy, việc HRW kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho Đặng Đăng Phước và các nhà hoạt động khác vi phạm pháp luật là hành động lợi dụng vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, cổ súy cho hành động chống đối Đảng, Nhà nước Việt Nam, cố tình can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam. Hành động đó cần phải nên án và đấu tranh bác bỏ./.

Jun 7, 2023

Phản bác bình luận xuyên tạc chính sách ngoại giao của Việt Nam

             Tre Việt - Ngày 04/6/2023, trang BBC tiếng Việt đưa bài viết nói rằng, International Institute for Strategic Studies (IISS) vừa công bố “Đánh giá về an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2023”, trong đó có nội dung bình luận Việt Nam “đang dần giảm bớt sự phụ thuộc nguồn vũ khí từ Nga và thận trọng trong quan hệ ngoại giao với Mỹ, đặc biệt về khía cạnh an ninh - quốc phòng”. IISS đưa ra những đánh giá đặt trong mối quan hệ so sánh quan hệ ngoại giao của Việt Nam với Trung Quốc và Việt Nam với Mỹ, từ đó có những bình luận mang tính định kiến, sai lệch. IISS cũng đánh giá về những vấn đề nhân sự lãnh đạo cấp cao ở Việt Nam thời gian qua và nêu quan điểm thiếu thiện chí, tạo cớ để những đối tượng xấu comment (bình luận) mang tính kích động, bôi nhọ ngay phía dưới bài viết. Từ đó, họ đưa ra quan điểm “khuyên” Việt Nam nên chọn theo nước này, chống nước kia và ngược lại, thậm chí còn cổ suý, kích động tư tưởng dân tộc cực đoan, làm “ngòi nổ” để truyền bá tư tưởng chống đối, gây chia rẽ, kỳ thị về ngoại giao, gây sự hiểu nhầm đối với người dân trong chính sách ngoại giao của Đảng, Nhà nước ta.

Ảnh: Sưu tầm từ huongsenviet.com

Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, công tác đối ngoại luôn giữ vai trò vô cùng quan trọng, không chỉ góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ mà còn góp phần to lớn trong xây dựng, phát triển đất nước. Chính sách ngoại giao của Việt Nam được khẳng định trong các văn kiện của Đảng cũng như các chủ trương, đường lối liên quan; trong đó, có những khái niệm được mô tả dễ hiểu, phù hợp đặc trưng của văn hóa Việt Nam như “chính sách ngoại giao cây tre”, “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy với các nước”, v.v. Trong quan hệ với các nước, Việt Nam luôn đề cao luật pháp quốc tế, sự tin cậy chính trị, đảm bảo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ.

Trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng hiện nay, ngoại giao Việt Nam tiếp tục thực hiện sứ mệnh mới, góp phần tạo dựng và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Đồng thời linh hoạt, sáng tạo tìm ra phương cách mới thúc đẩy hợp tác quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển kinh tế, nâng cao vị thế và gia tăng tiềm lực đất nước. Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh, Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa. Báo cáo cũng tái khẳng định nguyên tắc “4 không” trong chính sách quốc phòng, trong đó mục tiêu tối thượng là bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế. Khẳng định cam kết của Việt Nam tiếp tục là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Điểm cốt lõi là vai trò tiên phong của đối ngoại trong việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để phát triển, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước. Khẳng định ngoại giao giữ vai trò trung tâm và tích cực trong bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, nâng cao năng lực quốc gia và gia tăng uy tín quốc tế của Việt Nam. Đồng thời, nhấn mạnh nhu cầu xây dựng một nền ngoại giao “toàn diện, hiện đại”, bao gồm ba trụ cột là đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân cũng như sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa những trụ cột trên. Bằng việc bổ sung nội hàm “toàn diện”, Việt Nam thúc đẩy một cách rõ ràng tất cả các hình thái ngoại giao chính trị, kinh tế, quốc phòng, công chúng, văn hóa và nghị viện.

Thực tiễn minh chứng trong hơn 90 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta đã xây dựng nên một trường phái đối ngoại và ngoại giao rất đặc sắc và độc đáo mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”, thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam, đó là: “Mềm mại, khôn khéo nhưng rất kiên cường, quyết liệt; linh hoạt, sáng tạo nhưng rất bản lĩnh, kiên định, can trường trước mọi thử thách, khó khăn vì độc lập dân tộc, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân. Đoàn kết, nhân ái nhưng kiên quyết, kiên trì bảo vệ lợi ích quốc gia – dân tộc. Biết nhu, biết cương; biết thời, biết thế; biết mình, biết người; biết tiến, biết thoái, “tùy cơ ứng biến”, “lạt mềm buộc chặt”. Hiện nay, nước ta đã có quan hệ ngoại giao với 189 nước trong tổng số 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, trong đó 3 nước có “quan hệ đặc biệt”, 17 nước “đối tác chiến lược” và 13 nước “đối tác toàn diện” và là thành viên tích cực và có trách nhiệm của hơn 70 tổ chức, diễn đàn quốc tế quan trọng, như Liên hợp quốc, ASEAN, APEC, ASEM, WTO, v.v. Đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân và đối ngoại của các ngành, lĩnh vực, địa phương, doanh nghiệp ngày càng mở rộng, chủ động, tích cực và đi vào chiều sâu, góp phần củng cố chính trị, quốc phòng, an ninh; kinh tế, văn hóa - xã hội được đẩy mạnh, qua đó tăng cường sự tin cậy chính trị và đan xen lợi ích với các đối tác. Nhờ đó, Việt Nam tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi và huy động được các nguồn lực từ bên ngoài để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế - xã hội. Nếu cách đây 30 năm, chúng ta mới có quan hệ kinh tế - thương mại với gần 30 nước và vùng lãnh thổ thì đến nay đã có quan hệ kinh tế - thương mại với 230 nước và vùng lãnh thổ; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đến nay đã đạt khoảng 600 tỉ USD, gấp khoảng 120 lần so với những năm đầu của thời kỳ đổi mới, v.v. Điều này cho thấy công tác đối ngoại đã giữ vai trò tiên phong trong việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Các vấn đề biên giới với các nước liên quan từng bước được giải quyết, tạo điều kiện thuận lợi nhằm bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, góp phần củng cố hòa bình, ổn định trong khu vực. Nhờ đó, vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới ngày càng được nâng cao, đóng góp tích cực và đầy trách nhiệm vào việc giữ vững hòa bình, hợp tác phát triển và tiến bộ trên thế giới. Sự thực đó đã bác bỏ và phản bác mọi quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc đường lối, chính sách ngoại giao của Việt Nam./.

 

Jun 6, 2023

Đừng “việc nọ, sọ việc kia” để cổ súy, bao biện cho hoạt động vi phạm pháp luật

Tre Việt - Như đã biết, ngày 31/5, bà Hoàng Thị Minh Hồng, Giám đốc Trung tâm Hành động và Liên kết vì Môi trường và Phát triển (gọi tắt là CHANGE), cùng với chồng và hai nhân viên bị công an Thành phố Hồ Chí Minh bắt giam vì tội trốn thuế. Lợi dụng việc này, các trang mạng thiếu thiện chí với Nhà nước Việt Nam, như: VOA, RFA, Việt Nam Thời Báo,… ngay lập tức tung ra các bài viết, với những luận điệu nhằm xuyên tạc bản chất sự việc, khi cho rằng: “Những vụ bắt giữ này của chính quyền Việt Nam là một phần của mô hình bắt giữ những người ủng hộ xã hội dân sự và bảo vệ môi trường”(!).

Thực chất Hoàng Thị Minh Hồng là người sáng lập tổ chức bảo vệ môi trường CHANGE, một tổ chức phi lợi nhuận thường nhận tài trợ từ các NGOs của nước ngoài cho các chương trình bảo vệ động vật hoang dã (voi, tê tê, hổ, báo,...), bảo vệ rừng, chống biến đổi khí hậu, gìn giữ môi trường tự nhiên. Bà Hồng từng là người nổi tiếng khi là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên đặt chân đến Nam Cực vào năm 1997, được Tạp chí Forbes bình chọn là một trong 50 phụ nữ có ảnh hưởng nhất tại Việt Nam năm 2019, trở thành đặc phái viên trẻ của UNESCO và nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam cùng năm đó. Trước đó, bà Hồng được vinh danh với nhiều giải thưởng về môi trường và được đưa vào danh sách “Anh hùng khí hậu” vào dịp Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu COP21, v.v. Thế nhưng, thời gian gần đây, khi nhận những nguồn tài trợ kinh phí từ một số tổ chức nước ngoài để hoạt động, thay vì tuân thủ pháp luật về thuế, thì bà Hồng đã không thực hiện đúng quy định về đóng thuế doanh nghiệp (trốn thuế), mà còn có hành động truyền bá thông tin quy chụp và sai lệch mang tính thiếu hợp tác. Việc trốn thuế doanh nghiệpcủa bà Hồng đã vi phạm pháp luật về thuế phải được xử lý nghiêm minh đúng quy định của pháp luật, đó không phải là hành động chính quyền “bắt giữ những người ủng hộ xã hội dân sự và bảo vệ môi trường”, như các nhà “dân chủ” rêu rao.

Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn khẳng định mạnh mẽ cam kết của mình trong bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển xanh và bền vững. Điều này đã được nêu rõ tại nhiều văn bản pháp luật, chủ trương, chính sách của Việt Nam. Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đang triển khai nhiều biện pháp tổng thể, toàn diện trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh, tuần hoàn. Tại Việt Nam có hàng trăm các tổ chức xã hội, các tổ chức phi chính phủ đang tăng cường đa dạng hóa hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Các cá nhân, hội, tổ chức nhân dân, tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực này được bảo đảm hoạt động bình thường theo đúng quy định; nhưng phải tuân thủ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành động của mình. Như tại các quốc gia khác trên thế giới, những người vi phạm pháp luật sẽ phải xử lý theo đúng các quy định. Thử hỏi các vị: ở nước ngoài, đặc biệt là các nước phương Tây nổi tiếng với cái gọi là “dân chủ” thì việc trốn thuế có bị pháp luật “sờ gáy”, xử lý không? Nếu tôn trọng sự thực thì hẳn các vị phải mặc nhiên thừa nhận hành vi trốn thuế của bà Hồng sẽ bị xử lý phải không?

          Chính vì vậy, các vị đừng “việc nọ, sọ việc kia” mà  cố tình xuyên tạc,  cổ súy, bao biện cho hoạt động vi phạm pháp luật của bà Hoàng Thị Minh Hồng./.

Jun 1, 2023

Phản bác ý kiến cho rằng Việt Nam chưa đảm bảo được tự do tôn giáo

           Tre Việt - Ngày 15/5/2023, Bộ Ngoại giao Hoa kỳ đưa ra cái gọi là Báo cáo Tự do tôn giáo quốc tế năm 2020; trong đó, phần về Việt Nam, bên cạnh việc đề cập đến những nỗ lực của Việt Nam trong việc đảm bảo và thúc đẩy đời sống tôn giáo, tín ngưỡng, thì bản Báo cáo vẫn đưa ra một số nhận định thiếu khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam. Lợi dụng nhận định thiếu khách quan trong bản Báo cáo này, một số tổ chức phản động ra sức tuyên truyền xuyên tạc sai sự thật về bảo đảm tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhằm chống phá, hạ thấp vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Việt Nam tôn trọng và bảo đảm
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

          Nhằm bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân, ngay từ Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (năm 1946) và các bản Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sau này đều luôn khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong các quyền cơ bản của con người. Hiến pháp 2013 quy định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quyền của mọi người. Nhằm cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013 và phù hợp với đời sống thực tiễn hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18/11/2016. Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 162/2017/NĐ-CP, ngày 30/12/2017 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.

Trên thực tế, quyền tự do, tín ngưỡng quy định trong pháp luật đã được thực thi đầy đủ. Bằng chứng là đến nay, Nhà nước Việt Nam đã công nhận 36 tổ chức tôn giáo, cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo cho 4 tổ chức và 1 pháp môn tu hành thuộc 16 tôn giáo. Hiện cả nước có trên 26,5 triệu tín đồ tôn giáo (chiếm 27% dân số cả nước), hơn 54.000 chức sắc, 135.000 chức việc và 29.658 cơ sở thờ tự; hàng ngàn nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung, trong đó có các nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam. Đặc biệt, những ngày này, đại lễ Phật đản – Phật lịch 2567 đã được tổ chức trang trọng ở khắp các cơ sở Phật giáo trên cả nước. Dịp này, Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có Thông điệp kêu gọi tất cả tăng ni, phật tử hãy cùng nhau dấn thân hơn nữa trên con đường thực hành Bồ-tát hạnh. Mỗi tăng ni, phật tử các giới ra sức làm các thiện sự, tích cực góp phần xây dựng đất nước, kiến tạo hòa bình tự thân để kết nên một đài sen cúng dường Đức Thế Tôn trong mùa Phật đản năm nay. Không chỉ với mùa Phật đản, dịp lễ Giáng sinh hằng năm cũng trở thành một dịp lễ hội của rất nhiều người chung vui với đồng bào Công giáo. Với đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn, lễ hội Katê còn được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Tháng lễ Ramadan của đồng bào Chăm theo đạo Hồi cũng được cộng đồng tôn trọng, các cấp chính quyền tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào thực hành nghi lễ, v.v. Đó là những hoạt động tôn giáo đa dạng, phong phú đã và đang diễn ra bình thường trên lãnh thổ Việt Nam. Những điểm chung của các hoạt động tôn giáo đó là phù hợp với văn hóa truyền thống của dân tộc, đáp ứng được nhu cầu đời sống tín ngưỡng tinh thần trong cộng đồng và được pháp luật bảo hộ. Bức tranh sinh động trên cho thấy: các tôn giáo đã được tạo điều kiện tối đa để phát triển đáp ứng nhu cầu của các tín đồ.

Song cần phải phân biệt rõ những hội nhóm, tổ chức nhân danh tôn giáo để hoạt động trái với thuần phong mỹ tục, văn hóa truyền thống của dân tộc, xâm phạm lợi ích Nhà nước, cộng đồng và các cá nhân nên không được pháp luật công nhận. Có thể kể đến như tà đạo Hà Mòn ở một số tỉnh Tây Nguyên, tà đạo Giê Sùa, bà cô Dợ ở một số tỉnh Tây Bắc, v.v. Các đối tượng chủ chốt của các tà đạo này tuyên truyền chủ yếu những nội dung mê tín dị đoan, đả kích các tôn giáo chính thống, chê bai phong tục truyền thống của đồng bào, tuyên truyền về ngày tận thế, kích động li khai tự trị,… nên cần phải xử lý nghiêm minh theo pháp luật. Đó là việc làm hết sức bình thường và cần thiết trong việc quản lý các tôn giáo bằng pháp luật và xử lý những hành vi lợi dụng tôn giáo để vi phạm pháp luật không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Ví dụ như: mới đây, tại Kenya, chính quyền đã bắt giữ 26 nghi phạm liên quan đến giáo phái “tuyệt thực”, xúi giục các tín đồ bỏ đói con cái và nhịn ăn để có thể lên thiên đường trước ngày tận thế. Giới chức đã tìm thấy 201 thi thể và số người được báo cáo mất tích là 610 người.

Bởi vậy, những ý kiến cho rằng Việt Nam chưa đảm bảo được tự do tôn giáo chỉ có thể là cố tình xuyên tạc hoặc chưa có thông tin đầy đủ; cần đấu tranh bác bỏ./.