Tre Việt - Lợi dụng chuyến thăm Việt Nam của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, ngày 21/10, kênh VOA Tiếng Việt đăng bài “Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres thăm Việt Nam, các tổ chức nhân quyền ra cảnh báo”. Cũng vào dịp này, 15 tổ chức nhân quyền đã gửi thư ngỏ tới ông Guterres, cảnh báo một “làn sóng đàn áp mới” ở Việt Nam nhằm vào các nhà hoạt động vì môi trường. Những hành động này hòng thu hút sự chú ý, nhằm làm ảnh hưởng đến uy tín, vị thế của Việt Nam (!)
Như đã biết: mục tiêu nhất quán, xuyên suốt của cách mạng
Việt Nam là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, giải phóng giai cấp,
giải phóng con người, mang lại cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.
Mục tiêu đó được cụ thể hóa trong chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước và được hiện thực hóa trong thực tiễn. Nhờ
đó, những năm qua, đất nước Việt Nam đã có nhiều khởi sắc, kinh tế, văn hóa, xã
hội, đối ngoại có sự phát triển mạnh mẽ, đời sống nhân dân ngày càng được cải
thiện, nâng cao. Đặc biệt, Việt Nam luôn nỗ lực, cố gắng trong bảo đảm, thực
thi các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tôn giáo cho công dân và bảo
đảm quyền con người theo đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật. Thực tế đó,
đã củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành
của Nhà nước, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.Nhờ đó, góp phần khẳng
định uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Bằng chứng là Việt Nam vừa hoàn thành xuất sắc vai trò
Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, nhiệm kỳ 2020 - 2021,
được bầu làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, nhiệm kỳ 2023 - 2025
(đây là lần thứ hai Việt Nam trúng cử, đảm nhiệm vị trí này). Mới đây nhất, Tổng
Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã có chuyến thăm Việt Nam và trong cuộc
hội đàm với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Tổng Thư ký Liên Hợp quốc đã phát
biểu: “Tôi rất ngưỡng mộ Việt Nam, coi Việt Nam không chỉ là thành viên Liên hợp
quốc, mà còn với chủ nghĩa đa phương và hợp tác quốc tế”.
Những thành tựu trong xây dựng, phát triển đất nước, bảo
vệ Tổ quốc của Việt Nam là không thể phủ nhận. Thế nhưng thời gian qua, các thế
lực thù địch, phần tử phản động, cơ hội chính trị có thâm thù với chế độ, nhân
dân Việt Nam luôn tìm mọi cách xuyên tạc, chống phá toàn diện trên các lĩnh vực;
trong đó, chúng xác định vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền là “ngòi
nổ” chống phá. Và trên thực tế, chúng đã triệt để lợi dụng việc các cơ quan thực
thi pháp luật bắt giữ, điều tra xét xử một số công dân vi phạm pháp luật để vu
cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền, đàn áp tôn giáo, v.v. Việc 15 tổ chức
nhân quyền lợi dụng việc các cơ quan thực thi pháp luật của Việt Nam xét xử 04
công dân: Nguyễn Thụy Khanh, Mai Phan Lợi, Bạch Hùng Dương, Đặng Đình Bách về
hành vi trốn thuế theo quy định của Bộ Luật Hình sự để rêu rao rằng: “một “làn sóng đàn áp mới” ở Việt Nam nhằm
vào các nhà hoạt động vì môi trường” là
một ví dụ.
Sự thực, tự nó bác bỏ mọi âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc, không
có cơ sở, phiến diện. Những việc làm phi lý của chúng chẳng thể làm ảnh hưởng đến
uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế./.