Jun 25, 2016

"TRÁI TIM LẦM LỠ ĐỂ TRÊN ĐẦU"

Tre Việt - Việc Mai Phan Lợi bị tước thẻ nhà báo vào ngày 20/6/2016 theo Quyết định 1063 của Bộ Thông tin và Truyền thông, vì đã "xúc phạm nghiêm trọng danh dự của Quân đội nhân dân Việt Nam, gây tổn thương sâu sắc đến gia đình, người thân, đồng đội của những cán bộ, chiến sĩ gặp nạn khi đang làm nhiệm vụ, tổn hại đến uy tín đội ngũ những người làm báo". Bởi một status của Mai Phan Lợi đăng ngày 17/6/2016, trên Fanpage Facebook Diễn đàn Nhà báo Trẻ. Bài viết của Lợi trên Facebook đề cập đến việc gặp nạn của máy bay CASA-212 với những lời lẽ vô cảm, thiếu trách nhiệm. Ấy thế mà, Trần Phan với bài: "Quyền làm báo tại Việt Nam qua vụ việc nhà báo Mai Phan Lợi" trên VOA tiếng Việt ngày 22/6 lại tỏ ý ủng hộ Mai Phan Lợi. Mặc dù, Trần Phan có trích lời xin lỗi của Mai Phan Lợi: "Tôi có sử dụng ngôn ngữ không chính xác, gây tổn thương tình cảm anh em" và "Bằng stt này tôi chân thành xin lỗi mọi người, quyết không thực hiện các cuộc thăm dò ý kiến và sử dụng ngôn ngữ quá nhạy cảm như vậy nữa". Lợi đã nhận thấy lỗi của mình, mà Phan vẫn cứ cổ súy cho anh ta là sao?

          Phan viết: "Thú thực, đọc đi đọc lại rất nhiều lần cái status của Mai Phan Lợi, tôi không thấy có gì là không chính xác, là gây tổn thương tình cảm anh em!". Phan lý sự: "Chữ tan xác có gì không chính xác? Mỗi người có thể dùng các từ khác nhau, thí dụ bể vụn, vỡ vụn, nát tan, bể ra từng mảnh… tan xác cũng là một từ. Dùng từ gì là do mỗi nhà báo". Mặc dù, Phan thừa nhận: "mỗi từ miêu tả cùng một trạng thái của sự vật mang một hàm ý khác nhau" vậy mà Ông ta vẫn cứ khăng khăng chữ "tan xác" để chỉ chiếc máy bay CASA-212 gặp nạn là không sai (!).
          Thưa ông Phan, nếu một ngày kia Ông trở về với tiên tổ, bạn bè ông loan báo cho nhau rằng, "tay Phan chết rồi ông (bà) ạ", "thằng Phan chết tiệt rồi ông (bà) ơi" với cách loan báo rằng: bạn ơi! Phan của chúng ta đã mất mất rồi, Phan của chúng ta đã "về" rồi,… Ông thấy tình cảm của bạn mình đã dành cho mình như thế nào rồi chứ?
          Tương tự như vậy, chiếc máy bay CASA-212 trở 9 cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đi làm nhiệm vụ thiêng liêng, đầy chất nhân văn: tìm kiếm phi công Trần Quang Khải và chiếc Su 30 bị mất tích, lại chẳng may cũng gặp nạn, thế mà Ông lại đồng tình với cách viết của Lợi dùng từ "tan xác" để chỉ sự không may của chiếc máy bay CASA-212. Thế không phải là sự phũ phàng, lạnh lùng với sự hy sinh của cán bộ, chiến sĩ trên chiếc máy bay xấu số này sao?
Hiện nay, cả nước đang hướng về bảo vệ chủ quyền biển, đảo với tình cảm thiêng liêng. Cho nên, những người trực tiếp làm nhiệm vụ vinh quang này đều cố gắng với tinh thần trách nhiệm cao nhất để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo. Còn những người không trực tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo thì ủng hộ cả về vật chất và tinh thần nhằm tiếp thêm sức mạnh cho những người trực tiếp làm nhiệm vụ vẻ vang này. Vậy mà, Ông lại đồng tình với sự vô cảm trước sự hy sinh của các anh - những cán bộ, chiến sĩ Quân đội ta - trên chiếc CASA-212 là sao? Với sự cổ súy cho sự vô cảm, rõ ràng Ông thuộc dạng người "trái tim lầm lỡ để trên đầu".

          Nhân đây, cũng được nói rằng, hiện nay, có một số người luôn to tiếng bảo vệ chủ quyền biển, đảo, nhưng bằng cách tụ tập đông người để lượn bờ Hồ, gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội. Thế nhưng, khi những người thực thi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo thì họ không những không ủng hộ về vật chất mà về tinh thần thì lại có những lời nói làm đau lòng những người thực thi nhiệm vụ và những người có lương tâm, trách nhiệm. Hy vọng, Ông không phải hạng người như thế!./.

QUAN ĐIỂM CỦA CÔ GIÁO TRẦN THỊ MỸ HÀ

Tre Việt - Từ ngày 20/6/2016 đến nay, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều bài viết bức xúc về phát ngôn của cô Trần Thị Mỹ Hà - Tổ trưởng tổ Văn trường Trung học phổ thông Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội đăng trên facebooker cá nhân với nội dung: “Giống cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh đại học. Ku Tây không thích điều này)”. Cùng với phát ngôn này là ảnh và tin “Vợ phi công Trần Quang Khải được đặc cách tuyển dụng vào ngành Giáo dục”.

Trong khi cả xã hội đang thương sót, chia buồn và có một số hoạt động bù đắp lại sự mất mát to lớn với gia đình, Quân đội, nhất là vợ, con Đại tá, phi công Khải. Điển hình một số việc làm: Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tuyển dụng đặc cách vợ Đại tá, phi công Khải vào dạy ở trường Trung học phổ thông Chu Văn An. Thiết nghĩ, Vợ của phi công Khải đã có bằng thạc sĩ và cũng đang dạy hợp đồng, làm gia sư thì sao không đủ điểm mà phải “cộng” để làm cô giáo cơ chứ. Phát biểu của cô Hà khiến người ta có quyền đặt câu hỏi: liệu có phải cô đang ghen tỵ không? Không chỉ Chủ tịch UBNDTPHN mà cả xã hội đều hướng vào thực hiện tốt hơn chính sách hậu phương quân đội. Một doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh (xin giấu tên) và một số bạn đọc khác cùng nhau quyên góp qua Báo Thanh Niên tặng cháu Vân (con gái phi công) sổ tiết kiệm trị giá 50 triệu đồng. Tập đoàn Mường Thanh trao tặng cho gia đình Đại tá Khải căn hộ có diện tích 80m2, thuộc Khu đô thị Thanh Hà - Cienco5 Land (phường Kiến Hưng, Hà Đông - Hà Nội), v.v.
Cùng thời điểm cô Hà đưa nội dung trên lên trang cá nhân thì một nữ sinh “nối nghiệp” - Vũ Phương Trang (18 tuổi) hiện học Đại học Sư phạm Hà Nội đã xúc động viết nhiều bài thơ không kịp đặt tên đưa lên trang cá nhân của mình với nội dung đầy tính nhân văn, như: “Con xin mẹ an ủi sóng đừng tràn/ Giông đừng tới, bão mưa đừng lớn/ Chỉ một chút êm đềm biển gợn/ Giúp các anh con cập bến đất liền. Một nỗi đau chưa định nghĩa được tên/ Mẹ nỡ lòng khiến con đau lần nữa/ Hai phi cơ, mười bông hoa đang nở.../ Mẹ đừng đùa... Mẹ giấu các anh đâu?”. “Bố Khải ơi... con hỏi bố chuyện này/ Sao bố cứ nằm im mãi thế?/ Xong chuyến bay lần nào bố cũng kể/ Sao hôm nay bố chẳng nói câu gì?/ Bố Khải ơi... Bố mở mắt ra đi.../ Bố đã ngủ mấy ngày rồi đó!/ Bố kể rằng kỷ cương quân đội khó.../ Ăn ngủ, nghỉ ngơi, phải đúng giờ mà?”. “Anh Khải về rồi, các anh biết tin chưa?/ Anh còn mải kiếm tìm chi nữa/ Anh Khải về, lặng im nghe đất thở/ Ngóng các anh sao mãi chẳng về?”, “Các anh về đi... Tổ quốc mình vỗ về/ Dạo biển khơi... Đêm lạnh... Để làm gì?/ Về đi anh... Đất nước lệ đẫm mi/ Mong các anh từng giây, từng phút đó!/ Về đi nhé, tiếng dân mình đang ngỏ/ Đây là mệnh lệnh... Các anh có nghe không?". Cảm xúc trào dâng ở cô nữ sinh thể hiện qua các bài thơ không chỉ là của riêng em, mà đó là của cả xã hội - cộng đồng người Việt Nam cả ở trong nước lẫn ở ngoài nước. Vậy mà, Cô lại vô cảm đến lạnh lùng trước nỗi đau, nỗi mất mát lớn của gia đình, đồng đội và của cả xã hội. Bởi lẽ, người với người sống để yêu nhau.
Thật đau lòng khi đọc được nội dung này trên trang cá nhân của Cô. Còn đau lòng hơn khi một bạn Facebook Xuân Thị Hồng Nguyễn khuyên Cô: “Em nghĩ C (chị) nên gỡ bài này xuống đi ạ”. Bà khẳng định “không gỡ”. Vậy là quan điểm của Bà đã rõ: sai trái, đi ngược lại với xã hội, với thuần phong mỹ tục người Việt Nam: nghĩa tử là nghĩa tận.
Tre Việt thầm nghĩ Cô là Tổ trưởng Tổ văn của trường Trung học phổ thông chắc hẳn trình độ, nhân cách cũng đủ là gương sáng cho thày, trò trong trường. Hơn thế, Cô là người làm sống lại nhiều nhân vật, nhất là những nhân vật đã dũng cảm hy sinh vì đất nước, con người Việt Nam trên các mặt trận. Nhưng không, với những gì mắt thấy thì Cô đã làm ngược lại hủy hoại thanh danh của cá nhân, Nhà trường; trong đó, có tổ văn của Cô.

So sánh giữa Cô và em Trang, Tre Việt nhận thấy chủ trương đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo của Đảng những năm qua là đúng đắn, sáng tạo. Chúng ta cần thực hiện nghiêm túc chủ trương này để tạo ra một thế hệ người Việt Nam; trong đó, có thầy giáo, cô giáo vừa có tâm, vừa có đức, vừa có tầm. Thế hệ này, sẵn sàng thay thế Cô và những người như Cô, tạo động lực thúc đẩy đất nước phát triển; chất xúc tác để cộng đồng người Việt gắn bó, yêu thương nhau nhiều hơn./.