Tre Việt - Ngày 13/4/2022, Bộ Ngoại giao Mỹ ra Báo cáo Nhân quyền năm 2021, khái quát tình hình nhân quyền của 198 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam. So với báo cáo năm 2021, báo cáo năm nay của Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn dựa trên kết cấu báo cáo giống như các năm trước, tiếp tục sử dụng các nguồn thông tin không chính thống của các tổ chức và cá nhân chống đối trong và ngoài nước cung cấp. Phần về Việt Nam, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng ghi nhận một số mặt tích cực; tuy nhiên, họ cáo buộc Chính phủ vi phạm các quyền cơ bản của người dân, như: hạn chế quyền tự do internet, quyền tự do lập hội, tự do hội họp hòa bình; hạn chế tự do đi lại của các đối tượng mà Mỹ gọi là “nhà hoạt động nhân quyền” ra nước ngoài; công dân không được thay đổi Chính phủ qua bầu cử, người dân bị hạn chế trong việc tham gia các hoạt động chính trị, quản lý nhà nước. Phê phán, chỉ trích Chính phủ và lực lượng Công an đã tiến hành bắt giữ và giam giữ tùy tiện, tra tấn đối với các “nhà hoạt động nhân quyền”, xét xử các đối tượng chống đối chính trị thời gian qua, như: vụ Đồng Tâm, Hội Nhà báo độc lập, việc xét xử đối tượng Mai Văn Lợi và Phạm Đình Bách về hành vi trốn thuế, v.v.
Thực chất, đây là trò “bổn cũ soạn
lại” của Bộ Ngoại giao Mỹ với những thông tin sai lệch, đánh giá thiếu khách
quan về tình hình nhân quyền diễn ra trong năm 2021 ở Việt Nam, bởi vì:
Trong năm 2021, Việt Nam đã ban
hành, sửa đổi nhiều văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời triển khai các biện
pháp cụ thể trên thực tế để bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do biểu đạt chính
đáng của người dân, phù hợp với quy định của Hiến pháp và pháp luật; đồng thời,
đạt những thành tựu đáng chú ý trong tăng cường việc tiếp cận thông tin rộng khắp
của người dân, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, biên giới, hải đảo,
v.v. Hiện nay, Việt Nam đang có khoảng 41.000 nhân sự tham gia hoạt động trong
lĩnh vực báo chí, với 779 cơ quan báo chí (trong đó có 142 báo, 612 tạp chí, 25
cơ quan báo chí điện tử độc lập), 72 cơ quan được cấp phép hoạt động phát thanh
- truyền hình với tổng số 87 kênh phát thanh và 193 kênh truyền hình. Tính tới
tháng 6/2021, số lượng người dùng internet ở Việt Nam là gần 70 triệu người,
tăng 0,8% trong giai đoạn 2020 - 2021 (chiếm hơn 70% dân số); số người sử dụng
mạng xã hội ở Việt Nam là gần 76 triệu người, tăng gần 10 triệu người trong
vòng 01 năm (tương đương 73,7% dân số). Và, Việt Nam là quốc gia có lượng người
dùng internet cao thứ 12 trên toàn thế giới và đứng thứ 6 trong tổng số 35 quốc
gia/vùng lãnh thổ khu vực châu Á.
Mặt khác, cần khẳng định rõ: thời
gian qua Nhà nước Việt Nam không tiến hành bắt, giam giữ tùy tiện, tra tấn đối
với các “nhà hoạt động nhân quyền”, xét xử các đối tượng chống đối chính trị.
Nhà nước Việt Nam không bắt, bỏ tù bất kỳ ai chỉ vì họ hoạt động báo chí, mà chỉ
xử lý những hành vi vi phạm pháp luật; tùy tính chất và mức độ của hành vi có
thể xử bị xử phạt hành chính, hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự với nguyên tắc
mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều được
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo một trình tự, thủ tục luật định,
bảo đảm tính công khai, minh bạch, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không
làm oan người vô tội, cũng không bỏ lọt tội phạm.
Thực tế tình hình bảo đảm nhân
quyền ở Việt Nam đã được nhiều nhà lãnh đạo, chính khách quốc tế, các nhà quan
sát, du khách cảm nhận, đánh giá cao. Nhà báo chuyên về chính trị Đông Nam Á,
David Hutt phát biểu trên đài BBC News rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã hành động
trách nhiệm và đặt người dân lên làm mối quan tâm hàng đầu. Ngoài ra, còn rất
nhiều bình luận tương tự của giới chính khách, chuyên gia, truyền thông quốc tế
khi đề cập tới thành công của Việt Nam trong việc biến nguy thành cơ để thực hiện
có kết quả mục tiêu kép: phòng, chống đại dịch Covid-19, đồng thời phát triển
kinh tế - xã hội, nhằm “không để ai bị bỏ lại phía sau”. Thực tiễn là những minh
chứng giản dị và thuyết phục nhất, thể hiện những gì mà Đảng, Nhà nước Việt Nam
đang tôn trọng, bảo vệ, thực hiện nhân quyền đã được người dân đặt trọn niềm
tin và được dư luận tiến bộ trên thế giới ghi nhận.
Như vậy, những nhận xét thiếu
khách quan, mang đầy tính quy chụp của Bộ Ngoại giao Mỹ trong Báo cáo Nhân quyền
năm 2021 là không đúng sự thật, chỉ là trò “bổn cũ soạn lại” những năm trước, cần
lên án, bác bỏ./.