Tre
việt
– Ngày 07/12/2020, hàng trăm tài xế Grab tập trung phía ngoài tòa nhà trụ sở
Grab trên đường Duy Tân, Hà Nội để phản đối mức khấu trừ thuế mới của Công ty.
Lợi dụng sự kiện này, trang mạng Việt Tân đăng hàng loạt bài xuyên tạc, cho rằng:
“Nhà nước Việt Nam đang cố bòn rút, tận
thu từ những anh em tài xế Grab”, với mục tiêu kích động cộng đồng xe ôm
công nghệ nói riêng và nhân dân nói chung phản đối Nghị định số 126/NĐ-CP của
Chính phủ về Hướng dẫn Luật Quản lý thuế chính thức có hiệu lực từ ngày
05/12/2020.
Grab là một công ty công nghệ nước ngoài
có trụ sở tại Singapore chuyên cung cấp các dịch vụ vận chuyển và đi lại bằng
xe hơi tại Singapore và các quốc gia Đông Nam Á. Grab đầu tư vào thị trường Việt
Nam năm 2014, được cấp phép thí điểm hoạt động vào năm 2015 và liên tục phát
triển mạnh mẽ. Từ mô hình ban đầu là Grab taxi, hiện nay có thêm GrabBike (xe
ôm công nghệ) đã chiếm thị phần không nhỏ trong kinh doanh vận tải ở nước ta.
Việc thu hút doanh nghiệp có vốn nước
ngoài (doanh nghiệp FDI) đầu tư tại Việt Nam là một chủ trương lớn của Đảng và
Nhà nước ta trong suốt hơn 30 năm đổi mới. Cùng với các chính sách khác, chính
sách thuế đã đóng góp tích cực trong thu hút doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt
Nam và được điều chỉnh tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể. Chính sách
thuế tập trung chủ yếu vào thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu và các khoản thu về đất. Trải qua 4 giai đoạn cải cách thuế áp dụng cho
doanh nghiệp FDI, hiện nay, đối với thuế
thu nhập doanh nghiệp, được áp dụng mức thuế suất thấp hơn mức thuế suất thông
thường có thời hạn hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư. Cụ thể, doanh
nghiệp thành lập mới từ: dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu
khoa học và phát triển công nghệ, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt quan
trọng của Nhà nước, sản xuất sản phẩm phần mềm,… được miễn thuế 4 năm đầu, giảm
thuế 50% không quá 09 năm tiếp theo tùy điều kiện cụ thể và áp dụng mức thuế suất
10% sau khi hết thời gian miễn, giảm. Đối với Grab Việt Nam, sau 4 năm đầu tiên
được miễm thuế, từ năm 2018 đến nay, Nhà nước áp thuế thu nhập doanh nghiệp là 4,4%
(gần 50% theo quy định); trong đó, theo thỏa thuận giữa lái xe và công ty thì doanh
nghiệp chịu thuế 2% và đầu xe chịu 2,4%. Theo Nghị định số 10/2020/NĐ-CP, ngày
17/01/2020 của Chính phủ, Quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải
bằng xe ô tô, Công ty Grab đã chính thức hết thời gian thí điểm, được miễn, giảm
thuế và phải chịu áp mức thuế thu nhập doanh nghiệp như đã cam kết là 10%. Tuy
nhiên, công ty đã đẩy mức thế mới này lên đầu lái xe là bất công lớn, tạo nên
làn sóng mâu thuẫn giữa doanh nghiệp và người lao động. Đình công là để giải
quyết mâu thuẫn giữa người lao động và giới chủ, nguyên nhân không phải từ chính
sách thuế Nhà nước. Đừng xuyên tạc./.
2 comments:
Việt Tân chuyện gì chúng cũng xuyên tạc
Chúng ta phải nhận biết và đấu tranh mạnh mẽ chống lại các luận điệu xuyên tạc, chống phá Việt Nam của bọn phản động và các thế lực thù địch
Post a Comment