Tre Việt - Vừa qua, nhân việc Phạm
Thành và Nguyễn Tường Thụy bị cơ quan chức năng bảo vệ pháp luật Việt Nam bắt tạm
giam, điều tra (sáng ngày 23/5/2020), trên BBC, RFA, VOA và một số trang mạng
phản động cho rằng, Nhà nước Việt Nam vi phạm quyền tự do ngôn luận báo chí (!).
Cần khẳng định rằng,
việc làm này của cơ quan chức năng bảo vệ pháp luật Việt Nam là phù hợp quy định
pháp luật, nhằm bảo vệ quyền tự do ngôn luận báo chí và sự trong sáng, lành mạnh
của không gian mạng.
Ai cũng hiểu, quyền
tự do ngôn luận báo chí là một nội dung của quyền con người, quyền công dân. Tuy
nhiên, quyền đó phải được sử dụng phù hợp với quy định pháp luật. Công ước quốc
tế về các quyền dân sự và chính trị (năm 1966) của Liên hợp quốc (Việt Nam đã
gia nhập năm 1982) quy định: “Mọi người có quyền tự do ngôn luận”. Theo đó, quyền
này có 03 nội dung cơ bản: 1- Quyền tự do “tìm kiếm” thông tin; 2- Quyền “tiếp
nhận” (đọc và nhận thức, thể hiện quan điểm của cá nhân) thông tin; 3- Quyền
“truyền đạt” mọi thông tin (Khoản 2, Điều 19). Việc thực hiện các quyền này “không
phân biệt lĩnh vực, hình thức bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức
nghệ thuật,…”. Đặc biệt, Công ước này chỉ rõ: “Việc thực hiện những quyền quy định
tại khoản 2 điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc
này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định”. Những hạn chế này phải được quy
định trong pháp luật để: “a- Tôn trọng
các quyền hoặc uy tín của người khác. b- Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự
công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của xã hội” (Khoản 3, Điều 19).
Ở Việt Nam cũng vậy,
quyền tự do ngôn luận báo chí được quy định rõ trong Chương II, Hiến pháp nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, năm 2013, quy định về Quyền con người, quyền
và nghĩa vụ cơ bản của công dân; trong đó, Điều 25, nêu rõ: “Công dân có quyền
tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu
tình” và: “Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Theo đó, Nhà nước
Việt Nam đã ban hành Luật và văn bản luật để đảm bảo quyền tự do ngôn luận cho
mọi tổ chức, cá nhân. Nổi bật là: Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, năm 20015 (đã được sửa đổi một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2017),chỉ rõ những điều khoản nghiêm cấm mọi cá nhân, tổ
chức vi phạm, ai vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật. Theo Điều 117, của
Bộ luật Hình sự này, quy định nghiêm cấm hành vi “làm, tàng trữ, phát tán thông tin,
tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước”. Luật Báo chí năm 2016, quy định: “Nhà
nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự
do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình”; đồng
thời, quy định: “Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn
luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của
tổ chức và công dân”. Điều 16, Luật An ninh mạng nghiêm cấm các cá nhân, tổ chức
các hành vi: a. Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người
khác; b. Thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc
gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác,
v.v. Như vậy, Nhà nước Việt Nam đã có những quy định pháp luật rất cụ thể để mọi
tổ chức, cá nhân thực hành quyền tự do ngôn luận báo chí.
Ấy thế mà, trong
quá trình hoạt động, Phạm Thành (Bà Đầm Xòe) và Nguyễn Tường Thụy đã tham gia,
cấu kết với một số tổ chức phi pháp, cá nhân phản động trong và ngoài nước, núp
bóng tự do ngôn luận báo chí để viết bài xuyên tạc, bôi nhọ chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách và pháp luật Nhà nước, cá nhân những đồng chí lãnh đạo Đảng,
Nhà nước tung lên không gian mạng. Hành động của chúng đã vi phạm pháp luật,
làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Hành vị đó cần phải
trừng trị đích đáng theo quy định pháp luật để bảo vệ quyền tự do báo chí.
Như vậy, việc Phạm
Thành và Nguyễn Tường Thụy bị bắt và xử lý là đúng người, đúng tội, phù hợp với
các quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế. Đây là hành động “đúng
và trúng” của cơ quan bảo vệ pháp luật Việt Nam, nhằm bảo vệ quyền tự do ngôn
luận báo chí, được nhân dân đồng tình, ủng hộ.
3 comments:
Với các tội danh của Thành và Thụy gây ra thì cần phải có một bản án thật nghiêm khắc
Các trường hợp phạm tội thì phải chấp hành hình phạt
Tất cả những kẻ phản quốc phải bị trừng trị thật nghiêm khắc
Post a Comment