Nhận rõ tầm quan trọng của biển, những năm qua, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế biển.
Đi liền với chủ trương, chính sách đó, Đảng Nhà nước ta đã triển khai thực hiện hàng loạt các biện pháp, hành động cụ thể, thiết thực để tạo điều kiện cho việc phát triển bền vững kinh tế biển, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên biển cũng như hỗ trợ, bảo vệ an toàn cho tàu cá của ngư dân vươn khơi, bám biển, bám ngư trường khai thác, đánh bắt thủy, hải sản. Đó là:
Thứ nhất, Việt Nam đã chủ động, đẩy mạnh đàm phán với các nước có vùng biển giáp ranh để tiến hành phân định rõ gianh giới các vùng biển. Đồng thời, sớm tham gia ký kết các công ước quốc tế, hoàn thiện hệ thống pháp luật về biển phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo cơ sở, hành lang pháp lý để phát triển kinh tế biển, bảo đảm cho tàu cá, ngư dân ta làm ăn thuận lợi, an toàn trên các vùng biển Việt Nam.
Thứ hai, Đảng, Nhà nước ta đã triển khai xây dựng, củng cố các lực lượng chức năng làm nhiệm vụ thực thi pháp luật trên biển, như: Kiểm ngư, Cảnh sát biển, Biên phòng, v.v. Bên cạnh việc tuần tra, kiểm soát, thực thi pháp luật trên biển thì các lực lượng này chính là chỗ dựa, điểm tựa, bảo vệ các tàu cá của ngư dân khi hoạt động trên biển; đồng thời, tiến hành giúp đỡ, cứu hộ, cứu nạn trong trường hợp không may bị nạn trên biển. Cùng với đó, hệ thống các trung tâm, đài canh ven biển canh trực 24/24 giờ để thường xuyên cung cấp thông tin, dự báo thời tiết để tàu cá của ngư dân chủ động phòng, tránh khi thời tiết diễn biến xấu.
Thứ ba, chính quyền các địa phương ven biển đã và đang đẩy mạnh việc lắp đặt camera giám sát hành trình trên các tàu cá cỡ lớn; tổ chức, đăng ký, kê khaingư trường để quản lý, giám sát chặt chẽ các tàu cá trong quá trình khai thác, hoạt động trên các ngư trường theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và quốc tế.
Thứ tư, thực tế thời gian qua cho thấy: mỗi khi xảy ra vụ việc tàu cá nước ngoài xua đuổi, đâm va tàu cá của ngư dân Việt Nam thì Bộ Ngoại giao, các lực lượng chức năng thực thi pháp luật trên biển đều vào cuộcquyết liệt, đồng bộ phản đối hành động vô nhân đạo;yêu cầu nước bạn điều tra, xử lý và chấm dứt những hành động tương tự với tàu cá, ngư dân Việt Nam, cũng như vi phạm Công ước quốc tế về Luật Biển năm 1982, v.v.
Chính vì lẽ đó, mà Việt Nam hiện nay có khoảng một trăm nghìn tàu thuyền đánh cá cùng hàng chục triệu ngư dân vẫn đang ngày đêm yên tâm bám biển, bám ngư trường để lao động sản xuất, phát triển kinh tế cho gia đình và đất nước. Họ chính là những “cột mốc sống” khẳng định chủ quyền quốc gia giữa biển khơi. Và với số lượng tàu cá đông đảo như vậy mỗi khi ra khơi họ đâu có đơn độc như bọn chúng tưởng tượng./.
3 comments:
Bài viết rất hay
Vừa qua, một số đối tượng phản động, thù địch đã tán phát tài liệu “Philippin không sợ Trung Quốc - Tại sao Cộng sản Việt Nam lại sợ?”. Trong đó, có nội dung cho rằng: Tàu cá của ngư dân Việt Nam luôn “đơn độc” đối diện với những nguy hiểm do hành động của tàu cá Trung Quốc gây ra. Đây là sự xuyên tạc trắng trợn về những gì đang diễn ra ở Việt Nam. Chúng ta phải hết sức cảnh giác.
Việt Nam đấu tranh bảo vệ chủ quyền Việt Nam theo cách của Việt Nam chứ không phải theo cách của quân phản động
Post a Comment