Nov 16, 2017

Lại một sự xuyên tạc trắng trợn về tự do in-tơ-nét ở Việt Nam


Tre Việt - Ngày 15-11-2017, trên VOA Tiếng Việt có bài viết: Tự do in-tơ-nét 2017: Việt Nam “không có tự do”, với những “cứ liệu” được trích dẫn “Phúc trình Tự do in-tơ-nét 2017” của cái tổ chức gọi là Freedom House có trụ sở tại Mỹ. Bài viết này đã đưa ra những số liệu không thể kiểm chứng và nhận định hồ đồ, xuyên tạc trắng trợn về tự do in-tơ-nét ở Việt Nam.
Tại buổi Tọa đàm về Công tác dân số và hưởng ứng ngày sử dụng an toàn in-tơ-nét, ngày 22-02-2017, ông Nguyễn Thanh Hải, Cục trưởng Cục An toàn thông tin đã thông báo: hiện nay, Việt Nam có hơn 50 triệu người sử dụng in-tơ-nét, đạt tỷ lệ 53% dân số, cao hơn mức trung bình của thế giới là 46,6%. In-tơ-nét đã phát triển mạnh mẽ, ứng dụng rộng rãi, len lỏi vào mọi khía cạnh của cuộc sống con người Việt Nam. Còn theo We Are Social (một công ty có trụ sở ở Anh, chuyên thực hiện các thống kê và đánh giá về thông tin kỹ thuật số, di động và các lĩnh vực liên quan), đánh giá rằng: “Tính đến tháng 01 năm 2017, Việt Nam có 50.05 triệu người dùng in-tơ-nét chiếm 53% dân số, tăng 6% so với năm 2016. Số người dùng in-tơ-nét được xem là ở mức cao trên thế giới, v.v. Việt Nam có đến trên 46 triệu người dùng mạng xã hội, chiếm 48% dân số, v.v. Số lượng thuê bao di động ở Việt Nam đạt 124.7 triệu, với hơn 41 triệu thuê bao thường xuyên sử dụng, v.v. Tỉ lệ phần trăm các thiết bị kết nối Internet phổ biến ở người dùng trưởng thành, như: điện thoại thông minh với 72%, Laptop (hoặc Desktop) với 44%, Tablet với 14%. Trung bình 01 ngày, người Việt Nam bỏ ra 06 giờ 53 phút để duyệt Web nếu dùng PC và Tablet, 02 giờ 33 phút nếu dùng điện thoại di động và dành 02 giờ 39 phút cho mạng xã hội. Về tốc độ in-tơ-nét: “xét về tốc độ kết nối, 6270 KBps là tốc độ kết nối bằng các kết nối cố định (fixed connections), 3419 KBps là tốc độ kết nối bằng điện thoại di động. Trong đó, có đến 55% số người dùng thường xuyên kết nối với Internet bằng điện thoại thông minh. Tốc độ in-tơ-nét ở Việt Nam nhỉnh hơn mức trung bình trên thế giới là 5600 KBps. Trong khi đó, Thái Lan có tốc độ kết nối là 11677 KBps và Hàn Quốc, quốc gia có tốc độ kết nối in-tơ-nét nhanh nhất với 26700 KBps”. Về các công việc thường làm trên mạng của người dùng: “là kiểm tra email, viếng thăm mạng xã hội, sử dụng cơ chế tìm kiếm (Google, Coccoc, …), tìm thông tin sản phẩm, và nghe nhạc, video. Các nền tảng mạng xã hội được nhiều người quan tâm là Facebook, YouTube, FB Messenger, Google+, Zalo, Instagram, Twitter, Skype, Viber, v.v. Đó là chưa tính đến “Zing”, một mạng xã hội nổi tiếng ở Việt Nam”. Cùng với đó, là lĩnh vực thương mại điện tử, thì “tỉ lệ người dùng thường xuyên tìm kiếm thông tin sản phẩm trước khi mua là 48%, truy cập các trang bán lẻ là 43%, giao dịch sản phẩm là 39% và cùng 29% người dùng giao dịch sản phẩm bằng laptop và mobile. Lợi nhuận thương mại điện tử ở Việt Nam chưa thật sự nhiều và vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển. Có 33.26 triệu người mua bán online với tổng giá trị thị trường khá khiêm tốn là 1.8 tỉ USD so với 1 đất nước có GDP 215 tỉ USD. Lợi nhuận thương mại điện tử ở Việt Nam chưa thật sự nhiều và vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển. Nhiều công ty, tổ chức nhà nước đã cấm sử dụng Facebook vì lý do làm giảm hiệu suất công việc được nhiều người cho rằng là hợp lý”.
Trên cơ sở đó, We Are Social đưa ra nhận định: “Việt Nam là quốc gia in-tơ-nét “năng động” với tỉ lệ người sử dụng liên tục tăng đều qua các năm và lọt vào top đầu các nước “tương tác với in-tơ-nét”. Mạng xã hội có nhiều vai trò quan trọng trong xã hội Việt Nam khi chiếm tỉ lệ rất lớn người dùng tham gia, đặc biệt là Facebook và hơn nữa chiếm rất nhiều thời gian trung bình 01 ngày của từng cá nhân. Cùng với xu hướng quốc tế, ở Việt Nam người dùng điện thoại di động cũng chiếm tỉ lệ lớn do tính gọn nhẹ, có thể mang đi (di động), và nhiều tính năng đáp ứng nhu cầu của phần lớn người dùng ở các tầng lớp khác nhau. Thương mại điện tử tiếp tục phát triển mạnh,v.v.”. Thực tế đó đã bác bỏ sự xuyên tạc của Free House và sự tiếp tay với dụng ý xấu của VOA Tiếng Việt.

2 comments:

Dàn âm thanh said...

Bài viết rất ý nghĩa. Cảm ơn tác giả.

Amply công suất said...

Mọi luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch đều có âm mưu xấu xa, thâm độc kèm theo. Vì vậy chúng ta phải cảnh giác và đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc của bọn chúng.

Post a Comment