Tre Việt - Trên trang
Ba Sàm ngày 28-12-2014 xuất hiện bài: “Quyền Công Dân, Quyền Con Người ở Việt
Nam chỉ là bánh vẽ” ghi lại cuộc phỏng vấn giữa người được gọi là “nhà
báo” Trần Quang Thành với người được coi là “linh mục” Phan Văn Lợi. Đọc bài
viết thấy cách đưa đẩy giữa người hỏi và người trả lời rất hợp cạ, thực chất là
ngụy biện, vu cáo, hùa nhau “ăn không nói có”, nói xấu Đảng Cộng sản Việt Nam,
chế độ cộng sản.
Theo kịch bản mà họ dàn dựng để hỏi và trả lời theo kiểu “tung hứng” là
đi từ phủ nhận một số điều đã được ghi trong các bản Hiến pháp nước ta, từ Hiến
pháp năm 1946 đến Hiến pháp năm 2013, họ cho rằng, dù quyền con người, quyền
công dân có được ghi trong Hiến pháp thì trong thực tế cũng không được thực
hiện bởi các quy định của văn bản dưới luật. Họ nói rằng: “Hiến pháp ghi con
người có quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo. Nhưng Pháp lệnh 2004 và Nghị định
2012 đã tiêu diệt hoàn toàn quyền tự do tôn giáo”; “người dân có quyền tự do
ngôn luận, tự do phát biểu. Nhưng chính Luật Báo chí và các điều luật khác
trong Bộ luật Hình sự, như: điều 79, 88, 258 đã ngăn cản hoàn toàn điều tự do
này”. Vậy phải chăng điều họ nói là đúng? Không. Họ đã sai to. Nghiên cứu “Công ước quốc tế về các quyền dân
sự, chính trị” chúng ta thấy quyền con người có hai loại: Các quyền tuyệt đối và các
quyền bị hạn chế. Trong đó, các
quyền bị hạn chế, như: “Quyền tự do
đi lại và lựa chọn nơi cư trú” (Điều 12); “Quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo” (Điều 18); “Mọi người có quyền giữ quan điểm của mình”
(Điều 19), “Quyền hội họp hòa bình…”
(Điều 21); “Quyền lập hội” (Điều 22),
v.v. Công ước trên quy định: việc thực hiện những quyền trên “kèm theo những
nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt và phải chịu một số hạn chế nhất định, vì sự
tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác; bảo vệ an ninh quốc gia hoặc
trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của công chúng”[1]. Đặc
biệt điều đó được thể hiện rõ trong “Tuyên bố Viên (Áo) và Chương trình hành
động” (văn kiện Hội nghị quốc tế về quyền con người, tại Viên năm 1993), cộng
đồng quốc tế cũng khẳng định: “Tất cả các quyền con người đều mang tính phổ
cập, không thể chia cắt… Trong khi phải luôn ghi nhớ ý nghĩa của tính đặc thù
dân tộc và khu vực về lịch sử, văn hóa và tôn giáo…”[2]. Điều
đó cho thấy, giữa Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác của Việt Nam
quy định về quyền con người và nghĩa vụ công dân hoàn toàn phù hợp với luật
pháp quốc tế nói trên.
Khi hỏi: Có một
số người nói rằng Hiến pháp năm 1946 là Hiến pháp của ta. Trong một bài viết
phân biệt giữa ta và giặc có người nói Ta là những ai đi theo Hiến pháp 1946 và
đi theo Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa, thì Phan Văn Lợi cho rằng,
“Ta ở đây phải là toàn dân Việt Nam
bất kể là ai. Ta ở đây là tất cả những con người sống trên dải đất hình chữ S”.
Đặc biệt những ai đã từng bị “bức hại” vì chế độ cộng sản, vì sự “toàn trị” của
Đảng Cộng sản Việt Nam .
Như vậy, Phan Văn Lợi đã nhập nhèm “đánh lật con đen”, khi cho rằng toàn dân
tộc Việt Nam với thực dân Pháp, đế quốc Mỹ phải đều có chung một bản hiến pháp.
Vì bản Hiến pháp năm 1946 mãi đến năm 1980 nước ta mới có bản Hiến pháp khác
(Hiến pháp 1980). Trong thời gian này, trên dải đất hình chữ S không chỉ có
nhân dân Việt Nam
sinh sống mà còn các thế lực xâm lược ngoại bang. Thật là xuẩn ngốc. Không có
nơi nào trên trái đất này giữa kẻ đi xâm lược với người bị xâm lược lại có
chung một bản hiến pháp cả. Hơn nữa, với bất cứ quốc gia nào cũng đều có các tổ
chức ngoại giao của các nước, các tổ chức quốc tế cư trú và hoạt động. Vậy trả
nhẽ những tổ chức quốc tế này với nhân dân nước sở tại cũng đều có chung bản
hiến pháp sao? Thật là phi lý.
Họ cho rằng với
nước ta thực hiện án tử hình là không phù hợp với xu thế phát triển của thế
giới: Trên thế giới phần lớn các nước văn minh người ta đã bỏ án
tử hình rồi, nhưng Việt Nam
và các nước cộng sản rất muốn giữ. Vì “chế độ này là uy hiếp con người”. Đúng
là quyền được sống là một trong những quyền tuyệt đối: Không ai bị tước đoạt
mạng sống một cách vô cớ. Nhưng cần phải hiểu rằng, trình độ pháp luật cũng như
nhận thức về luật pháp dựa trên trình độ phát triển của kinh tế. Với Việt Nam
trình độ kinh tế phát triển còn thấp so với các nước tiên tiến trên thế giới,
theo đó trình độ nhận thức về luật pháp và pháp luật cũng chưa hoàn thiện ngay
được. Do vậy, trong những điều kiện và hoàn cảnh nhất định, việc duy trì án tử
hình là cần thiết. Bởi, nó có thể không nhân đạo với một hoặc một số người,
nhưng lại nhân văn với hàng trăm, hàng nghìn người. Chẳng hạn như tội buôn bán
cái chết trắng thì nó đã hủy hoại không biết bao nhiêu người cùng gia đình họ.
Cho nên, trong những trường hợp cụ thể thực hiện án tử hình để bàn tay tội lỗi
của kẻ phạm pháp không gây ra cho nhiều người khác. Vậy là, không nhân đạo với
kẻ phạm tội, nhưng nhân đạo với hàng trăm, hàng nghìn người lương thiện. Trong
điều kiện hoàn cảnh cụ thể việc thi hành tử hình với kẻ trọng tội âu cũng là
cần thiết.
Họ nhắm mắt
nói bừa rằng: Mấy nghìn năm dân tộc phải chống lại đô hộ Tàu và thực dân Pháp,
nhưng không có thời nào người dân Việt Nam lại chết nhiều như dưới thời
cộng sản. Thử hỏi, nếu không có cộng sản thì nạn đói năm 1945 cướp đi sinh mạng
của 2 triệu người Việt Nam
(dân số nước ta lúc đó khoảng 20 triệu người), chiếm 1/10 dân số cả nước do
Cộng sản chắc? Ngược lại, không có Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thì không biết
sẽ còn có bao nhiêu người dân nước Việt phải chịu cảnh chết đói, chết rét nữa. Trong
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, với Luật 10-59 Mỹ Diệm đã lê máy chém đi khắp
miền Nam tàn sát biết bao đồng bào mình. Và nhiều bom đạn của Mỹ ném xuống miền
Bắc, niềm Nam
gây ra biết bao cái chế tức tưởi, oan uổng của em thơ, phụ nữ, người già,… đến
nay chưa giải quyết xong hậu quả. Sao mấy người không mở mắt ra mà cứ nhắm mắt
nói liều vậy?
Trơ chẽn
thay, họ cho rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn tự cho mình là có chính
nghĩa. Đi “xâm lăng” nước khác thì gọi là đi làm nhiệm vụ quốc tế như là qua
Cam-pu-chia. Sao họ cố tình làm ngơ, không thấy, nhân dân Cam-pu-chia ngày nay
luôn ghi nhớ công ơn “Bộ đội nhà Phật” - Quân tình nguyện Việt Nam đã cứu giúp
nhân dân Cam-pu-chia thoát khỏi chế độ diệt chủng, làm hồi sinh đất nước Chùa
Tháp như ngày nay?
Khi nhân dân
miền Bắc, dưới sự lãnh đạo của Đảng đưa con em vào “đánh cho Mỹ cút, đánh cho
ngụy nhào” ở miền Nam thì họ
phê phán: “đi đánh miền Nam
thì gọi là giải phóng” (!) Xin thưa, Donald Duncan là một người có tư tưởng
chống cộng cứng rắn trước khi anh đến Việt Nam, nhưng đã rời khỏi Việt Nam
trước 9 tháng, bởi những gì đã trải qua ở đó đã thay đổi con người anh. Duncan đã xuất bản một
bản cáo trạng có sức mạnh lớn về cuộc chiến tranh trong Tạp chí Ramparts (tháng 02-1965); trong đó, viết:
“Tôi đã phải chấp nhận rằng… đại đa số người dân là những người ủng hộ Việt
Cộng và chống lại chính quyền Sài Gòn. Tôi cũng phải chấp nhận rằng quan điểm:
“Chúng tôi ở Việt Nam bởi vì
chúng tôi thông cảm với những khát vọng và ước muốn của người dân Việt Nam ”, là một
lời dối trá”[3].
Vậy là, những dòng trên của Donald Duncan đã bác bỏ sự bịa đặt của những kẻ “ăn
không nói có”./.
[1] - Viện nghiên cứu quyền con người - Các
văn kiện quốc tế cơ bản về quyền con người, H. 2002, tr. 258.
[2] - Viện nghiên cứu quyền con người - Các
văn kiện quốc tế cơ bản về quyền con người, H. 2002, tr 44.
[3] Joe Allen - Việt Nam cuộc chiến thất
bại của Mỹ, Nxb Công an nhân dân (người dịch: Đào Tuấn), H.2009, tr. 275 - 276.
1 comments:
Tất cả những kẻ phản quốc, hại dân phải bị trừng trị thật nghiêm khắc
Post a Comment