Tre
Việt - Ngày 12-02-2014, VOA
tiếng Việt có bài: “Quốc tế báo động tình hình tự do báo chí tại Việt Nam” của
Trà Mi, đọc bài viết này thấy cách lý sự chẳng giống ai, đúng ra là trò ngụy
biện, đọc qua thấy có lý, suy nghĩ một chút thấy rất vô lý.
Trà
Mi “ăn theo nói leo” hai tổ chức vốn không có thiện chí với Việt Nam .
Đó là Tổ chức
Phóng viên Không biên giới (RSF) có trụ sở tại Pháp và Ủy ban Bảo vệ Ký giả
(CPJ) có trụ sở ở Mỹ. Theo đó, Trà Mi dẫn lời của hai tổ chức này, nào là:“Việt
Nam là một trong những quốc gia đàn áp tự do báo chí tệ hại nhất trên toàn cầu,
là nhà tù lớn thứ nhì trên thế giới giam cầm các blogger và những người thể
hiện quan điểm bất đồng với nhà nước trên mạng…”. Nào là, khi chúng ta khẳng định quyền tự do báo chí được bảo
vệ, không bị giới hạn tại Việt Nam, với hàng trăm tờ báo và hàng triệu blogger
tự do viết blog trên mạng, thì họ lại cho rằng: “Đó không phải là yếu tố duy
nhất để đánh giá tự do báo chí mà chủ yếu là các chính sách của nhà nước và
khung pháp lý liên quan đến quyền tự do thông tin và tự do báo chí mới là điều
đáng nói. Anh cho phát triển về số lượng nhưng cùng lúc lại tăng cường kiểm
soát chặt chẽ hơn. Các con số anh chứng minh phát triển về lượng này không có
nghĩa là anh để cho báo chí phát triển tự do. Bằng chứng là Hà Nội liên tục ban
hành các nghị định giới hạn quyền tự do báo chí như 72 hay 174 đối với người
chia sẻ thông tin trên Facebook bên cạnh các điều luật hình sự về an ninh quốc
gia vốn mơ hồ nhưng thường được dùng để bóp nghẹt những tiếng nói chỉ trích nhà
nước như Điều 88 “tuyên truyền chống nhà nước” hay Điều 79 “âm mưu lật đổ chính
quyền”. Đọc qua thấy có phần có
lý, suy nghĩ kỹ thấy trò ngụy biện mang rõ động cơ không trong sáng. Thật phi
lý, không có tự do báo chí thì làm sao có sự phát triển mạnh mẽ về số lượng? Tính
đến hết năm 2013, Việt Nam có 997 cơ quan báo chí in với 1.084 ấn phẩm (so với
các con số tương ứng của năm 2009 là 676 và 700); gần 17.000 nhà báo được cấp
thẻ; 01 hãng thông tấn, 67 đài phát thanh - truyền hình, 101 kênh truyền hình
và 78 kênh phát thanh, 74 báo và tạp chí điện tử, 336 mạng xã hội và 1.174
trang thông tin điện tử, gần 3 triệu người có blog. Người dân Việt Nam được tiếp cận với nhiều kênh truyền hình
nước ngoài, nhiều hãng thông tấn và báo chí lớn của thế giới, như: CNN, TV5,
DW, NHK, KBS, Australia ,
BBC, VOA, AFP, RFA,... Tính đến tháng 12-2013, ở Việt Nam đã có 30,8 triệu
người sử dụng in-tơ-nét (năm 2010 là 26 triệu), chiếm 34% dân số (trung bình
của thế giới là 33%), đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á, thứ 8 tại châu Á[1].
Sự phát triển mạnh mẽ in-tơ-nét ở Việt Nam
đã là một thực tế thuyết phục để bác bỏ mọi sự vu cáo, xuyên tạc về sự hạn chế
của Chính phủ Việt Nam
đối với người dân trong việc tiếp cận in-tơ-nét. Khi báo chí phát triển thì
song hành với đó là phải quản lý để báo chí hoạt động trong khuôn khổ pháp luật
mà bất kỳ quốc gia nào cũng làm thế, đâu chỉ có Việt Nam . Điều đó cũng đồng nghĩa với
việc pháp luật phải bảo vệ báo chí phát triển tự do và các tờ báo không vi phạm
bản quyền của nhau, không làm tổn thương lẫn nhau. Cũng như người tham gia giao
thông càng đông, càng nhiều thì đòi hỏi Luật Giao thông phải càng đầy đủ với
các điều, khoản khoa học tạo cơ sở pháp lý cho người và các phương tiện tham
gia giao thông chấp hành. Không thế thì dẫn đến tình trạng mạnh ai nấy đi,
không ai nhường ai để xảy ra tình trạng “quân hồi vô phèng” thì chính người và
các phương tiện tham gia giao thông bị tổn thương, có khi còn ảnh hưởng đến
tính mạng. Vậy, tại sao không có các luật với các điều, khoản cụ thể để điều
chỉnh hành vi tham gia giao thông? Tương tự như vậy, báo chí phát triển mạnh
với sự gia tăng nhanh chóng của số lượng cũng đòi hỏi phải có quy định với các
hình thức khác nhau, như: Thông tư, Nghị định, luật,… để điều chỉnh hành vi
tham gia hoạt động; đồng thời, để bảo vệ quyền lợi của chính báo chí. Việc làm
đó của Việt Nam thống nhất với thứ nhất, Công ước quốc tế về các
quyền dân sự, chính trị, tại Điều 19 cũng đã ghi: “1: Mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình mà
không ai được can thiệp; 2: Mọi người có quyền tự do ngôn luận,…; 3: Việc thực hiện những quy
định tại mục 2 của điều này (Điều 19) kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm
đặc biệt. Do đó, có thể phải chịu một số hạn chế nhất định,… để: Tôn trọng các
quyền hoặc uy tín của người khác; Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công
cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của công chúng”. Thứ hai, Công ước nhân
quyền châu Âu (có hiệu lực từ ngày 03-9-1953) đã đưa ra các quy định về các
quyền cơ bản của con người; trong đó, quyền tự do ngôn luận được ghi ở Ðiều 10:
“1. Tất cả mọi người đều có quyền tự do bày tỏ ý kiến. Quyền này bao gồm việc
được tự do bày tỏ ý kiến và tự do trao đổi các thông tin mà không cần phải nhận
được bất kỳ việc cho phép nào từ phía cơ quan công quyền và không phân biệt
biên giới. 2. Việc thực hiện các quyền nói trên, bao gồm cả các nghĩa vụ và trách
nhiệm, hình thức, điều kiện, các hạn chế hoặc các biện pháp trừng phạt cần phải
được ghi rõ trong các văn bản pháp luật có cân nhắc đến việc cần thiết đối với
một xã hội dân chủ, vì lợi ích đối với an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, duy
trì trật tự công cộng và ngăn ngừa tội phạm, bảo vệ sức khỏe và đạo đức, nhân
phẩm hoặc danh dự của con người, ngăn ngừa việc phát tán các thông tin mật hoặc
để bảo đảm quyền lực và tính độc lập của các cơ quan tư pháp”[2].
Rõ ràng, trong khi khoản 1 của Ðiều luật này quy định: ai cũng có quyền được
bày tỏ, trao đổi quan điểm của mình mà không phân biệt địa vị xã hội, giới
tính, biên giới, thì khoản 2 lại quy định: việc thực thi các quyền đó gắn với
các hạn chế được cụ thể hóa trong pháp luật của mỗi quốc gia. Trên thực tế, mỗi
quốc gia đều cân nhắc tình hình thực tế của mình để đưa ra các đạo luật nhằm cụ
thể hóa việc thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân. Không có thứ tự do “tuyệt đối” mà không bị hạn
chế vì những lợi ích nhiều mặt của quốc gia, dân tộc, ở sự ổn định xã hội, mà
thiếu nó thì mọi cố gắng của con người đều trở nên vô nghĩa. Bởi vậy, Liên minh châu Âu (gồm 28 quốc gia)
cho phép các nước thành viên cân nhắc lợi ích của mỗi quốc gia để đưa ra các
quy định cụ thể, nhằm hướng dẫn công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận theo
tinh thần Công ước nhân quyền châu Âu nói trên.
Họ còn dẫn các Điều 88
“tuyên truyền chống nhà nước” hay Điều 79 “âm mưu lật đổ chính quyền” trong Bộ
luật Hình sự để nói rằng chúng ta “bóp nghẹt những tiếng nói chỉ trích nhà
nước”. Thật là phi lý, họ chỉ tuyệt đối hóa quyền công dân mà lảng tránh trách
nhiệm công dân. Mọi người đều biết, đã là công dân của một nước thì phải chấp
hành nghiêm mọi luật pháp của nước đó. Cho nên, một người, hay một hành động
của công dân đều bị chế ước bởi cả hệ thống luật pháp của nước đó, chứ không
chỉ có chấp hành luật này mà bỏ qua việc chấp hành luật khác. Bởi điều đó không
nơi nào, nước nào trên hành tinh này lại như thế cả. Đòi hỏi đó của họ thật vô
lý, không chấp nhận được.
Vậy là báo chí ở Việt Nam chẳng
những được tự do mà còn được bảo vệ tốt hơn chứ. Điều đó đồng nghĩa với cách
nói của Trà Mi trên VOA tiếng Việt ngày 12-02 vừa qua cùng cách nói của Tổ chức Phóng viên Không
biên giới và Ủy ban Bảo vệ Ký giả về tình hình tự do báo chí ở Việt Nam là hoàn
toàn không có căn cứ./.