Tre Việt - Ngày 21-6 vừa qua, trong
khi những người làm báo chân chính cả nước long trọng tổ chức kỷ niệm 94 năm
Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, thì VOA lại cố tình nhắm mắt nói càn rằng:
Việt Nam vi phạm nghiêm trọng quyền tự do báo chí của người dân. Lập luận mà họ
đưa ra là Việt Nam dùng Luật An ninh mạng để bóp nghẹt tự do báo chí; rằng các
blogger bị bắt bớ và giam cầm tùy tiện (!).
Họ đã cố tình bỏ qua, Hiến pháp Việt
Nam năm 2013, lần đầu tiên đã dành cả Chương II quy định về “Quyền công dân,
quyền và nghĩa vụ công dân”. Chương này không chỉ quy định đầy đủ các quyền
công dân, quyền và nghĩa vụ công dân mà còn quy định những nguyên tắc cơ bản về
quyền công dân. Trong đó, Điều 25 quy định rõ: quyền tự do ngôn luận, tự do báo
chí, quyền tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình, v.v. Song, quyền tự
do ngôn luận, báo chí, quyền tiếp cận thông tin có thể bị hạn chế “vì lợi ích
an ninh Quốc gia, trật tự xã hội, v.v.”.
Trong
những năm qua, quyền con người, quyền công dân của nhân dân ta được bảo đảm
trong thực tế. Trên lĩnh vực quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, theo số liệu
của cơ quan chức năng, cho đến nay cả nước có 857 cơ quan báo chí, trong đó có
199 cơ quan báo chí in (86 báo Trung ương, 113 báo địa phương), 658 tạp chí
(521 tạp chí Trung ương, 137 tạp chí địa phương), 1 hãng thông tấn quốc
gia. Các Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam;
Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC đã phủ sóng 99,5% diện tích lãnh thổ,
qua vệ tinh tới nhiều nước trên thế giới. Hiện hơn 90% hộ gia đình Việt Nam đã
sử dụng sóng truyền hình của Ðài Truyền hình Việt Nam. Hiện nay, quyền tự
do trên internet, mạng xã hội đã được bảo đảm thể hiện ở số lượng lớn các báo,
trang điện tử và mạng xã hội. Theo thống kê chưa đầy đủ hiện có tới 74 báo và
tạp chí điện tử, 336 mạng xã hội, 1.174 trang thông tin điện tử được cấp phép
hoạt động. Giá cả dịch vụ internet ở Việt Nam rẻ nhất khu vực. Ngày nay, người
dân Việt Nam có thể tiếp cận tin tức của các cơ quan thông tấn, báo chí trên
thế giới như AFP, AP, BBC, Reuters, Kyodo, Economist, Financial Times,
v.v. Với những số liệu như trên, không thể nói quyền tự do ngôn luận, tự do báo
chí ở Việt Nam bị vi phạm nghiêm trọng như VOA đưa tin.
Trong
điều kiện Cách mạng công nghiệp 4.0, người Việt Nam đã có thể tiếp cận với các
nguồn thông tin dựa trên internet, mạng xã hội. Tuy nhiên cũng như nhiều quốc
gia khác, những thế lực chống phá Việt Nam trong và ngoài nước đã lợi dụng
internet, mạng xã hội phát tán thông tin xấu độc chống Đảng, Nhà nước, phá hoại
cuộc sống thanh bình của nhân dân ta. Ứng phó với tình hình đó, Đảng và Nhà
nước đã có nhiều biện pháp trấn áp tội phạm mạng, đồng thời xây dựng hành lang
pháp lý nói chung, pháp luật về mạng điện tử nói riêng, trong đó có Luật An
ninh mạng năm 2018, nhằm bảo đảm các quyền con người, quyền công dân phù hợp
với Hiến pháp. Không như những lập luận xuyên tạc của VOA, Luật An ninh mạng
Việt Nam chỉ quy định các chế tài đối với việc sử dụng không gian mạng để thực
hiện hành vi chống Nhà nước, xâm phạm quyền và lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá
nhân. Chẳng hạn như: tổ chức, hoạt động, chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử; thông tin sai sự thật gây hoang mang trong
nhân dân; hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người.
Luật
An ninh mạng chỉ cho phép cơ quan chức năng điều tra, làm rõ chủ thể nguồn
thông tin xấu độc khi cần thiết, đặc biệt là những hành vi vi phạm an ninh quốc
gia. Xét về lợi ích của cá nhân, tổ chức, Luật An ninh mạng là một bảo đảm về
pháp lý cho người sử dụng internet, mạng xã hội không bị lừa đảo bởi các thông
tin sai sự thật (như thông tin lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bán hàng “rởm”;
thông tin tác động xấu đến môi trường văn hóa như lạm dụng tình dục, mại
dâm, ma túy và khuyến khích bạo lực…).
Điều
15, Hiến pháp năm 2013 quy định rõ: (1). Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ
công dân; (2). Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác; (3). Công
dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội; (4). Việc
thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia,
dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Việc
Việt Nam xử lý những blogger thời gian qua là do họ vi phạm những điều cấm theo quy định trong luật pháp.
Đó cũng là những điều bình thường như mọi quốc gia khác trên thế giới. Việc VOA
cố tình xuyên tạc tình hình thực tế về tự do báo chí ở Việt Nam là hành động
“nhắm mắt nói càn” cần phải lên án./.