Tre
Việt - Ngày 04/6/2023, trang BBC tiếng Việt đưa bài viết nói
rằng, International Institute for Strategic Studies (IISS) vừa công bố “Đánh
giá về an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2023”, trong đó có nội dung
bình luận Việt Nam “đang dần giảm bớt sự phụ thuộc nguồn vũ khí từ Nga và thận
trọng trong quan hệ ngoại giao với Mỹ, đặc biệt về khía cạnh an ninh - quốc
phòng”. IISS đưa ra những đánh giá đặt trong mối quan hệ so sánh quan hệ ngoại
giao của Việt Nam với Trung Quốc và Việt Nam với Mỹ, từ đó có những bình luận
mang tính định kiến, sai lệch. IISS cũng đánh giá về những vấn đề nhân sự lãnh
đạo cấp cao ở Việt Nam thời gian qua và nêu quan điểm thiếu thiện chí, tạo cớ
để những đối tượng xấu comment (bình luận) mang tính kích động, bôi nhọ ngay
phía dưới bài viết. Từ đó, họ đưa ra quan điểm “khuyên” Việt Nam nên chọn theo
nước này, chống nước kia và ngược lại, thậm chí còn cổ suý, kích động tư tưởng
dân tộc cực đoan, làm “ngòi nổ” để truyền bá tư tưởng chống đối, gây chia rẽ,
kỳ thị về ngoại giao, gây sự hiểu nhầm đối với người dân trong chính sách ngoại
giao của Đảng, Nhà nước ta.
|
Ảnh: Sưu tầm từ huongsenviet.com |
Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, công tác đối ngoại
luôn giữ vai trò vô cùng quan trọng, không chỉ góp phần bảo vệ vững chắc độc
lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ mà còn góp phần to lớn trong
xây dựng, phát triển đất nước. Chính sách ngoại giao của Việt Nam được khẳng
định trong các văn kiện của Đảng cũng như các chủ trương, đường lối liên quan;
trong đó, có những khái niệm được mô tả dễ hiểu, phù hợp đặc trưng của văn hóa
Việt Nam như “chính sách ngoại giao cây tre”, “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối
tác tin cậy với các nước”, v.v. Trong quan hệ với các nước, Việt Nam luôn đề
cao luật pháp quốc tế, sự tin cậy chính trị, đảm bảo nguyên tắc tôn trọng độc
lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ.
Trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng
hiện nay, ngoại giao Việt Nam tiếp tục thực hiện sứ mệnh mới, góp phần tạo dựng
và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Đồng thời
linh hoạt, sáng tạo tìm ra phương cách mới thúc đẩy hợp tác quốc tế, tạo điều
kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển kinh tế, nâng cao vị thế và gia tăng
tiềm lực đất nước. Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh, Việt Nam sẽ tiếp tục thực
hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa. Báo cáo
cũng tái khẳng định nguyên tắc “4 không” trong chính sách quốc phòng, trong đó
mục tiêu tối thượng là bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở tôn trọng
luật pháp quốc tế. Khẳng định cam kết của Việt Nam tiếp tục là bạn, là đối tác
tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Điểm
cốt lõi là vai trò tiên phong của đối ngoại trong việc giữ vững môi trường hòa
bình, ổn định, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để phát triển, nâng cao
vị thế và uy tín của đất nước. Khẳng định ngoại giao giữ vai trò trung tâm và
tích cực trong bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, nâng cao
năng lực quốc gia và gia tăng uy tín quốc tế của Việt Nam. Đồng thời, nhấn mạnh
nhu cầu xây dựng một nền ngoại giao “toàn diện, hiện đại”, bao gồm ba trụ cột
là đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân cũng như sự kết
hợp nhuần nhuyễn giữa những trụ cột trên. Bằng việc bổ sung nội hàm “toàn
diện”, Việt Nam thúc đẩy một cách rõ ràng tất cả các hình thái ngoại giao chính
trị, kinh tế, quốc phòng, công chúng, văn hóa và nghị viện.
Thực tiễn minh chứng trong hơn 90 năm qua, dưới sự lãnh đạo
của Đảng, trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta đã xây dựng nên một trường
phái đối ngoại và ngoại giao rất đặc sắc và độc đáo mang đậm bản sắc “cây tre
Việt Nam”, thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam, đó
là: “Mềm mại, khôn khéo nhưng rất kiên cường, quyết liệt; linh hoạt, sáng tạo
nhưng rất bản lĩnh, kiên định, can trường trước mọi thử thách, khó khăn vì độc
lập dân tộc, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân. Đoàn kết, nhân ái nhưng kiên
quyết, kiên trì bảo vệ lợi ích quốc gia – dân tộc. Biết nhu, biết cương; biết
thời, biết thế; biết mình, biết người; biết tiến, biết thoái, “tùy cơ ứng
biến”, “lạt mềm buộc chặt”. Hiện nay, nước ta đã có quan hệ ngoại giao với 189
nước trong tổng số 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, trong đó 3 nước có
“quan hệ đặc biệt”, 17 nước “đối tác chiến lược” và 13 nước “đối tác toàn diện”
và là thành viên tích cực và có trách nhiệm của hơn 70 tổ chức, diễn đàn quốc
tế quan trọng, như Liên hợp quốc, ASEAN, APEC, ASEM, WTO, v.v. Đối ngoại Đảng,
ngoại giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân và đối ngoại của các ngành, lĩnh vực,
địa phương, doanh nghiệp ngày càng mở rộng, chủ động, tích cực và đi vào chiều
sâu, góp phần củng cố chính trị, quốc phòng, an ninh; kinh tế, văn hóa - xã hội
được đẩy mạnh, qua đó tăng cường sự tin cậy chính trị và đan xen lợi ích với
các đối tác. Nhờ đó, Việt Nam tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi và huy động
được các nguồn lực từ bên ngoài để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
phát triển kinh tế - xã hội. Nếu cách đây 30 năm, chúng ta mới có quan hệ kinh
tế - thương mại với gần 30 nước và vùng lãnh thổ thì đến nay đã có quan hệ kinh
tế - thương mại với 230 nước và vùng lãnh thổ; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
đến nay đã đạt khoảng 600 tỉ USD, gấp khoảng 120 lần so với những năm đầu của
thời kỳ đổi mới, v.v. Điều này cho thấy công tác đối ngoại đã giữ vai trò tiên
phong trong việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, góp phần quan trọng vào
việc bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của
đất nước. Các vấn đề biên giới với các nước liên quan từng bước được giải
quyết, tạo điều kiện thuận lợi nhằm bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, góp phần củng
cố hòa bình, ổn định trong khu vực. Nhờ đó, vị thế và uy tín quốc tế của Việt
Nam trong khu vực và trên thế giới ngày càng được nâng cao, đóng góp tích cực
và đầy trách nhiệm vào việc giữ vững hòa bình, hợp tác phát triển và tiến bộ
trên thế giới. Sự thực đó đã bác bỏ và phản bác mọi quan điểm sai trái, thù
địch, xuyên tạc đường lối, chính sách ngoại giao của Việt Nam./.