Tre Việt - “Những ai đã phản bội ông cha?” là bài viết của Nguyễn Đình Cống
đăng trên Blog Bùi Văn Bổng, ngày 15/11/2015. Đọc bài viết thấy nuối tiếc vì
khi đất nước có chiến tranh, nhân dân đã không tiêc tiền của cho Nguyễn Đình
Cống đi học ở Liên Xô, mà giờ đây ông ta lại trở cờ. Thật là chọn nhầm mặt để
gửi vàng. Thật tiếc lắm thay!
Mở đầu
bài viết, Nguyễn Đình Cống đặt vấn đề rất đúng rằng, “Ông cha của phần đông
chúng ta đã theo Đảng Cộng sản, tôn sùng chủ nghĩa Mác – Lê-nin, làm cách mạng
để giành độc lập, mang tự do, dân chủ, hạnh phúc cho nhân dân. Nhiều
người đã hy sinh xương máu. Thế mà giờ đây có một số người phê phán và đòi từ
bỏ chủ nghĩa Mác – Lê-nin, đòi xóa hoặc đổi tên Đảng Cộng sản. Những người như
vậy liệu có phản bội lại sự hy sinh của thế hệ ông cha, liệu có vi phạm vào đạo
lý “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây”. Đó là vấn đề
được nhiều bạn trẻ đặt ra yêu cầu giải đáp. Tôi viết để trả lời câu hỏi đó”. Nhưng rất tiếc ông ta lại trả lời sai. Trả lời của Nguyễn Đình
Cống cho thấy chính ông chứ không phải ai khác đã phản bội ông cha. Tại sao lại
nói vậy?
Khi đất
nước phải chống sự xâm lược, giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, Nguyễn
Đình Cống được Đảng, Nhà nước gửi sang Liên Xô học tập, những mong ông mang
kiến thức về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhưng giờ đây, ông lại viết kêu gọi
lớp trẻ từ bỏ con đường ông cha đã chọn dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam.
Ông Cống cho rằng, chủ nghĩa Mác – Lê-nin là sai lầm
(!). Xin thưa, ai cũng biết, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trên hành trình đi tìm
đường cứu nước theo lời kể của Người, khi được đọc Luận Cương về vấn đề dân tộc
thuộc địa của V. I. Lê-nin, Người đã sung sướng, ngồi một mình trong phòng mà
đọc to lên, như nói trước đồng bào mình: Hỡi đồng bào bị đọa đầy đau khổ! Đây
là cái cần thiết cho chúng ta, đây là cái giải phóng chúng ta. Đó chính là con
đường cách mạng vô sản. Từ đó, Người tin theo V. I. Lê-nin và đi theo Cách mạng
Tháng Mười. Do vậy, phải thành lập ra Đảng để lãnh đạo cách mạng. Đảng muốn
lãnh đạo cách mạng thì phải có lý luận cách mạng, phải có “chủ nghĩa làm nòng
cốt” nếu không thì như “thuyền không có lái”, như “người đi trong đêm tối” - Nguyễn
Ái Quốc khẳng định. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc thành lập Báo Thanh niên (21/6/1925)
để truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê-nin về nước là vì thế. Cho nên, năm 1930 Đảng
Cộng sản được thành lập. Điều đó chứng minh Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời từ
ba thành tố: từ chủ nghĩ Mác – Lê-nin, từ phong trào công nhân và từ chủ nghĩa
yêu nước. Đồng thời, bác bỏ ý kiến của ông Cống cho rằng, Đảng Cộng sản Việt
Nam ra đời là từ chủ nghĩa yêu nước, chứ không phải từ chủ nghĩa Mác – Lê-nin. Ông
Cống đã tuyệt đối hóa chủ nghĩa yêu nước mà bỏ qua hai thành tố kia cho thấy sự
phiến diện với ý đồ không trong sáng của ông ta. Ai cũng biết, cuối thế kỷ XIX,
đầu thế kỷ XX các cuộc vận động, phong trào, khởi nghĩa của nhân dân ta liên
tục diễn ra với các phương án cứu nước khác nhau do các sĩ phu yêu nước lãnh
đạo nhưng đều thất bại. Chỉ đến khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời có đường lối, phương
pháp, tổ chức đấu tranh đúng mới lãnh đạo nhân dân ta giành được thắng lợi. Vậy,
chủ nghĩa Mác – Lê-nin lại sai sao ông Cống? Chỉ với chủ nghĩa yêu nước mà
không có chủ nghĩa Mác – Lê-nin, nhân dân ta có giành được thắng lợi đâu, thưa
ông!
Ông Cống đã đúng khi cho rằng: “Tiêu chuẩn để đánh giá
một học thuyết chính trị là thực tế thu được khi áp dụng nó vào cuộc sống
chứ không phải do suy luận”. Mắt ông để đâu? Đầu ốc ông đâu rồi? mà không thấy,
khi áp dụng chủ nghĩa Mác – Lê-nin đã mang lại kết quả to lớn thế nào. Nhắc ông
rằng, nhân loại vừa kỷ niệm 70 năm Chiến thắng phát xít; trong đó nhân dân và
Hồng quân Liên Xô đóng vai trò quyết định. Đấy là nhờ áp dụng chủ nghĩa Mác –
Lê-nin. Cũng áp dụng chủ nghĩa ấy mà bố mẹ ông, ông và con cái ông nữa không
phải sống kiếp ngựa trâu đấy thôi. Về kinh tế, dù có xuyên tạc thế nào cũng
không thể phủ nhận được thành quả của nhân dân Liên Xô trước đây, thành quả của
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta, đặc biệt là từ khi Đảng
Cộng sản Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới đến nay.
Ông Cống lại đúng nữa khi cho rằng: “Giá trị thực của
học thuyết nằm ở bản chất của nó, được xây dựng nên từ những luận cứ và luận
chứng đầy đủ, minh bạch, chính xác, trung thực”. Ông nói được học chủ nghĩa Mác
– Lê-nin nhiều ở cả trong nước và ở Liên Xô nữa, vậy ông “quên” chủ nghĩa Mác –
Lê-nin đã kế thừa và phát triển từ Triết học cổ điển Đức, Kinh tế chính trị cổ điển
Anh và Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp hay sao? Đó không phải là những “luận
cứ”, “luận chứng” à? Ông Cống với lòng dạ không trong sáng đã đánh đồng chế độ
cộng sản với chế độ diệt chủng ở Cam-pu-chia. Điều đó cho thấy ông nói học chủ
nghĩa Mác – Lê-nin nhiều, mà ông chẳng hiểu gì cả. Thật phí công, tiếc cho tiền
của, mồ hôi, công sức của nhân dân đã bỏ ra cho ông ăn học không chỉ trong nước
mà còn ở Liên Xô nữa. Chính nhân dân mới là người nuối tiếc vì đã chọn nhầm mặt
để gửi vàng.
Ông hồ đồ kết luận: “những
người phê phán và vận động từ bỏ chủ nghĩa Mác – Lê-nin mới là người yêu nước,
yêu dân thật sự” (!). Ông không thấy, không biết hay cố tình làm ngơ, nhà xuất
bản ở Đức giữ bản quyền tác phẩm Tư bản của C. Mác đã phải tái bản nhiều lần để
đáp ứng nhu cầu tìm đọc, nghiên cứu của chính các nhà tư sản. Vì qua tác phẩm
đó của C. Mác các nhà tư sản tìm được câu trả lời, giúp sản xuất, kinh doanh
của họ vượt qua được khủng hoảng kinh tế. Vậy mà ông kêu gọi từ bỏ chủ nghĩa
Mác – Lê-nin. Ông Cống đúng là người đã phản bội lại ông cha./.
1 comments:
Chúng ta phải nhận diện được âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, chỉ rõ những phương thức chống phá của chúng; đồng thời nâng cao sức đề kháng cho cán bộ đảng viên và người dân để chống lại luận điệu xuyên tạc của chúng.
Post a Comment