skip to main |
skip to sidebar
CHỈ LÀ SỰ HỌC TẬP MÁY MÓC
Tre Việt - “Trung Quốc chấm dứt việc quân đội “nhảy múa kiếm cơm”- Việt Nam thì
sao?” là chủ đề bài viết của Lê Anh Hùng trên blog của anh ta và được VOA tiếng Việt đăng ngày
23/4/2016. Qua bài viết của Hùng cho thấy, anh ta lo lắng thái quá, suy diễn,
học tập một cách máy móc mà không hiểu rõ về chức năng của Quân đội nhân dân
Việt Nam.
Lê Anh Hùng
dẫn việc Trung Quốc: “đề ra
chính sách buộc quân đội nước này phải ngừng tất cả các hoạt động cung cấp dịch
vụ phục vụ dân sinh có thu tiền, để tập trung vào nhiệm vụ chính là bảo vệ an
ninh, quốc phòng. Dịch vụ dân sinh thu tiền là những hoạt động như khám chữa
bệnh, xây dựng, biểu diễn văn nghệ… phục vụ dân chúng”. Bởi theo anh ta: việc
Trung Quốc cấm quân đội
tham gia hoạt động kinh tế là nhân tố rất quan trọng giúp cho quân đội nước này
trở nên hùng mạnh hơn, chuyên nghiệp hơn, vì hoạt động kinh tế trong quân đội
là những ung nhọt tham nhũng, gây ra những tác hại khôn lường, khiến sức chiến
đấu của quân đội bị suy giảm. Việc lo lắng của Lê Anh Hùng cũng một phần có lý.
Nhưng cái chính là phải làm thế nào để ngăn chặn không để tình trạng tham nhũng
xảy ra. Nếu vì sợ tham nhũng mà cấm quân đội làm kinh tế thì có khi còn nguy
hiểm hơn đối với trường hợp của Quân đội ta.
Xét
về bản chất, Quân đội ta là quân đội nhân dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân
mà chiến đấu. Việc tăng gia sản xuất đã là truyền thống của Quân đội nhân dân
Việt Nam.
Trong kháng chiến, hễ đi đến đâu là cán bộ, chiến sĩ quân đội đều phải trồng
trọt, dù rằng đơn vị có di chuyển đến địa điểm khác vẫn phải trồng trọt. Làm
như vậy để tạo ra nguồn hậu cần tại chỗ cho đơn vị khác, khi đến có nguồn sử
dụng, đảm bảo sức khỏe và chiến đấu giành thắng lợi. Trong hòa bình, với bản
chất, truyền thống của Quân đội ta việc tiếp tục tăng gia sản xuất cũng rất cần
thiết. Về chức năng, Quân đội ta là đội quân chiến đấu, đội quân công tác và
đội quân lao động sản xuất. Vẫn biết rằng, Quân đội là lực lượng nòng cốt trong
bảo vệ Tổ quốc, nhưng không có nghĩa là không tham gia xây dựng đất nước bằng
cách thực hiện chức năng đội quân lao động sản xuất. Trong đó, có hai loại hình
doanh nghiệp. Một là, loại doanh
nghiệp thuần túy kinh tế thì phải hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, bình đẳng
như các doanh nghiệp dân sinh khác. Hai
là, loại hình doanh nghiệp quốc phòng, thì phải tham gia sản xuất dân sinh
thực hiện chức năng trong thời bình thì tham gia sản xuất dân sinh, khi thời
chiến thì chuyển sang sản xuất quốc phòng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ
quốc. Nếu các doanh nghiệp quốc phòng này không sản xuất dân sinh thì không có
nguồn kinh phí hoạt động, phải trông chờ vào nguồn ngân sách quốc phòng eo hẹp
thì còn đâu nguồn vốn đầu tư cho hiện đại hóa quân đội? Mặt khác, có sản xuất
dân sinh thì mới đảm bảo cuộc sống của công nhân quốc phòng và điều quan trọng
là giữ gìn tay nghề của nguồn nhân lực này, nếu không thì không thể xoay sở kịp
khi có yêu cầu sản xuất quốc phòng. Hơn nữa, một số lĩnh vực quân đội không
thực hiện thì khó có lực lượng nào thực hiện được. Chẳng hạn, một số lĩnh vực sản xuất quốc phòng thì phải
do doanh nghiệp quốc phòng đảm nhiệm, vừa đảm bảo bí mật quân sự, vừa đáp ứng
yêu cầu xây dựng Quân đội, bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Quân đội cũng được Chính
phủ giao xóa đói giảm nghèo ở các huyện khó khăn nhất trong số 62 huyện nghèo
của cả nước theo Nghị quyết 30 a của Chính phủ. Ở vùng sâu, vùng xa không thực
hiện quân - dân y kết hợp thì người dân ở những vùng này không được chăm sóc về
y tế - quyền con người ở nơi đây sẽ có nhiều khiếm khuyết phải không Hùng? Vì
thế, Hùng cho rằng: “Trong khi Trung Quốc đang
gấp rút hiện đại hóa và chuyên nghiệp hóa quân đội,… thì đội ngũ tướng lĩnh…
của Việt Nam
vẫn mải mê chìm đắm trong vòng xoáy kim tiền. Ai sẽ bảo vệ đất nước chúng ta?”
là sự lo lắng thiếu cơ sở.
Vài
nét thế để Lê Anh Hùng thấy rằng, việc học tập nước ngoài là cần thiết, nhưng
phải biết lựa chọn không thể học tập một cách máy móc như con vẹt!
1 comments:
Tên phản động tâm thần này mà cũng lên lớp sao
Post a Comment