Tre Việt - Mới đây, Thiện Ý có
bài: “41 Năm nhìn lại: 30-4-1975 Chiến tranh Việt Nam
kết thúc mang ý nghĩa gì?”;
trong đó, Ông ta đặt vấn đề: “Có phải
đó là “Cuộc Chiến Tranh Yêu Nước, Chiến Tranh Giải Phóng Dân Tộc và Bảo Vệ Tổ
Quốc Tiêu Biểu và Vĩ Ðại Nhất Ở Nứơc Ta” không?”. Và Ông ta lý giải, tìm câu
trả lời là Không.
Vậy hãy xem người nước ngoài và chính người
Mỹ nói gì? Thời báo Niu I-oóc,
Mỹ, ngày 16-6-1963 đã viết: “Du kích Cộng sản không phải được trang bị bằng máy
bay lên thẳng hoặc đạn rốc-két. Mặc dù, họ cũng có những loại vũ khí hạng nhẹ
khá tốt, nhưng họ đã chứng minh rằng một chiếc đinh gỉ cũng hoàn toàn có thể
loại một người lính ra khỏi vòng chiến đấu như một viên đạn của một khẩu súng
hiện đại có máy ngắm”[1].
Rõ ràng họ đã ca ngợi trí thông minh, lòng dũng cảm của người Việt cộng. Nây
Si-han (Trường đại học Coóc-nen, Mỹ) khẳng định: “Thắng lợi của người Việt Nam sẽ là một thí dụ vô song về sự
toàn thắng của trí tuệ con người đối với máy móc”.
Tác phẩm Chiến tranh nhân dân, Quân đội nhân dân
của Đại trướng Võ Nguyên Giáp, được phương Tây xuất bản đầu những năm 70, thế
kỷ trước đã viết trong lời tựa: “Các công trình điều tra liên tục được Viện
RAND tiến hành nhằm phục vụ Ủy ban Quốc phòng thuộc Cơ quan An ninh quốc tế Hoa
Kỳ, đã vẽ nên chân dung nhận thức rõ họ chiến đấu vì cái gì; họ không hề sợ
chết và tin tưởng chắc chắn rằng chiến thắng cuối cùng sẽ thuộc về họ. Khác xa
với khuôn mẫu người máy do các sĩ quan cuồng tín điều khiển, người lính Việt cộng
có nhận thức rõ ràng về các trận đánh của đơn vị mình… Cán binh Việt cộng và
Bắc Việt không thụ động “nuốt chửng” mệnh lệnh cấp trên, mà tiếp thu và tự
thông đạt các chỉ thị đó sang ngôn từ của chính mình, rồi tự làm sáng tỏ chỉ
thị nhờ các kinh nghiệm và tiền lệ (truyền thống) sẵn có, v.v. Có thể đem giết
tù binh Việt cộng, nhưng không lung lạc họ bằng phủ dụ hay đọa đầy, là điều gần
như vô vọng”[2]. Năm
1974, tướng Uyn-lát Pia-xơn đã viết trong Tài
liệu nghiên cứu Việt Nam: cuộc chiến của các tỉnh phía Bắc Việt Nam Cộng hòa
1966 - 1968 như sau: “Các chiến binh “Việt cộng” và “Bắc Việt” có lòng dũng
cảm và một động cơ (chiến đấu) thật mạnh mẽ khi đối đầu với quân Mỹ. Họ quả là
một địch thủ ghê gớm”[3].
Còn tác giả James G.Zumwalt - Trung tá Thủy quân Lục chiến - người đã từng tham
chiến ở chiến trường Việt Nam, trở lại Việt Nam năm 1994 đi tìm câu trả lời cho
sự thất bại của Mỹ ở Việt Nam lại viết: “tinh thần dân tộc và lòng tự hào luôn
bùng cháy, thổi lên trong lòng mỗi người dân Việt Nam quyết tâm đánh đuổi ngoại
bang. Tinh thần dân tộc, lòng tự hào và quyết tâm ấy phát triển thành một sức
mạnh vĩ đại nhất - một CHÍ
THÉP - giúp họ thực hiện được điều tưởng như không thể. Để cuối cùng, CHÍ THÉP đã đánh bại
công nghệ của siêu cường hùng mạnh nhất thế giới”[4].
Ông ta viết tiếp: “Một vài ý kiến tại Mỹ cho rằng nếu tiến hành cuộc chiến
tranh ở Việt Nam một cách hợp lý, không có áp lực chính trị, thì người Mỹ đã
chiến thắng. Trước khi trở lại Việt Nam vào năm 1994, tôi cũng nghĩ như
vậy. Nhưng giờ đây tôi nghĩ khác. Chuyển biến trong tôi chỉ diễn ra sau khi tôi
thấu hiểu được rằng người Việt Nam
có một ý chí sắt đá để có thể chiến đấu đến chừng nào đạt nược mục tiêu thống
nhất đất nước mới thôi[5]”.
Thiết
nghĩ những ý kiến trên của chính người Mỹ đã là cái vả vào miệng Thiện Ý - kẻ
xuyên tạc ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ của dân tộc
ta./.
[1]
Thời báo Niu I-oóc, Mỹ, ngày 16-6-1963.
[2] Sự
kiện và Nhân chứng tháng 12-2014, tr.95.
[3] Sự
kiện và Nhân chứng tháng 12-2014, tr.95.
[4]
James G.Zumwalt - Chân trần chí thép,
Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2011 (Bản dịch của Đỗ Hùng), tr. 8.
[5] James
G.Zumwalt - Chân trần chí thép, Nxb
Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2011, (Bản dịch của Đỗ Hùng), tr. 255.
1 comments:
Chúng ta cần nâng cao cảnh giác với các luận điệu chống phá của các thế lực thù địch; đồng thời tích cực đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn hiểm độc, tinh vi của chúng.
Post a Comment