Sep 1, 2016

THẤT VỌNG CHO “TIỄN SĨ”

Tre Việt - Trên trang Quốc Phương BBC Việt ngữ ngày 28 tháng 8 năm 2016 có đăng ý kiến của Tiến sỹ Nguyễn Thị Từ Huy - người được bọn Zận chủ cho là “nhà nghiên cứu chính trị”. Qua một số vụ việc xảy ra vừa qua (nổ súng ở tỉnh Yên Bái, bắn đạn cao su vào một công dân ở tỉnh Bình Thuận), bà Huy cho rằng, đó là một biểu hiện của sự khủng hoảng trầm trọng về mô hình lãnh đạo, mô hình xã hội, mô hình luật pháp ở Việt Nam(!). Có thật vậy?
Nguyễn Thị Từ Huy
Trước hết, Tre Việt xin trao đổi với bà sự việc trên có phải là nguyên do của sự khủng hoảng về đường lối lãnh đạo? Sự thật không thể hiểu nổi một người có bằng “tiến sĩ văn chương” lại có suy nghĩ hồ đồ, thiển cận đến vậy. Tre Việt cho rằng, những suy nghĩ này của bà đúng với xã hội Việt Nam những năm cuối của thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX mà thôi. Ở giai đoạn này, xã hội Việt Nam xuất hiện khá nhiều phong trào yêu nước đích thực, không giống lòng yêu nước của bà, vậy mà các phong trào này vẫn bị thất bại, do khủng hoảng về đường lối lãnh đạo. Điển hình là phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến (phong trào Cần Vương “phò vua cứu nước” do Tôn Thất Thuyết đứng đầu, phong trào yêu nước của nông dân do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo), phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng tư sản (do Phan Bội Châu lãnh đạo dựa vào Nhật để đuổi Pháp, đúng là đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau); phong trào do Phan Chu Trinh lãnh đạo dựa vào Pháp chống lại bọn quan lại sâu mọt (chủ trương đó chẳng khác gì xin giặc rủ lòng thương). Từ khi Đảng ra đời, với Chánh cương vắn tắt thể hiện rất rõ mục tiêu của các vấn đề: xã hội, chính trị, kinh tế được toàn dân tộc đón nhận như luồng sinh khí mới để cách mạng Việt Nam giành thắng lợi, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (02/9/1945) đã đưa nhân dân Việt Nam từ người mất nước, thân phận nô lệ lên làm chủ đất nước, làm chủ bản thân. Và từ đó đến nay, Đảng lãnh đạo toàn dân tộc đánh bại hai tên đế quốc đầu sỏ của thế kỷ XX (thực dân Pháp và đế quốc Mỹ), tiến hành đổi mới toàn diện đất nước, đưa Việt Nam từ một nước kém phát triển trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Với thành công của Đại hội XII, mô hình lãnh đạo của Đảng lại càng thể hiện rõ hơn, vị thế của Việt Nam ngày càng cao trên trường quốc tế. Giờ đây, lòng yêu nước của bà, của đám zận chủ chắc lại muốn dựa vào phương Tây để “cứu nước, cứu dân”, bài học nhãn tiền của các bậc tiền bối, gần đây là một số nước đã từng dựa dẫm vào cái “ô” của phương Tây thực hiện “Cách mạng màu” làm cho đất nước luôn bất ổn vẫn còn hiển hiện rõ. Thế mà bà lại chê đường lối lãnh đạo của Đảng là sao?
Có thực Việt Nam khủng hoảng về mô hình xã hội? Sau khi mô hình chủ nghĩa xã hội trong thế kỷ XX (1917 - ­1991) đã mắc chứng bệnh quan liêu, bao cấp, duy ý chí bị sụp đổ, những nước xã hội chủ nghĩa còn lại đều đưa ra mô hình riêng. Việt Nam là một trong những nước kiên định con đường xã hội chủ nghĩa và tìm kiếm mô hình chủ nghĩa xã hội đích thực. Sau 30 năm đổi mới, Đảng ta đã hình thành một hệ thống quan điểm lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, làm cơ sở khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách phát triển đất nước theo mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Hệ mục tiêu của chủ nghĩa xã hội Việt Nam được hình thành và phát triển trong thực tiễn 30 năm đổi mới. Bằng chứng là qua mỗi kỳ Đại hội, Đảng luôn nhận thức, bổ sung, phát triển và dần hoàn chỉnh hệ mục tiêu ấy. Từ khi bắt đầu sự nghiệp đổi mới, trải qua 7 kỳ Đại hội, với 2 lần xây dựng Cương lĩnh phát triển đất nước, Đảng đã xác định được hệ thống mục tiêu tương đối hoàn chỉnh, được ghi trong Văn kiện Đại hội XI và XII là: “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Tại Đại hội XII, Đảng tiếp tục khẳng định đường lối đổi mới là đúng đắn, sáng tạo; con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử. Mô hình xã hội, xã hội chủ nghĩa thể hiện rõ tính dân tộc và tính thời đại, lấy lợi ích quốc gia, dân tộc là cốt lõi, là mục tiêu hàng đầu để phát triển đất nước, vừa đúng quy luật, vừa hợp lòng dân và xu thế phát triển của thế giới. Đây là bài học cơ bản, xuyên suốt, bảo đảm cho cách mạng Việt Nam giành được thắng lợi trong giai đoạn trước đây cũng như từ nay về sau. Để xây dựng đất nước theo mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, Việt Nam không có con đường nào khác ngoài mô hình xã hội chủ nghĩa. Còn cái mà Bà đang cổ súy - chủ nghĩa tư bản - thì sao? Tại khóa họp thường niên lần thứ 63 Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 23-­9-­2008, Tổng thống Pháp N. Xắc-cô-­di, Chủ tịch luân phiên của EU đã kêu gọi các nhà lãnh đạo chủ chốt của thế giới tổ chức một cuộc họp thượng đỉnh để rút ra bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu; đồng thời, “tái xây dựng một chủ nghĩa tư bản điều chỉnh”.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng chủ nghĩa tư bản hiện đại đã không thể tránh được các cuộc khủng hoảng chu kỳ mà nó còn làm sâu sắc thêm các cuộc khủng hoảng, biến khủng hoảng kinh tế quốc gia (Mỹ) thành cuộc đại khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Cuộc khủng hoảng sâu sắc đến mức sự can thiệp của nhà nước có nền kinh tế lớn nhất hành tinh (Mỹ) với hàng ngàn tỉ USD, nhưng 7 năm đã trôi qua, hiệu quả vẫn rất thấp, buộc FED phải duy trì lãi suất gần 0% kéo dài và người ta vẫn còn đang lo ngại về nguy cơ tái khủng hoảng.
Cuộc khủng khoảng đầu tiên của chủ nghĩa tư bản hiện đại trong thế kỷ XXI đã làm “sống lại” học thuyết Mác. Như vậy, trong sự bất lực của thể chế kinh tế tư bản chủ nghĩa hiện đại, nhân loại đã trở về với học thuyết của Mác để tìm lời giải đáp. Thêm vào đó, những năm gần đây sự xuất hiện trào lưu mới (cánh tả) hay còn gọi là chủ nghĩa xã hội Mỹ La­-tinh, chứng tỏ con đường xã hội chủ nghĩa, mô hình xã hội chủ nghĩa mà theo bà đang khủng hoảng lại là xu thế phát triển của thời đại. Ngày nay, khi mà nhân loại đang tiến tới thời đại kinh tế tri thức thì những tiêu chí của chủ nghĩa xã hội có nhiều cơ sở để trở thành hiện thực; mặc dù, thời gian có thể phải nhiều năm, thậm chí nhiều chục năm.
Còn khủng hoảng về mô hình luật pháp thì sao? Thật không hiểu bà sống, làm việc dưới thời nào, chế độ nào? Từ nhỏ cho đến lớn, được gia đình, xã hội và chế độ nuôi dưỡng trong môi trường xã hội chủ nghĩa, bà đã trở thành giảng viên dậy trong các trường đại học, rồi được sang trời Tây ăn bơ, sữa để bà mang “kho” kiến thức tiếp thu ở trời Tây về đóng góp vào sự nghiệp giáo dục - đào tạo của đất nước. Thế mà, mọi sự mong đợi của nhân dân, xã hội lại chỉ là con số không, thật thất vọng cho “tiến sĩ”. Không chỉ có vậy, nguy hiểm hơn, chính bà đã theo đuôi bọn zận chủ chống lại Đảng, Nhà nước Việt Nam. Chắc hẳn, do lối sống buông thả, tự do, nên Bà đã tự đánh mất dòng dõi “máu đỏ, da vàng”.
Tre Việt xin nhắc lại lịch sử nước nhà để bà hiểu rõ. Từ thuở xa xưa, nửa đầu thế kỷ XV, vua Lê Thánh Tông đã tổ chức biên soạn và ban hành bộ luật “Hồng Đức”, được hậu thế và nhiều nhà nghiên cứu phương Tây đánh giá rất cao. Chính người Pháp đánh giá bộ luật Hồng Đức chẳng kém gì bộ luật dân sự do Napoléon ban hành tháng 3 - 1804. Giáo sư Oliver Oldman, chủ nhiệm khoa luật Đông Á, trường Đại học Harvard, Mỹ, giới thiệu “Bộ luật nhà Lê của Việt Nam truyền thống là một công trình bất hủ của vùng Đại Đông Á, v.v.
Còn Hiến pháp năm 2013, sự phát triển mới về tư duy của Đảng, Nhà nước ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bản Hiến pháp đã kế thừa, phát triển các bản Hiến pháp trước đó, thể hiện rõ đề cao những giá trị chân chính của con người, đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển. Đồng thời, tiếp tục đặt “Nhân dân” vào vị trí chủ thể của đất nước; đồng thời, gửi một thông điệp tới toàn dân tộc Việt Nam và bạn bè quốc tế rằng, ở Việt Nam, mọi thành quả của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế đều thuộc về Nhân dân. “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”. Sự khẳng định này không chỉ là sự cụ thể hóa Cương lĩnh, đường lối của Đảng vào thực tiễn, mà còn thể hiện bản chất nhân đạo, nhân văn cao cả của chế độ xã hội chủ nghĩa - chế độ mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. Vậy đã đủ để bà “Tiến sỹ” hiểu rõ ngọn ngành về mô hình luật pháp Việt Nam chưa?
Tre Việt mong bà sống ở “trời Tây” dù có được ăn nhiều bơ sữa, nên nhớ về bát cơm hạnh phúc, được nấu từ “Hạt gạo làng ta” để rồi xây dựng quê hương đất nước “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”./.  

2 comments:

banlinh said...

bà này đúng là Tiến sĩ nói quàng nói bậy

Lắp đặt âm thanh phòng họp said...

Mỗi công dân Việt Nam cần nêu cao tinh thần cảnh giác, nhận diện được âm mưu của của các thế lực thù địch và bọn phản động không để chúng lừa gạt, kích động, lôi kéo.

Post a Comment