Tre Việt - Hiện nay, dư luận xã
hội có ý kiến khác nhau về việc Trung ương xử lý kỷ luật một số cán bộ cấp cao,
kể cả người đã nghỉ hưu. Có ý kiến đồng tình với cách làm và mức độ xử lý kỷ
luật; có ý kiến cho rằng, xử lý như thế “nhẹ” quá, xử bằng cách chức cán bộ đã
nghỉ hưu thì không mấy ý nghĩa; có ý kiến cho là “đấu đá nội bộ” giữa phe này
với phái kia. Tre Việt đã có một số lần đề cập đến một trong các khía cạnh của
vấn đề nêu trên, bài viết này thấy rằng, việc xử lý kỷ luật cán bộ như thế nào,
mức độ ra sao phải căn cứ vào quy định của pháp luật, của Đảng để xử lý đúng
người, đúng tội, đúng mức độ theo quy định của luật pháp chứ không thể căn cứ
vào chủ quan của mỗi người để cho rằng như thế là “nặng” hay “nhẹ” được. Cũng
vẫn tội danh như thế, sau này pháp luật sửa đổi thì có thể hình thức kỷ luật
nặng hay nhẹ hơn là tùy thuộc vào điều khoản của luật pháp sửa đổi theo chiều
hướng nào.
Việc Trung ương xem xét, có hình thức kỷ
luật một số cán bộ cấp cao kể cả người đã nghỉ hưu đã tạo nên sự tin tưởng của
nhân dân đối với Đảng của mình, tin ở cấp trên. Qua đó thấy rõ sự công minh của
người cầm cân nảy mực, công - tội phân minh rõ ràng. Có công thì khen thưởng,
có tội phải chịu kỷ luật theo quy định của pháp luật; trước pháp luật mọi người
đều bình đẳng, không trừ một ai dù người đó ở cương vị nào. Kết luận buổi tiếp
xúc cử tri quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), chiều ngày 13-5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng nói: “Ông Đinh La Thăng vi phạm ở giai đoạn lãnh đạo dầu khí thôi, thừa
nhận Đồng chí cũng năng nổ, quyết liệt khi làm giao thông như thế, miệng nói,
tay làm, cũng được lòng dân lắm chứ. Thế nhưng, có cái làm không nắm vững luật
pháp, để lại hậu quả như thế thì chúng ta xử lý”.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm
Xử lý như thế đã đúng chưa? Thiết nghĩ ý
kiến của một cử tri trong buổi tiếp xúc với đoàn đại biểu Quốc hội nói trên cho
thấy, xử lý kỷ luật như thế nào để vừa phải thể hiện sự nghiêm minh của luật
pháp, vừa phải thể hiện tinh thần nhân văn, kỷ luật là để răn dạy người khác,
cứu giúp người đã mắc sai lầm, khuyết điểm chứ không phải để triệt hạ nhau: “Đối
với những đồng chí đã từng có những khuyết điểm, sai lầm trong quá khứ, nhưng
luôn nỗ lực, tâm huyết, quyết liệt, trách nhiệm trong công tác, đem lại lợi ích
cho cộng đồng, bên cạnh xử lý nghiêm để răng đe thì nên sắp xếp cho họ vào vị
trí thích hợp để họ có cơ hội sửa sai, cống hiến cho đất nước”. Như thế, thể
hiện là đạo đức, là văn minh./.
1 comments:
Mọi cán bộ có sai phạm đều phải bị xử lý
Post a Comment