Tre Việt - “Nhọ” hóa Hiến
pháp là bài
viết của Trân Văn trên VOA tiếng Việt, ngày 03-6-2017,
cho rằng: “Hiến pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng định: “Mọi người bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội” nhưng đó là… hiến định (Điều 16, Hiến pháp 2013). Thực tế thì còn… lâu!”. Ông ta dẫn ra
02 câu chuyện, đánh đồng nó để chứng minh cho kết luận trên. Tác giả đã nhầm
lẫn dẫn đến đánh đồng 02 sự việc: bổ sung “phạm tội đối với lãnh đạo Đảng, Nhà
nước” vào các điều 155 (làm nhục người khác), 156 (vu khống), khi đại biểu Quốc
hội Đại tá Nguyễn Thị Xuân, Phó Giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk, đề nghị như trên vào sáng 24-5, trong thảo luận về việc sửa, đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự 2015. Tre Việt cho rằng, việc bổ sung thêm nội dung trên vào các điều 155 (làm nhục người khác), 156 (vu khống) Bộ
luật Hình sự năm 2015 lần này là có cơ sở. Bởi hai lý do sau:
Thứ
nhất, như đại biểu Nguyễn Thị Xuân đề cập là hành vi bôi nhọ làm mất uy tín, xúc phạm danh dự “lãnh đạo Đảng, Nhà nước”, đang càng ngày càng gia tăng. Điều này không hiếm
thấy khi vào các trang mạng “lề trái” bạn đọc có thể thấy rất nhiều, nên xin
miễn dẫn chứng.
Thứ hai, lãnh đạo Đảng, Nhà
nước, rộng hơn là đội ngũ cán bộ các cấp trước hết là công dân của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nên có đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của công
dân. Trên một bình diện khác, họ đại diện cho một tổ chức nhất định từ địa
phương đến ban, bộ, ngành ở Trung ương và đại diện cho quốc gia - dân tộc mà
danh dự, uy tín của các tổ chức, quốc gia - dân tộc mà họ đại diện đều gắn liền
với danh dự, uy tín của cá nhân họ. Vì thế, hành vi bôi nhọ làm mất uy tín, xúc phạm danh dự “lãnh đạo Đảng, Nhà nước”, cán bộ các cấp cần đưa vào luật là không phải để bảo
vệ cá nhân người đứng đầu mà là để bảo vệ danh dự, uy tín của tổ chức, quốc gia
- dân tộc mà họ đại diện. Đây là điểm khác với công dân khác, cần lưu ý.
Tương tự như vậy, là tổng thống của
một đất nước nào đó mà người ta bảo vệ không phải bảo vệ cá nhân người đó mà
bảo vệ danh dự, uy tín chức danh tổng thống của nước đó. Vì thế, luật pháp của
nước đó và của cộng đồng quốc tế đều phải tôn trọng. Việt Nam cũng không
phải ngoại lệ!
Với hai lý do cơ bản trên cho thấy, ý
kiến của đại biểu Nguyễn Thị Xuân là có cơ sở, cần phải hiểu
cho đúng.
Vì thế, không đồng nhất ý kiến của đại
biểu Nguyễn Thị Xuân với việc đấu tranh với một số
cán bộ, đảng viên như bài viết cho là “không bôi cũng đã nhọ”, nhưng phải có sự điều tra, xác
minh, kết luận, chưa làm mà đã vội kết luận là họ vi phạm pháp luật là võ đoán,
là mắc tội “bôi nhọ”. Nhận xét, đánh giá về một con người phải rất thận trọng
là vì thế. Hiện nay, Đảng, Nhà nước đang tích cực thực hiện Nghị quyết Trung
ương 4 (khóa XI, XII) nhằm đưa những người không đủ tiêu chuẩn ra khỏi bộ máy của
Đảng, Nhà nước. Những người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi, tham nhũng
đều bị lên án và khuyến khích báo chí, nhân dân tố cáo, đưa họ ra trước pháp
luật. Những trường hợp đó không phải người khác bôi nhọ họ mà tự họ làm nhọ
mình, nhưng lại che đậy tinh vi, rất cần sự chung tay của cả cộng đồng để loại
bỏ con sâu mọt đó ra khỏi bộ máy, chứ có pháp luật nào bảo vệ đâu mà bạn Trân
Văn đánh đồng. Quá trình đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực do họ đang có
chức quyền, nên rất có thể người ta sử dụng chức quyền ấy vào bảo vệ việc làm
sai của mình. Thế là vi phạm chồng vi phạm. Điều đó đặt ra và đòi hỏi những
người đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực phải bản lĩnh, không khuất phục trước
quyền uy. Đồng thời, không lợi dụng chống tham nhũng, tiêu cực để có hành vi
bôi nhọ làm mất uy tín, xúc phạm danh dự của người khác, nhất là người đứng đầu
tổ chức nào đó. Vì như thế, chính người đi tố cáo đã vi phạm pháp luật. Cho
nên, không phải “Hiến pháp, luật pháp được soạn, ban hành, áp dụng với toàn dân,
lãnh đạo là ngoại lệ” như bạn Trân Văn nêu./.
1 comments:
Mỗi chúng ta phải nêu cao tinh thần cảnh giác và đấu tranh chống lại các luận điệu xuyên tạc của bọn phản động và các phần tử cơ hội chính trị.
Post a Comment