Jan 3, 2018

Đấu tranh với thông tin xấu độc trên Internet, mạng xã hội không phải là trách nhiệm của riêng ai

Qua địa chỉ langtreviet@gmail.com  bạn Nguyễn Văn gửi đến Tre Việt bài viết: “Đấu tranh với thông tin xấu độc trên internet, mạng xã hội là trách nhiệm không của riêng ai” Xin giới thiệu bài viết với bạn đọc và cảm ơn bạn Nguyễn Văn!
ĐẤU TRANH VỚI THÔNG TIN XẤU ĐỘC TRÊN INTERNET,
MẠNG XÃ HỘI LÀ TRÁCH NHIỆM KHÔNG CỦA RIÊNG AI
                                                                               Nguyễn Văn
 
 
Tại Hội nghị công tác tuyên giáo năm 2017 tổ chức ở Thành phố Hồ Chí Minh vừa qua, có thông tin cho rằng, Quân đội “có thêm “Lực lượng 47” với hơn 10.000 người tay súng, tay nhấp chuột để đối phó với “quần chúng nhân dân” trong một cuộc chiến siết cổ internet” là việc làm vi hiến (!) Trước hết, khẳng định đó là nhận thức sai. Việc đấu tranh với thông tin sai trái, xấu độc trên internet, mạng xã hội là việc làm rất cần thiết không phải trách nhiệm của riêng ai, mà là trách nhiệm của những người có lương tri, phẩm giá nhằm mang lại môi trường internet, mạng xã hội trong sạch cho người sử dụng.
Bởi lẽ, nội dung thông tin trên internet có tính hai mặt. Chúng ta đều biết, internet là môi trường mở, cho phép người sử dụng được tự do cung cấp, tìm kiếm và sử dụng thông tin. Vì vậy, tùy thuộc vào động cơ, mục đích và nhận thức của cá nhân, tổ chức sử dụng mà thông tin đưa lên internet là tích cực, hoặc tiêu cực, thậm chí đi ngược lại lợi ích chính đáng của cộng đồng, của xã hội. Như vậy, bên cạnh những thông tin tích cực, thúc đẩy sự phát triển xã hội, trên internet cũng tồn tại đầy rẫy những thông tin sai trái, độc hại với các tính chất khác nhau. Đó là, (1) Thông tin không phù hợp về chuẩn mực đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục, như: kích động dâm ô đồi trụy, kích động tình dục, bạo lực, bôi nhọ đời tư, vu khống...; (2) Thông tin sai trái có tính chất chính trị: xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; xuyên tạc chống phá đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đe dọa an ninh quốc gia, v.v. Vì vậy, những người có trách nhiệm nói chung, cán bộ, chiến sĩ Quân đội nói riêng có hành động nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của thông tin sai trái, độc hại là rất cần thiết. Thế mà họ cho rằng đó là việc làm “vi hiến” là “siết cổ internet” là sao?
Mặt khác, như trên đề cập internet là môi trường mở không có giới hạn về địa lý, lãnh thổ, mà đa số các trường hợp, thông tin về người dùng không cần xác thực. Điều đó một mặt, tạo điều kiện thuận lợi một cách tối đa cho người sử dụng tham gia vào môi trường thông tin trên internet. Mặt khác, nó cũng tạo cơ hội cho những tổ chức, cá nhân với động cơ xấu có thể che dấu danh tính để cung cấp thông tin sai trái, độc hại; thậm chí xóa bỏ dấu vết để thực hiện hành vi tội phạm, lừa đảo. Việc phát hiện, ngăn chặn những hành vi sai trái trên môi trường internet toàn cầu vì thế về phương diện kỹ thuật là rất khó khăn. Nó đòi hỏi sự phối hợp tích cực của các quốc gia, nhưng do sự khác biệt về môi trường pháp lý giữa các quốc gia, nên trong nhiều trường hợp là không thể. Tính hai mặt này đang là thách thức đối với những quốc gia muốn thực thi luật pháp của mình để điều chỉnh những hành vi vi phạm pháp luật trên mạng internet. Vì thế, cán bộ, chiến sĩ Quân đội nói riêng, những người có trách nhiệm với sự phát triển của xã hội, của dân tộc để trả lại môi trường internet trong sạch lại không đúng sao?
Hơn thế nữa, đối với truyền thông xã hội, bên cạnh những ưu thế, nó cũng thể hiện những mặt trái. Đó là thông tin có động cơ, mục đích không rõ ràng, hoặc động cơ xấu nhằm xuyên tạc, lừa đảo, vu khống,... để hậu quả vô cùng to lớn và nặng nề, nhất là khi người sử dụng đa số là giới trẻ, còn thiếu bản lĩnh, tỉnh táo khi tiếp nhận thông tin trên internet. Hẳn mọi người chưa quên các cuộc biểu tình chống chính phủ, lật đổ chính phủ tại các quốc gia châu Âu, Bắc Phi đều có nguyên nhân sâu xa từ việc các phần tử chống đối lợi dụng internet để tuyên truyền, xúi giục và kêu gọi dân chúng xuống đường biểu tình, lật đổ. Cuộc biểu tình đánh chiếm phố Wall tại New York, Mỹ bắt đầu vào ngày 17/9/2011, đã lan ra khắp thế giới từ châu Á và châu Mỹ tới châu Phi và châu Âu với sự giúp đỡ đắc lực của internet và truyền thông xã hội. Điều đó minh chứng cho việc quản lý, đấu tranh với thông tin sai trái, xấu độc trên internet, mạng xã hội là trách nhiệm chung của cả cộng đồng, vì sự tiến bộ xã hội và phồn thịnh của quốc gia - dân tộc. Vì thế, cán bộ, chiến sĩ Quân đội không thể vô cảm, làm ngơ trước những thông tin sai trái, độc hai trên môi trường internet, mạng xã hội. Việc cán bộ, chiến sĩ Quân đội “tay súng, tay nhấn chuột” là thể hiện trách nhiệm cao với vận mệnh của quốc gia - dân tộc, nhằm chống lại thông tin xấu độc trên internet và mạng xã hội hòng làm băng hoại đạo đức, thuần phong, mỹ tục của dân tộc hàng ngàn năm văn hiến. Nên không phải 10.000 người mà bất cứ cán bộ, chiến sĩ Quân đội nào cũng như bất kỳ người dân Việt Nam yêu nước nào thấy chuyện trướng tai, gai mắt không thể làm ngơ mà phải hành động vì tương lai, hạnh phúc, sự phồn thịnh của quốc gia - dân tộc Việt Nam.
          Như vậy, một lần nữa chứng tỏ ý kiến cho rằng, cán bộ, chiến sĩ Quân đội tham gia làm sạch môi trường internet, mạng xã hội là “chống quần chúng nhân dân”, là “siết cổ internet” là võ đoán. Họ nói là vì nhân dân nhưng thực chất chính họ chống lại nhân dân bằng sự ngụy biện huy hiểm, nên chúng ta cần cảnh giác đấu tranh, bác bỏ./.

 

2 comments:

Âm thanh hội trường said...

Đấu tranh với thông tin xấu độc trên Internet, mạng xã hội là trách nhiệm của mọi người dân.

Lắp đặt thiết bị hội thảo said...

Bạn nói rất chính xác

Post a Comment