Tre
Việt - Vừa qua, lợi dụng việc Chính phủ đề nghị
thành lập 03 Đặc khu kinh tế là Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc, một số người
cho rằng: “Chính Phủ Việt Nam lựa chọn xây
dựng 03 đặc khu kinh tế là do cơ cấu vùng miền, cục bộ, không vì mục tiêu phát
triển kinh tế đất nước”, v.v. Đây là sự nói bừa, không có căn cứ.
Thực tế thế giới cho thấy, đặc khu kinh tế
là một mô hình đã được kiểm chứng, làm đầu tàu phát triển kinh tế, thu hút đầu
tư nước ngoài, nhân lực chất lượng cao và công nghệ tiến tiến, là động lực tích
cực góp phần kéo theo sự phát triển kinh tế cả một vùng và quốc gia.
Tiền thân cho đặc khu kinh tế là mô hình
khu kinh tế mở hiện đại đầu tiên được thành lập tại Puerto Rico (vùng quốc hải ở
phía Đông Bắc biển Caribe thuộc chủ quyền Mỹ) năm 1942. Rồi dần được nhân rộng
tại nhiều quốc gia châu Á, điển hình như: Ấn Độ, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore
vào cuối thập niên 60 thế kỷ XX. Ghi dấu ấn ngoạn mục cho sự “tăng trưởng thần
kỳ” của Trung Quốc vào những năm 80 của thế kỷ XX là Thâm Quyến - đặc khu kinh
tế được xem là hình mẫu cho đột phá về thể chế, kiến tạo sự thịnh vượng và biểu
tượng của Trung Quốc thời kỳ mở cửa. Malaysia cũng đang vận hành chuỗi đặc khu
suốt hơn 10 năm qua. Indonesia sau khi ban hành Luật Đặc khu vào năm 2009, đến
nay đã thành lập 10 đặc khu ven biển rất thành công. Năm 2014, Myanmar cũng đã
thông qua Luật đặc khu và nay đang tiếp tục kiến tạo các khu kinh tế mới mở. Đến
nay, trên thế giới đã có xấp xỉ 4.500 đặc khu kinh tế tại 140 quốc gia. Và, hầu
hết các đặc khu đều trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, kinh doanh dịch vụ
và du lịch đẳng cấp thế giới; trở thành các đầu tàu kinh tế, tạo động lực tăng
trưởng và sức lan tỏa chung cho nền kinh tế, mang lại nhiều GDP cho quốc gia và
“biến” những vùng trước đó lạc hậu, kém phát triển thành khu vực văn minh, hiện
đại, giàu có, năng động. Điển hình như, vào thập niên 1990, Thâm Quyến được
miêu tả là một thành phố “mỗi ngày xây một cao ốc, 3 ngày làm một đại lộ”, biến
vùng làng chài nghèo thành thành phố sầm uất, hiện đại. Năm 2016, GDP của Thâm
Quyến đạt 294 tỷ USD, nhiều hơn cả Bồ Đào Nha. Các đặc khu kinh tế đã đóng góp
tới 22% GDP cho Trung Quốc, 45% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tới 60%
kim ngạch xuất khẩu.
Ở Việt Nam, khái niệm “Đặc khu kinh tế” đã
được đặt ra từ năm 1997. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa VIII), Đảng ta đã đề ra
giải pháp “nghiên cứu xây dựng đặc khu kinh tế, khu kinh tế tự do ở những địa
bàn ven biển”. Khái niệm đó tiếp tục được đặt ra trong văn kiện Đại hội X năm
2006. Và, tới năm 2011, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 được
Đại hội XI thông qua có xác định “lựa chọn một số địa bàn có lợi thế vượt trội,
nhất là ở ven biển để xây dựng một số khu kinh tế làm đầu tàu phát triển”. Trên
thực tế, hơn 20 năm qua, Chính phủ và các địa phương đã tích cực chủ động
nghiên cứu, tìm tòi, thành lập Đặc khu Quảng Ninh, Đặc khu Bà Rịa - Vũng Tàu; mở
nhiều các Khu công nghiệp tập trung, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao, như: Hòa
Lạc, Chu Lai, Sóng Thần, v.v. Mặc dù đã có những đóng góp tích cực vào phát triển
kinh tế - xã hội của các địa phương và đất nước, nhưng những mô hình này vẫn
chưa đáp ứng được kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Và lần này, Chính phủ
đề xuất thành lập 03 đặc khu kinh tế: Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), Bắc Vân Phong
(tỉnh Khánh Hòa) và Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) là quá trình nghiên cứu nghiêm
túc, trên cơ sở đánh giá chính xác các điều kiện thực tế địa phương và rút kinh
nghiệm thực tiễn những năm qua, cũng như tiếp thu học tập các mô hình phù hợp trên thế giới.
Như vậy, chủ trương lựa chọn một số địa
phương ven biển có đủ điều kiện để xây dựng thành các “Đặc khu kinh tế” và lựa
chọn Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta
và có quá trình nghiên cứu, tìm hiểu nghiêm túc, dựa trên cơ sở thực tiễn khách
quan, khoa học. Những luận điệu cho rằng Đảng, Nhà nước ta lựa chọn, xây dựng đặc
khu kinh tế không vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà là tư tưởng cục bộ,
địa phương là hoàn toàn không có cơ sở, là nói bừa, nhằm dụng ý xấu./.
2 comments:
Những luận điệu cho rằng Đảng, Nhà nước ta lựa chọn, xây dựng đặc khu kinh tế không vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội là hoàn toàn không có cơ sở, nói bừa. Ta cần dẹp bỏ luận điệu trên.
Các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách để xuyên tạc và chống phá Đảng ta. Mọi người phải nêu cao tinh thần cảnh giác, tránh bị lôi cuốn vào những thông tin sai lệch của chúng
Post a Comment