Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến sân bay quân sự Orly ở thủ đô Paris
Tre Việt - Trước sự kiện
Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt
Nam
thăm chính thức Cộng hòa Pháp từ ngày
25-3-2018 đến ngày 27-3-2018 theo lời mời của Tổng thống Emmanuel-Macron, nhân
kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Tổ chức Phóng viên
Không Biên giới (RSF) kêu gọi Chính phủ Pháp lên tiếng với Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng về việc Việt Nam
trấn áp các nhà báo và blogger độc lập. Lại thêm một cố gắng vô ích!
Những năm gần
đây, RSF rất “quan tâm” đến vấn đề nhân quyền ở Việt Nam; các hoạt động của họ
ngày càng dày đặc liên quan đến những blogger trong nước. Từ đầu năm 2017 tới
nay, RSF đã có 10 lần ra thông cáo báo chí với nhiều thành kiến hoặc đòi can
thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, như: ngày 25-01-2017, lên án việc bắt
giữ Trần Thị Nga, Nguyễn Văn Oai và Nguyễn Văn Hóa; ngày 26-4-2017, trong bản
báo cáo thường niên về Chỉ số tự do báo chí thế giới, RSF xếp Việt Nam đứng thứ
175/180 nước; ngày 30-7-2017, nhân sự kiện nhóm Nguyễn Bắc Truyển bị bắt, RSF
phê phán chính quyền Việt Nam đột ngột gia tăng đàn áp những người bất đồng
chính kiến; ngày 07-6-2017, cực lực phản đối việc tước quốc tịch ông Phạm Minh
Hoàng; ngày 23-6-2017, yêu cầu chính quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức, vô
điều kiện cho ông Phạm Minh Hoàng và kêu gọi Chính phủ Pháp can thiệp khẩn cấp;
ngày 18-8-2017, kêu gọi Việt Nam trả tự do cho blogger Nguyễn Văn Oai; ngày
17-10-2017, vận động công luận kêu gọi chính quyền Việt Nam chấm dứt tình trạng
vi phạm quyền tự do thông tin. Đặc biệt, tháng 11-2017, nhân Hội nghị cấp cao
APEC tại Đà Nẵng, RSF lôi kéo khoảng 10 hiệp hội phi chính phủ phát động chiến
dịch cho quyền tự do thông tin tại Việt Nam, kêu gọi Hà Nội ngưng truy bức công
dân thực hiện quyền tự do ngôn luận. Mới nhất là vào tháng 02-2018, sau khi
blogger Phạm Đoan Trang bị công an Hà Nội chất vấn vì những hoạt động trái
luật, RSF kêu gọi Nghị Viện Châu Âu tạm hoãn việc phê chuẩn Hiệp định tự do
thương mại với Việt Nam.
Mặc dù RSF có tần suất can thiệp, chống phá dày đặc,
nhưng trong quan hệ ngoại giao với Việt Nam, không có nguyên thủ quốc gia nào
để ý đến những lời kêu gọi phi lý đó, cụ thể qua các cuộc hội đàm ngoại giao,
như: chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; Thủ tướng Ca-na-da thăm
Việt Nam; Tổng thống Đ.Trump thăm Việt Nam nhân dự Hội Nghị thượng đỉnh APEC
năm 2017, v.v.
Điều đó cho thấy, vấn đề dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam
được Đảng, Nhà nước quan tâm đúng mức và thi hành đầy đủ, phù hợp với luật
pháp, văn hóa trong nước và quốc tế; được nhân dân và chính phủ các nước thông
cảm, chia sẻ. Hơn nữa, dư luận quốc tế đã lên án cáo buộc những tường trình của
RSF thường có chọn lọc từ trước. Theo định hướng từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, RSF
chọn lọc, bỏ qua tất cả các tường trình về những hoạt động chống lại nhà báo ở
nước Mỹ và những nước đồng minh với Mỹ, như: RSF đã im lặng nhiều năm trong vụ
người quay phim của hãng Al-Jazeera là Sami-Al-Haj đã bị bắt cóc tại Pakistan
lúc đang trên đường công tác đến Afghanistan, bị tra tấn và vào ngày 13-6-2002
bị dẫn về Guantánamo; không được nhắc đến việc 16 nhà báo bị giết chết trong
lần NATO không kích đài truyền hình Nam Tư RTS, v.v.
2 comments:
Hoạt động của RSF nhằm can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam cần phải dẹp bỏ.
Chúng ta phải nhận diện được âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, chỉ rõ những phương thức chống phá của chúng; đồng thời nâng cao sức đề kháng cho cán bộ đảng viên và người dân để chống lại luận điệu xuyên tạc của chúng.
Post a Comment