Tre Việt - Phạm Chí Dũng, “Chủ tịch Hội nhà báo Độc lập Việt Nam”, hồi trẻ
học tại Học viện Kỹ thuật Quân sự; làm khoa học, kỹ thuật không nổi, Dũng quay
ra học kinh tế và có học vị Tiến sĩ Kinh tế; tuy học vị cao nhưng Dũng buôn
không được, bán chẳng xong và chắc chắn không có đóng góp gì trong ngành kinh tế;
cuối cùng, anh ta quay ra viết văn. Mặc dù đã “quá tam ba bận”, nhưng xem ra,
nghiệp văn cũng không sáng sủa gì, vì Dũng có cái nhìn rất ấu trĩ. Điều đó được
thể hiện rõ trong bài viết “Lãnh đạo Việt Nam chỉ bảo vệ dầu khí, không bảo vệ
ngư dân”.
Về mặt đường lối, Đảng, Nhà nước có chủ trương: “phát triển mạnh
kinh tế biển tương xứng với vị trí tiềm năng biển của nước ta gắn với bảo đảm
quốc phòng, an ninh bảo vệ chủ quyền vùng biển”. Trên cơ sở đó, chúng ta đã xây
dựng “Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và môi trường biển đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; ban hành một số chính sách khuyến khích, hỗ
trợ phát triển thủy sản được quy định ở Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ. Cùng
với đó, Nhà nước ta chủ chương kết hợp chặt chẽ các hình thức, biện pháp đấu
tranh chính trị, ngoại giao, pháp lý, kinh tế, quốc phòng trong quản lý vùng trời,
bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc gắn với thế trận an ninh nhân dân; xây dựng lực lượng
vũ trang, nòng cốt là hải quân, không quân, cảnh sát biển, biên phòng, dân quân
tự vệ biển mạnh, làm chỗ dựa vững chắc cho ngư dân và các thành phần kinh tế sản
xuất và khai thác tài nguyên biển.
Căn cứ vào đường lối đó, các cấp, các ngành đã triển khai mạnh mẽ
nhiều chương trình bảo vệ an ninh trên biển, hỗ trợ ngư dân vươn khơi bám biển;
xây dựng, kiện toàn hệ thống phương án tác chiến bảo vệ các khu vực biển, đảo,
quần đảo phù hợp với sự phát triển mới của tình hình; kiện toàn các lực lượng
chuyên trách, thành lập các đội tàu tuần tra Biên phòng, Kiểm ngư, Cảnh sát biển,
Hải quan; xây dựng, bổ sung hệ thống phương tiện hỗ trợ, như: trinh sát, quan trắc,
cảnh giới từ xa, thông tin liên lạc hàng hải, v.v. Đồng thời, đẩy mạnh công tác
giáo dục quốc phòng, an ninh biển cho toàn dân, nhất là các lực lượng trực tiếp
hoạt động trên biển; xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa ngư dân với bộ đội biên
phòng, cảnh sát biển nhằm giúp nhau sản xuất, vừa là cơ sở khai thác có hiệu quả
các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên biển, vừa là tiền đề để xây dựng, củng cố
và phát huy lực lượng tại chỗ phục vụ chiến lược quốc phòng - an ninh trên biển,
v.v.
Chỉ sau gần 2 năm thực hiện Nghị định 67, đã có 156 tàu đánh bắt xa
bờ, 26 tàu dịch vụ hậu cần được hạ thủy nhờ nguồn vốn ưu đãi từ ngân hàng; nhiều
cơ sở hậu cần nghề cá được xây dựng; có 14.977 tàu cá trên 90CV của ngư dân tại
28 tỉnh, thành phố ven biển được bảo hiểm, 145.960 thuyền viên được bảo hiểm,
v.v. Ngoài ra, rất nhiều địa phương có sự hỗ trợ riêng cho ngư dân, như ở Đà Nẵng,
miễn hoàn toàn các khoản thuế, hỗ trợ 70% chi phí bảo hiểm cho tàu 90 - 400CV;
90% cho tàu trên 400CV; hỗ trợ 100% bảo hiểm thuyền viên; hỗ trợ phí đăng kiểm
cho tàu trên 90CV, v.v. Những hoạt động đó cho thấy, Đảng, Nhà nước đã và đang
rất tích cực bảo vệ, hỗ trợ ngư dân vươn khơi, bám biển. Đây chính là đội quân
hùng hậu tham gia tích cực vào bảo vệ chủ quyền biển, đảo nói chung và bảo vệ dầu
khí nói riêng. Nếu không bảo vệ ngư dân thì ai sẽ hàng ngày bám biển? khi đó, lấy
gì để bảo vệ dầu khí? Thưa tiến sĩ.
2 comments:
Chúng ta phải cương quyết đấu tranh với những quan điểm trái với đường lối của Đảng ta.
Các thế lực thù địch rất điên cuồng chống phá Việt Nam; chúng dùng mọi thủ đoạn để chống phá; chúng ta phải hết sức tỉnh táo trước luận điệu sai trái của kẻ thù để không bị mắc bẫy của chúng.
Post a Comment