Tre Việt – Đầu năm 2021, trong Hội nghị ngành Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng yêu cầu các cơ quan xây dựng cơ chế để huy động nguồn lực trong dân, nhất là vàng, ngoại tệ; có thể vay của người dân tương đương vay vốn ODA. Ngày 11/01/2021, Việt Tân có bài viết kêu gọi người dân không “mắc lừa” Chính phủ mà vẫn cần phải tích trữ vàng, ngoại tệ phòng khi “trái gió trở trời”.
Thực tế, tiền có nhiều dạng như: tiền giấy
– tín tệ; vàng, bạc – hóa tệ; tiền điện tử - bút toán trong các ngân hàng; tiền
mã hóa – tiền ảo; về phương diện hoạt động, tiền có hai dạng là tiền dự trữ giá
trị và tiền trong lưu thông. Tiền trong lưu thông gọi là vốn, dùng để sản xuất,
kinh doanh, sinh ra lợi nhuận; tiền cất trong nhà chỉ có chức năng dự trữ giá
trị.
Trong nền kinh tế thị trường, quá trình
sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa là tất yếu và diễn ra mạnh mẽ. Trong
đó, vốn là một trong 4 yếu tố (vốn, nhân lực, công nghệ, đất đai) quan trọng nhất;
vốn là cội nguồn để sản sinh ra các yếu tố khác theo quy tắc: hàng hóa sức lao
động, công nghệ, máy móc, nguyên vật liệu,… phải được đổi ra tiền và ngược lại.
Do đó, để một nền kinh tế phát triển, hay nói cách khác là có tăng trưởng thì yếu
tố vốn là cực kỳ quan trọng, là vấn đề tiên quyết để khởi nghiệp, phát triển sản
xuất, kinh doanh, phát triển xã hội. Với ý nghĩa đó, cầu về vốn luôn lớn hơn
cung. Mọi quốc gia trên thế giới nếu muốn phát triển thì tất yếu phải nỗ lực
xây dựng cơ chế, chính sách để huy động vốn và khơi thông dòng chảy của vốn. Vốn
chủ yếu thuộc quyền sở hữu của người dân, một phần khác nằm trong tay nhà nước,
đó là phần thuế mà nhân dân đóng góp. Khi chính phủ thiếu vốn thì tất yếu phải
đi vay của nhân dân hoặc vay nước ngoài.
Người dân lao động sản xuất sẽ thu được
tiền công, tiền lãi khi bán sản phẩm, dịch vụ; một phần thu nhập này được tiết
kiệm để bảo đảm cuộc sống khi cần thiết. Tuy nhiên, nếu khoản tiết kiệm cất
trong nhà thì lượng vốn này không hoạt động, nó như “cục máu đông” nằm một chỗ;
nó không sinh lời mà chỉ mất dần giá trị do lạm phát của thị trường; đồng thời,
thị trường thiếu vốn, sản xuất, kinh doanh không phát triển được, kinh tế suy
thoái và đời sống xã hội đi xuống. Còn nếu đưa vào lưu thông dưới dạng: gửi
ngân hàng, góp vốn, đóng cổ phần, cho vay,… thì thị trường sẽ có nguồn vốn để sản
xuất, kinh doanh; khi kinh tế phát triển, người dân sẽ được chia một phần lợi
nhuận dưới dạng lãi suất huy động hay lợi nhuận góp vốn.
Xa xưa, vàng, bạc là dạng tín tệ được
con người dùng làm phương tiện thanh toán rộng rãi trong xã hội; gia đình nào
càng nhiều vàng bạc thì càng giàu có. Ngày nay, thói quen tích vàng vẫn còn nặng
nề trong các quốc gia Châu Á, trong đó có Việt Nam. Xã hội hiện đại sản sinh ra
nhiều công cụ thanh toán tiện lợi hơn như tiền giấy, tiền điện tử, nên vàng (gồm
vàng nữ trang và vàng miếng) được tích trữ với mục đích chính là dự trữ giá trị.
Như vậy, người dân tích vàng, bạc, ngoại
tệ là việc chôn vốn trong nhà; giá trị của lượng tiền này không có trong lưu
thông; “cục máu đông” này càng lớn thì xã hội càng hiếm vốn, sản xuất, kinh
doanh không phát triển được, kinh tế quốc gia suy thoái, đời sống nhân nhân đi
xuống.
Nếu người dân bán vàng ra rồi mang gửi
ngân hàng hoặc đóng góp cho sản xuất hoặc cho Nhà nước vay vàng thì sẽ nhận được
tiền lời; xã hội có vốn phát triển kinh tế, nhà nước thu được thuế; tái đầu tư
cho an sinh xã hội thì đời sống của nhân dân được nâng lên. Qua đó cho thấy,
tích trữ vàng, ngoại tệ là không có lợi cho cả người dân và toàn xã hội./.
2 comments:
Việt Tân là tổ chức khủng bố, chúng ta không nên tin
Chúng ta phải nhận biết và đấu tranh mạnh mẽ chống lại các luận điệu xuyên tạc, chống phá Việt Nam của bọn phản động và các thế lực thù địch
Post a Comment