Tre Việt - Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực có vai trò vô cùng quan trọng đối với công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay. Vấn đề trên được Đảng ta đặc biệt quan tâm, đề cập trên nhiều lĩnh vực. Không chỉ bằng lời nói, cả hệ thống chính trị nước ta đã và đang rất quyết liệt trong việc hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực; hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; xây dựng các quy định để quản lý, xác minh tài sản, thu nhập của những người có chức vụ, quyền hạn; cơ chế khuyến khích và bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng, tiêu cực; đổi mới chế độ tiền lương và các chính sách đãi ngộ cho cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, v.v. Đối với các vụ việc, vụ án, sau khi được làm rõ, các cơ quan chức năng đã kịp thời cung cấp thông tin cho báo chí và các cơ quan thông tin, truyền thông để phản ánh, đăng tải đến mọi người dân. Góp phần giáo dục, cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe, ngăn chặn là chính. Quan điểm đó đã được tuyệt đại đa số người dân đồng tình, ủng hộ.
Vậy nhưng, vẫn các chiêu bài cũ rích,
các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội, bất mãn trong và ngoài nước lợi
dụng công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước ta, với nhiều
phương thức và thủ đoạn khác nhau, họ ra sức xuyên tạc, chống phá, hòng gây
chia rẽ, phá hoại đoàn kết nội bộ, phá hoại công cuộc xây dựng đất nước và việc
thực hiện các chính sách phát triển kinh tế, xã hội của nước ta. Điển hình là,
ngày 08/8, trang facebook Việt Nam Thời Báo đăng bài: “Nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam có thật sự đoàn kết?” của Hạo
Nhiên, cho rằng: “Lúc này Đảng Cộng sản
Việt Nam đang trong tình trạng chia rẽ, phân tán lớn nhất từ trước đến nay...
Chiến dịch “đốt lò” của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng hiện nay khiến trong Đảng
có thể đang hình thành nhiều phe nhóm có cùng lợi ích chung”. Từ đó, quy chụp: “cuộc đấu tranh chống tham nhũng của Đảng
ta là “đấu đá nội bộ”, làm mất đoàn kết trong Đảng”(!).
Cần khách quan nhìn nhận rằng, tham
nhũng, tiêu cực là một hiện tượng tồn tại mang tính tất yếu trong xã hội phân
chia giai cấp và có nhà nước. Bản chất của tham nhũng gắn liền với quyền lực;
người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để tham
nhũng, thu về những lợi ích bất chính. Cho nên, tham nhũng là tác nhân độc hại;
là trở ngại lớn đối với sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước ta;
làm giảm niềm tin của quần chúng nhân dân đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên, Đảng
và Nhà nước ta. Về lâu dài, điều này đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ xã hội
chủ nghĩa. Vì thế, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là “chống giặc nội xâm”, vừa là nhiệm vụ cấp bách trước mắt, vừa cơ bản,
lâu dài. Trong bất cứ thời kỳ nào, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng
ta cũng mang hai mục đích: vừa loại những “con
sâu, mọt” ra khỏi bộ máy của Đảng, Nhà nước, vừa giữ ổn định chính trị,
phát triển kinh tế - xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước
ta, đảm bảo sự thắng lợi của xã hội mới - xã hội chủ nghĩa và sự trường tồn của
chủ nghĩa xã hội.
Nhận rõ vai trò của công tác phòng, chống
tham nhũng, nên công tác này đã được hiến định tại Khoản 2, Điều 8, Hiến pháp
năm 2013: “Các cơ quan nhà nước, cán bộ,
công chức, viên chức phải… kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi
biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền”. Trên cơ sở đó, Nhà nước thể chế
hóa Hiến pháp, các quan điểm, chủ trương của Đảng thành Luật Phòng, chống tham
nhũng và các nghị định, thông tư,… tạo hành lang pháp lý vững chắc với các chế
tài nghiêm khắc để “không thể tham
nhũng”, cơ chế răn đe để “không giám
tham nhũng” và “không cần tham nhũng”.
Với tinh thần không có “vùng cấm”,
không có “ngoại lệ”, không có “đặc quyền” đối với bất kỳ ai, cho nên nhiều
tổ chức, cá nhân vi phạm đã bị xử lý.
Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Việc xử lý nghiêm nhiều cán bộ, kể cả cán bộ
cấp cao sai phạm là điều không ai mong muốn, thậm chí rất đau xót, rất đau
lòng, nhưng vì sự nghiệp chung, vì sự nghiêm minh kỷ luật của Đảng, thượng tôn
pháp luật của Nhà nước, sự trong sạch, vững mạnh và uy tín của Đảng, Nhà nước
và ý nguyện của nhân dân, chúng ta phải làm và kiên quyết làm”. Đồng chí
cũng yêu cầu: “không phải cốt xử nhiều là
tốt, mà phải làm sao để không phải xử, không để xảy ra mới là tốt”; xét xử
không phải để dìm con người xuống tận bùn đen mà là xử đúng người, đúng tội. Trong
10 năm (2012 - 2022), cấp ủy, Ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật hơn
2.700 tổ chức đảng, gần 168.000 đảng viên, trong đó có hơn 7.390 đảng viên bị kỷ
luật do tham nhũng. Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung
ương đã kỷ luật hơn 170 cán bộ cấp cao diện Trung ương quản lý; trong đó, có 33
Ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, hơn 50 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng
vũ trang. Chỉ tính riêng từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến đầu năm
2022, đã kỷ luật 50 cán bộ diện Trung ương quản lý, trong đó có 08 Ủy viên,
nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, 20 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng
vũ trang. Qua công tác thanh tra, kiểm toán đã kiến nghị xử lý trách nhiệm gần
44.700 tập thể, cá nhân sai phạm; kiến nghị thu hồi, xử lý tài chính hơn
975.000 tỉ đồng, gần 76.000 ha đất; chuyển cơ quan điều tra gần 1.200 vụ việc
có dấu hiệu tội phạm để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Kết quả trên đã củng cố niềm tin của
nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, đó chính
là minh chứng khẳng định, những luận điệu mà Hạo Nhiên và Việt Nam Thời Báo rêu
rao: đấu tranh phòng, chống tham nhũng, xử
lý cán bộ, đảng viên sai phạm là “đấu đá nội bộ”, “phe cánh”, làm nội bộ Đảng
ta mất đoàn kết chỉ là sự xuyên tạc, lố bịch hết sức hồ đồ của người có “tâm”
tối. Luận điệu suy diễn sai trái đó cần phải đấu tranh, bác bỏ./.
0 comments:
Post a Comment