Tre Việt - Mới đây, kênh tiếng Việt Đài RFA phát tán tài liệu: “Quỹ nhân quyền (HRF): Việt Nam nằm trong số các quốc gia đàn áp báo chí nhất ở châu Á”, trong đó cho rằng: Việt Nam “kiểm duyệt hà khắc” internet, mạng xã hội, khi yêu cầu các công ty công nghệ (Facebook, Google) xóa các nội dung chỉ trích chế độ, sử dụng “điều luật mơ hồ để đàn áp” các nhà báo đăng tải các bài viết về các chủ đề nhạy cảm liên quan đến nhân quyền, môi trường, dân chủ, v.v. Thông tin này là hoàn toàn vô lý, không phản ánh đúng tình hình thực tế đang diễn ra tại Việt Nam, cho thấy HRF đang lộng ngôn, hàm hồ.
Cần khẳng định rõ: Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn nhất
quán quan điểm, chủ trương bảo đảm thực thi đầy đủ các quyền của công dân, như:
quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng, v.v. Điều này, đã được
quy định rõ trong hệ thống văn bản pháp luật, mà cao nhất là Hiến pháp, các Luật
và văn bản dưới luật. Những năm qua, Việt Nam luôn nỗ lực xây dựng, hoàn chỉnh
hệ thống văn bản pháp luật phù hợp với thực tiễn đặt ra. Trong lịch trình, kế
hoạch làm việc của Quốc hội - Cơ quan quyền lực cao nhất thì nội dung xây dựng,
điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi các văn bản pháp luật luôn được coi trọng, đề cao.
Mọi công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật, được tự do thực hiện các
quyền của mình theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, không có ngoại lệ.
Ở Việt Nam, hệ thống các cơ quan báo chí được quan tâm
xây dựng, phát triển, đồng hành cùng dân tộc trong công cuộc xây dựng đất nước,
bảo vệ Tổ quốc. Năm 2022, Việt Nam có 127 cơ quan báo, 670 cơ quan tạp chí; 72
cơ quan đài phát thanh, truyền hình với khoảng 41.000 người hoạt động trong
lĩnh vực báo chí, hơn 19.300 trường hợp được cấp thẻ nhà báo. Nhiều cơ quan báo
chí lớn đã đặt cơ quan đại diện, văn phòng thường trú ở hầu khắp các địa phương
trong cả nước và tại nhiều quốc gia trên thế giới. Những người làm báo chân
chính đều được phép tự do hoạt động, hành nghề theo quy định của Luật Báo chí
và được pháp luật tôn trọng, bảo vệ. Vì thế, đời sống báo chí ở Việt Nam là một
bức tranh vô cùng sinh động, phản ánh mọi mặt của đời sống xã hội, là nơi cung
cấp thông tin, định hướng dư luận xã hội, tạo sự đồng thuận, gắn kết các tầng lớp
nhân dân, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào công cuộc đổi mới đất nước,
phát triển phồn vinh, hạnh phúc. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, có
một số nhà báo đã thiếu bản lĩnh, tỉnh táo, bị kích động, xúi giục, mua chuộc,…
dẫn đến có những bài viết, chia sẻ thông tin chưa được kiểm chứng, thông tin
không phù hợp ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, vi phạm đạo đức người
làm báo, vi phạm pháp luật nên đã bị các cơ quan chức năng điều tra, xử lý với
đầy đủ chứng cớ xác thực. Vì vậy, HRF cho rằng: Việt Nam sử dụng “điều luật mơ
hồ để đàn áp” các nhà báo đăng tải các bài viết về các chủ đề nhạy cảm liên
quan đến nhân quyền, môi trường, dân chủ,… là hoàn toàn phi lý, không có cơ sở.
Ngược lại, chính họ đang lợi dụng vấn đề này để tuyên truyền, xuyên tạc, chống
phá đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam, cần bị lên án, bác bỏ.
Trước sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin, nhất
là trên không gian mạng, với việc ngày càng hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật,
các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội dung đăng tải trên báo
chí, nhất là mạng xã hội, sẽ hạn chế các kẻ hở, cơ hội để các tổ chức, cá nhân lợi
dụng làm trái quy định của pháp luật Việt Nam. Do đó, việc các công ty
công nghệ, như: Facebook, Google,… khi hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đều phải
tuân thủ pháp luật Việt Nam, xóa bỏ các nội dung có tính chất kích động bạo lực,
tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá chế độ, vi phạm pháp luật là điều đương
nhiên. Vấn đề này, không chỉ có ở Việt Nam mà khi họ hoạt động, kinh doanh ở bất
kỳ quốc gia nào trên thế giới đều phải tuân thủ pháp luật của quốc gia đó. Vì
thế, việc HRF đề cập: Việt Nam “kiểm duyệt hà khắc” Internet, mạng xã hội là sự
cố tình vu khống, làm phức tạp thêm tình hình./.
0 comments:
Post a Comment