Tre Việt – Ngày 23/8, trang facebook Đài Á Châu Tự Do (RFA) đăng bài: “Việt Nam “quản chặt” các tín đồ tôn giáo độc lập”. Trong bài viết, họ cho rằng: “Ở Việt Nam, những người muốn sinh hoạt tôn giáo một cách độc lập luôn đối mặt nguy cơ bị chính quyền ngăn cản, sách nhiễu. Nhiều tín đồ tôn giáo độc lập là người bản địa cho biết họ thậm chí bị đàn áp ngày càng nặng nề hơn”.
Đây lại là một luận điệu xuyên tạc trắng
trợn những nỗ lực của Đảng và Nhà nước ta trong bảo đảm tự do tín ngưỡng, tôn
giáo của nhân dân và thực tiễn sinh động về tình hình tôn giáo ở Việt Nam.
Việt Nam là đất nước có truyền thống văn
hóa lâu đời, là quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo. Cùng với quá trình đổi mới đất
nước, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam có nhiều chuyển biến mới. Đảng,
Nhà nước luôn bảo đảm và tạo điều kiện để các sinh hoạt tôn giáo, hoạt động
tôn giáo của tất cả các tôn giáo được diễn ra bình thường. Đặc biệt, những
ngày lễ trọng của các tôn giáo, như: lễ Phật đản, lễ Vu lan của Phật giáo; Lễ
Giáng sinh, lễ Phục sinh của Công giáo và Tin lành; Lễ Hội Yến Diêu Trì Cung, Lễ
kỷ niệm ngày khai đạo của đạo Cao Đài; lễ hội Katê của đồng bào Chăm; tháng
chay Ramadan của người Hồi giáo,… được tổ chức với quy mô lớn, thu hút đông đảo
tín đồ tham dự.
Việc công nhận tổ chức tôn giáo, cấp chứng
nhận đăng ký hoạt động tôn giáo được thực hiện theo quy định của pháp luật. Sau
khi Luật Tín ngưỡng, tôn giáo (năm 2016) đi vào cuộc sống, các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền đã công nhận 01 tổ chức tôn giáo (Giáo hội Phúc âm Ngũ tuần Việt
Nam), cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo cho 03 tổ chức (Hội thánh Phúc
âm Toàn vẹn Việt Nam; Hội thánh Tin lành Liên hiệp Truyền giáo Việt Nam; Giáo hội
Các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giê-su Ky-tô Việt Nam). Việc đăng ký sinh hoạt
tôn giáo tập trung trên phạm vi cả nước được tạo điều kiện thuận lợi với gần
4.000 điểm, nhóm được chấp thuận. Các tổ chức tôn giáo hoàn toàn chủ động trong
việc củng cố tổ chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, thuyên chuyển chức
sắc, chức việc, nhà tu hành theo Hiến chương, Điều lệ và quy định của pháp luật.
Hằng năm, số lượng chức sắc, chức việc,
nhà tu hành và những người hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp không ngừng tăng,
nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân, hiện cả
nước có hơn 6.500 người được phong phẩm, suy cử làm chức sắc; hơn 16.780 người
được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc. Cùng với đó, Nhà nước còn bảo
đảm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo được thành lập cơ sở đào
tạo tôn giáo, mở lớp bồi dưỡng về tôn giáo. Các tổ chức tôn giáo được
Nhà nước quan tâm, tạo điều kiện tham gia vào đời sống chính trị xã hội, tham
gia xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa ở tất cả các cấp từ
Trung ương đến cơ sở và tích cực tham gia các hội, đoàn thể khác, như: Hội Người
cao tuổi Việt Nam, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ em mồ côi Việt Nam, Hội
Liên hiệp thanh niên Việt Nam, v.v. Đây là những minh chứng thực tiễn sinh động,
chân thực, trái ngược với luận điệu quy chụp, xuyên tạc, lố bịch, rằng: “Những người muốn sinh hoạt tôn giáo ở Việt
Nam luôn đối mặt nguy cơ bị chính quyền ngăn cản, sách nhiễu... bị đàn áp ngày
càng nặng nề hơn”.
Còn luận điệu mà RFA gọi là “tín đồ tôn giáo độc lập”, thực chất là
tập hợp các phần tử cực đoan trong các tôn giáo, đối tượng chống đối, cơ hội
chính trị, các phần tử phản động lưu vong ở nước ngoài,... lợi dụng vỏ bọc tôn giáo, để hoạt động chống
phá Đảng, Nhà nước dưới các hình thức: kích động tư tưởng ly khai, chia rẽ nội
bộ các tôn giáo, phá hoại sự ổn định, đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
kích động các hoạt động chống phá gây phức tạp về an ninh, trật tự;
móc nối với các tổ chức phản động bên ngoài nhằm mục hóa, chính trị hóa những vấn
đề trong nước,... nhằm thu hút sự quan tâm, chú ý của dư luận quốc tế từ đó gây
sức ép với chính quyền để đáp ứng các yêu cầu của các tổ chức, hội nhóm này. Vì
vậy, cũng như nhiều nước khác trên thế giới, Nhà nước Việt Nam nghiêm cấm mọi tổ
chức lợi dụng tôn giáo, đội lốt tôn giáo để tiến hành các hoạt động xâm phạm an
ninh quốc gia, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo
luật định. Đó là lẽ đương nhiên./.
0 comments:
Post a Comment