Mar 28, 2014

Kẻ lớn tiếng bảo vệ nhân quyền lại vi phạm nhân quyền

         Tre Việt - Thế giới đang chứng kiến những biến động mau lẹ ở U-crai-na. Qua đó cho thấy, Mỹ và phương Tây thường lớn tiếng về nhân quyền, nhưng chính họ đang vi phạm nhân quyền nhất. Tại sao lại kết luận như vậy?

          Chúng ta chứng kiến nhân dân Crưm, với quyền dân tộc tự quyết, chính quyền Crưm đã trưng cầu dân ý về việc tiếp tục ở lại U-crai-na hay tách ra để sáp nhập vào Liên bang Nga, thì đã có hơn 95% số phiếu (trong 81,3% số cử tri đi bỏ phiếu) đồng ý tách Crưm ra khỏi U-crai-na để sáp nhập vào Liêng bang Nga (ngày 16-3-2014). Điều đó thể hiện nguyện vọng chính đáng của người dân Crưm và được các cấp có thẩm quyền ở Crưm và Liên bang Nga đồng ý, thực hiện đúng trình tự thủ tục pháp lý theo luật pháp quốc tế và luật pháp của Liên bang Nga. Ấy thế mà Mỹ và phương Tây lại phản đối. Họ ra các quyết định chừng phạt Liên bang Nga, nào là “khai trừ” Nga ra khỏi G8, nào là phong tỏa tài khoản không chỉ của các quan chức Nga mà còn phong tỏa tài khoản của các nhà kinh tế Nga - những doanh nhân có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Nga,... Có phải Mỹ và phương Tây đã vì quyền lợi của ngườ dân Crưm? Không. Họ hành động như vậy chỉ vì quyền lợi của chính họ mà thôi. Bởi khi Crưm sáp nhập vào Liên bang Nga thì lợi ích kinh tế, chính trị, quân sự của Mỹ và phương Tây bị ảnh hưởng nên họ mới giẫy nảy tìm mọi cách ngăn cản Crưm sáp nhập vào Liên bang Nga. Khi sự ngăn cản không thành thì họ quay sang chừng phạt, hòng cô lập Liên bang Nga, làm suy yếu nước Nga. Việc làm đó của Mỹ và phương Tây chỉ cho người ta thấy rõ: họ là những kẻ ích kỷ, chẳng phải quyền lợi của nhân dân Crưm mà chỉ vì lợi ích của chính họ mà thôi.

          Còn nhớ ngày 17-2-2008, Nghị viện Cô-xô-vô tiến hành một cuộc họp khẩn cấp để ủng hộ quyền độc lập của vùng này, tách ra từ Cộng hòa Xéc-bi. Khi ấy chẳng có cuộc chưng cầu dân ý nào, nhưng Mỹ và phương Tây nhanh chóng ủng hộ và công nhận Cô-xô-vô vốn là vùng đất thuộc Cộng hòa Xéc-bi thành một thực thể độc lập. Cũng vì quyền lợi của Mỹ và phương Tây. Việc làm đó của Cô-xô-vô họ lại cho là phù hợp, còn nay, Crưm tiến hành chưng cầu dân ý hẳn hoi họ lại cho là không phù hợp. Điều ấy cho thấy, đối với Mỹ và phương Tây chẳng có nguyên tắc nào cả, chẳng có nhân quyền gì hết, chỉ có lợi ích quốc gia, dân tộc của họ mà thôi. Khi lợi ích quốc gia, dân tộc của Mỹ và phương Tây được bảo đảm thì dù có sai cũng thành đúng luật pháp quốc tế và ngược lại. Họ đâu có thèm để ý đến quyền của người dân. Gần như tuyệt đại đa số người dân Crưm đồng ý tách Crưm ra khỏi U-crai-na để sáp nhập vào Liên bang Nga, nhưng Mỹ và phương Tây lại nói không được. Họ chẳng cần biết người dân Cô-xô-vô có đồng ý tách ra khỏi Cộng hòa Xéc-bi hay không đã vội vã công nhận Cô-xô-vô độc lập. Cùng một hiện tượng giống nhau, ở hai thời điểm khác nhau, vì lợi ích của Mỹ và phương Tây họ có hai thái độ trái ngược nhau. Thử hỏi đâu còn công lý? Đâu còn tôn trọng quyền con người của Mỹ và phương Tây? Với cách hành xử của Mỹ và phương Tây như vậy, chỉ cho người ta thấy rõ ràng rằng, kẻ luôn lớn tiếng bảo vệ nhân quyền, nhưng chớ chêu thay, chính họ lại vi phạm nhân quyền nhất!

Mar 14, 2014

Kẻ thù của internet lại như thế sao?

        Tre Việt  - Ngày 12-3-2014, VOA tiếng Việt lại đưa tin: Hôm 11 tháng 3, Tổ chức Ký giả không Biên giới (RSF) công bố báo cáo thường niên “Kẻ thù của internet năm 2014” tập trung chú ý vào những cơ quan, tổ chức của chính phủ thực hiện việc kiểm duyệt và do thám trên Internet. Bộ Thông tin và Truyền thông của Việt Nam là một trong những cơ quan được RSF đưa ra báo cáo cụ thể về việc theo dõi và kiểm duyệt nhà báo, blogger và những người cung cấp thông tin khác.
         RSF nói Chính phủ Việt Nam “trấn áp không thương tiếc” những người bất đồng chính kiến trên mạng bằng chính sách kiểm duyệt. RSF nhận xét như vậy là không có căn căn cứ.
        Trước hết, RSF cố tình hiểu sai lệch văn bản pháp lý quốc tế để vu cáo Việt Nam vi phạm tự do ngôn luận. RSF vin cớ Điều 19 của Tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền: “Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm” để biện hộ cho lý lẽ về tự do ngôn luận. Nhưng Điều 29 của bản Tuyên ngôn trên lại quy định: “Mọi người đều có nghĩa vụ với cộng đồng là nơi duy nhất người đó có thể phát triển nhân cách của mình một cách tự do và đầy đủ. Khi thực hiện các quyền tự do của mình, mọi người chỉ chịu những hạn chế do luật định nhằm mục đích duy nhất là đảm bảo sự công nhận và tôn trọng thích đáng đối với các quyền tự do của người khác cũng như đáp ứng những nhu cầu chính đáng về đạo đức, trật tự xã hội và phúc lợi chung trong xã hội dân chủ”. Như vậy, Tuyên ngôn Nhân quyền quy định rõ quyền tự do ngôn luận của mọi người, nhưng khi thực hiện quyền tự do của mình phải chịu những hạn chế do luật định. Điều 19 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 cũng quy định rõ việc thực hiện quyền tự do báo chí, ngôn luận,… phải đi kèm nghĩa vụ, trách nhiệm, phải chịu một số hạn chế nhất định để “tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác; bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe, hoặc đạo đức của xã hội”. Qua đó cho thấy, các quy định pháp lý quốc tế một mặt thừa nhận quyền tự do dân chủ; mặt khác, cũng quy định các quyền tự do cũng có giới hạn do luật định mỗi nước quy định. Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam cũng quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Do vậy, Việt Nam có các văn bản luật quy định về việc sử dụng internet, như Nghị định 72 thì có gì sai với văn bản pháp lý quốc tế và Hiến pháp Việt Nam.
Đồng bào dân tộc thiểu số truy cập internet (Nguồn: Internet)
        Thứ hai, thực tiễn internet phát triển sinh động ở Việt Nam đã bác bỏ cáo buộc sai trái của RSF đối với Việt Nam. Tính đến hết năm 2013, Việt Nam có 74 báo và tạp chí điện tử, 336 mạng xã hội và 1.174 trang thông tin điện tử, gần 3 triệu người có blog, có 30,8 triệu người sử dụng internet (năm 2010 là 26 triệu), chiếm 34% dân số (trung bình của thế giới là 33%), đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á, thứ 8 tại châu Á[1]. Ấy là chưa kể các loại phương tiện kỹ thuật hiện đại truy cập internet không dây, như: các loại máy tính xách tay, máy tính bảng, hệ thống USB 3G, máy điện thoại thế hệ mới rất phổ biến ở Việt Nam,… Với sự ra đời của VNSAT 1, hầu khắp lãnh thổ Việt Nam đều có thể truy cập được internet một cách dễ dàng bằng các phương tiện kết nối có dây và không cần dây. Đó là những con số biết nói, cho thấy cáo buộc của RSF rằng, Việt Nam hạn chế phát triển internet là hoàn toàn sai trái.
        Như vậy, cả về phương diện pháp lý quốc tế, Việt Nam và thực tiễn phát triển internet của Việt Nam cho thấy, RSF là tổ chức làm việc rất thiếu trách nhiệm, đưa ra nhận xét về phát triển internet của Việt Nam không có căn cứ. Thật đáng tiếc!




[1] Theo xếp hạng năm 2012 của Liên minh viễn thông quốc tế ITU.

Mar 12, 2014

Bùi Tín lại nói lấy được

Tre Việt - Trong blog của mình, lại được mõ làng VOA tiếng Việt loan tin ngày 10-3 vừa qua, Bùi Tín có bài viết: Một ngày ở tù cũng là quá nhiều”. Đọc bài viết này thấy rõ sự trải lòng của Bùi Tín, nhưng rất tiếc đó là cách nói lấy được.
Bùi Tín
Trong bài viết, Bùi Tín cho rằng, ở Việt Nam không có tự do ngôn luận. Trước hết, xin lưu ý ông cần hiểu đúng thế nào là tự do ngôn luận. Vì ông là kẻ đào tẩu, bỏ hàng ngũ, bỏ đất nước, bỏ họ hàng chạy sang trời Tây những mong “liếm gót giầy Tây béo mập đầu” từ hơn 20 năm trước, nên đã quên mất văn hóa của người Việt: Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Những ai lợi dụng tự do ngôn luận để đại ngôn, ngoa ngôn đều không đúng với văn hóa Việt Nam. Không thể vin cớ tự do ngôn luận để chửi bới nhau vô tội vạ. Không thể vin cớ tự do ngôn luận để có ai đó có chút thành tích thì khen nhau đến giời và ngược lại có chút khuyết điểm lại dùng lời nói dìm họ xuống tận bùn đen. Khen cũng phải đúng mức, chê cũng phải đúng mực. Ấy là văn hóa Việt. Ông có dẫn ra trường hợp Trương Duy Nhất bị Tòa án nhân dân  thành phố Đà Nẵng xét xử phải đi tù 2 năm và Phạm Viết Đào tòa án sắp xét xử và cho rằng, những người này chỉ thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình mà phải đi tù thì ông đã hiểu không đúng hay cố tình hiểu không đúng về tự do ngôn luận. Bởi những trường hợp ông nhắc đến, rõ ràng họ đã lợi dụng tự do ngôn luận để nhằm mục đích chính trị, hòng tạo ra “cách mạng màu” ở Việt Nam. Họ đã vượt quá giới hạn của tự do ngôn luận rồi. Không ở đâu có thứ tự do ngôn luận tuyệt đối mà đều có giới hạn được quy định của pháp luật theo luật pháp quốc tế và luật pháp mỗi nước. Với Việt Nam, đó còn là văn hóa nữa như trên đã đề cập.  
Ông có nhắc tới một vài người có “thành tích” trước đây, như: Phạm Viết Đào tham gia quân đội từ năm 16 tuổi, từng dự các trận đánh ở đường 9, Nam Lào, là cựu chiến binh, lại là đảng viên Cộng sản từ khi 22 tuổi, từng là cán bộ thanh tra của Bộ Văn hóa, hiện là Hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Anh có em ruột là liệt sỹ Phạm Hữu Tạo, hy sinh do bị đạn pháo của bọn bành trướng Trung Quốc tại vùng núi Lão Sơn (Hà Tuyên) tháng 7/1984, nhưng như thế không có nghĩa là Phạm Viết Đào đứng ngoài vòng pháp luật. Ở Việt Nam, pháp luật không có vùng cấm nào cả. Những người hôm qua tốt, không có nghĩa ngày mai anh ta sẽ tốt nếu thiếu tu dưỡng, rèn luyện, như chính Bùi Tín chẳng hạn. Những người trước đây phạm pháp, không có nghĩa mãi mai sau này họ là người phạm pháp, nếu họ nhận ra lỗi lầm và đã sửa chữa, khắc phục. Bởi thế,Việt Nam mới có câu: “Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại”. Còn nhân thân của anh tốt là yếu tố xem xét trong quá trình xét xử và có thể giảm tội, chứ không phải vô tội.  
Với cách nói lấy được của Bùi Tín, lần nữa càng chứng tỏ Thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định: “Người dân có quyền làm tất cả những gì pháp luật không cấm và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cơ quan Nhà nước và cán bộ viên chức chỉ được làm những gì mà luật pháp cho phép’’ là hoàn toàn đúng./.

Mar 9, 2014

Nhận xét hồ đồ về "tù chính trị ở Việt Nam"

Tre Việt - Ngày 06-3, Trà Mi trên VOA lại “ăn theo nói leo” Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH), cho rằng: “Việt Nam giam tù chính trị nhiều nhất Đông Nam Á”. Đọc bài viết thấy rõ sự nhận thức còn khác biệt giữa FIDH với Việt Nam. Những người vi phạm pháp luật Việt Nam, bị tòa án xét xử theo đúng trình tự pháp luật và trước tòa họ đều cúi đầu thừa nhận hành vi phạm pháp của mình, các luật sư bào chữa cho thân chủ của họ cũng thừa nhận tòa án xét xử và tuyên phạt đúng người đúng tội. Thế mà FIDH có nhận xét hồ đồ, lại được VOA đưa tin thiếu cân nhắc làm mất uy tín của mình rằng: Việt Nam giam tù chính trị nhiều nhất Đông Nam Á”. Trong bài viết, Trà Mi cũng dẫn rằng: “Việt Nam lâu nay vẫn tuyên bố tại Việt Nam không có tù nhân chính trị hay tù nhân lương tâm. Hà Nội nói chỉ có những người phạm pháp mới bị xử lý theo đúng pháp luật”. Thế nhưng có ý kiến phản bác: “Các luật lệ này rõ ràng không phù hợp với những tiêu chuẩn nhân quyền căn bản của quốc tế cho nên lập luận của Hà Nội hoàn toàn vô lý”. Vâng, tiêu chuẩn nhân quyền căn bản của quốc tế mà họ nhắc đến được ghi trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị. Xin nhắc lại Điều 19 Công ước trên ghi: “1: Mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình mà không ai được can thiệp; 2: Mọi người có quyền tự do ngôn luận,…; 3: Việc thực hiện những quy định tại mục 2 của điều này (Điều 19) kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, có thể phải chịu một số hạn chế nhất định,… để: Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác; Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của công chúng”. Xin lưu ý khoản 3 của Điều 19 này, những tổ chức cá nhưng có ý kiến khác với Việt Nam là do họ đã bỏ qua khoản 3 của Điều 19 mà tuyệt đối hóa khoản 1 và 2 (Điều 19). Do cách xem xét phiến diện như vậy, nên giữa họ với Việt Nam có nhận thức khác nhau cũng là điều dễ hiểu.
Chúng ta hãy xem họ dẫn ra các trường hợp được gọi là tù chính sau đây để thấy rõ điều đó. Theo họ: Hồ sơ 17 tù nhân chính trị cần đặc biệt quan tâm bao gồm trường hợp của nhà giáo bất đồng chính kiến Đinh Đăng Định; Hòa thượng Thích Quảng Độ, Tăng thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất; blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải; luật sư “nhân quyền” Lê Quốc Quân; “tiến sĩ luật” Cù Huy Hà Vũ; “nhà hoạt động công đoàn” Đỗ Thị Minh Hạnh; “nhà hoạt động dân chủ” Trần Huỳnh Duy Thức; nhạc sĩ Việt Khang; và nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình. Đọc những cái tên trên, chúng ta chẳng lạ gì họ phạm tội như thế nào. Ấy thế mà mấy tổ chức kia lại cố nói lấy được, gắn cho những người này là “tù chính trị”.
Họ còn dẫn lời của Đinh Đăng Định nào là, “Chế độ của trại giam vô cùng khốc liệt. Sự chăm sóc về ăn uống, về sức khỏe vô cùng giới hạn. Thuốc men không có”. Nào là, “trong môi trường tù tội, không hề có nhân quyền. Việc thực hiện tra tấn, họ không tra tấn một cách lộ liễu, mà họ tra tấn bằng cách chẳng hạn như ốm đau không được trị bệnh, ăn uống thiếu thốn, đời sống văn hóa không có. Đấy cũng là các hình thức tra tấnXin thưa, Việt Nam còn là nước có thu nhập trung bình, nhưng ở tốp dưới của mức này. Vì vậy, những người đang phải lao động sản xuất hằng ngày,cuộc sống cũng còn thiếu, chưa được sung túc nữa là. “Các bố” vi phạm pháp luật, cứ ngồi đấy để chúng tôi nai lưng ra làm được bao nhiêu đều cung phụng và phải “cơm bưng nước rót” cho “các bố” chắc. Một đòi hỏi thật phi lý. Đòi hỏi của “các bố” được thỏa mãn thì chúng tôi cũng xin đi tù như mấy “bố” cho sướng, khỏi phải ở ngoài tự do nhưng phải làm việc vất vả làm gì.
Bởi vậy, khi nói về nhân quyền cần gắn với điều kiện hoàn cảnh cụ thể từng nơi, từng quốc gia nếu không thì sẽ phi thực tế để có những nhận xét, đánh giá hồ đồ chỉ làm mất uy tín của mình mà thôi./.




Mar 7, 2014

Comment

Để tiện cho các bác chia sẻ ý kiến, các bác comment theo các bước dưới đây nhé.





Các bác Click Xuất bản là ok!