TRE VIỆT - Ngày 14-7-2015, VOA tiếng Việt với bài: “Báo chí Việt -
Trung khẩu chiến về chuyến đi Mỹ của ông Trọng”. Bởi lẽ, sau chuyến thăm Hoa Kỳ
của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, kết thúc cuối tuần trước, tờ Hoàn Cầu Thời Báo, một ấn phẩm của
tờ Nhân dân Nhật Báo, thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc viết rằng,
Hà Nội “đang chịu sức ép chính trị ngày càng tăng từ Mỹ mà về lâu dài sẽ là một
thách thức đối với sự ổn định của Việt Nam”. Tờ báo này hậm hực và đe dọa: “Mối
quan hệ thân cận hơn giữa Việt Nam
và Mỹ một phần là nhằm đối phó với Trung Quốc, và kéo theo biện pháp trả đũa từ
Trung Quốc. Điều này sẽ gây áp lực lên cả ba phía, và khi đó, Việt Nam có thể trở
thành kẻ chịu thiệt hại nhiều nhất”. Qua đó cho thấy, Trung Quốc đừng tỏ thái độ
hậm hực như vậy, vì nó chỉ làm tổn thương danh dự của chính nước này mà thôi.
Ai cũng biết, Trung Quốc là nước lớn, mọi hành xử phải tỏ rõ là người đàng hoàng,
đĩnh đạc, đừng vì sự tiến bộ của người khác, nước khác, chỉ sợ người ta hơn mình
mà tỏ thái độ ghen ghét, đố kỵ. Đó là thói xấu cần phải thay đổi. Không ai ưa cái
tính tiểu nhân ấy cả, cần tỏ rõ là người quân tử chứ. Với đường lối đối ngoại
ngày càng rộng mở theo tinh thần đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ đối
ngoại, Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy và có trách nhiệm của tất cả
các nước và cộng đồng quốc tế phấn đấu vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng của
mỗi nước, khu vực và thế giới. Trên tinh thần đó, Việt Nam đã gác lại quá khứ
(chứ không quên quá khứ), vì không ai có thể thay đổi được quá khứ để hướng tới
tương lai, cùng các nước, các dân tộc trong cộng đồng quốc tế phấn đấu cho một
tương lai tốt đẹp cho mỗi nước, mỗi dân tộc và cả nhân loại. Vì thế, với truyền
thống nhân nghĩa, lòng bao dung, vị tha, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn
coi những nước cựu thù thành đối tác, thành bạn trong công cuộc xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc, như các nước: Nhật Bản, Pháp và ngày nay là Hoa Kỳ, hay ngay như
Trung Quốc đã từng “dạy” cho Việt Nam một bài học vào tháng 02-1979 (và không
biết ai dạy ai) thì ngày nay cũng là bạn, là đối tác của nhau đấy thôi. Thế mà,
khi Việt Nam
quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ, Trung Quốc tỏ thái độ hậm hực là sao? Trung Quốc
muốn “tọa sơn con hổ đấu” hay sao? Thói xấu này phải từ bỏ ngay! Nếu không
Trung Quốc sẽ trở nên đơn độc trong thế giới ngày càng văn minh hiện đại. Bởi
người ta có đặt quan hệ ngoại giao với Trung Quốc cũng chỉ “bằng mặt không bằng
lòng” mà thôi.
Tờ
Hoàn Cầu - tờ báo có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa còn hù
dọa: “Cho tới nay, chưa có nước nào hưởng lợi từ việc lôi kéo Mỹ can thiệp vào
cuộc tranh chấp với Trung Quốc, và việc này chắc chắn sẽ thất bại”. Xem ra lời
lẽ trên của tờ báo này chẳng hù dọa được ai. Nước nào cũng có độc lập, chủ quyền,
chẳng ai có thể lôi kéo được ai. Chỉ có những người, những nước bảo vệ lẽ phải
và chân lý, tuân theo luật pháp quốc tế, còn kẻ nào tự đặt cho mình một luật riêng,
mà luật ấy chỉ căn cứ vào lòng tham mà không có căn cứ vào lịch sử, chính trị,
pháp lý nào thì nhất định thất bại mà thôi. Kẻ ấy sẽ bị cô lập, đơn độc và nhất
định chuốc lấy thất bại. Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ nhất định sẽ ngày càng phát
triển tốt đẹp, vượt qua mọi sự thử thách, lòng đố kỵ, hậm hực của ai đó, để cùng
xây dựng sự thịnh vượng, phát triển của mỗi nước, góp phần vào việc gìn giữ hòa
bình, sự ổn định của khu vực và thế giớiJul 15, 2015
Jul 12, 2015
KẾT QUẢ CHUYẾN THĂM HOA KỲ CỦA TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG ĐÃ BÁC BỎ MỌI LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC
TRE VIỆT - Chuyến thăm Hoa Kỳ từ
ngày 06 đến ngày 11/7/2015 của TBT Nguyễn Phú Trọng thực sự là một sự kiện, một
bước ngoặt có tính lịch sử trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. Chuyến thăm đã thảo luận hàng loạt các vấn đề then chốt tạo nền tảng vững
chắc cho quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trong tương lai. Điều đó đã bác bỏ mọi luận điệu
xuyên tạc, xấu độc.
Kết quả chuyến thăm Hoa Kỳ của
TBT Nguyễn Phú Trọng đã mở ra các định hướng và tầm nhìn chung tạo nền tảng đưa
quan hệ song phương Việt Nam
- Hoa Kỳ phát triển trong thời gian tới. Bởi có thể thấy chuyến thăm đã mang lại
những kết quả chủ yếu sau:
Thứ nhất,
đây là chuyến thăm Hoa Kỳ đầu tiên của TBT ĐCS Việt Nam và cũng là lần đầu tiên
TT Obama dành nghi lễ đón tiếp nguyên thủ đối với người đứng đầu đảng chính trị
của một quốc gia, mà lại là người đứng đầu ĐCS. Điều này cho thấy lòng tin
chính trị và sự phát triển vượt bậc của quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. Đồng thời, nó đã bác
bỏ một số ý kiến trước chuyến thăm, như Bùi Tín cho rằng, “vị khách cồng kềnh”,
làm cho Hoa Kỳ bối rối không biết đón tiếp theo nghi thức nào? Và ông già gần
90 tuổi đón già đón non các kịch bản có thể xảy ra. Cuối cùng, chính Bùi Tín đã
thể hiện mình là ông già lẩm cẩm, không thức thời, mà lại hay nói. Việc làm ấy
của Bùi Tín đã không như các cụ dạy “biết thì thưa thớt, không biết dựa cột mà
nghe”, vì ông ta quên cả văn hóa dân tộc chăng?
Thứ hai,
hai nhà lãnh đạo Việt Nam - Hoa Kỳ đã xem xét và ghi nhận kết quả thực chất đạt
được trong nhiều lĩnh vực hợp tác giữa hai nước, từ kinh tế, thương mại đến
giáo dục, khoa học và công nghệ; từ môi trường, biến đổi khí hậu đến quốc
phòng, an ninh, rồi các lĩnh vực “nhạy cảm” như dân chủ, nhân quyền. Thực chất, đây chính là
sự ghi nhận về sự phát triển bình thường trên tất cả các mặt của quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ sau
20 năm bình thường hóa. Bên cạnh đó, TBT Nguyễn Phú Trọng và TT Obama cũng bàn
về cách thức làm sâu sắc và đa dạng hơn các lĩnh vực hợp tác ghi trong thỏa
thuận Đối tác toàn diện. Điều này cho thấy, sự đan xen và có chung lợi ích giữa
Việt Nam
và Hoa Kỳ trong rất nhiều vấn đề. Lợi ích và sự hợp tác này không chỉ giới hạn
trong khuôn khổ quan hệ song phương, mà còn trong các hợp tác khu vực, đa
phương và toàn cầu.
Thứ ba,
Việt Nam và Hoa Kỳ đã trao đổi sâu và đạt được nhận thức quan trọng về một số
vấn đề “cốt lõi” có tính lan tỏa, tăng cường lòng tin hoặc giúp thúc đẩy việc
đan xen lợi ích tạo nền tảng vững chắc hơn trong quan hệ, như Hiệp định đối tác
xuyên Thái Bình Dương (TPP), hợp tác quốc phòng.
Về TPP,
trong Tuyên bố về tầm nhìn chung Việt Nam - Hoa Kỳ, hai nước thể hiện
muốn hợp tác để sớm hoàn tất tiến trình đàm phán. Là Hiệp định thương mại được
coi là có tiêu chuẩn quốc tế cao nhất hiện nay, việc hoàn tất TPP sẽ giúp tạo
sự liên kết giữa các thành viên một cách chặt chẽ hơn, giúp thúc đẩy sự thịnh
vượng ở châu Á - Thái Bình Dương và sự thịnh vượng chung trên thế giới. Điều đó
đã bác bỏ một số ý kiến đề nghị Hoa Kỳ, đưa vấn đề nhân quyền như là điều kiện để ký kết TPP với Việt Nam .
Về hợp tác quốc phòng, Việt Nam
và Hoa Kỳ đều thể hiện quyết tâm làm sâu
sắc và cụ thể hóa các lĩnh vực hợp tác được ghi trong Tuyên bố tầm nhìn chung
về quan hệ quốc phòng ký tháng 6/2015. Trong bất kỳ quan hệ song phương nào,
hợp tác quốc phòng sẽ tạo cơ sở xây dựng sự tin cậy chính trị và thúc đẩy hợp
tác trong các lĩnh vực khác.
Thứ tư, hai
bên đã đạt được nhận thức mới quan trọng trong các vấn đề liên quan đến an
ninh, an toàn hàng hải và tranh chấp chủ quyền ở
Biển Đông. Đây là những chủ đề được các nhà lãnh đạo Việt Nam - Hoa Kỳ quan
tâm và được đề cập trong hầu hết các cuộc gặp, các tuyên bố quan trọng. Điều
này cho thấy: (1) Đây là các vấn đề ảnh hưởng trực tiếp nhất đến lợi ích quốc
gia của Việt Nam và Hoa Kỳ; (2) Đây không chỉ là vấn đề liên quan đến an ninh
khu vực, lợi ích của hai nước mà còn liên quan đến thịnh vượng và an ninh toàn
cầu; (3) Việc kêu gọi tôn trọng luật pháp quốc tế và xử lý hòa bình các tranh
chấp chủ quyền ở Biển Đông
cho thấy, trách nhiệm của Việt Nam và Hoa Kỳ đối với các vấn đề toàn
cầu.
Thứ năm,
hai bên trao đổi thẳng thắn và cởi mở về các khác biệt, các điểm từng được coi
là “nhạy cảm”, như: tôn giáo, dân chủ, nhân quyền, v.v. Điều này
cho thấy: (1) Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, sau 20 năm đã trưởng thành, hai bên không còn lo ngại việc
đề cập đến các khác biệt sẽ làm ảnh hưởng quan hệ giữa hai nước; (2) Các khác
biệt về nhận thức, về cách tiếp cận trong các vấn đề “nhạy cảm” trên là lẽ
đương nhiên, do sự khác nhau về thể chế chính trị, trình độ phát triển, khác
biệt về văn hóa, tôn giáo, v.v. ; (3) Điều quan trọng là hai bên coi đối thoại
là con đường tốt nhất để thu hẹp khác biệt, để hiểu biết nhau hơn, mở rộng các
điểm tương đồng và đưa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ tiếp tục phát triển. Vấn đề này
cho thấy, một số ý kiến của những người có nhận thức sai trái, thù địch luôn luôn muốn Hoa Kỳ đưa những
vấn đề nhạy cảm trên thành điều kiện để quan hệ hai nước. Kết quả của chuyến thăm
Hoa Kỳ của TBT Nguyễn Phú Trọng hẳn đã làm cho họ sáng mắt và liệu họ có từ bỏ
kiểu “chọc gậy bánh xe” chăng? Thực tế lịch sử Việt Nam đã khẳng định, có những
nước là cựu thù sau trở thành quan hệ tốt đẹp, như: Việt Nam - Nhật Bản, Việt
Nam - Pháp. Quan Việt Nam - Hoa Kỳ rồi cũng sẽ tốt đẹp như thế !
Đặc biệt là, bên cạnh việc tuyên bố tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn
vẹn lãnh thổ của Việt Nam trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, Hoa Kỳ còn công nhận thể chế chính trị mà
thực chất là tôn trọng sự lựa chọn chính trị của Việt Nam.
Sự có chung lợi ích quốc gia
trên nhiều vấn đề là một trong những nhân tố quan trọng đưa quan hệ Việt Nam -
Hoa Kỳ có những bước tiến dài, mà theo như TBT Nguyễn Phú Trọng nói là ít ai có
thể hình dung nổi cách đây 20 năm và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh thì cho rằng, “thời
gian ngắn, bước tiến dài”.
Khi lên cầm quyền tháng 01/2009,
Chính quyền của TT Obama đã thực hiện chiến lược xoay trục sang khu vực châu Á
- Thái Bình Dương, coi quan hệ của Hoa Kỳ với khu vực này là ưu tiên hàng đầu,
quyết định sự “thành, bại” trong việc tiếp tục duy trì vị thế siêu cường số 1
thế giới của nước này trong thế kỷ XXI.
Trong chiến lược xoay trục, Hoa
Kỳ thấy tầm quan trọng ngày càng tăng của Việt Nam . Tuy chỉ là nước đang phát
triển tầm trung, nhưng Việt Nam
lại có nền kinh tế phát triển nhanh, tích cực hội nhập với khu vực và quốc tế.
Quan hệ Việt Nam
- Hoa Kỳ tốt sẽ giúp nước
này mở rộng thị trường hàng hóa
xuất khẩu, dịch vụ và đầu tư. Đồng thời, Hoa Kỳ nhìn thấy vai trò quan trọng
cũng như tầm ảnh hưởng quốc tế của Việt Nam . Việt Nam đóng vai trò quan
trọng trong việc thúc đẩy đoàn kết, thống nhất nội khối làm cho ASEAN ngày một
lớn mạnh, đóng vai trò trung tâm trong việc đảm bảo hòa bình và xây dựng cấu
trúc khu vực về kinh tế, an ninh, chính trị ở khu vực. Hoa Kỳ coi Việt Nam là nhân tố
quan trọng đóng góp vào sự thịnh vượng chung của khu vực và toàn cầu, cũng như
trong việc đảm bảo an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông.
Về kinh tế - thương mại, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất, đứng thứ 7 trong
số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. Ngoài ra, Hoa Kỳ
còn là nước đi đầu trong lĩnh vực giáo dục, khoa học và công nghệ - những lĩnh
vực then chốt đối với tiến trình phát triển và hội nhập của Việt Nam . Bên cạnh
đó, là sự tương đồng trong cách tiếp cận giữa hai nước trong vấn đề an ninh, an
toàn hàng hải và tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông; đặc biệt là các hoạt động
đơn phương gần đây nhằm tìm cách thay đổi nguyên trạng.
Như vậy, sau chuyến thăm Hoa Kỳ của TBT Nguyễn
Phú Trọng đã đạt được một số kết quả đặc biệt quan trọng, tạo niềm tin cho chúng
ta về sự tiếp tục phát triển của
quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trong những năm tới. Điều đó là minh chứng
bác bỏ mọi luận điệu xuyên tạc, xấu độc của những kẻ có tâm không trong sáng, đi
ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc của Việt Nam - Hoa Kỳ./.