Sep 26, 2016

Võ Đoán

 Tre Việt - Lợi dụng một số phương tiện thông tin đưa tin Công an hình sự huyện Đông Anh, Hà Nội cản trở nhà báo của Báo Tuổi trẻ tác nghiệp theo Luật Báo chí, trên mạng in-tơ-nét xuất hiện bài viết xuyên tạc bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Họ cho rằng, Điều 24 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 ghi rõ: "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí,  tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định". Điều 258 Bộ luật Hình sự lại quy định: "Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân: 1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm". Do vậy, mới có tình trạng Công an cản trở phóng viên tác nghiệp, vi phạm quyền tự do ngôn luận được hiến định trong Hiến pháp 2013. Đó là bản chất của chế độ chủ nô (!).
Ai cũng biết, Hiến pháp là đạo luật gốc, cho nên nước nào cũng phải trên cơ sở Hiến pháp mới xây dựng các luật khác quy định cụ thể. Không chỉ có vậy, để luật pháp đi vào cuộc sống còn phải có các nghị định, thông tư, hướng dẫn thi hành nữa. Vì thế, giữa Điều 25 Hiến pháp 2013 với Điều 258 Bộ luật Hình sự không mâu thuẫn nhau và đúng với luật pháp quốc tế. Điều 19Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị khẳng định: "1: Mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình mà không ai được can thiệp. 2: Mọi người có quyền tự do ngôn luận… 3. Việc thực hiện những quy định tại mục 2 của điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, có thể phải chịu một số hạn chế nhất định… để: Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác; Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của công chúng".
Thế còn, có đúng một vài Công an Hình sự huyện Đông Anh cản trở nhà báo tác nghiệp như một số phương tiện đưa tin hay không, chưa có kết luận chính thức. Mới đây, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu các cơ quan chức năng điềtra làm rõ, nếu đúng như tin đã đưa thì xử lý những cán bộ công an này nghiêm minh theo đúng pháp luật. Điều ấy cho thấy, các cấp chính quyền không hề nương tay với những ai vi phạm pháp luật. Cho nên, không từ một vài cá nhân vi phạm pháp luật mà quy kết cho bản chất của cả một chế độ, của Nhà nước. Đó là sự võ đoán./.

Sep 25, 2016

“YÊU CẦU” PHI LÝ CỦA TỔ CHỨC THEO DÕI NHÂN QUYỀN (HRW)

Tre Việt - Ngày 20-9-2016, Tòa án nhân dân quận Đống Đa, thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên án phạt 20 tháng tù giam đối với bị cáo Cấn Thị Thêu về tội “Gây rối trật tự công cộng” theo Điều 245 Bộ Luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Lợi dụng việc này, Ông Phil Robertson - Phó Giám đốc đặc trách Á châu sự vụ cho Đài Á châu Tự do của Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch (HRW), có trụ sở chính tại New York, Hoa Kỳ lại đưa ra quan điểm cho rằng: “Nhà nước Việt Nam đã tội phạm hóa những người dân oan, đó là một trong những vi phạm cam kết của Việt Nam theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị”. Như vậy, Ông đã tự cho mình cái quyền: “yêu cầu Nhà nước Việt Nam phải trả tự do vô điều kiện ngay lập tức dân oan Cấn Thị Thêu”.
Cấn Thị Thêu
Thật phi lý và nực cười!
 Ông Phil Robertson và HRW phải biết rằng: tại Việt Nam biểu tình và tự do ngôn luận là hai quyền được Hiến pháp 2013 ghi nhận, tôn trọng và bảo đảm thực thi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt những quyền này có thể bị hạn chế, quy định này hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế. Cụ thể, Khoản 2 Điều 14 Hiến pháp 2013 quy định: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”; Điều 7 Nghị định 38/2005-CP quy định: “Việc tập trung đông người ở nơi công cộng phải đăng ký trước với ủy ban nhân dân có thẩm quyền nơi diễn ra các hoạt động đó và phải thực hiện đúng nội dung đã đăng ký”.
Như vậy, việc Tòa án nhân dân quận Đống Đa, thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Cấn Thị Thêu là một việc làm hết sức bình thường của cơ quan hành pháp. Phiên tòa được mở công khai và thực hiện đúng trình tự theo đúng quy định của pháp luật. Hội đồng xét xử đã công bố những dữ liệu, chứng cứ không thể chối cãi hành vi vi phạm pháp luật của bị cáo Cấn Thị Thêu. Hành vi phạm tội của Cấn Thị Thêu là nguy hiểm cho xã hội, gây mất trật tự nơi công cộng, gây cản trở giao thông, cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan nhà nước, gây bức xúc trong quần chúng nhân dân. Trước đó, Cấn Thi Thêu đã có 01 tiền án 15 tháng tù giam về tội “Chống người thi hành công vụ” và 04 tiền sự về hành vi “Gây rối trật tự công cộng”. Sau khi chấp hành xong hình phạt tù về tội “Chống người thi hành công vụ”, Cấn Thị Thêu không lấy đó làm bài học, mà lại tiếp tục phạm tội mới, điều đó thể hiện ý thức coi thường pháp luật của Thị. Vì vậy, Hội đồng xét xử quyết định cần áp dụng mức hình phạt nghiêm khắc và cách ly bị cáo ra khỏi xã hội một thời gian để giáo dục, cải tạo cũng như phòng ngừa chung. Trên cơ sở đó, Tòa đã tuyên án phạt bị cáo Cấn Thị Thêu 20 tháng tù giam về tội “Gây rối trật tự công cộng” là xác đáng, thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật Việt Nam.
 Việc đó rõ như ban ngày, ai cũng biết, ai cũng hiểu! Hà cớ gì mà Ông Phil Robertson và HRW lại cố tình không biết, không hiểu để vu cáo Nhà nước Việt Nam: “vi phạm Công ước quốc tế về quyền con người”? Thử hỏi Ông Phil Robertson và HRW: có luật pháp nước nào, đặc biệt là Hoa Kỳ dung thứ, không xử lý những kẻ phạm tội không? Tiện đây cũng xin nhắc để “Quý vị” nhớ: ngay tại Mỹ, mặc dù có Luật Biểu tình, song người biểu tình cũng chỉ được tổ chức trong khuôn khổ, giới hạn cho phép chứ không phải muốn thế nào cũng được; đặc biệt, là những hành vi lăng mạ, xúc phạm chính quyền, cản trở người thi hành công vụ thì lập tức bị xử lý ngay.

Vậy nên, cái luận điệu, “yêu cầu” trên của Ông Phil Robertson và HRW là hoàn toàn phi lý và vô giá trị. Đừng mang danh một tổ chức quốc tế mà tự cho mình cái “quyền” hết sức trơ trẽn, lố bịch! Bởi, luận điệu lần này không khác nhiều so với các chiêu bài tuyên truyền, xuyên tạc tình hình “dân chủ, nhân quyền và tự do ngôn luận” ở Việt Nam mà HRW đã đưa ra trong các “báo cáo nhân quyền”, thông cáo báo chí thời gian qua. Một chiêu bài cũ rích - rẻ tiền./. 

Sep 21, 2016

“Ông Elliott Abrams nhắm mắt nói càn”

           Tre Việt - Đồng quan điểm với bài: “Lại một chiêu trò xuyên tạc tình hình nhân quyền ở Việt Nam” đăng trên Tre Việt ngày 17-9-2016, bạn đọc Phiếm Đình gửi đến Tre Việt bài: “Ông Elliott Abrams nhắm mắt nói càn”. Tre Việt xin giới thiệu bài viết trên cùng bạn đọc.
           
   “Ông Elliott Abrams nhắm mắt nói càn”
                                                 Phiếm Đình
         Thiết tưởng Ông Elliott Abrams, nguyên là Trợ lý Ngoại trưởng, đặc trách nhân quyền kiêm Phụ tá Cố vấn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, có cách nghĩ, lời nói khách quan, chuẩn mực khi “tham luận” trên diễn đàn “hội thảo” về tình hình của một quốc gia khác. Thế nhưng, thật thất vọng và đáng tiếc cho nguyên cái “chức danh” Ông đã đảm nhiệm! Bởi, trong một cuộc “hội thảo” mang tên: “Tự do Tôn giáo tại Việt Nam: Tầm quan trọng đối với an ninh khu vực và toàn cầu”, nguyên Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ lại bất chấp thực tế khách quan, nhắm mắt nói càn: “Chính quyền Việt Nam muốn có mọi thứ, họ muốn có vũ khí và đầu tư từ Hoa Kỳ cũng như muốn Hoa Kỳ bảo vệ đối với hiểm họa đến từ Trung Quốc mà không giảm bớt sự kiểm soát các hoạt động xã hội, không tin tưởng vào người dân cũng như không cho phép tự do tín ngưỡng”.
Thật nực cười cho sự lố bịch trơ trẽn của Ông Elliott Abrams! Đã đảm nhiệm đến chức danh Trợ lý Ngoại trưởng rồi mà Ông lại ấu trĩ đến thế. Ông hãy mở mắt mà nhìn, mà xem, mà nghe cho rõ nhé!
Thứ nhất, mặc dù Hoa Kỳ đã giỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam, nhưng Việt Nam chưa mua vũ khí của Mỹ.
Thứ hai, Hoa kỳ cũng chỉ là quốc gia đứng thứ tám trong danh sách những quốc gia đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam sau Hàn Quốc đang dẫn đầu với số vốn là 45,191 tỷ USD; tiếp theo là Nhật Bản 38,97 tỷ USD, Singapore 35,15 tỷ USD, v.v. Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục thống kê, tính đến 31-12-2015, tổng số vốn đầu tư của Mỹ vào Việt Nam là 11,301 tỷ USD với 781 dự án đã đăng ký. Nếu so sánh với Hàn Quốc, số vốn đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam chỉ bằng 1/4.
Thứ ba, Việt Nam chưa bao giờ nhờ Mỹ bảo vệ sự độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của mình. Quan điểm nhất quán của Việt Nam trước sau như một là: độc lập tự chủ dựa vào sức mình là chính để bảo vệ các lợi ích quốc gia, dân tộc, không đi với nước này để chống nước khác. Ông đừng lộng ngôn!
Thứ tư, Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng, không và chưa bao giờ có chủ trương cản trở hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo bình thường của nhân dân. Đồng bào các tôn giáo là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của nhân dân, đang và sẽ tồn tại, đồng hành cùng dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây là quan điểm nhất quán xuyên suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam và được thể chế hóa trong Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Không chỉ bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật, mà Nhà nước Việt Nam còn bảo đảm quyền này được thực thi trong thực tế. Ngày 14-9-2016, trong buổi tọa đàm của Ủy ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam với đại diện quan chức tôn giáo của Mỹ về tình hình tôn giáo, thành tựu cũng như chính sách về tôn giáo, Bob Roberts Mục sư cao cấp của Hội thánh Tin lành Northwood với 130 nhà thờ trên khắp nước Mỹ đã phát biểu: “Các tôn giáo ở Việt Nam đều đang phát triển. Tôi thấy rằng Chính phủ Việt Nam đang tạo điều kiện để người dân được thực hành tôn giáo của mình. Việt Nam là một đất nước tôn giáo vì các bạn tôn kính tổ tiên, Đạo phật, Công giáo. Ở Việt Nam có tất cả các tôn giáo”.
 Đó là sự thật không thể bác bỏ!
 Tại nước Mỹ, quê hương Ông Elliott Abrams, tuy rằng luật pháp cũng có quy định một số điều liên quan đến vấn đề tôn giáo nhưng tự do tôn giáo ở Mỹ chỉ là sự tự do lựa chọn tôn giáo và tự do thực hành các lễ nghi tôn giáo. Công dân Mỹ có thể tự do trong việc lựa chọn tôn giáo, nhưng họ lại ít có tự do trong việc từ bỏ tôn giáo. Thông thường, mỗi người dân Mỹ đều phải thuộc về một tôn giáo nào đó và tham gia một tổ chức tôn giáo nào đó. Trên thực tế những người không theo tôn giáo nào hay thậm chí có thái độ thờ ơ với tôn giáo và hơn nữa là những người có quan điểm vô thần thường bị hạn chế về quyền lợi. Ở một số bang, sự hạn chế này còn được quy định bằng luật pháp của bang. Ví dụ như: Hiến pháp của bang New Hampshire được thông qua năm 1784, những người không phải là tín đồ Tin lành thì không thể được vào Hạ viện hoặc Thượng viện của bang này; Hiến pháp của bang Delaware được thông qua năm 1776 có điều khoản quy định khi được bầu vào Hạ viện hay được bổ nhiệm vào chức vụ nào đó người được bầu phải tuyên thệ rằng mình tin vào Chúa Cha và Chúa Giêsu Kitô, con một của Người và Chúa Thánh thần, đồng thời xác tín Kinh Thánh - Cựu ước và Tân ước (Điều khoản này được ghi trong Hiến pháp bang Delaware cho tới tận năm 1972); Hiến pháp bang North Carolina quy định rằng, nếu người nào phủ nhận sự tồn tại của Chúa, phủ nhận tính xác thực của Tin Lành giáo, tính thiêng liêng của Cựu ước và Tân ước hoặc theo tôn giáo không dung hợp với tự do và an ninh của bang thì sẽ không có quyền giữ các chức vụ; Hiến pháp bang Massachusetts được thông qua năm 1780 cũng quy định rằng, thống đốc, phó thống đốc bang, hạ nghị sĩ và thượng nghị sĩ trước khi nhậm chức phải ký một tuyên bố rằng họ theo Kitô giáo và tin tưởng một cách vững chắc vào tính xác thực của tôn giáo này. Mặc dù có khoảng 17% người dân Mỹ không theo một tôn giáo nào nhưng Chính phủ Mỹ vẫn bắt buộc họ phải sử dụng đồng Dollas có in dòng chữ “In God We Trust”(Chúng ta tin tưởng vào Chúa) và trong rất nhiều hoạt động chính thức, kể cả các kỳ họp Quốc Hội người Mỹ bắt đầu bằng việc cầu kinh Thiên Chúa giáo, v.v. Hay việc thực tế công dân Mỹ có sự kỳ thị với người theo đạo Hồi, cho rằng đạo Hồi gắn với khủng bố. Những điều trên cho thấy chính nước Mỹ đang mất đi sự công bằng trong vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo và chính vấn đề tôn giáo ở nước Mỹ mới thực sự đáng lo ngại.
Ngạn ngữ Việt Nam có câu “chân mình thì lấm be be mà lại đi chê người khác”, vậy nên Ông Elliott Abrams hãy xem lại chính bản thân và những vấn đề bất cập của quốc gia mình trước đã, đừng nhắm mắt nói càn những điều hết sức phi lý và nực cười./.

Sep 17, 2016

LẠI MỘT CHIÊU TRÒ XUYÊN TẠC TÌNH HÌNH NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM

Tre Việt - Ngày 13-9-2016, RFA có đăng bài viết về một cuộc hội thảo có tên rất mỹ miều: “Tự do Tôn giáo tại Việt Nam: Tầm quan trọng đối với an ninh khu vực và toàn cầu”, được tổ chức ở Viện Hudson-Hudson Institute, Washington DC, vào ngày 12-9-2016, với mục đích “cất lên tiếng nói cho cộng đồng tôn giáo bị ngược đãi ở Việt Nam”(!). Hội thảo này tập hợp một số tổ chức và cá nhân chống cộng, thâm thù với Việt Nam, tự xưng là “đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền”, trong đó có Elliott Abrams, nguyên Trợ lý Ngoại trưởng, đặc trách nhân quyền kiêm Phụ tá Cố vấn Hội đồng An ninh Quốc gia của nước Mỹ. Tại Hội thảo, các đại biểu tham gia đã trưng ra nhiều “chứng cứ” và “thống thiết” cho rằng, ở Việt Nam “Tôn giáo và Văn hóa bị hăm dọa”, tự do tôn giáo đang bị Chính phủ “Hạn chế và Đàn áp”(!) Thật ra, chiêu trò tổ chức cái gọi là hội thảo để các thế lực thù địch, chống cộng, thâm thù nhằm chống phá Chính phủ Việt Nam chẳng lừa được ai và cũng chẳng có gì mới.

Trong các cá nhân lên tiếng tại Hội thảo, người ta chú ý nhiều nhất đến “tham luận” của  Elliott Abrams, khi Ông ta cho rằng: “Chính quyền Việt Nam muốn có mọi thứ, họ muốn có vũ khí và đầu tư từ Hoa Kỳ cũng như muốn Hoa Kỳ bảo vệ đối với hiểm họa đến từ Trung Quốc mà không giảm bớt sự kiểm soát các hoạt động xã hội, không tin tưởng vào người dân cũng như không cho phép tự do tín ngưỡng”, rồi hô hào: “Chúng ta cần kêu gọi chính quyền Việt Nam phải dừng lại những việc làm gây sợ hãi cho người dân. Chúng ta phải cảnh báo chính quyền Việt Nam rằng xã hội không thể phát triển nếu như không cho phép dân chúng thực hành tự do tín ngưỡng. Yêu cầu duy nhất đối với chính quyền Việt Nam là để cho người dân có tự do”(!) Đây là một phát biểu không chỉ xuyên tạc tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam, mà còn rất lộng ngôn, trịch thượng, can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam.
Vì sao nói vậy?
Trước hết, Việt Nam, Mỹ, cũng như bao quốc gia có chủ quyền trên trái đất này đều có mối quan hệ bình đẳng, tôn trọng và thực hiện nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng chủ quyền, không can thiệp nội bộ của nhau, vì hòa bình, phát triển của thế giới và lợi ích của quốc gia, dân tộc mình, dù có thể chế chính trị khác nhau. Hiện nay, Việt Nam và Mỹ đã và đang xây dựng, phát triển mối quan hệ chiến lược toàn diện vì lợi ích chung của hai nước. Vì thế, lãnh đạo cấp cao, chính phủ hai nước đã và đang tìm mọi cách để làm cho mối quan hệ này sâu sắc, thực chất hơn nữa. Đây là một thực tế không thể phủ nhận! Vậy hà cớ làm sao mà  Elliott Abrams lại trịch thượng nói rằng: “Việt Nam,… muốn sự bảo vệ của Mỹ trước hiểm họa Trung Quốc”. Ông nên biết và nhớ rằng, hiện nay, Việt Nam và Trung Quốc đã có mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, nhân dân hai nước đã và đang tiếp tục duy trì, phát triển, làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ, cùng chung tay xây dựng dất nước mỗi nước ngày càng giàu mạnh, văn minh. Vì thế, nói Ông đã phát biểu trịch thượng, lộng ngôn chẳng sai tý nào!
Thứ hai, quan điểm nhất quán của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam là lấy dân “làm gốc”, “gốc” có vững thì “cây mới bền”, xây “lầu thắng lợi trên nền nhân dân”; mọi tổ chức, cá nhân trong hệ thống chính trị đều “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu”,… Với tinh thần “trọng dân, thân dân, vì dân”, mọi hoạt động của Đảng, Nhà nước đều xuất phát từ lợi ích tối thượng của quốc gia, dân tộc dân tộc, đó là quyết tâm xây dựng nước Việt Nam độc lập, thống nhất, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh và đã đạt được những thành tựu to lớn, mang ý nghĩa lịch sử, trong đó có thành tựu lớn nhất là về bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Vì vậy, có quan hệ ngoại giao, kinh tế, đầu tư, phát triển với hầu hết các nước dân chủ, tiến bộ trên thế giới là thành viên của Liên hợp quốc và nhiều tổ chức có uy tín trên thế giới, trong đó có mối quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với nhiều cường quốc, nhất là với các nước Hội đồng Thường trực Bảo an Liên hợp quốc (Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga),… Những thành tựu nêu trên đã phủ nhận lời Ông phát biểu cho rằng Chính phủ Việt Nam “không tin tưởng vào người dân” và chứng tỏ mắt ông bị mù, đầu óc mụ mỵ, đạo đức, tâm địa đen tối.
Thứ ba, về tình hình tôn giáo ở Việt Nam, xin đưa ra đây vài ví dụ để Ông mở mang cái đầu óc mụ mỵ nhé. Việt Nam hiện nay có đời sống tín ngưỡng tôn giáo hết sức đa dạng; trong đó, có 39 tổ chức tôn giáo của 14 tôn giáo được Nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động, với 28 nghìn cơ sở thờ tự, hàng vạn chức sắc, chức việc, gần 25 triệu tín đồ (chiếm khoảng 27% dân số cả nước). Trong quá trình tự do thực hiện tín ngưỡng, đồng bào các tôn giáo ở Việt Nam đã phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì mục tiêu : dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Cùng với đó, các tổ chức tôn giáo đã xây dựng đường hướng hành đạo gắn bó với dân tộc, tập hợp đông đảo tín đồ trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cùng thực hiện Đạo pháp-Dân tộc-Chủ nghĩa xã hội (của Phật giáo); Sống phúc âm giữa lòng dân tộc (của Công giáo); Sống phúc âm, phụng sự Thiên Chúa, phục vụ Tổ quốc và dân tộc (của Tin Lành) ; nước vinh, đạo sáng (của Cao Đài); Vì đạo pháp, vì dân tộc (của Hòa Hảo). Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 2013), Điều 24 quy định: “1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. 2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. 3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”. Những điều này hoàn toàn tương thích với Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị (năm1966): mọi người có quyền “tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo” nhưng phải chịu giới hạn vì “an ninh quốc gia, trật tự cộng cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của công chúng, hoặc những quyền và tự do cơ bản của người khác”. Như vậy, mọi hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của người dân Việt Nam đều được tự do trong huôn khổ, hiến pháp và pháp luật. Như thế, mọi hoạt động của các tổ chức phi pháp, đội lốt tôn giáo vi phạm pháp luật đều bị xử lý theo quy định để đảm bảo quyền con người, quyền công dân trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo. Thực tế cho thấy, hầu hết các quốc gia trong cộng đồng quốc tế đều ghi nhận và thực hiện quyền này trong hiến pháp, pháp luật của mình. Ngay ở nước Mỹ, hoạt động biểu tình, cầu kinh,... cũng không thể tuỳ tiện tổ chức ở những nơi không được phép; những tổ chức giả danh tôn giáo, giáo phái cực đoan đều không được thừa nhận có tư cách và quyền như một tôn giáo; mọi hành vi hoạt động tôn giáo gây hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, vi phạm đạo đức và các quyền của người khác,… đều bị cấm và nghiêm trị theo pháp luật. Điều này là hoàn toàn đúng đắn và hết sức bình thường đối với tất cả các quốc gia, không chỉ có Việt Nam. Như vậy, những giới hạn về tự do tôn giáo của Hiến pháp 2013 trên thực tế là hoàn toàn tương thích với các văn kiện quốc tế về quyền con người. 
Ở Việt Nam, với hành lang pháp lý rõ ràng, tiến bộ, được nhân dân đồng tình ủng hộ, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đều được tự do hoạt động theo đúng hiến chương, điều lệ, giáo lý, giáo luật của các tôn giáo và không ngừng phát triển. Không chỉ tạo điều kiện, cấp phép cho các tổ chức tôn giáo hoạt động, xây dựng cơ sở thờ tự, đào tạo chức sắc, chức việc, phát triển giáo lý theo quy định của pháp luật, Nhà nước Việt Nam còn tạo điều kiện để các tôn giáo tổ chức nhiều sự kiện, hoạt động sôi động có ý nghĩa không chỉ trong nước mà còn cả khu vực và quốc tế. Năm 2015, các đại hội, đại hội đồng nhiệm kỳ, hội nghị, lễ hội lớn của các tôn giáo, như: Đại lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh; Lễ An vị Tổ đình Tòa thánh Châu Minh của Hội thánh Cao Đài Tiên Nhiên tổ chức tại tỉnh Bến Tre; Đại hội Đại biểu Nhơn sanh toàn phái lần thứ IV (nhiệm kỳ 2015-2020); Đại hội đồng Tổng hội lần thứ III của Hội Truyền giáo Cơ đốc Việt Nam nhiệm kỳ 2015-2019); Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung tại Tòa thánh Tây Ninh; Đại lễ kỷ niệm 90 năm khai đạo Cao Đài; Đại hội Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam (nhiệm kỳ 2015-2018); Đại hội lần thứ IV của Hội thánh Liên hữu Cơ đốc Việt Nam (nhiệm kỳ 2015-2017); Đại hội đồng lần thứ III của Giáo hội Cơ đốc Phục lâm Việt Nam (nhiệm kỳ 2015-2020),... diễn ra trang trọng, an toàn, thu hút đông đảo tín đồ, quần chúng nhân dân tham gia đã làm sinh động, phong phú bức tranh sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam; đồng thời được cộng đồng các tôn giáo trên thế giới thừa nhận, ủng hộ. Đó là thực tế không thể phủ nhận. Như vậy, ở Việt Nam có tình trạng “Tôn giáo và Văn hóa bị hăm dọa”, tự do tôn giáo đang bị Chính phủ “Hạn chế và Đàn áp” hay không? Không hoàn toàn không!

Nội dung Hội thảo và phát biểu của Elliott Abrams, không chỉ là sự xuyên tạc tình hình tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, mà còn đã đi ngược nguyên tắc của Văn kiện “Tầm nhìn chung” được ký kết giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma vào tháng 7-2015: “Tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế và thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau”. Hội thảo này là sự can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam./.

Sep 15, 2016

NỰC CƯỜI VỚI CÁI GỌI LÀ GIẢI THƯỞNG “HUMAN RIGHT TULIP

Tre Việt - Đồng quan điểm với Tre Việt qua bài viết: Giải thưởng Hoa Tuy Líp-vinh hay nhục”, bạn đọc Minh Quân gửi đến Tre Việt bài viết sau, xin giới thiệu cùng bạn đọc và cảm ơn bạn Minh Quân.

NỰC CƯỜI VỚI CÁI GỌI LÀ GIẢI THƯỞNG “HUMAN RIGHT TULIP

                                                         Minh Quân

Theo thông tin từ fanpage chính thức của Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam (https://www.facebook.com/HollandinVietnam/), giải thưởng “Human Rights Tulip” là giải thưởng hằng năm của Hà Lan giành cho tổ chức hay nhà hoạt động nhân quyền đã thực thi quyền con người một cách sáng tạo. Đây là việc làm thật tốt và đáng khuyến khích, khi mà việc đảm bảo quyền con người, quyền công dân trên thế giới hiện nay mặc dù đã đạt được những thành tựu quan trong, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề bất cập. Theo BBC, VOA, RFI và một số trang mạng nước ngoài, trong nước thì trong danh sách các ứng viên được đề cử giải thưởng “hunman right tulip” năm nay, có một đại diện của Việt Nam đó là Nguyễn Quang A. Lý do mà một số cá nhân, “tổ chức” nào đó đề cử Ông ta là “vì đã khuyến khích công dân thực hiện quyền của mình, quyền đã được Hiến pháp Việt Nam công nhận; Ông đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người trẻ”(!) Rồi nghe đâu, trên mạng, Nguyễn Quang A đã lọt vào vòng cuối và đang có số like nhiều nhất?

Chao ôi, thật nực cười, nghe cứ như chuyện đùa!
Cần khẳng định ngay rằng, đây là việc làm xấu, xúc phạm đến những tổ chức, cá nhân suốt đời cống hiến cho cuộc đấu tranh vì quyền con người, quyên công dân trên thế giới và xúc phạm đến Chính phủ và nhân dân Việt Nam. Vì vậy, Giải Human Right Tuy líp của Hà Lan là vô giá trị với nhân dân Việt Nam, cần phải bác bỏ. Vì sao nói vậy?
Trước hết, Nguyễn Quang A là công dân Việt Nam, vậy Đại sứ quán Hà Lan có thông qua cơ quan chức năng Việt Nam để thấy, biết những việc ông ta làm cái gọi là “… khuyến khích,… truyền cảm hứng cho rất nhiều người trẻ” trong việc đảm bảo quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam hay không? Nếu không và chắc là không rồi, thì Hà Lan đã coi thường Chính phủ và nhân dân Việt Nam, bởi Hà Lan và Việt Nam là hai quốc gia có chủ quyền, đều là thành viên Hội đồng Liên hợp quốc, theo thông lệ thì Chính phủ hai nước cần phải trao đổi với nhau qua con đường ngoại giao về tình hình đảm bảo quyền con người, quyền công dân ở mỗi nước, cũng như công dân của mỗi nước có liên quan. Hơn nữa, Nguyễn Quang A không phải là một người đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền, mà ông ta tự xưng là “nhà dân chủ”, lợi dụng vấn đề nhân quyền, bầu không khí dân chủ ở Việt Nam để chống phá chính quyền, có nhiều hành vi vi phạm pháp luật, đi ngược lại với lợi ích của nhân dân và dân tộc Việt Nam. Quay ngược thời gian, trong thời kỳ cả dân tộc Việt Nam đang “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, đánh cho “Mỹ cút, Ngụy nhào”, giành độc lập dân tộc, giành quyền làm người, thì Nguyễn Quang A được Chính phủ và nhân dân cho ăn học tử tế để phục vụ cho nhân dân, dân tộc. Khi có học vị tiến sĩ, Ông ta tự xưng là “nhà dân chủ” để thành lập những cái gọi là “Hội”, “Diễn đàn” tập hợp những kẻ bất mãn, cơ hội chính trị,… thậm chí cả những kẻ “đầu đường, xó chợ” để gây rối, hòng làm mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, chống đối Đảng và Nhà nước Việt Nam. Ông ta là “đầu sỏ” của không ít những “cuộc xuống đường”, kích động nhân dân đi biểu tình,… nhằm thực hiện những cái gọi là “Cách mạng mầu sắc”, “Cách mạng cá”, “Cách mạng Bô Xít”, “cách mạng hoa”,… đòi đa đảng, đa nguyên, xây dựng chế độ xã hội Việt Nam theo kiểu phương Tây. Gần đây, Ông ta cấu kết với một số tổ chức, cá nhân để xuyên tạc, bôi nhọ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Việt Nam, vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền. Nguyễn Quang A đã “sáng tạo” ra cái gọi là “phong trào tự ứng cử” và tự mình ra ứng cử đại biểu Quốc hội nhằm phá hoại cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIV, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2016 - 2021, với mục đích muốn biến mình thành “ngọn cờ” của đám Zân chủ. Tuy nhiên, hành động “dân chủ” của Nguyễn Quang A đã bị nhân dân nơi cứ trú vạch trần và loại Ông ta ngay từ “vòng gửi xe”. “Ngọn cờ” bị rũ, đổ, “phong trào tự ứng cử” tan rã ngay từ trong trứng nước. Với bản chất, hành động như vậy, liệu Nguyễn Quang A có thực sự là “nhà dân chủ”, người “đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người trẻ cho đất nước Việt Nam” không? Hoàn toàn không!
Thứ hai, người dân có quyền đặt câu hỏi là tại sao Nguyễn Quang A không xứng đáng, mà vẫn được giới thiệu, đề cử Giải nói trên và ai, tổ chức nào đề cử? Cần khẳng định ngay rằng, một con người như vậy, Chính phủ và nhân dân Việt Nam không bao giờ giới thiệu cho bất kể tổ chức nhân quyền nào để tham gia đề cử Giải Human Right Tuy líp của Hà Lan cả. Vậy, cá nhân, tổ chức nào giới thiệu A? Hóa ra, một số cá nhân chống cộng, có thâm thù với Nhà nước và nhân dân Việt Nam giới thiệu, ủng hộ. Có thể kể ra đây một số tổ chức tự xưng hoạt động trên lĩnh vực bảo vệ nhân quyền, như: Tổ chức Ân xá quốc tế, Freedom House (Nhà tự do), Theo dõi Nhân quyền Thế giới - HRW, Ủy hội nhân quyền Tom Lantos (NGO),… và một số cá nhân, như: Phil Robertson (Phó giám đốc khu vực châu Á của HRW), Chirs Mits và một sẽ kẻ cùng hội cùng thuyền với Nguyễn Quang A ở trong nước hay định cư ở nước ngoài. Như vậy, tính chính danh của nguyễn Quang A là không có, mục đích của các tổ chức, cá nhân trên là lại muốn dựng lại “ngọn cờ dân” vốn đã bị héo quắt, đổ gục - Nguyễn Quang A.

Thật nực cười, hoa Tuy líp là một loại hoa đẹp, là biểu tượng của người dân Hà Lan và cũng được người dân Việt Nam đón nhận với sự trận trọng. Tuy nhiên, lợi dụng vẻ đẹp, sự tỏa sáng, phổ biến của hoa Tuy líp để đề ra cái gọi là Giải thưởng Human Right Tuy líp, Chính phủ Hà Lan đã làm ô uế loại hoa này. Hơn nữa, “bàn tay chẳng che được mặt trời”, nhân dân Việt Nam nhận rõ mặt thật của Giải này và bác bỏ./.

GIẢI THƯỞNG HOA TULIP – VINH HAY NHỤC?

Tre Việt xin chào “Tiến Sĩ”, Nguyễn Quang A, cư dân mạng đang trầm trồ “khen” ông “tài giỏi” – một trong số ít người được đề cử nhận Giải thưởng hoa Tulip về nhân quyền của Hà Lan.
Thưa ông “Tiến sĩ”, Giải thưởng hoa Tulip về nhân quyền của Hà Lan – trò chơi của phương Tây, hòng làm mất ổn định chính trị của những nước không đi theo quỹ đạo của chúng – chủ nghĩa tư bản. Giải thưởng này thực chất không phải tôn vinh nhân quyền, mà nó là trò “ảo thuật” của phương Tây với âm mưu ngấm ngầm “xuất khẩu” “cách mạng màu” sang các nước không chịu nghe, làm theo lời “dạy”, “chỉ bảo” của họ.

Hà Lan thực hiện trao giải thưởng này cho những người được họ cho là có thành tích về đấu tranh nhân quyền, thực chất là nhằm công khai cung cấp tiền cho những kẻ có tham vọng làm “chính trị” như ông. Đây là yếu tố cần và đủ để những kẻ như ông không làm không những vẫn có ăn, mà còn dư dật để trang trải cho hành động khuynh đảo, làm loạn đất nước.
Về thành tích, chắc hẳn ông có thừa! Vì thời gian qua, ông đóng góp vô cùng “nhiệt tình, xông xáo”. Trước thềm Đai hội XII của Đảng, Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội (khóa XIII), ông mở đầu kêu gọi lũ anh em dân chủ thực hiện “Tự ứng cử” không phải để phục vụ nhân dân, đất nước mà chỉ cố để “chứng minh” thế nào là dân chủ như ông nói. Điều đó cho thấy mục đich “trong sáng” trong tự ứng cử của ông không được cử tri nơi cư trú tín nhiệm, giới thiệu thì cũng chính ông lại hạ màn, kêu gọi rút tự ứng cử. Việc làm đó của ông cho thấy cái tâm “ sáng” như “mực” của ông đối với nhân dân, đất nước. Nói ngắn gọn, ông chỉ là kẻ phá hoại đất nước mà thôi. Vụ việc cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung, ông đã tự mình vẽ ra những khung cảnh hoàn toàn mới, rồi đổ lỗi cho Nhà nước, Đảng là thủ phạm gây ra vụ việc này. Bên cạnh đó còn thường xuyên tuyên truyền kích động người dân tham gia các hành vi tuần hành, diễu hành trái pháp luật, v.v.
Ông là một trong số ít người được thừa hưởng hạnh phúc trên núi xương, sông máu của biết bao người con đất Việt đã ngã xuống vì mảnh đất hình chữ S. Ông được Đảng, Nhà nước gửi sang nước bạn học lấy tấm bằng “Tiến sĩ”. Thiết nghĩ, ông có trình độ, học vấn “uyên thâm”, vậy mà lại hồ đồ, vênh váo với đề xuất này. Ông phải suy nghĩ rằng: tại sao giải thưởng này chỉ trao cho những kẻ hảo hán, quậy phá đất nước của chính mình. Mặc nhiên, không hề thấy một cá nhân, tổ chức của phương Tây, như: Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, v.v. Phải chăng những nước này văn minh đến nỗi nhường các giải thưởng nhân quyền cho các nước kém văn minh hơn?
Vậy, Tre Việt xin nhường quyền cho ông trả lời về giá trị của giải thưởng này, kẻo “vinh ít, nhục nhiều”, cả đời ông không thể gột rửa./.

Sep 1, 2016

VÕ VĂN THÔN KHÔNG XỨNG ĐÁNG LÀ ĐẢNG VIÊN ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Tre Việt - Mấy ngày qua, việc ông Võ Văn Thôn, nguyên Chủ tịch ủy ban nhân nhân Quận 3, nguyên Giám đốc Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh tuyên bố ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam được BBC, RFA, VOA, các trang mạng chống cộng,… biến thành “tin hót”. Thậm chí có bài viết còn cho rằng đây là hiện tượng chứng tỏ rằng: Đảng Cộng sản Việt Nam đã hết thời, đến lúc không còn ai tin vào Đảng, v.v.

Cần phải khẳng định ngay rằng, bất kỳ một tổ chức chính trị nào cũng đều là sự tập hợp tự nguyện của những người cùng chí hướng, hoạt động theo quy định của điều lệ của tổ chức chính trị đó và khuôn khổ pháp luật của quốc gia mình sinh sống. Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổ chức chính trị, tập hợp những người con ưu tú của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và tầng lớp trí thức, được nhân dân ủy thác cho quyền thực hiện sự lãnh đạo đối với xã hội và nhà nước. Có được cái quyền đó, bởi Đảng Cộng sản Việt Nam luôn hoạt động theo cương lĩnh, đường lối đúng đắn, có Điều lệ hoạt động khoa học, các đảng viên và tổ chức đảng luôn tuân thủ pháp luật Nhà nước. Cho nên, việc cá nhân nào đó không còn cùng chí hướng với các đồng chí của mình, không chịu tuân thủ điều lệ đã xác định, hoạt động không phù hợp với quy định pháp luật, thì tất yếu phải rời khỏi tổ chức chính trị mà họ là thành viên. Việc ông Võ Văn Thôn tuyên bố rời khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam là chuyện thường tình, có gì to tát đâu, mà phải ầm ĩ! Bởi lẽ ông ta đã suy thoái về tư tưởng chính trị, không còn chung chí hướng với các đồng chí của mình, vi phạm Điều lệ Đảng. Điều đó cho thấy Ông không đủ tư cách của người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Không “xin ra” thì trước sau Ông cũng bị đưa ra khỏi hàng ngũ, làm hco Đảng trong sạch, vững mạnh hơn.
 Về việc ông Võ Văn Thôn tuyên bố ra khỏi Đảng, Võ Văn Tạo - một kẻ tự xưng là “nhà dân chủ” và là bạn thân với Võ Văn Thôn - chia sẻ: “Anh (Võ Văn Thôn) nói, hôm thứ tư ngày 24-8 vừa rồi đảng bộ có mời anh tới để nghe  chỉ đạo kiểm điểm và xử lý kỷ luật anh. Anh Thôn trình bày anh đã nghỉ hưu 16 năm nay, trước kia anh làm giám đốc sở tư pháp nhưng không ai thông báo cho anh nguyên tắc đảng viên ra ứng cử buộc phải được phép của đảng. Anh tường trình chỉ nghĩ là công dân, đảng viên thì có quyền ứng cử và anh cho rằng nếu nói là kiểm điểm thì anh thấy đó là khuyết điểm nhỏ thôi chứ đâu đến mức kỷ luật. Nhưng sau đó anh biết Đảng ủy Quận 3 ra quyết định kỷ luật.”. Thật nực cười! Một đảng viên kỳ cựu, trước kia làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận 3, rồi Giám đốc Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh nhưng lại không biết về nguyên tắc “đảng viên ra ứng cử buộc phải được phép của Đảng”? Đây là sự ngụy biện, không thể chấp nhận được. Là đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam, hơn nữa lại là đảng viên từng kinh qua nhiều bước trưởng thành, được tổ chức Đảng tin cậy trao cho những cương vị lãnh đạo, thì ông Võ Văn Thôn không chỉ được giáo dục, rèn luyện kỹ càng, mà còn nắm chắc, hiểu sâu cương lĩnh, đường lối, điều lệ, nguyên tắc của tổ chức Đảng và pháp luật Nhà nước.
Cùng với đó, Ông bị Đảng ủy Quận 3, thuộc Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh họp để xử lý kỷ luật không chỉ vì việc “tự ứng cử”, mà còn xâu chuỗi một loạt hoạt động sai trái khác, trong đó có việc Ông tham gia ký vào cái gọi là “Kiến nghị 61”. Thực chất “Kiến nghị 61” là một bức “thư ngỏ” của 61 người tự nhận là đảng viên “trung thành” gửi tới Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng và toàn thể đảng viên trước Đại hội XII với những nội dung xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, xuyên tạc thành tựu công cuộc đổi mới của Đảng, Nhà nước; đồng thời, “kiến nghị”: Đảng phải từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lê-nin, từ bỏ con được độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, thực hiện “đa nguyên, đa đảng” theo kiểu phương Tây,… để đưa đất nước ra khỏi cuộc “khủng hoảng toàn diện” và tình trạng “ngày càng tụt hậu so với các nước xung quanh”, v.v. Đây là một việc làm sai trái, vi phạm Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật Việt Nam. Hành động của Ông đã được tổ chức, đồng đội gặp gỡ, phân tích rõ đúng, sai nhiều lần, nhưng bản thân Ông đã không chịu hiểu, không chịu rèn luyện, sửa đổi. Vì vậy, việc tổ chức đảng kỷ luật đảng viên Võ Văn Thôn là đúng người, đúng việc, đúng tội, đúng quy định Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam. Võ Văn Thôn không xứng đáng là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Việc BBC, RFA, VOA và một số trang mạng chống cộng đưa sự kiện Võ Văn Thôn ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam thành “tin hót”, rồi tung hô hành động của Ông ta và “liên tưởng” về việc Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ bị đánh đổ,… chẳng có gì mới và bị người dân nói chung, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng lên án, bác bỏ./.

THẤT VỌNG CHO “TIỄN SĨ”

Tre Việt - Trên trang Quốc Phương BBC Việt ngữ ngày 28 tháng 8 năm 2016 có đăng ý kiến của Tiến sỹ Nguyễn Thị Từ Huy - người được bọn Zận chủ cho là “nhà nghiên cứu chính trị”. Qua một số vụ việc xảy ra vừa qua (nổ súng ở tỉnh Yên Bái, bắn đạn cao su vào một công dân ở tỉnh Bình Thuận), bà Huy cho rằng, đó là một biểu hiện của sự khủng hoảng trầm trọng về mô hình lãnh đạo, mô hình xã hội, mô hình luật pháp ở Việt Nam(!). Có thật vậy?
Nguyễn Thị Từ Huy
Trước hết, Tre Việt xin trao đổi với bà sự việc trên có phải là nguyên do của sự khủng hoảng về đường lối lãnh đạo? Sự thật không thể hiểu nổi một người có bằng “tiến sĩ văn chương” lại có suy nghĩ hồ đồ, thiển cận đến vậy. Tre Việt cho rằng, những suy nghĩ này của bà đúng với xã hội Việt Nam những năm cuối của thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX mà thôi. Ở giai đoạn này, xã hội Việt Nam xuất hiện khá nhiều phong trào yêu nước đích thực, không giống lòng yêu nước của bà, vậy mà các phong trào này vẫn bị thất bại, do khủng hoảng về đường lối lãnh đạo. Điển hình là phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến (phong trào Cần Vương “phò vua cứu nước” do Tôn Thất Thuyết đứng đầu, phong trào yêu nước của nông dân do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo), phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng tư sản (do Phan Bội Châu lãnh đạo dựa vào Nhật để đuổi Pháp, đúng là đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau); phong trào do Phan Chu Trinh lãnh đạo dựa vào Pháp chống lại bọn quan lại sâu mọt (chủ trương đó chẳng khác gì xin giặc rủ lòng thương). Từ khi Đảng ra đời, với Chánh cương vắn tắt thể hiện rất rõ mục tiêu của các vấn đề: xã hội, chính trị, kinh tế được toàn dân tộc đón nhận như luồng sinh khí mới để cách mạng Việt Nam giành thắng lợi, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (02/9/1945) đã đưa nhân dân Việt Nam từ người mất nước, thân phận nô lệ lên làm chủ đất nước, làm chủ bản thân. Và từ đó đến nay, Đảng lãnh đạo toàn dân tộc đánh bại hai tên đế quốc đầu sỏ của thế kỷ XX (thực dân Pháp và đế quốc Mỹ), tiến hành đổi mới toàn diện đất nước, đưa Việt Nam từ một nước kém phát triển trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Với thành công của Đại hội XII, mô hình lãnh đạo của Đảng lại càng thể hiện rõ hơn, vị thế của Việt Nam ngày càng cao trên trường quốc tế. Giờ đây, lòng yêu nước của bà, của đám zận chủ chắc lại muốn dựa vào phương Tây để “cứu nước, cứu dân”, bài học nhãn tiền của các bậc tiền bối, gần đây là một số nước đã từng dựa dẫm vào cái “ô” của phương Tây thực hiện “Cách mạng màu” làm cho đất nước luôn bất ổn vẫn còn hiển hiện rõ. Thế mà bà lại chê đường lối lãnh đạo của Đảng là sao?
Có thực Việt Nam khủng hoảng về mô hình xã hội? Sau khi mô hình chủ nghĩa xã hội trong thế kỷ XX (1917 - ­1991) đã mắc chứng bệnh quan liêu, bao cấp, duy ý chí bị sụp đổ, những nước xã hội chủ nghĩa còn lại đều đưa ra mô hình riêng. Việt Nam là một trong những nước kiên định con đường xã hội chủ nghĩa và tìm kiếm mô hình chủ nghĩa xã hội đích thực. Sau 30 năm đổi mới, Đảng ta đã hình thành một hệ thống quan điểm lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, làm cơ sở khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách phát triển đất nước theo mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Hệ mục tiêu của chủ nghĩa xã hội Việt Nam được hình thành và phát triển trong thực tiễn 30 năm đổi mới. Bằng chứng là qua mỗi kỳ Đại hội, Đảng luôn nhận thức, bổ sung, phát triển và dần hoàn chỉnh hệ mục tiêu ấy. Từ khi bắt đầu sự nghiệp đổi mới, trải qua 7 kỳ Đại hội, với 2 lần xây dựng Cương lĩnh phát triển đất nước, Đảng đã xác định được hệ thống mục tiêu tương đối hoàn chỉnh, được ghi trong Văn kiện Đại hội XI và XII là: “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Tại Đại hội XII, Đảng tiếp tục khẳng định đường lối đổi mới là đúng đắn, sáng tạo; con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử. Mô hình xã hội, xã hội chủ nghĩa thể hiện rõ tính dân tộc và tính thời đại, lấy lợi ích quốc gia, dân tộc là cốt lõi, là mục tiêu hàng đầu để phát triển đất nước, vừa đúng quy luật, vừa hợp lòng dân và xu thế phát triển của thế giới. Đây là bài học cơ bản, xuyên suốt, bảo đảm cho cách mạng Việt Nam giành được thắng lợi trong giai đoạn trước đây cũng như từ nay về sau. Để xây dựng đất nước theo mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, Việt Nam không có con đường nào khác ngoài mô hình xã hội chủ nghĩa. Còn cái mà Bà đang cổ súy - chủ nghĩa tư bản - thì sao? Tại khóa họp thường niên lần thứ 63 Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 23-­9-­2008, Tổng thống Pháp N. Xắc-cô-­di, Chủ tịch luân phiên của EU đã kêu gọi các nhà lãnh đạo chủ chốt của thế giới tổ chức một cuộc họp thượng đỉnh để rút ra bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu; đồng thời, “tái xây dựng một chủ nghĩa tư bản điều chỉnh”.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng chủ nghĩa tư bản hiện đại đã không thể tránh được các cuộc khủng hoảng chu kỳ mà nó còn làm sâu sắc thêm các cuộc khủng hoảng, biến khủng hoảng kinh tế quốc gia (Mỹ) thành cuộc đại khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Cuộc khủng hoảng sâu sắc đến mức sự can thiệp của nhà nước có nền kinh tế lớn nhất hành tinh (Mỹ) với hàng ngàn tỉ USD, nhưng 7 năm đã trôi qua, hiệu quả vẫn rất thấp, buộc FED phải duy trì lãi suất gần 0% kéo dài và người ta vẫn còn đang lo ngại về nguy cơ tái khủng hoảng.
Cuộc khủng khoảng đầu tiên của chủ nghĩa tư bản hiện đại trong thế kỷ XXI đã làm “sống lại” học thuyết Mác. Như vậy, trong sự bất lực của thể chế kinh tế tư bản chủ nghĩa hiện đại, nhân loại đã trở về với học thuyết của Mác để tìm lời giải đáp. Thêm vào đó, những năm gần đây sự xuất hiện trào lưu mới (cánh tả) hay còn gọi là chủ nghĩa xã hội Mỹ La­-tinh, chứng tỏ con đường xã hội chủ nghĩa, mô hình xã hội chủ nghĩa mà theo bà đang khủng hoảng lại là xu thế phát triển của thời đại. Ngày nay, khi mà nhân loại đang tiến tới thời đại kinh tế tri thức thì những tiêu chí của chủ nghĩa xã hội có nhiều cơ sở để trở thành hiện thực; mặc dù, thời gian có thể phải nhiều năm, thậm chí nhiều chục năm.
Còn khủng hoảng về mô hình luật pháp thì sao? Thật không hiểu bà sống, làm việc dưới thời nào, chế độ nào? Từ nhỏ cho đến lớn, được gia đình, xã hội và chế độ nuôi dưỡng trong môi trường xã hội chủ nghĩa, bà đã trở thành giảng viên dậy trong các trường đại học, rồi được sang trời Tây ăn bơ, sữa để bà mang “kho” kiến thức tiếp thu ở trời Tây về đóng góp vào sự nghiệp giáo dục - đào tạo của đất nước. Thế mà, mọi sự mong đợi của nhân dân, xã hội lại chỉ là con số không, thật thất vọng cho “tiến sĩ”. Không chỉ có vậy, nguy hiểm hơn, chính bà đã theo đuôi bọn zận chủ chống lại Đảng, Nhà nước Việt Nam. Chắc hẳn, do lối sống buông thả, tự do, nên Bà đã tự đánh mất dòng dõi “máu đỏ, da vàng”.
Tre Việt xin nhắc lại lịch sử nước nhà để bà hiểu rõ. Từ thuở xa xưa, nửa đầu thế kỷ XV, vua Lê Thánh Tông đã tổ chức biên soạn và ban hành bộ luật “Hồng Đức”, được hậu thế và nhiều nhà nghiên cứu phương Tây đánh giá rất cao. Chính người Pháp đánh giá bộ luật Hồng Đức chẳng kém gì bộ luật dân sự do Napoléon ban hành tháng 3 - 1804. Giáo sư Oliver Oldman, chủ nhiệm khoa luật Đông Á, trường Đại học Harvard, Mỹ, giới thiệu “Bộ luật nhà Lê của Việt Nam truyền thống là một công trình bất hủ của vùng Đại Đông Á, v.v.
Còn Hiến pháp năm 2013, sự phát triển mới về tư duy của Đảng, Nhà nước ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bản Hiến pháp đã kế thừa, phát triển các bản Hiến pháp trước đó, thể hiện rõ đề cao những giá trị chân chính của con người, đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển. Đồng thời, tiếp tục đặt “Nhân dân” vào vị trí chủ thể của đất nước; đồng thời, gửi một thông điệp tới toàn dân tộc Việt Nam và bạn bè quốc tế rằng, ở Việt Nam, mọi thành quả của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế đều thuộc về Nhân dân. “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”. Sự khẳng định này không chỉ là sự cụ thể hóa Cương lĩnh, đường lối của Đảng vào thực tiễn, mà còn thể hiện bản chất nhân đạo, nhân văn cao cả của chế độ xã hội chủ nghĩa - chế độ mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. Vậy đã đủ để bà “Tiến sỹ” hiểu rõ ngọn ngành về mô hình luật pháp Việt Nam chưa?
Tre Việt mong bà sống ở “trời Tây” dù có được ăn nhiều bơ sữa, nên nhớ về bát cơm hạnh phúc, được nấu từ “Hạt gạo làng ta” để rồi xây dựng quê hương đất nước “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”./.