Jun 30, 2017

Một bản án nghiêm minh dành cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

Tre Việt - Ngày 29-6-2017, Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”, đối với bị cáo Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm). Theo đó, Hội đồng xét xử đã đã tuyên phạt bị cáo Quỳnh 10 năm tù về tội danh nêu trên. Đó là bản án hoàn toàn án thích đáng dành cho Mẹ Nấm.
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là một trong những thành viên sáng lập ra tổ chức “Mạng lưới blogger Việt Nam” - một tổ chức thường xuyên đăng tải, chia sẻ các nội dung sai sự thật, không có căn cứ, xuyên tạc lịch sử cách mạng Việt Nam; chống phá chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; bôi nhọ chính quyền nhằm chia rẽ sự đoàn kết, gây hoang mang lo lắng trong quần chúng nhân dân. Cùng với đó, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh còn trực tiếp tham gia vào tổ chức phản động “Người việc yêu nước”, bị Cơ quan An ninh bắt khẩn cấp, tạm giữ hình sự nhưng sau đó được trả tự do vì có thái độ thành khẩn nhận tội. Song, vì những đồng tiền nhơ bẩn được bố thí từ các tổ chức phản động bên ngoài đã làm lóa mắt Quỳnh để rồi chứng nào vẫn tật ấy, tiếp tục dẫn thân vào con đường tội lỗi.
Ngày 21-4-2013, trên Facebook (Mẹ nấm), Quỳnh đã kêu gọi mọi người tham gia hoạt động “Dã ngoại nhân quyền” tại công viên Bạch Đằng trên đường Trần Phú, Nha Trang vào ngày 5-5-2013, để cùng nhau bàn luận, xuyên tạc về việc vi phạm, chà đạp nhân quyền ở Việt Nam. Tuy nhiên, âm mưu của Quỳnh đã không thành công. Đến ngày 21-5-2013, Quỳnh tiến hành phát bản Tuyên ngôn nhân quyền của Liên hợp quốc và các quả bóng bay in dòng chữ “Quyền con người của chúng ta phải được tôn trọng” cho người dân và du khách nước ngoài tại Quảng trường 2-4 (Nha Trang). Tất cả những hoạt động này của Quỳnh đều có sự tham gia hỗ trợ của các đối tượng phản động; phớt lờ sự quản lý của chính quyền địa phương, coi thường kỷ cương, phép nước.
Năm 2014, Quỳnh phát tán tập tài liệu “Stop police killing civilians” (Phải chấm dứt việc cảnh sát giết dân thường) vu cáo lực lượng Công an; đồng thời, kêu gọi mọi người trên Facebook tham gia hoạt động “Cà phê nhân quyền lần 3” với chủ đề “Công ước chống tra tấn và vấn nạn công dân chết trong Đồn Công an”.
Năm 2015, Quỳnh cùng với 162 cá nhân, 27 tổ chức bất hợp pháp khác đã đứng tên khởi xướng, kêu gọi mọi người tham gia “Chiến dịch tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền 2015”. Với mục đích để tập hợp lực lượng, tập dượt biểu tình quy mô lớn, từng bước lôi kéo, lợi dụng quần chúng nhân dân từng bước thực hiện các hoạt động chống phá, núp dưới danh nghĩa đấu tranh đòi tự do, dân chủ, tiến tới lật đổ chế độ, lật đổ sự lãnh đạo của Đảng.
Với hành động chống phá liên tục, diễn ra trong thời gian dài, dù bị cảnh cáo, xử lý nhiều lần bằng nhiều hình thức khác nhau, nhưng không dừng lại ở đó mà tính chất phạm tội của Quỳnh ngày càng tăng, gây nguy hiểm trực tiếp đến sự tồn vong của Đảng và Nhà nước. Vì thế, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã bị bắt và đem ra xét xử công khai trước pháp luật.
Tại phiên tòa, mặc dù các luật sư và bị cáo đều tận dụng các văn bản luật quốc tế về quyền tự do ngôn luận để phủ nhận pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, khi Tòa yêu cầu bị cáo không trích, cắt xén quy phạm pháp luật quốc tế, cần nêu đủ phần kết mỗi quy phạm là “theo pháp luật quốc gia sở tại quy định” thì bị cáo cứng lưỡi, buộc phải cúi đầu thừa nhận hành vi phạm tội của mình.

Bản án thích đáng đó không chỉ dành riêng cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, mà còn là lời cảnh tỉnh cho những kẻ ngông cuồng, vì đồng tiền bất chính mà bán rẻ quê hương, đất nước./.

Jun 29, 2017

Sự biện minh, bênh vực mù quáng


          Tre Việt - Ngày 13-6-2016, Công an Hà Nội công bố quyết định khởi tố vụ án hình sự số 129/PC44-Đ2 để điều tra về 2 tội danh “Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật” (theo điều 123 BLHS) và “Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” (theo điều 143 BLHS) về việc người dân bị kẻ xấu kích động gây ra việc bắt giữ 38 cán bộ và chiến sĩ cảnh sát cơ động ở thôn Hoành xã Đồng Tâm được tiến hành chặt chẽ, diễn ra đúng trình tự của pháp luật. Việc này được dư luận nhân dân cả nước đồng tình ủng hộ. Đó là việc làm bình thường của một nhà nước pháp quyền, do dân và vì dân, dựa trên cơ sở luật pháp để “thượng tôn pháp luật’, để “trị quốc an dân”.
          Thế nhưng, ngay sau khi Công an Hà Nội công bố Quyết định khởi tố, các nhà “dân chủ” như Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Nguyễn Quang A, Phạm Chí Dũng, Trịnh Bá Phương, Phạm Đoan Trang,… đã tung lên mạng “lề trái” những bài viết có nội dung xuyên tạc và kích động liên quan tới câu chuyện Đồng Tâm, nhằm kiếm mấy đồng tiền bố thí nhơ bẩn.

          Thật nực cười! Các nhà “dân chủ” luôn “khoe” là “hiểu biết” pháp luật mà lại không hiểu rằng: trong một xã hội thì pháp luật phải được thượng tôn; bất kể ai, dù cá nhân hay tổ chức nào nếu vi phạm, đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Vậy nên, việc khởi tố vụ án hình sự là vô cùng chính đáng để làm rõ các tình tiết của vụ án, mức độ sai phạm của cá nhân và xử lý theo quy định của pháp luật, không thể tạo ra một tiền lệ xấu về sau. Do đó, “các vị” nên học lại pháp luật Việt Nam chứ đừng áp dụng luật rừng của các vị vào sự việc này. Hơn nữa, cần có cái nhìn đúng đắn về vấn đề này chứ đừng đánh giá theo một hướng kẻo người ta lại đánh giá là kẻ ít học.
          Thử hỏi “các vị”, ngay các nước mà “các vị” ca ngợi là “tự do”, “dân chủ” như nước Mỹ thì những người có hành vi “Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật” và “Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” của các nhân, tổ chức và của nhà nước có bị xử lý trước pháp luật không? Thế nên, “các vị” đừng “lấy cái sai của người khác” để “xảo ngữ” biện hộ cho cái quyền đứng trên pháp luật để dùng luật rừng “đập phá tài sản, bắt giữ người trái phép và chống người thi hành công vụ”. Đó là hành vi không thể chấp nhận được, ở một nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay.
Xin nói cho “các vị” biết: nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa là mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và các cơ quan chức năng có thẩm quyền luôn luôn phải thực hiện nguyên tắc này. Ai sai xử lí. Sai phạm đến đâu xử lí đến đó, không thể để những hành vi, hành động xấu tồn tại. Do đó phải khởi tố vụ án bắt giữ 38 người trái luật ở thôn Hoành xã Đồng Tâm để điều tra làm rõ tính chất, mức độ vi phạm và đưa ra xét xử nghiêm minh trước pháp luật. Đây là lẽ tất nhiên của một nhà nước pháp quyền, nếu không thật e ngại cho người dân sống trong một nước không có pháp luật, trắng đen lẫn lộn, thiện ác bất minh, tất xã hội sẽ loạn! Hơn nữa, việc làm của cơ quan cảnh sát điều tra là hoàn toàn đúng như pháp luật quy định trong thẩm quyền của mình. Ở đâu có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì phải điều tra làm rõ. Vậy thắc mắc điều gì ở đây?
Như vậy, cho đến thời điểm này, với quyết định trên, các hành vi BUỘC phải truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự hiện hành đã được thực thi. Đây là thông điệp mạnh mẽ của chính quyền tới các “tập đoàn dân oan” hay những “tập đoàn khiếu kiện” rằng: những hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ ai cũng sẽ bị truy cứu; thứ “văn hóa giam giữ con tin”, dựng “chiến lũy trên đường” và thậm chí một “bản cam kết” buộc một ông quan đầu tỉnh nào đó ký vào sẽ không có giá trị gì. Tất cả mọi người, cho dù đó là ai cũng đều phải tuân thủ pháp luật.

Tre Việt nhắc các nhà “dân chủ” đừng mù quáng mà cố công, sức xuyên tạc, biện minh cho những hành vi sai trái để kiếm mấy đồng tiền “nhơ bẩn”. Nhục lắm, thiên hạ người ta vả vào mồm cho đấy! 

Trò lố của PEN

Tre Việt - Những người quan tâm theo dõi các hoạt động của Ủy ban Văn bút Quốc tế (PEN) đều dễ nhận thấy những chiêu trò vớ vẩn của tổ chức này.
Câu chuyện của PEN mới đây nhất liên quan tới Nguyễn Ngọc Như Quỳnh với biệt danh Mẹ Nấm. Từ năm 2009 đến năm 2016 Mẹ Nấm đã bị bắt giữ nhiều lần (8 lần) do tham gia các hoạt động có dấu hiệu xâm phạm an ninh quốc gia. Gần đây nhất vào ngày 10-10-2016, Mẹ Nấm bị bắt và khởi tố tại Nha Trang vì đã viết và công bố hàng nghìn trang có nội dung tuyên truyền chống nhà nước Việt Nam, vi phạm điều 88 của Bộ Luật Hình sự. Ngày 29-6-2017, Tòa án Nhân dân tỉnh Khánh Hòa sẽ đưa ra xét xử công khai trước pháp luật; có tội thì phải bị trừng phạt, đây là sự thật hiển nhiên mà không ai có thể bao biện.
Thế nhưng, vào ngày 22-6-2017, PEN lại đưa ra thông cáo kêu gọi cơ quan chức năng Việt Nam hủy bỏ tất cả những cáo buộc đối với Mẹ Nấm. PEN cho rằng, Mẹ Nấm chỉ tự do bày tỏ ý kiến cá nhân và bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt oan. Do vậy PEN kêu gọi chính quyền Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho Mẹ Nấm nói riêng và những “nhà văn”, “nhà hoạt động” đang bị cầm tù hay tạm giam nói chung; đồng thời, yêu cầu hủy bỏ điều 79, 88, 258 Bộ Luật Hình sự. Thật là lớn tiếng và hung hăng, PEN là cái quái gì vậy?
PEN bao gồm chữ viết tắt những ký tự đầu tiên của Poets, ssayists  Novelists (các nhà thơ, nhà viết tiểu luận và tiểu thuyết gia), là một Hiệp hội các nhà văn, được thành lập ở Luân Đôn (nước Anh) năm 1921, nhằm: Thúc đẩy việc hợp tác trí tuệ và sự hiểu biết giữa các nhà văn; thiết lập một cộng đồng thế giới các nhà văn và làm nổi bật vai trò trung tâm của văn học trong sự phát triển văn hóa thế giới; bảo vệ văn học chống lại nhiều mối đe dọa cho sự tồn tại của nó mà thế giới hiện đại đặt ra.
          Mục tiêu ban đầu là vậy, nhưng thực chất hoạt động lại khác, PEN đã xa rời tôn chỉ mục đích và lấn sân sang các hoạt động có tính chất can thiệp vào dân chủ, nhân quyền với danh nghĩa đấu tranh đòi quyền tự do văn học, báo chí và ngôn luận. Vì thế, nhiều người đã lầm tưởng đây là một tổ chức nhân danh nhân quyền chứ không phải là tổ chức của những người cầm bút hoạt động văn chương. Các hành động này biểu hiện rõ nhất từ khi PEN thành lập Ủy ban nhà văn trong tù vào năm 1960, để phản ứng lại với những căng thẳng giữa chính quyền các quốc gia đối với những nhà văn có bất đồng chính kiến. Kể từ đó, PEN giám sát các trường hợp nhà văn, nhà báo bị cầm tù, dùng nhiều biện pháp vận động hành lang để can thiệp vào chính trị nội bộ của các quốc gia. Những năm gần đây, PEN rất ít chú ý trao giải thưởng hằng năm về sinh hoạt văn chương thế giới; mà chỉ chăm chăm nghe ngóng các vụ bắt giữ, xét xử những người được gọi là "biết viết" những quan điểm đi ngược với yêu cầu chính đáng của xã hội, kích động dân chúng chống đối chính quyền ở nước nào đó; sau đó đưa ra các loại tuyên bố, thư từ gửi chính phủ các nước rất rùm beng.

Việt Nam là một địa chỉ chống phá quen thuộc của PEN bằng những vu cáo vi phạm dân chủ, nhân quyền, "đàn áp, sách nhiễu" các nhà văn, nhà báo, blogger. PEN có vỏ đẹp mà ruột xấu, bởi đó là nơi trú ngụ của nhiều đối tượng phản động; các quốc gia có chi nhánh của PEN (khoảng 140 quốc gia) cần cảnh giác với những trò lố này ./.

Dừng xuất cảnh đối với Nguyễn Ngọc Nam Phong là hoàn toàn đúng pháp luật

Tre Việt - Ngày 27-6-2017, An ninh sân bay Nội Bài đã tạm dừng xuất cảnh đối với linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong (dòng chúa cứu thế Thái Hà) vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Trước thông tin này, các nhà “dân chủ” chuyên cào bàn phím kiếm tiền đã ngay lập tức xuyên tạc, vu cáo Nhà nước Việt Nam vi phạm quyền tự do đi lại của công dân, vi phạm nhân quyền. Tuy nhiên, dù họ có “kêu gào”, xuyên tạc thế nào thì cũng không thể phủ nhận được rằng: việc tạm dừng xuất cảnh đối với linh mục Phong là hoàn toàn đúng pháp luật.
Nguyễn Ngọc Nam Phong

Khoản 6, Điều 21, Nghị định 136/2007/NĐ-CP của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam quy định: “Công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:...6. Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội...”.
Thay vì khuyên răn con chiên sống “tốt đời, đẹp đạo”, cống hiến cho quê hương, đất nước theo đúng đạo đức của một linh mục chân chính, Nguyễn Ngọc Nam Phong đã đội lốt “linh mục”, biến nhà thờ Thái Hà - nơi sinh hoạt tôn giáo thành địa điểm tuyên truyền xuyên tạc lịch sử, chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, bôi nhọ chế độ, lãnh tụ. Trong dịp đất nước kỷ niệm chiến thắng 30/4 giải phóng hoàn toàn miền nam thống nhất đất nước, kẻ đội lốt “linh mục” này đã xuyên tạc một cách trắng trợn, trơ trẽn, xúc phạm đến niềm tự hào, tự tôn của cả dân tộc khi cho rằng đó là “ngày miền Bắc xâm lược Việt Nam”, “ngày tang thương của dân tộc”,… Nguyễn Ngọc Nam Phong đã lợi dụng hoạt động rao giảng của mình để gieo rắc vào đầu con chiên những nội dung phỉ báng lịch sử. Đồng thời, Nguyễn Ngọc Nam Phong cũng biến nhà thờ Thái Hà thành nơi “cầu nguyện” cho những kẻ vi phạm pháp luật, những kẻ chống phá đất nước như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Bạch Hồng Quyền, Hoàng Đức Bình,v.v.
Với những hành động trên, việc dừng xuất cảnh đối với Nguyễn Ngọc Nam Phong là cần thiết, dựa trên cơ sở pháp lý rõ ràng nhằm ngăn chặn việc ra nước ngoài xuyên tạc, chống phá, ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội của đất nước./.

Jun 28, 2017

Mưu đồ lợi dụng chủ trương chống chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng, ích kỷ của Đảng để chống phá nhất định sẽ bị thất bại

Tre Việt - Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ phải “tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ đã và đang được các tổ chức đảng triển khai thực hiện có hiệu quả, nhất là trong vấn đề chống chủ nghĩa cá nhân. Tuy nhiên, lợi dụng vấn đề này, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị chống phá, công kích, xuyên tạc quyết liệt chủ trương của Đảng. Chúng cho rằng, việc “chống chủ nghĩa cá nhân”, là “chống những cán bộ, đảng viên giữ chức vụ cao, có quyền quyết định trên từng lĩnh vực”(!) Vì thế, chúng tập trung xuyên tạc về nhân thân, tài sản của cán bộ, đảng viên, nhất là các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cố tình lái dư luận hiểu sai bản chất chủ trương chống chủ nghĩa cá nhân, lối sống ích kỷ, thực dụng của Đảng. Điển hình là, vừa qua, Phạm Chí Dũng - một kẻ tự xưng là “nhà báo độc lập” - có bài viết “Kiểm tra tài sản 1000 quan chức: TBT Trọng ‘đụng tường’?” và được BBC, VOA, RFA và một số trang mạng phản động nhanh nhảu đăng. Thực chất của bài viết là: lợi dụng chủ trương đấu tranh, chống chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng, ích kỷ của Đảng Cộng sản Việt nam để xuyên tạc, chống phá, tiến tới phủ định, thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội.
Phạm Chí Dũng
Thực tế cho thấy, chủ nghĩa cá nhân, lối sống ích kỷ, thực dụng là nguồn gốc của những “căn bệnh” làm suy yếu tổ chức đảng, làm tha hóa đội ngũ cán bộ, đảng viên. Nếu bị nhiễm “căn bệnh” thì cán bộ, đảng viên sẽ bị suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; pháp luật, kỷ cương, phép nước sẽ bị coi thường. Để mưu cầu lợi ích riêng, họ tìm mọi cách để lợi dụng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để mưu cầu lợi ích ích kỷ của cá nhân, nếu không được (do bị đấu tranh, ngăn chặn), hoặc bị kỷ luật khi bị phát hiện, thì họ lại sinh ra bất mãn, nói xấu người này, người kia, thậm chí nói xấu đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước. Khi có sự móc nối, lôi kéo của các thế lực thù địch, các phần tử này dễ trở thành lực lượng chống lại Đảng và chế độ, rất nguy hiểm.
Là một đảng cầm quyền, Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ có lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc, chứ không có lợi ích nào khác. Nhận thức đúng sự tác hại, nguy hiểm của chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng, ích kỷ và vì lợi ích của quốc gia, dân tộc, Đảng Cộng sản Việt nam đã đề ra nhiều chủ trương giải pháp để đấu tranh, phòng, chống, gần đây nhất là Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII). Đây là một việc làm thương xuyên, hoàn toàn đúng đắn của Đảng. Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, Đảng yêu cầu cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị phải thường xuyên tự phê bình và phê bình; đồng thời, kiên quyết chống tư tưởng cục bộ, kèn cựa, bản vị hẹp hòi, địa phương chủ nghĩa làm tổn hại đến tình cảm đồng chí, làm suy yếu sức mạnh đoàn kết thống nhất trong Đảng, v.v. Đó là việc làm cần thiết và thực chất, đảm bảo mỗi cán bộ, đảng viên không ngừng hoàn thiện về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực công tác; xây dựng Đảng ta trong sạch, vững mạnh, thực sự xứng đảng là đảng cầm quyền. Thời gian qua, được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân, chủ trương chống chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng, ích kỷ trong cán bộ, đảng viên của Đảng đã giành được những kết quả đáng khích lệ. Thông qua công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, tự phê bình và phê bình trong nội bộ, Đảng ta đã loại ra khỏi đội ngũ không ít “quan cách mạng”; đồng thời, củng cố, kiện toàn, nâng cao sức chiến đấu, năng lực lãnh đạo của tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên các cấp. Những cán bộ, đảng viên suy thóa về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, có lối làm việc quan liêu, sa vào tham ô, tham nhũng, lãng phí tiền của của Nhà nước và nhân dân đều bị xử lý theo quy định của Điều lệ Đảng, thậm chí bị pháp luật trừng trị đích đáng. Kết quả đó đã góp phần xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, củng cố lòng tin của nhân dân với Đảng. Đó là sự thật khách quan không thể phủ nhận!
Cũng xin nói thêm rằng, thông qua đấu tranh với chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng, ích kỷ mà Đảng ta đã loại trừ Phạm Chí Dũng ra khỏi tổ chức. Phạm Chí Dũng (sinh năm 1966), trong một gia đình có truyền thống cách mạng, có bố làm tới Trưởng ban tổ chức Thành Ủy thành phố Hồ Chí Minh. Được gia đình nuôi dưỡng, chính quyền tạo điều kiện cho đi học tại Học viện Kỹ thuật Quân sự, tại đây Phạm Chí Dũng được tổ chức kết nạp vào Đảng. Sau khi tốt nghiệp ra trường, Dũng được phân công về công tác tại Ban An ninh Nội chính Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh. Những tưởng với cương vị mới trong một cơ quan có trọng trách lớn thì Dũng sẽ tiếp tục học tập, rèn luyện để cống hiến tài năng, sức lực của mình cho Đảng, Nhà nước và nhân dân. Nhưng không, do không tự tu dưỡng, rèn luyện, mặc dù đã nhiều lần được tổ chức đảng nhắc nhở, giáo dục, Dũng đã rơi vào chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng, ích kỷ. Lợi dụng khả năng viết văn, viết báo, với nhiều bút danh khác nhau, như: Việt Thắng, Viết Lê Quân, Thường Sơn,… Dũng đã trượt dài đến việc viết bài xuyên tạc, bôi nhọ, chống đối Đảng, Nhà nước và nhân dân. Hành động của Dũng đã bị trả giá. Dũng đã bị khai trừ ra khỏi Đảng, thậm chí bị cơ quan chức năng bắt khẩn cấp, bị khởi tố hai tội danh: Âm lưu lật đổ chính quyền (theo Điều 79 Bộ luật hình sự) và Tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (theo Điều 88 Bộ luật hình sự).

Mưu đồ thực sự của các thế lực thù địch là xuyên tạc, công kích chủ trương chống chủ nghĩa cá nhân của Đảng, tiến tới phủ định, thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng đối với đất nước và xã hội. Mưu đồ này không đánh lừa được ai, đã và đang bị phá sản hoàn toàn./. 

Jun 26, 2017

Ai đang xấc láo với dân?

Tre Việt - Ngày 15/6/2017, trên VOA, BBC, RFA và một số trang mạng phản động có bài viết: “Đừng xấc láo với dân” của Nguyễn Tiến Trung. Trong đó, Trung cho rằng: “Đảng cầm quyền tự phong”(!) Điều đó cho thấy, Nguyễn Tiến Trung chính là người xấc láo với dân chứ chẳng phải ai khác!

Bất kỳ công dân Việt Nam hay công dân nước ngoài, dẫu là người lớn tuổi hay người còn ít tuổi, không phân biệt dân tộc, giai cấp, tôn giáo ai ai cũng thấy rõ Đảng cộng sản Việt Nam cầm quyền có cơ sở lịch sử, chính trị, pháp lý rõ ràng.
Lịch sử vận động phát triển của phong trào yêu nước, phong trào công nhân Việt Nam từ những thập niên đầu tiên của thế kỷ XX đã chứng minh, sự ra đời, nắm quyền lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam là tất yếu. Ngay từ khi mới thành lập, Đảng không chỉ là đội tiên phong lãnh đạo của giai cấp công nhân, mà còn là đại biểu chân chính cho lợi ích toàn thể dân tộc Việt Nam. Được nhân dân tin yêu, trao quyền lãnh đạo, Đảng Cộng sản Việt Nam đã gương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành được những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử. Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành đảng cầm quyền, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Từ năm 1945 - 1975, trong chặng đường 30 năm cầm quyền, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiếp tục lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành những thắng lợi to lớn, tạo bước ngoặt lịch sử cho sự phát triển bền vững của dân tộc Việt Nam. Có thể kể ra đây một vài ví dụ điển hình, như: Chiến thắng của Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954); Chiến thắng của chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” (1972); Đại thắng mùa xuân 1975 với Chiến dịch Hồ Chí Minh,... Đó là những chiến thắng của chính nghĩa trước bạo tàn, phi nghĩa; của khát vọng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội của dân tộc Việt Nam. Nhân tố quyết định những chiến thắng đó là lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hiện nay, được sự tin tưởng, trao quyền của nhân dân, thực hiện Điều 4, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 2013), Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo Nhà nước, xã hội và giành được những thành tựu không thể phủ nhận. Sau hơn 30 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đất nước Việt Nam đã giành được những thắng lợi to lớn. Quyền con người, quyền công dân không chỉ được đảm bảo cả trên khía cạnh pháp luật và trên khía cạnh thực tế. Các quyền dân sự, chính trị của người dân được bảo đảm đầy đủ; quyền tự do ngôn luận, báo chí,… được thực thi có hiệu quả; quyền kinh tế - xã hội,… đều được chăm lo ngày càng tốt hơn. Chỉ tính riêng năm 2016, kinh tế vĩ mô của Việt Nam ổn định, các cân đối lớn cơ bản được bảo đảm; đời sống của người dân từng bước được nâng cao. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 5 năm gần đây đạt 6,5-7%/năm. Theo Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), Việt Nam là một nước đạt được thành tích nổi bật trong việc giảm số người bị đói từ 46,9% (32,16 triệu người) giai đoạn 1990-1992 xuống còn 9% (8,01 triệu người) trong giai đoạn 2010-2012 và đến năm 2016 chỉ còn 5,22%. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật (điện, đường giao thông, nước sạch, v.v.) và hạ tầng xã hội (y tế, trường học, điểm bưu điện, v.v.) nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được cải thiện đáng kể. Năm 2016, Việt Nam có khoảng 110.100 doanh nghiệp ra đời với số vốn đăng ký hơn 891.000 tỷ đồng. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một điểm sáng, tới ngày 26-12, tổng vốn FDI thực hiện ước đạt 15,8 tỷ USD, tăng 9%; tổng vốn đăng ký ước đạt 24,372 tỷ USD.
Sự ra đời, cầm quyền lãnh đạo dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam là sự sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp ở Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lê-nin; phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam trong những năm đầu của thế kỷ XX. Sự cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt nam có cơ sở lịch sử, chính trị - xã hội, pháp lý vững chắc.
Đây là sự thật khách quan không thể phủ nhận.

Bất cứ thế lực, cá nhân nào, dẫu có núp dưới chiêu bài nào để cố tình xuyên tạc sự thật chính là xúc phạm niềm tin, sự trao gửi của nhân dân với Đảng Cộng sản Việt Nam, là xấc láo với dân. Như thế, Nguyễn Tiến Trung không là ngoại lệ.

Jun 25, 2017

Đừng trở thành công cụ chống phá Việt Nam

Tre Việt - Ngày 19-6 vừa qua, dưới tiều đề “Không chốn dung thân cho các nhà hoạt động nhân quyền; các nhà vận động dân chủ và blogger ở Việt Nam bị hành hung”, tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế Human Rights Watch (HRW) đã công bố bản phúc trình về việc nhiều nhà hoạt động nhân quyền và các blogger ở Việt Nam thường xuyên bị hành hung, đe dọa. Trong khi đó, thủ phạm của các vụ bạo lực nhằm vào những người có tiếng nói đối kháng không bị truy cứu trách nhiệm. Bản phúc trình của HRW dài 65 trang nêu ra 36 trường hợp những người hoạt động nhân quyền và blogger bị những kẻ mặc thường phục tấn công, đánh đập, nhiều người bị thương tích nặng.
Theo bản phúc trình, nạn nhân của các vụ hành hung bạo lực như vậy thường là các nhà hoạt động thường tham gia các sự kiện công cộng như biểu tình bảo vệ môi trường, tập hợp đòi thả các nhà hoạt động bị chính quyền giam giữ hoặc câu lưu; việc đánh đập xảy ra trước sự chứng kiến của công an mặc sắc phục mà họ không làm gì để can thiệp. Đồng thời, kêu gọi các nhà tài trợ quốc tế và đối tác thương mại của Việt Nam cần thúc đẩy chính phủ Việt Nam ngăn chặn những hành động côn đồ nhằm vào các nhà hoạt động ôn hòa và truy cứu trách nhiệm những kẻ thủ ác.
Tre Việt khẳng định: những nhận xét trên hoàn toàn sai sự thật, thiếu khách quan, quy chụp và không thiện chí của tổ chức này đối với tình hình chính trị, xã hội Việt Nam trong thời gian qua nói chung và tình hình nhân quyền nói riêng. Việt Nam luôn khẳng định quyền con người phải được bảo vệ và phát triển; đồng thời, lên án mạnh mẽ các hành động lợi dụng danh nghĩa nhân quyền để can thiệp, xâm phạm độc lập, chủ quyền của Việt Nam, coi “dân chủ”, “nhân quyền” thực chất là một “chiêu bài” để can thiệp vào công việc nội bộ, quyền tự quyết của Việt Nam, áp đặt trắng trợn những giá trị không phù hợp với tình hình cụ thể và truyền thống của Việt Nam.
Trong thời gian qua, một số “nhân vật” bị các cơ quan chức năng Việt Nam bắt giữ và tới đây sẽ xét xử là hoàn toàn đúng pháp luật, bởi đây là những tội phạm hình sự đã hoạt động tuyên truyền chống Nhà nước, kích động lật đổ chính quyền, nhiều người trong số đó có nhận tiền, liên lạc với các thế lực chống đối ngoài Việt Nam, trong đó có các tổ chức phản động bị Việt Nam liệt vào danh sách các tổ chức khủng bố. Tại Việt Nam không có ai chỉ vì có chính kiến riêng, quan điểm chính trị khác, hay ủng hộ dân chủ mà bị bắt.

Bảo đảm và thúc đẩy các quyền con người là chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam, được thực hiện phù hợp với Hiến pháp và pháp luật Việt Nam cũng như các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên. Những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam về bảo đảm và thúc đẩy quyền con người thời gian qua đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận rộng rãi. Vì vậy, HRW hãy thực hiện đúng chức năng của mình, đừng tự biến mình thành công cụ đắc lực cho một vài tổ chức, cá nhân lợi dụng chống phá nhân dân Việt Nam./. 

Jun 24, 2017

Người dân Đồng Tâm cần ủng hộ và tin tưởng

Tre Việt - Sau khi có quyết định khởi tố vụ án Bắt, giữ hoặc giam người trái luật và Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản liên quan đến người dân ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội (gọi tắt là dân Đồng Tâm). Các thế lực thù địch và cư dân mạng đưa tin, quy chụp, phản bác hành động của chính quyền thành phố Hà Nội, đặc biệt cho rằng, ông Nguyễn Đức Chung đã lật lọng, nuốt lời, lừa dối dân, gây hoang mang trong dư luận, đặc biệt là đối với dân Đồng Tâm. Đối với sự việc này thì người dân cần có thái độ như thế nào?

Trước hết, trong xã hội, pháp luật có vai trò là công cụ bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành bình thường của xã hội nói chung và của nền đạo đức nói riêng. Nó tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ý thức đạo đức, làm lành mạnh hóa đời sống xã hội và góp phần bồi đắp nên những giá trị mới. Ở Việt Nam luật và văn bản dưới luật luôn đề cao tính nhân văn bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp của Nhà nước mà nhân dân là chủ và do nhân dân làm chủ. Đó là hệ thống pháp luật phục vụ cho việc thực thi các lợi ích cơ bản của con người, đặc biệt là lợi ích của người lao động. Do vậy, người dân cần xem luật là công cụ tốt nhất để bảo vệ các quyền lợi chính đáng của mình; ủng hộ, tôn trọng luật nhưng không sợ luật, tin tưởng luật và các cơ quan thi hành luật, sử dụng luật một cách phổ biến, thân thiện.
Trong vụ việc này, theo quy định tại Điều 25 Bộ luật hình sự thì người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự, nếu: khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa. Như vậy, dân Đông Tâm muốn được miễn trách nhiệm hình sự (nếu không có tội) thì phải trải qua quá trình điều tra, làm rõ; nên việc khởi tố điều tra là đúng quy định và là hành động giúp đỡ, đồng hành cùng nhân dân.
Bên cạnh đó, cũng theo Điều 25 Bộ luật hình sự và Điều 169 Bộ luật tố tụng hình sự thì người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự, khi: Người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trong những vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại; không có sự việc phạm tội; hành vi không cấu thành tội phạm; người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; tội phạm đã được đại xá; người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết. Việc miễn trách nhiệm hình sự có thể do cơ quan điều tra, viện kiểm sát hoặc tòa án áp dụng. Điều này cho thấy, ông Chung không có thẩm quyền miễn trách nhiệm hình sự cho dân Đồng Tâm, việc bắt ép người khác làm một việc không đúng thẩm quyền là biểu hiện không tôn trọng luật. Lấy việc giữ con tin để mặc cả cho việc không truy cứu trách nhiệm hình sự là hành động phạm tội mới để chốn tội cũ. Việc làm này chỉ làm tăng thêm tội, dân Đồng Tâm muốn bảo vệ quyền lợi của mình thì chỉ có con đường duy nhất là hợp tác điều tra và tranh biện trước tòa.
Hơn nữa, chỉ có điều tra, xét xử thì sự việc mới đi đến cùng, quyền lợi của các bên (người dân và tổ chức) được bảo đảm, oan ức được tháo gỡ, người có tội bị trừng trị và xa hơn nữa là chấm dứt những vụ việc tương tự trong cả nước.

Jun 20, 2017

Kẻ sàm ngôn

Tre Việt - Trong làng zận “dân chủ” thì Lê Công Định được đồng bọn coi là trí thức, thậm chí một thời được coi là “ngôi sao”, bởi y có cái mác luật sư. Ấy thế mà những phát ngôn gần đây của Định lại cho mọi người thấy: hình như gã bị tâm thần, nếu không thì cũng mắc cái bệnh “sủa càn”!
Lê Công Định
          Là một luật sư, Định hẳn ý thức rõ việc tước quốc tịch của một công dân như thế nào? Và một người như thế nào mới bị nhà nước tước quyền công dân? Ấy vậy mà sáng 16-6-2017, Lê Công Định có tút FB với tựa: “Hãy tước quốc tịch của tôi”. Định cho rằng: y cũng như Phạm Minh Hoàng, một kẻ chống phá Nhà nước Việt Nam, mới đây đã bị Nhà nước ta tước quốc tịch theo Điều 31 (Căn cứ tước quốc tịch Việt Nam), Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014). Trong tút FB của mình, Lê Công Định cho rằng nếu như “Ai vi phạm pháp luật và xâm phạm an ninh quốc gia thì sẽ bị tước quốc tịch Việt Nam”, thì trường hợp của gã cũng xứng đáng bị tước quốc tịch. Định viết “tôi cũng như giáo sư Phạm Minh Hoàng, từng bị cáo buộc vi phạm pháp luật của Việt Nam vì từng xâm phạm “an ninh quốc gia” kiểu Việt Nam, HÃY TƯỚC QUỐC TỊCH CỦA TÔI!”. Lập luận này cho thấy, Định tự thú nhận rằng chính gã đã từng xâm phạm “an ninh quốc gia” - một điều mà Lê Công Định vẫn bai bải chối tội trước Tòa và dư luận sau khi được thả. Đúng là trò hề!
Mọi người thử xem có loại con nào mà quay cổ lại cắn “bố mẹ” như Lê Công Định hay không? Nếu mà Định thích không mang Quốc tịch Việt Nam nữa chỉ cần viết đơn theo điều 27, 28 và 29 Luật Quốc tịch Việt Nam và viết đơn xin gia nhập quốc tịch của một nước nào đấy, làm gì mà cứ “lu loa” cái mồm. Có lẽ đây là chiêu trò mới của Định: tỏ vẻ ta đây anh hùng, ngạo mạn lên tiếng thách thức pháp luật, khi biết rõ trường hợp của hắn vẫn chưa tới mức để bị tước Quốc tịch. Nếu thực sự Lê Công Định muốn bị tước quốc tịch, liệu Định có dám ra nước ngoài cư trú? Hay Định làm như thế để tỏ ra ủng hộ Phạm Minh Hoàng trong chống phá Nhà nước Việt Nam? Phải chăng Lê Công Định muốn dọn đường để tiếp tục đi trên con đường cũ bằng cách thức khác? Phải chăng anh ta muốn đánh tiếng về “lòng trung thành” với ai đó? Tiền hậu bất nhất, nhưng lời khai, vi-đê-ô clip nhận tội của Định thì vẫn còn rành rành trên in-tơ-nét. Thiết nghĩ, từng là một “luật sư” được ca ngợi có “tài năng” nhưng Lê Công Định lại công khai thể hiện thái độ tráo trở như vậy thì thử hỏi, đâu là con người đích thực của anh ta?
Thật ra, đã từ lâu, người ta không còn coi Định là người Việt bởi những gì hắn đã làm với dân tộc này. Chính xác hơn, cho dù gã có cái tên Việt là Lê Công Định thì người Việt vẫn chỉ coi gã là loài chó ghẻ phản chủ. Vì vậy, việc Định điên khùng kêu gọi hãy tước Quốc tịch của y cũng không quan trọng, chỉ cho mọi người thấy rõ bộ mặt xảo trá của loài “zận” mà thôi!

 Một tên zận chủ đội lốt “luật sư” như Định không có tư cách để phát ngôn về việc tước hay không tước quốc tịch của kẻ khác. Phát ngôn của Định ngày càng thể hiện bản chất điên cuồng chống phá nhà nước, hắn đã quá coi thường pháp luật Việt Nam. Có lẽ sự khoan hồng của pháp luật hay cái thời gian bóc lịch 3 năm chưa đủ với con người này, cần phải nghiêm trị kẻ sàm ngôn như Lê Công Định để đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật Việt Nam./. 

Jun 19, 2017

Hoàn toàn đúng luật

Tre Việt - Ngày 17-5-2017, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Đại Quang đã ra quyết định số 832/QĐ-CTN: tước quốc tịch Việt Nam đối với Phạm Minh Hoàng. Ngay sau đó, những tổ chức, cá nhân tự xưng là nhà đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền ở trong vào ngoài Việt Nam đã liên tục có những bài viết tung lên BBC, RFA, VOA,… và các trang mạng phản động để ủng hộ Phạm Minh Hoàng, lên án Nhà nước Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền(!)

Cần khẳng định rằng, quyết định trên là hoàn toàn đúng đắn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam!
          Khoản 4, Điều 88, Hiến Pháp Việt Nam (năm 2013) Chủ tịch nước có quyền hạn và nhiệm vụ: “Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước, danh hiệu vinh dự nhà nước; quyết định cho nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch hoặc tước quốc tịch Việt Nam” và Điều 91, về hình thức thực hiện là “Chủ tịch nước ban hành lệnh, quyết định để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình”. Cùng với đó, căn cứ theo Khoản 2, Điều 31, Luật quốc tịch Việt Nam (năm 2008): “Người đã nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 19 của Luật này dù cư trú ở trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam cũng có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi quy định tại khoản 1, Điều này”. Đối chiếu vào Khoản 1, Điều 31, Luật Quốc tịch Việt Nam quy định, “Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Phạm Minh Hoàng sinh ngày 08-8-1955 tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Năm 1973, Ông ta sang Pháp du học và tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Khoa học ứng dụng, sau đó nhập quốc tịch Pháp. Thời gian này, Phạm Minh Hoàng đã nhiều lần viết bài, gửi cho một số tờ báo, tạp chí của các hội đoàn người Việt ở Pháp chống đối Đảng Cộng sản Việt Nam, xuyên tạc cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam. Năm 1998, Phạm Minh Hoàng tham gia tổ chức khủng bố Việt Tân và xin về Việt Nam cư trú. Năm 2000, với phương châm “gác lại quá khứ, hướng tới tương lai” và chính sách hòa giải, hòa hợp dân tộc, Nhà nước Việt Nam không chỉ tạo điều kiện cho Phạm Minh Hoàng trở về, nhập quốc tịch, mà còn được làm giảng viên hợp đồng tại Trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh.
Những tưởng Phạm Minh Hoàng xóa bỏ mặc cảm, coi trọng chính sách hòa giải, hòa hợp dân tộc của Đảng, Nhà nước Việt Nam, nỗ lực đóng góp sức lực, trí tuệ vào sự phát triển đất nước. Nhưng không. Phạm Minh Hoàng trở về là theo chỉ đạo của tổ chức khủng bố Việt Tân để hoạt động, công kích, chống phá đất nước. Vì thế, Phạm Minh Hoàng đã liên tục có những bài viết xuyên tạc tình hình đất nước, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam gửi cho tổ chức khủng bố Việt Tân để phát tán trên mạng in--tơ-nét. Đồng thời, tích cực hoạt động lôi kéo những kẻ bất mãn, cơ hội tham gia tổ chức khủng bố Việt Tân, tiến hành chống phá đất nước.
Những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng đó không qua khỏi con mắt của nhân dân và cơ quan chức năng. Ngày 13-8-2010, cơ quan chức năng đã thi hành lệnh bắt Phạm Minh Hoàng khi đang tuyên truyền những quan điểm chống Nhà nước Việt Nam. Ngày 10-8-2011, Phạm Minh Hoàng bị tòa án kết án sơ thẩm với tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Khoản 2, Điều 79 Bộ luật Hình sự và bị tuyên phạt 03 năm tù giam. Tuy nhiên với chính sách khoan hồng của pháp luật, tại phiên tòa phúc thẩm vào ngày 29-11-2011, Phạm Minh Hoàng bị kết án 17 tháng tù. Sau khi được tự do, Phạm Minh Hoàng vẫn nhận lệnh từ các tổ chức phản động chống phá Việt Nam. Lợi dụng quốc tịch Pháp, Hoàng thường xuyên sang Pháp gặp gỡ, móc nối với các phần tử phản động, xuyên tạc, vu cáo về tự do nhân quyền Việt Nam và là một trong những phần tử cốt cán của tổ chức khủng bố Việt Tân. Trưa ngày 20-3-2016, tại thành phố Hồ Chí Minh, lực lượng công an đã tạm giữ Phạm Minh Hoàng vì bị tố cáo mở lớp huấn luyện trái pháp luật, lợi dụng giảng dạy kỹ năng mềm để tuyên truyền chống Nhà nước. 

Như vậy, là một thành viên của tổ chức khủng bố Việt Tân, Phạm Minh Hoàng đã bất chấp pháp luật, đạo lý, điên cuồng chống phá đất nước. Hành vi đó là không thể chấp nhận. Vì thế, Chủ tịch nước Trần Đại Quang  ra quyết định số 832/QĐ-CTN, tước quốc tịch Việt Nam đối với Phạm Minh Hoàng là hoàn toàn đúng đắn theo quy định Hiến pháp và pháp luật. Đồng thời, thể hiện trách nhiệm và thái độ kiên quyết của Việt Nam trong cuộc dấu tranh với các tổ chức khủng bố, đảm bảo sự bình yên, hòa bình cho đất nước./.

Bẽ mặt

Tre Việt - Ngày 17-6-2017 trên VOA Tiếng Việt, Trà Mi có bài phóng vấn Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách khu vực châu Á thuộc cái gọi là Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch về: “Nhân quyền Việt Nam dưới thời Tổng thống Trump”. Họ nhằm đưa vấn đề nhân quyền làm điều kiện trong quan hệ Việt - Mỹ.

Vì thế, trước chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đến Mỹ theo lời mời của Tổng thống Mỹ D. Trump, chính Phil Robertson đã cùng với một số cá nhân có tư tưởng chống chế độ Việt Nam đã nhiều trả lời phóng vấn, viết bài xuyên tạc tình hình nhân quyền Việt Nam, phá hoại quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước. Song thực tế không như họ mong muốn. Chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến Mỹ đã thành công tốt đẹp, được dư luận Mỹ, Việt Nam và cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Sự thành công này, một lần nữa chứng tỏ mối quan hệ đối tác toàn diện giữa Mỹ và Việt Nam đã và đang được chính phủ và nhân dân hai nước làm cho ngày càng sâu sắc và thiết thực. Đồng thời, góp phần bóc trần bộ mặt thật bẩn thỉu, thủ đoạn chuyên “gắp lửa bỏ tay người” của một số tổ chức, cá nhân chống cộng cực đoan, trong đó có Phil Robertson.
Đúng là bẽ mặt!
Phil Robertson lại nói càn, xuyên tạc rằng: “Tình hình nhân quyền Việt Nam đang sa sút, càng ngày càng tuột dốc”(!)
Cần khẳng định rằng, việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam đã, đang ngày một tốt hơn. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, năm  2013 đã dành Chương II quy định đầy đủ về quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân. Đồng thời, Việt Nam đã và đang tiến hành sửa đổi, bổ sung các bộ luật, luật để đảm bảo quyền con người, quyền công dân tương thích với sự phát triển của đất nước và những công ước quốc tế cơ bản về quyền con người. Trên thực tế, các quyền dân sự, chính trị của con người ở Việt Nam được bảo đảm đầy đủ, thể hiện rõ trong cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIV, với tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu đạt 99,35%. Về cơ cấu đại biểu: 86 người dân tộc thiểu số, 133 phụ nữ, 21 người không phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, v.v. Lần đầu tiên, Việt Nam có Chủ tịch Quốc hội là nữ. Quyền tự do ngôn luận, báo chí, được thực thi có hiệu quả. Hiện nay, Việt Nam có đầy đủ các loại hình báo chí, trong đó có gần 900 cơ quan báo chí in, điện tử; hằng trăm trang thông tin điện tử tổng hợp của các các tổ chức. Người dân Việt Nam, cư dân nước ngoài sinh sống, làm việc ở Việt Nam thường xuyên nhận được thông tin từ những hãng thông tấn, báo chí, như: CNN, BBC, TV5, NHK, DW, KBS, Bloomberg, AFP, AP, BBC, VOA, Reuters, Kyodo, The Economist, Financial Times, v.v. Về in-tơ-nét,  Việt Nam là quốc gia có tốc độ phát triển in-tơ-nét hàng đầu khu vực, đặc biệt là mạng Facebook, với khoảng 39 triệu người dùng. Về các quyền kinh tế - xã hội, năm 2016, kinh tế vĩ mô của Việt Nam ổn định; tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 5 năm (2011 - 2015) đạt từ 6,5- 7%/năm; đời sống của người dân từng bước được nâng cao. Theo Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), Việt Nam là một nước đạt được thành tích nổi bật trong việc giảm số người bị đói từ 46,9% (32,16 triệu người) giai đoạn 1990-1992 xuống còn 9% (8,01 triệu người) trong giai đoạn 2010-2012 và đến năm 2016 chỉ còn 5,22%. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của đất nước, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được cải thiện vững chắc. Năm 2016, Việt Nam có khoảng trên 110.100 doanh nghiệp ra đời với số vốn đăng ký hơn 891.000 tỷ đồng; thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ước đạt 15,8 tỷ USD, tăng 9%; tổng vốn đăng ký ước đạt 24,372 tỷ USD.
Những số liệu này chứng tỏ, quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam được bảo đảm cả về pháp lý và trên thực tế.
Xin nhắc rằng, quyền con người là thành quả của lịch sử nhân loại, là giá trị chung của các dân tộc, được pháp luật quy định, nhằm vừa bảo vệ nhân phẩm, nhu cầu vật chất, tinh thần của mọi người, vừa đảm bảo mỗi người phải có nghĩa vụ tôn trọng an ninh quốc gia, trật tự công cộng, quyền và lợi ích của người khác và những giá trị văn hóa, đạo đức xã hội. Không cá nhân, tổ chức nào được nhân danh quyền con người để đứng ngoài xã hội, đứng trên pháp luật. Hành động nói càn, xuyên tạc tình hình nhân quyền Việt Nam của Phil Robertson sẽ bị nhân dân Việt Nam lên án, bác bỏ.


Jun 18, 2017

Dân chủ vì tình, tiền

Tre Việt - Mới đây, clip “đấu tố” nhau của Lê Văn Sơn và Đỗ Đức Hợp được lan truyền nhanh chóng trên các trang mạng xã hội. Có thể thấy đây không phải là lần đầu tiên các nhà dân chủ tung các clip bôi xấu, hạ bệ nhau trên mạng xã hội và cũng dễ nhận ra rằng mọi mâu thuẫn, tranh chấp của chúng hầu hết đều xoay quanh vấn đề tình, tiền; thật hiếm khi thấy chúng tranh cãi gì liên quan đến đấu tranh dân chủ, nhân quyền cho nhân dân. Bởi thế mới nói, làm dân chủ là nghề hot nhất hiện nay, chỉ cần đăng đàn chửi tục, nói càng sai sự thật càng tốt, chả mấy chốc mà sẽ giàu to và nổi tiếng. 
Lê Văn Sơn
Ngay sau đó, cộng đồng mạng đã xôn xao về clip tố Lê Văn Sơn là đối tượng “dân chủ cuội”, lừa tiền, lừa tình, “trẻ không tha, già không buông”,… Vậy Lê Văn Sơn là ai? Tre Việt sẽ thông tin giúp bạn đọc về kẻ đang gây xôn xao cộng đồng mạng.
Lê Văn Sơn - Paulus Lê Văn (fb Sơn Văn Lê) sinh ngày 20-10-1985, tại thôn Trinh Hà, xã Hoằng Trung, huyện Hoàng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Anh ta đã từng học Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội, làm hướng dẫn viên du lịch tự do tại Hà Nội. Lê Văn Sơn là một trong số những cộng tác viên đắc lực nhất cho các báo, đài phản động trong và ngoài nước. Y cùng nhiều đối tượng khác đã được tổ chức phản động lưu vong “Việt Nam canh tân cách mạng Đảng” (gọi tắt là Việt Tân) móc nối ra nước ngoài để huấn luyện và lên kế hoạch hành động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Năm 2011, sau một thời gian theo dõi lâu dài, có đủ căn cứ và cần chặn đứng hành vi nguy hiểm của nhóm đối tượng này, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra lệnh bắt 14 đối tượng trong tổ chức phản động về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, theo Khoản 1 và Khoản 2, Điều 79, Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trong đó, Hồ Đức Hòa, Lê Văn Sơn, Đặng Xuân Diệu là ba thành viên cốt cán, tích cực nhất trong các hoạt động phá hoại.
Tại cáo trạng, kết án Lê Văn Sơn là thành viên hoạt động đắc lực cho tổ chức “Việt Tân” từ đầu năm 2010; đã trực tiếp lôi kéo để giới thiệu Nông Hùng Anh cho Nguyễn Thị Thanh Vân gặp gỡ, tuyên truyền để tham gia tổ chức “Việt Tân”; đã cung cấp cho Nông Hùng Anh 3.000.000VNĐ tham gia khóa huấn luyện của tổ chức “Việt Tân” tại Thái Lan. Từ ngày 25 đến ngày 30-7-2011, Lê Văn Sơn tham gia khóa huấn luyện “Quang Trung 711”, tại khóa học này, Sơn cùng với Nguyễn Xuân Anh cầm cờ “Việt Tân” khi tổ chức này làm Lễ kết nạp cho Nông Hùng Anh và Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc; đã được “Việt Tân” cung cấp 543,05USD để thực hiện tội phạm.
Trong phiên tòa sơ thẩm, Lê Văn Sơn bị xử phạt 13 năm tù giam về tội: hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân theo Điều 79, Bộ Luật Hình sự.
Nhưng đến phiên tòa phúc thẩm, do thái độ ăn năn hối cải của Sơn nên Tòa phúc thẩm đã ra phán quyết 4 năm tù giam và 4 năm quản chế sau khi mãn hạn tù. Tưởng chừng như sau phiên tòa phúc thẩm, con người Lê Văn Sơn sẽ tốt lên nhưng sự thật lại hoàn toàn trái ngược.

Ra tù, Lê Văn Sơn tích cực hoạt động hơn, trở thành cánh tay đắc lực cho các linh mục cực đoan, như:  Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục chống phá Đảng, Nhà nước. Nghe chừng đồng bọn đều hiểu rõ bản chất của “nhà dân chủ” này từ lâu nhưng vì đại cục nên đều lảng tránh, không công khai phê phán. Xem ra các scandal tình, tiền ngày càng bị phanh phui nhiều hơn, đang dần dần lột bỏ mặt nạ của Lê Văn Sơn - kẻ dân chủ vì tình, tiền này./.

Việc khởi tố điều tra vụ bắt giữ người trái phép ở Đồng Tâm là hết sức cần thiết và đúng pháp luật

Tre Việt - Chiều ngày 13-6, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Hà Nội đã khởi tố vụ án hình sự nhằm điều tra làm rõ việc bắt, giữ trái phép 38 người thi hành công vụ tại thôn Hoành (xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội) để điều tra về tội “Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật”, theo Điều 123, Bộ luật Hình sự và tội “Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản”, theo Điều 143, Bộ luật Hình sự.

Thông tin trên nhanh chóng thu hút được sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là khi trước đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã cam kết là “không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với dân Đồng Tâm”. Nhiều người cho rằng, ông Nguyễn Đức Chung đã lật lọng, nuốt lời, lừa dối nhân dân Đồng Tâm. Một số người thì cho rằng, đây là tiền lệ xấu bởi từ nay người dân sẽ không bao giờ tin vào chính quyền nữa. Thậm chí, không ít lời chửi bới, lăng mạ cơ quan công quyền và cá nhân Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, không hiếm lời phân tích độc địa, thiếu văn hóa, tục tĩu,… đã xuất hiện. Vậy, chúng ta cần nhìn nhận sự việc trên như thế nào cho đúng?
Theo Tre Việt, trước hết, cần phải thấy rằng, việc Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội khởi tố vụ án hình sự để điều tra làm rõ việc bắt giữ trái phép 38 người thi hành công vụ tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm là cần thiết. Bởi việc khởi tố điều tra vụ án là một hoạt động tố tụng hết sức bình thường của cơ quan điều tra theo quy định của Luật Tố tụng hình sự. Quá trình điều tra, nếu thấy đủ chứng cứ phạm tội của cá nhân, sau khi phân tích xem xét chứng cứ, phân tích nguyên nhân, động cơ phạm tội, hậu quả của hành vi phạm tội,… thì sẽ đi đến quyết định có khởi tố bị can hay không? Nếu khởi tố bị can thì cần thực hiện biện pháp ngăn chặn là gì?
Như vậy, việc khởi tố vụ án là để điều tra làm rõ nguyên nhân, ai đúng - ai sai, sai thế nào, các dấu hiệu của tội phạm, v.v. Khởi tố không đồng nghĩa với việc sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự; hơn nữa, không cứ khởi tố vụ án là sẽ khởi tố bị can. Cơ quan điều tra hoàn toàn có thể hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án khi quá trình điều tra kết luận không có dấu hiệu của tội phạm. Nói vậy để thấy rằng, việc khởi tố vụ án hình sự để điều tra vụ việc ở Đồng Tâm không như những gì mà một số người đang suy diễn. Muốn biết được nguyên nhân vụ việc này như thế nào, ai đúng - ai sai, có dấu hiệu tội phạm hay không thì chỉ có khởi tố vụ án mới có thể điều tra làm rõ.
Trong quá trình điều tra, các cơ quan chức năng sẽ chứng minh, làm rõ được những vấn đề còn đang nghi vấn, chưa rõ ràng. Khi đó, cơ quan điều tra cũng sẽ xem xét các yếu tố như hành vi bắt giữ người trái phép của người dân xã Đồng Tâm bắt nguồn từ đâu? Hay như việc người dân Đồng Tâm bắt giữ người nhưng không gây náo loạn, không bị xúi giục, kích động sẽ là những tình tiết để xem xét giảm nhẹ hoặc miễn truy cứu trách nhiệm hình sự. Khi mọi vấn đề đã được điều tra sáng tỏ thì khi đó cam kết “không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với dân Đồng Tâm” của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung mới được thực hiện.

Bởi vậy, cần phải nhìn nhận việc khởi tố vụ án trên là hết sức cần thiết và tuân thủ theo quy định của pháp luật. Lúc này, người dân Đồng Tâm cần phải hết sức bình tĩnh, tránh nghe lời xúi giục, kích động của những kẻ xấu, hợp tác với các cơ quan chức năng để điều tra làm sáng tỏ vụ việc. Ở một đất nước có luật pháp, mọi sự việc đều phải được xem xét và giải quyết trên cơ sở các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, pháp luật luôn đại lượng phù hợp, công bằng đối với những người có nhiều tình tiết giảm nhẹ, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa khắc phục hậu quả cũng như tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm./.

Jun 17, 2017

Những kẻ đổ thêm dầu vào lửa

Tre Việt - Mạng xã hội là một sân chơi, mang lại văn minh cho con người, nhưng cũng là nơi mà nhiều cá nhân đưa ra những thông tin xuyên tạc, quy chụp, phê phán Đảng và Nhà nước. Một số người được các thế lực phản động chống lưng thì tổ chức tuyên truyền theo kịch bản sắp sẵn với âm mưu chống Nhà nước. Một số nói theo ý kiến chủ quan duy ý trí, chỉ nhìn vào mặt tiêu cực của vấn đề xã hội; một số lại coi đây là hình thức đánh bóng bản thân, v.v. Cho dù là hình thức thể hiện như thế nào, vô tình hay cố ý, cách nói nhẹ nhàng hay kích động thì chung quy, họ đều là những con người góp phần làm cho tình hình xấu đi, tăng thêm mâu thuẫn xã hội. Tre Việt gọi đây là những kẻ “đổ thêm dầu vào lửa”.

Đầu tiên, cần phải kể đến những “cái loa” chửi mắng “chua ngoa”, tiêu biểu là Lisa Phạm, Lê Trang, Thùy Dương, v.v. Các đối tượng “ếch ngồi đáy giếng” này chẳng hiểu gì về chính sự ở Việt Nam, chúng nhặt nhạnh những thông tin rác rửi, ô hợp đủ loại từ rất nhiều nguồn khác nhau, sau đó cắt xén, biến tấu theo hướng vu khống và kích động rồi phát trên các chương trình live stream. Chúng rất giỏi trong việc làm nóng các vấn đề nên người nghe ban đầu luôn cảm thấy “rát mặt”, bực mình về luận điệu và thái độ, sau đó thì chuyển sang nhàm chán vì quanh đi quẩn lại vẫn là cái bài “xưng xỉa” trên màn hình.
Thứ hai, là các nhà dân chủ giả hiệu, như: Huỳnh Quốc Huy, Hoàng Ngọc Diêu, v.v. Nhóm này hay phân tích các vấn đề một cách vòng vo để thổi phồng điểm yếu, biến không thành có, biến nhỏ thành to, hủy hoại uy tín các tổ chức, cá nhân. Qua luận điệu của họ thì Việt Nam không có bất kỳ cán bộ nào đủ phẩm chất, năng lực, tất cả các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước đều đi vào ngõ cụt, xã hội ta đang trên bờ vực sụp đổ, nhân dân giống như cá nằm trên thớt. Đây là những ngòi nổ chính trị cần phải tháo gỡ.
Thứ ba, là lũ hóng hớt câu chuyện (hoạt động theo tâm lý bầy đàn). Đây là lực lượng đông đảo nhất nhưng cũng “ít não” nhất. Cơ bản họ không hiểu rõ bất kỳ câu chuyện gì nhưng rất thích bình luận, chia sẻ trên các facebook cá nhân để thể hiện sự nhanh nhạy về thời sự, chính trị của mình. Những đối tượng này tới cũng nhanh mà giải tán cũng mau chóng, là lực lượng chủ yếu tạo nên làn sóng trên mạng xã hội, nên cần có biện pháp thuyết phục hiệu quả.

Cuối cùng, là các trí thức nửa mùa, như: Nguyễn Quang A, Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân, v.v. Gọi là trí thức nửa mùa vì não của họ bị lỗi, do họ không chịu xem xét vấn đề một cách toàn diện mà chỉ xem xét một cách phiến diện để chỉ trích. Họ không xây mà chỉ chống, tức là cứ xoáy vào khuyết điểm mà phớt lờ ưu điểm, có khi còn thổi phồng tiêu cực khiến người nghe rất quan ngại về tình hình thực tế. Ưu điểm của những đối tượng này là bảo thủ kinh khủng, hiệu quả giáo dục thuyết phục đối với họ gần như không có. Cách nói chuyện của họ khá khiêm tốn, không đao to búa lớn nhưng dẫn dắt vấn đề hết sức thâm sâu, nguy hiểm. Ngôn ngữ mới nghe khá khách quan nhưng từng câu từng từ đều xoáy vào điểm yếu mà họ cần đả phá. Họ am hiểu luật pháp và hoạt động của các tổ chức xã hội nhưng không sử dụng vào việc kiến thiết và xây dựng đất nước mà dùng để “chọc gậy bánh xe”. Vì vậy, cần hết sức hạn chế các hoạt động của các đối tượng này.

Jun 14, 2017

Bịa đặt


Tre Việt - Thời gian vừa qua, Huỳnh Quốc Huy live stream đưa tin sai sự thật về vấn đề nợ nước ngoài của Việt Nam. Theo lời hắn, từ năm 2017 và những năm tiếp theo, Việt Nam phải trả nợ nước ngoài với số tiền rất lớn, riêng tiền lãi phải trả là 40 tỷ USD mỗi năm. Cụ thể, nếu tính cả gốc và lãi thì vào tháng 7-2017, trả nợ 100 tỷ USD; tháng 01-2018 trả tiếp 100 tỷ USD; đến tháng 7-2018 phải trả tiếp 100 tỷ USD, đây là dấu mốc đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của nền kinh tế nước ta do hết tiền; nếu Việt Nam khéo đảo nợ thì vào tháng 01-2019 lại phải trả 100 tỷ USD nữa, đây chắc chắn cũng là thời điểm chính quyền bỏ dân mà chạy vì không lấy đâu ra tiền để thanh toán nợ. Luận điệu bịa đặt của Huy sẽ gây hoang mang sâu sắc trong nhân dân, tạo nên tâm lý rút tiền đồng để trữ vàng và USD, sẽ làm rối loạn nền kinh tế. Vậy đâu là sự thật? Theo các nguồn tin từ Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) và Bộ Tài chính Việt Nam thì:
Đến cuối năm 2016, tổng dư nợ nước ngoài của Việt Nam là 77,16 tỷ USD, trong đó nợ dài hạn là 83% tỷ USD, nợ ngắn hạn là 17%. Tháng 5-2017, Thủ tướng phê duyệt kế hoạch vay thêm khoảng 4,5 tỷ USD khiến dư nợ nước ngoài của Việt Nam trong năm nay vào khoảng 81,66 tỷ USD. Căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế năm 2017 thì tỷ lệ vay nước ngoài của Việt Nam vẫn dao động ở ngưỡng 40% GDP (tỷ lệ này giữ vững trong gần 10 năm qua). Tuy nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế là rất lớn, nhưng với mục tiêu là ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, Chính phủ vẫn khống chế các khoản vay nước ngoài trong giới hạn an toàn là dưới 50% GDP.
Về vấn đề trả nợ, tại buổi họp báo chuyên đề ngày 25-10-2016, ông Hoàng Hải, Phó Cục trưởng Quản lý Nợ cho biết, bình quân mỗi năm ngân sách nhà nước chi khoảng một tỷ USD trả nợ nước ngoài (cả gốc và lãi). Tuy vậy, từ tháng 7-2017, do Việt Nam đã trở thành nước thu nhập trung bình nên có thể WB sẽ đưa nước ta khỏi diện được vay ưu đãi từ Hiệp hội Phát triển Quốc tế. Khi đó, áp lực trả nợ vay nước ngoài sẽ lớn hơn, các khoản vay mới cũng ít ưu đãi hơn, lãi suất cao hơn, thời gian vay ngắn hơn.

Tuy nhiên, nhằm quản lý nợ công và các khoản vay, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình quản lý nợ trung hạn giai đoạn 2016-2018 với mục tiêu nợ công (bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương) không quá 65% GDP, trong đó dư nợ Chính phủ không quá 54% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP. Chương trình đặt mục tiêu cụ thể là vay trong và ngoài nước để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước theo hướng giảm dần, trong đó bội chi ngân sách nhà nước các năm 2016, 2017, 2018 lần lượt là khoảng 5,4% GDP, 3,38% GDP và 3,3% GDP.


Như vậy, tổng nợ nước ngoài của Việt Nam tính đến hết năm 2017 chưa vượt qua 100 tỷ USD, khoản trả nợ hàng năm chỉ trên một tỷ USD. Lời nói của Huy là hoàn toàn bịa đặt, lừa đảo nhân dân. Mặt khác, những hành động thực tế của Chính phủ cho thấy, kinh tế nước ta tiếp tục phát triển cao và bền vững, nợ nần được kiểm soát chặt chẽ, kinh tế vĩ mô ổn định lâu dài, an sinh xã hội luôn được bảo đảm, nhân dân ta hoàn toàn yên tâm và tin tưởng là sự điều hành của Chính phủ./.

Jun 12, 2017

Sự thất vọng của những nhà dâm chủ

Tre Việt - Trước khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đi thăm Mỹ, các thế lực thù địch trong và ngoài nước đã cấu kết với nhau, bài binh, bố trận để vận động hành lang phá hoại mối quan hệ Việt - Mỹ, với mong đợi: ông Trump sẽ gây sức ép cho Việt Nam trong quá trình đàm phán, lấy mục tiêu kinh tế để mặc cả về vấn đề dân chủ, nhân quyền; làm mất uy tín của Việt Nam đối với các doanh nghiệp và nhân dân Mỹ, có thể nêu lên một số hoạt động sau:
Vào tháng 2, Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ đã yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam trở lại danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Vào tháng 3, Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố Bản phúc trình nhân quyền thường niên năm 2016; trong đó có phần về Việt Nam, cho rằng, Việt Nam vẫn tiếp tục giới hạn quyền tự do hội họp, ngôn luận, vẫn giam giữ người tùy tiện; tra tấn trong lúc bị tạm giam, đối xử dã man, vô nhân đạo, hành hung, sách nhiễu các nhà hoạt động nhân quyền (!).
Ngày 12 tháng 5, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã tổ chức Hội thảo bàn tròn với các nhà hoạt động Việt Nam về tình hình nhân quyền của nước ta. Ngày 22 tháng 5, các Tổ chức Xã hội Dân sự Việt Nam gửi một Tuyên bố chung tới bà Virginia Bennett (quyền trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao về Dân chủ, Nhân quyền và Lao động Hoa Kỳ) vu khống Công an Việt Nam đã bắt giữ trái phép 8 nhà hoạt động và ra lệnh truy nã 2 người trong vòng 4 tháng gần đây.
Ngày 25 tháng 5 một buổi điều trần đã diễn ra tại Hạ viện Mỹ, nhằm kêu gọi sự chú ý của cơ quan hành pháp Mỹ trước những tiêu cực về tôn giáo và nhân quyền ở Việt Nam trong thời gian qua.
Ngày 26 tháng 5 đại diện Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ có cuộc gặp với 5 nhà hoạt động thuộc các tổ chức chính trị người Mỹ gốc Việt và đại diện của tổ chức Ân xá Quốc tế. Cuộc gặp bàn về những vấn đề dân chủ, nhân quyền, yêu cầu phải cứu xét gần 100 “tù nhân tôn giáo”, yêu cầu Việt Nam cần có chính sách rõ ràng để bảo đảm những quyền căn bản, như: tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do biểu tình, tự do sử dụng internet.
Cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ còn gửi thư ngỏ đến ông Trump và Quốc hội Hoa Kỳ đề nghị: khi thương thuyết vấn đề thương mại với Việt Nam phải đặt nhân quyền lên trên hết; kêu gọi ông Trump gây áp lực buộc Việt Nam thả tất cả cái gọi là “tù nhân lương tâm”.
Nóng hơn nữa, chúng còn tổ chức đồng loạt những cuộc biểu tình chống đối trước Tòa Bạch Ốc, Đại sứ quán và các Tòa lãnh sự của Việt Nam trong ngày hội đàm giữa Thủ tướng Phúc và Tổng thống Trump.

Tuy nhiên, khác với những gì ồn ào, phỏng đoán, kỳ vọng mà đám “dâm chủ” dựng lên, Tổng thống Trump đã tiếp Thủ tướng Phúc rất nhiệt tình, thân mật. Trong hội đàm ông Trump hoàn toàn không đề cập đến tình trạng dân chủ, nhân quyền. Ông đánh giá cao Việt Nam đã đem lại nhiều công ăn việc làm cho người Mỹ, còn khen ngợi Thủ tướng Phúc rất tuyệt vời.Hai bên nhất trí tăng cường quan hệ đối tác toàn diện, lấy ưu tiên hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư theo hướng hiệu quả và đôi bên cùng có lợi; đẩy mạnh hợp tác về quốc phòng, y tế, nghiên cứu khoa học, công nghệ, vũ trụ, đổi mới sáng tạo, v.v. Một loạt các thoả thuận kinh tế được ký kết giữa Việt Nam và Hoa Kỳ với trị giá hơn 10 tỷ đô la Mỹ.
Những thành quả đó góp phần nâng mối quan hệ Việt - Mỹ lên một tầm cao mới, củng cố lòng tin giữa nhân dân 2 nước và giáng một đòn mạnh mẽ vào các thế lực thù địch, làm sụp đổ sự hy vọng và nỗ lực hoạt động chống phá Việt Nam của các nhà “dâm chủ”./.

Có phải Đảng Cộng sản Việt Nam không đổi mới?

Tre Việt - Trước thềm Hội nghị Trung ương 5 (khóa XII) của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Hà Tuấn Trung đã lên tiếng rằng: Đảng phải “Mở rộng tầm mắt, đổi mới tư duy”. Vậy có phải Đảng Cộng sản Việt Nam không đổi mới?
Một sự thật hiển nhiên là, hơn 30 qua, dưới sự lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, toàn dân, toàn quân ta đã tiến hành sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, trước hết là đổi mới tư duy phù hợp xu thế phát triển của thời đại và điều kiện, hoàn cảnh đất nước, nên đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử.
Với tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo, biết dựa vào dân, nhìn thẳng vào sự thật, tỏ rõ bản lĩnh của mình, kiên quyết đổi mới tư duy, mà trước hết là tư duy kinh tế, chủ động khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới để phát triển là quyết sách chiến lược của Đảng ta. Quan điểm xuyên suốt quá trình đổi mới là “đổi mới đồng bộ, phù hợp giữa kinh tế và chính trị”, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Quá trình đổi mới giải quyết tốt tám mối quan hệ lớn: “Quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”. Để xử lý tốt các mối quan hệ đó, Đảng ta đã đề ra nguyên tắc, phương châm giải quyết từ thực tiễn, bám sát thực tiễn, chú trọng nghiên cứu, dự báo xu hướng phát triển của đất nước, khu vực và thế giới, nhất là xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, để đón kịp và tận dụng thời cơ, thuận lợi, chủ động vượt qua thách thức, nguy cơ, khó khăn, tôn trọng khách quan, “không phiến diện, cực đoan, duy ý chí” trong quá trình đổi mới.

Thực tế đã chứng minh, mặc dù còn có những hạn chế nhất định, nhưng qua hơn 30 năm đổi mới, đất nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình; chính trị ổn định, quốc phòng, an ninh được tăng cường, văn hóa - xã hội có bước phát triển, bộ mặt đất nước và đời sống nhân dân có nhiều thay đổi; sức mạnh đất nước được nâng lên, quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu; vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao.

Thực tế đó là minh chứng hùng hồn - sự nghiệp đổi mới ở nước ta do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo là hợp với thực tiễn, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, quyết định đến sự tồn vong, phát triển của dân tộc Việt Nam. Đó không phải là đổi mới sao thưa ông Hà Tuấn Trung? 

Jun 5, 2017

Hãy để tiếng chuông mãi trong trẻo, ngân xa

Tre Việt - Trong tâm thức mỗi người Việt Nam nói chung, những người có đạo nói riêng, dù là Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Tin lành hay Hòa Hảo,… thì tiếng chuông chùa hay nhà thờ, là điều thiêng liêng, sâu lắng, hoài niệm, luôn nhắc nhớ chúng ta về một miền quê thanh bình, yên ả. Ở một nơi nào đó, khi không được nghe tiếng chuông, chúng ta cảm thấy cuộc sống đang thiếu đi điều gì đó rất đỗi thân thương. Tiếng chuông đã đi vào thơ, ca làm nên tên tuổi nhiều thi sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng. Văn Cao đã viết: “Làng tôi xanh bóng tre, từng tiếng chuông ban chiều, tiếng chuông nhà thờ rung…” trong bài Làng Tôi, v.v. Mỗi lần tiếng chuông vang lên, nó như thức tỉnh bản ngã trong mỗi con người đều hướng đến điều thiện, hướng đến cái tốt đẹp hơn. Tiếng chuông vang lên báo hiệu thời khắc thiêng liêng chuyển giao từ năm cũ sang năm mới; báo hiệu một ngày mới đã đến. Tiếng chuông vang lên nhắc nhở mọi người cùng đến nơi cầu nguyện. Tiếng chuông vang lên mừng Đấng cứu thế, mừng Chúa phục sinh. Tiếng chuông vang lên trong sự kiện trọng đại của mỗi con người, v.v.
          Thế nhưng, có những kẻ được cho là Đức Kitô thứ hai hay là một Đức Kitô khác, là người được giáo dân tin yêu, kính nể, thay Chúa truyền dạy những điều hay, điều tốt đẹp cho các con chiên, nhưng lại sử dụng tiếng chuông vào việc làm xấu xa, phục vụ mưu đồ chính trị thấp hèn, đi ngược lại tư tưởng nhân văn của Chúa Giê Su. Đó là linh mục Nguyễn Đình Thục ở Giáo xứ Song Ngọc, Quỳnh Lưu, Nghệ An và linh mục Anton Đặng Hữu Nam chánh xứ Phú Yên, Giáo phận Vinh. Đó là con quỷ hiện hình đang phá đạo, phá đời. Các vị này đã không sử dụng tiếng chung vào đúng mục đích của nó như Thiên chúa đã ủy thác, mà lại rung chuông tụ tập những kẻ quá khích, những giáo dân - những người lương thiện, chỉ mong có cuộc sống bình yên để làm ăn, sinh sống, nhưng vì đang là con chiên nên phải nghe theo đi “biểu tình” phản đối chính quyền về vụ Formosa gây ô nhiễm biển miền Trung, đi giải cứu kẻ vi phạm pháp luật bị bắt. Đó là việc làm hết sức đê hèn, lợi dụng danh nghĩa linh mục để đẩy người dân vào vòng tội lỗi, phá hoại sự yên bình, khối đoàn kết, tình làng, nghĩa xóm ở miền quê. Điều đó làm cho tiếng chuông không còn trong trẻo, thanh ngân nữa, mà mỗi lần nó vang lên dưới bàn tay của linh mục Thục, Nam làm cho tâm hồn, lòng dân thêm bất an, rối bời, phá vỡ sự thanh bình ở các làng quê. Việc làm đó không xứng là chức phận của một vị linh mục được giáo dân trao gửi niềm tin, gọi là “cha”. Thiết nghĩ Giáo hội cần có hình thức nhắc nhở, kỷ luật để linh mục Thục, Nam tĩnh tâm, hồi tỉnh, loại bỏ con quỷ đang ẩn chứa trong con người họ, để các linh mục này thực sự là người coi sóc phần hồn của các con chiên, cùng với con chiên “sống tốt đời, đẹp đạo”. Chỉ có như vậy, mới giữ cho tiếng chuông nhà thờ mỗi lần vang lên đều trong trẻo, ngân xa, linh thiêng trong tâm thức người Việt Nam./.