Nov 29, 2021

Họ không đủ tư cách để cáo buộc Việt Nam “vi phạm nhân quyền”

                  

Tre Việt - Như thông lệ, cứ vào dịp chuẩn bị kỷ niệm Ngày Nhân quyền thế giới (10/12), một số tổ chức lấy danh “nhân quyền” như Tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch-HRW) có trụ sở tại New York (Hoa Kỳ) lại ra tăng các luận điệu xuyên tạc về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Luận điệu được họ đưa ra là tình hình nhân quyền ở Việt Nam trong những năm qua chưa được cải thiện đáng kể; Việt Nam vẫn là một trong những nước vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, như: “chà đạp quyền con người”, “phân biệt đối xử với tôn giáo, tín ngưỡng”, vu cáo Việt Nam không có tự do ngôn luận, tự do báo chí, chính quyền gia tăng đàn áp những người “hoạt động dân sự”, “bất đồng chính kiến”, giam giữ nhiều “tù nhân chính trị”, “tù nhân lương tâm”, v.v. Dưới dạng những “thư ngỏ”, “thông cáo”, họ kêu gọi một số nước và các tổ chức quốc tế thúc ép Việt Nam trả tự do cho những “tiếng nói bất đồng” đang bị giam giữ và có những cải thiện về nhân quyền”. Thực chất đó là việc lợi dụng chiêu bài “nhân quyền” để thúc đẩy các quốc gia, tổ chức quốc tế can thiệp vào công việc nội bộ, hướng lái theo ý đồ của họ; là công cụ nhằm can thiệp, gây khó khăn cho Việt Nam trong hội nhập quốc tế, tham gia vào các hoạt động quốc tế, khu vực.

Nhân quyền là vấn đề còn những cách hiểu khác nhau, chính bởi vậy quan niệm về vấn đề này không có sự thống nhất giữa các quốc gia. Tuỳ theo góc độ tiếp cận, quan điểm chính trị, lợi ích giai cấp mà các quốc gia có những quan niệm khác nhau về quyền con người. Ở Việt Nam, nhân quyền được hiểu là những giá trị cơ bản mà con người giành được trong lịch sử đấu tranh cải tạo tự nhiên và xã hội nhằm khẳng định địa vị chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, pháp lý của mình. Đó là tổng thể các nhu cầu, năng lực, tự do, nhân phẩm của con người với tư cách cá nhân và cộng đồng xã hội được ghi nhận và bảo đảm thực hiện trong hệ thống luật pháp quốc gia và luật pháp quốc tế.

Quan điểm, chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam là không ngừng mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm ngày càng tốt hơn các quyền con người. Điều 14 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân theo Hiến pháp năm 2013; gắn quyền công dân với nghĩa vụ và trách nhiệm công dân đối với xã hội”. Đồng thời, nhấn mạnh: “Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu”. Sự cố gắng và thành quả của Việt Nam trong việc đảm bảo và thực thi quyền con người đã được nhiều tổ chức quốc tế, chính giới các nước ghi nhận, đánh giá cao; đặc biệt là nỗ lực bảo đảm quyền con người trong đại dịch COVID-19, được cộng đồng các quốc gia ASEAN đánh giá cao. Đồng thời, tham gia đóng góp tích cực vào định hình các chuẩn mực quốc tế về bảo đảm quyền con người, đặc biệt quyền của các nhóm dễ bị tổn thương, v.v. Và trong lúc cả nước đang gồng mình chống lại đại dịch COVID-19, việc Chủ tịch nước quyết định đặc xá cho 3.035 phạm nhân vào đúng dịp Quốc khánh 02/9/2021 đã thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc; phản ánh rõ sự ưu tiên bảo đảm và thúc đẩy quyền con người của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Với những nỗ lực chung trong thúc đẩy, bảo vệ quyền con người trong phạm vi quốc gia và khu vực, các nước thành viên ASEAN chính thức đề cử Việt Nam là ứng cử viên duy nhất đại diện cho ASEAN làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, nhiệm kỳ 2023-2025.

Đó là sự thực không thể bác bỏ!

Mặc dù những tổ chức quốc tế nhân danh bảo vệ “nhân quyền” ra sức xuyên tạc, vu cáo Việt Nam, song nực cười ở chỗ: chính họ lại vi phạm các quy định của quốc tế về nhân quyền. Cụ thể, hoạt động của một số tổ chức về nhân quyền trên vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc quốc tế không can thiệp các vấn đề thuộc thẩm quyền của quốc gia khác theo Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945 và Nghị quyết 2625 năm 1970 của Đại hội đồng Liên hợp quốc về Tuyên bố những nguyên tắc của luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc: “Không quốc gia nào hay nhóm quốc gia nào có quyền can thiệp, trực tiếp hay gián tiếp, vì bất kỳ lý do gì vào công việc đối nội và đối ngoại của bất kỳ quốc gia nào khác. Can thiệp vũ trang và tất cả các hình thức can thiệp hay đe dọa chống lại tư cách của quốc gia hay chống lại các đặc trưng chính trị, kinh tế và văn hóa của quốc gia đó – đều là vi phạm luật pháp quốc tế”.

Và họ cố tình “quên” Điều 1 của Công ước quốc tế năm 1966 về các quyền dân sự, chính trị: “Mọi dân tộc đều có quyền tự quyết. Xuất phát từ quyền đó, các dân tộc tự do quyết định thể chế chính trị của mình và tự do phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa”; “Các quốc gia thành viên Công ước này, kể cả các quốc gia có trách nhiệm quản lý các lãnh thổ ủy trị và các lãnh thổ quản thác, phải thúc đẩy việc thực hiện quyền tự quyết dân tộc và phải tôn trọng quyền đó phù hợp với các quy định của Hiến chương Liên hợp quốc”.

Tre Việt xin nhắc để các tổ chức mượn danh “nhân quyền” biết rằng: ở bất kỳ quốc gia nào, quyền của mỗi công dân phải gắn liền với trách nhiệm, nghĩa vụ với đất nước, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. Tại Việt Nam cũng như ở bất kỳ quốc gia có chủ quyền, người nào vi phạm pháp luật phải bị xử lý theo quy định pháp luật. Hoàn toàn không có việc Việt Nam vi phạm nhân quyền thông qua các hoạt động tố tụng như khởi tố, bắt giữ, điều tra, truy tố, luận tội, xét xử trước tòa án. Ở Việt Nam không có khái niệm, danh xưng nào gọi những đối tượng vi phạm pháp luật là những nhà “bất đồng chính kiến” hay “tù nhân lương tâm”, “tù nhân chính trị” như những luận điệu mà các tổ chức chống phá đưa ra.

Như vậy, bất chấp những quy định của luật pháp quốc tế và sự thực về bảo đảm quyền con người của Việt Nam, những tổ chức mang danh “nhân quyền” nói trên vẫn lấy cớ can thiệp, cáo buộc bằng cách làm sai lệch bản chất các vụ việc diễn ra trên thực tế để quy chụp, bôi lem tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Với việc vi phạm các quy định luật pháp quốc tế về nhân quyền, hoạt động có mục đích, động cơ xấu, chống phá, can thiệp vào nội bộ nước khác bằng thủ đoạn bóp méo, xuyên tạc sự thật về nhân quyền, rõ ràng những tổ chức này không có tư cách để nói về nhân quyền, đánh giá và cáo buộc “Việt Nam vi phạm nhân quyền”./.

Nov 23, 2021

Trò hề

           Tre Việt - Cái gọi là Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam (VHRN), thực chất là một tổ chức tự xưng, được ra đời, hoạt động ở Mỹ. Những năm qua, các hoạt động của VHRN không mang lại lợi ích gì cho cộng đồng người Việt Nam tại Mỹ cũng như cho nhân dân, đất nước Việt Nam. Ngược lại, VNRN luôn tìm cách móc nối với các tổ chức vốn có thâm thù với nhà nước, chế độ xã hội ở Việt Nam, như: Ân xá Quốc tế, Nhà báo Không biên giới, Ủy ban Bảo vệ ký giả,… thường xuyên có các hành động chống phá, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Điển hình là, VHRN thường xuyên lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để lu loa, xuyên tạc thực tế tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Đồng thời, bao che, dung túng cho những kẻ lợi dụng quyền tự do ngôn luận, báo chí, sử dụng mạng xã hội vi phạm an ninh quốc gia, trật tự xã hội, tuyên truyền chống phá đất nước. Mới đây, ngày 20/6/2021, VHRN công bố cái gọi là “báo cáo về tình hình nhân quyền ở Việt Nam năm 2020 và 05 tháng đầu năm 2021” với mục đích “báo động về tình trạng vi phạm nhân quyền tồi tệ ở Việt Nam hiện nay”. Báo cáo tiếp tục quy kết chính quyền Việt Nam “độc đảng”, vi phạm nhân quyền; tìm cách gán ghép các hành vi phạm tội, mọi hiện tượng tiêu cực trong xã hội đều xuất phát từ chế độ chính trị hiện nay. Từ đó, VHRN tiếp tục đòi xóa bỏ Điều 4 của Hiến pháp, đòi Đảng Cộng sản Việt Nam từ bỏ quyền lãnh đạo, đòi đa đảng, phải chấp nhận sự can thiệp, giám sát nhân quyền và tình hình chính trị - xã hội trong nước từ các nước phương Tây và tổ chức quốc tế, đòi tự do biểu tình, tự do lập hội, tự do tôn giáo theo kiểu áp đặt giá trị của phương Tây vào Việt Nam.

Và, ngày 20/11/2021, kênh Tiếng Việt của Đài Á Châu Tự do (RFA) đăng bài “Ba người trong một gia đình nhận giải thưởng của Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam năm 2021”. Theo bài viết thì “Ba nhà hoạt động vì quyền đất đai trong cùng gia đình, một nhà hoạt động môi trường và một nhà hoạt động nhân quyền khác vừa được Mạng lưới nhân quyền Việt Nam công bố nhận Giải Nhân quyền Việt Nam năm 2021”. Đây là hoạt động “trò hề” thường niên của VHRN.

Bởi, (1). Cả 05 cá nhân được công bố nhận Giải thưởng Nhân quyền Việt Nam 2021, gồm Cấn Thị Thêu và 02 người con của bà ta là Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư, cùng 02 người khác là Đinh Thị Thu Thủy và Nguyễn Văn Túc, tự cho mình là “người đấu tranh cho dân oan”, “nhà hoạt động nhân quyền”,… có những hành vi sai trái, vi phạm pháp luật. Đây đều là những người “nổi tiếng” được các Zận “dân chủ” tung hô, không ai lạ gì. Với những “thành tích bất hảo”, cả 05 đối tượng trên đã bị các cơ quan thực thi pháp luật điều tra, xét xử, kết án và đang trong thời gian thi hành những bản án nghiêm minh của pháp luật.

(2). Giải Nhân quyền Việt Nam được VHRN công bố bắt đầu từ năm 2002, được chúng rêu rao “là cơ hội để người Việt ở hải ngoại bày tỏ tình liên đới với những kẻ dấn thân vào cuộc chiến đấu không ngơi nghỉ vì những quyền căn bản cho nhân dân Việt Nam”, dành cho các tổ chức và cá nhân “đóng góp xuất sắc và có nhiều ảnh hưởng đến các phong trào đấu tranh cho công lý và nhân quyền tại Việt Nam”(!). Nhưng thực chất Giải thưởng Nhân quyền Việt Nam là hành động cổ súy, hà hơi, tiếp sức cho những kẻ vi phạm pháp luật Việt Nam, đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc, cần lên án, bác bỏ./.

Nov 22, 2021

“Giải thưởng nhân quyền Việt Nam 2021” - Trò hề của các “zận chủ”

 

Tre Việt - Ngày 20/11, trang facebook Đài Á Châu Tự Do (RFA), đăng bài “Ba người trong một gia đình nhận giải thưởng của Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam năm 2021” để phát đi Thông cáo báo chí của tổ chức Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” về việc trao “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam 2021”. Bài viết rêu rao rằng: “Ba nhà hoạt động vì quyền đất đai trong cùng gia đình, một nhà hoạt động môi trường và một nhà hoạt động nhân quyền khác vừa được Mạng lưới nhân quyền Việt Nam công bố nhận Giải nhân quyền Việt Nam 2021”. Đây chỉ là “bổn cũ soạn lại” - một trò hề của các “zận chủ” hằng năm, nhằm cổ súy cho các đối tượng chống đối trong nước; chủ yếu là số đối tượng đã bị bắt giam, bị khởi tố hoặc đang chấp hành án phạt tù về các tội chống chính quyền nhân dân.

Tre Việt xin điểm mặt đối tượng ba mẹ con Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Tư và Trịnh Bá Phương, được “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” thêu dệt là “Nạn nhân của chính sách cướp đất của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam, gia đình bà Cấn Thị Thêu đã trở thành những nhà hoạt động đấu tranh cho quyền con người”. Sự thật, ba mẹ con Thêu là những người thường xuyên lợi dụng mạng xã hội để làm và tán phát các video clip có nội dung xuyên tạc, bịa đặt, phỉ báng chính quyền nhân dân, gây hoang mang trong nhân dân, kêu gọi, kích động nhân dân chống chính quyền; đưa thông tin xuyên tạc về vụ việc xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội; vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, các ngành; bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước. Ngày 05/5/2021, Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Tư đã bị Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình tuyên mỗi người 08 năm tù và 03 năm quản chế về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, được quy định tại Điểm a và b, Khoản 1, Điều 117, Bộ luật Hình sự năm 2015. Còn Trịnh Bá Phương cũng sắp phải hầu tòa với tội danh tương tự, nhưng sẽ bị truy tố ở tình tiết tăng nặng theo Khoản 2, Điều 117, Bộ luật Hình sự năm 2015, quy định: “Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm”.

Đối tượng thứ tư theo cách gọi của “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam”, là: “một nhà hoạt động vì môi trường”; “từng cộng tác với các tổ chức phi chính phủ, khởi xướng nhiều hoạt động bảo vệ và nâng cấp môi trường sống cho  bà con nông dân trong một số địa phương thuộc đồng bằng song Cửu Long”, là Đinh Thị Thu Thủy (sinh ngày 05/9/1982) - kẻ đã bị Tòa án nhân dân tỉnh Hậu Giang, ngày 20/01/2021, tuyên án 07 năm tù và 02 năm quản chế về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Khoản 1, Điều 117, Bộ luật Hình sự năm 2015.

Đối tượng cuối cùng trong danh sách này là Nguyễn Văn Túc (sinh ngày 25/8/1964). Đây là một thành viên của “Hội anh em dân chủ”, giữ các vị trí, như: Trưởng nhóm ở Thái Bình, sau đó làm Phó Ban đại diện, rồi Phó Chủ tịch thứ Nhất của Tổ chức này với “bề dày thành tích” trong tiến hành các hoạt động chống chính quyền nhân dân. Và ngày 10/4/2018, đã bị Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình tuyên 13 năm tù giam và 05 năm quản chế về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Khoản 1, Điều 79, Bộ luật Hình sự năm 1999.

Điểm qua để mọi người hiểu rõ hơn nhân thân các đối tượng được trao Giải. Đó chính là minh chứng để thấy rõ hơn về bản chất và âm mưu, ý đồ chống Đảng, Nhà nước Việt Nam của “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” và “trò hề” của cái gọi là “Giải thưởng Nhân quyền Việt Nam” mà các “zận chủ” rêu rao. Thực chất, đây là giải thưởng mà họ tự trao, nhằm hà hơi, tiếp sức, “lên dây cót” cổ súy tinh thần và giúp đỡ về vật chất cho các đối tượng chống phá ở trong nước. Đây là trò bịp bợm của các thế lực thù địch, phản động núp dưới chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” để chống phá Việt Nam. Đồng thời, tạo cớ khuếch trương thanh thế, thu hút nguồn tài trợ, tài chính từ các tổ chức quốc tế. Vì vậy, cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam 2021” của tổ chức “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” chỉ là “trò hề” của các zận chủ./.

Nov 18, 2021

Mạc Văn Trang lại lẩm cẩm

        Tre Việt - Ngày 16/11, trên facebook Tiếng Dân News, Mạc Văn Trang đăng bài: “Về lời bài Quốc ca của Văn Cao”. Ông ta cho rằng: “Gần đây có một số bạn trẻ phê phán Văn Cao viết lời bài Quốc ca “khát máu quá”. Mỗi lần xem bóng đá, hai đội ra sân, nghe Quốc ca Việt Nam “Đường vinh quang xây xác quân thù” thấy ghê sợ, không còn gì là tinh thần thể thao cao thượng nữa… Vì vậy nên thay câu ấy trong bài Quốc ca hiện nay”.

 Xin hỏi, khi đưa ra ý kiến trên, Mạc Văn Trang - Ông căn cứ vào đâu? Lấy số liệu ở đâu? có khảo sát, điều tra xã hội học, thống kê gì không? Nếu không chỉ là sự suy đoán kiểu quy chụp tam toạng: “nhắm mắt nói mò”, “ếch ngồi đáy giếng”. Và khi không có căn cứ xác đáng mà cứ “phán bừa” thì Mạc Văn Trang đích thị là kẻ “lẩm cẩm”.   

Về lời của bài Tiến quân ca, khi tham gia Việt Minh, để khơi dậy lòng căm thù trước cảnh đàn áp của chủ nghĩa thực dân, phát xít trên đất nước mình, thúc dục, cổ vũ tinh thần cho đội quân cách mạng đứng lên đấu tranh giành độc lập cho dân tộc, nhạc sĩ Văn Cao đã viết ca khúc “Tiến quân ca” vào năm 1944 và được in trên báo Độc Lập.

Ngày 16/8/1945, trong Đại hội Quốc dân đồng bào họp ở Tân Trào (Tuyên Quang), chuẩn bị cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền; khi lựa chọn giữa 3 ca khúc: Tiến quân ca, Chiến sĩ Việt Minh (sau đổi thành Chiến sĩ Việt Nam) của nhạc sĩ Văn Cao và ca khúc Diệt phát xít của Nguyễn Đình Thi, thay mặt quốc dân đồng bào, Bác Hồ đã chọn Tiến quân ca là Quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, bởi vì ca khúc thể hiện được ý chí, khát vọng của dân tộc, lại ngắn gọn, dễ thuộc lời, đầy đủ về ý nghĩa, giai điệu lại hùng tráng. Từ khi được đích thân Bác Hồ chọn và được Đại hội Quốc dân đồng bào thông qua cho đến năm 1955, Quốc ca giữ nguyên lời của bài Tiến quân ca. Sau năm 1955, Quốc hội mời nhạc sĩ Văn Cao tham gia sửa chữa một số chỗ về phần lời và trở thành bài Quốc ca như hiện nay.

Với những ca từ vô cùng chân thành và mộc mạc, nhưng thể hiện được khí thế của những chiến sĩ lúc bấy giờ đã giúp cho bài hát này là niềm tự hào và có được sức sống vững bền trong lòng của mỗi người dân Việt Nam. “Đường vinh quang xây xác quân thù” - những lời ca hào hùng đó luôn luôn nhắc nhở chúng ta về những hy sinh xương máu của cha ông và thôi thúc dân tộc ta phải cảnh giác với giặc ngoại xâm, đó là bài học cảnh giác cách mạng. Khi tiếng hát Tiến quân ca cất lên từ trái tim mỗi người Việt Nam cũng là lúc niềm tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước trào dâng mạnh mẽ. Và như vậy, mỗi lần hát Quốc ca là một lần người Việt Nam tự bồi đắp tinh thần yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc để nhận thức rõ hơn trách nhiệm của mỗi công dân đối với đất nước. Điều này thật sự cần thiết đối với mỗi công dân Việt Nam, để từ đó, nâng cao ý thức phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân qua từng việc làm cụ thể, ở từng vị trí công việc cụ thể.

Mới đây, Website cracked.com - Trang tin của Mỹ chuyên thực hiện những thống kê thú vị về lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật, xã hội,… trên thế giới, với hàng triệu lượt độc giả mỗi ngày, đưa tin, sau khi lấy ý kiến của người đọc, cùng với các tác phẩm: La Marseillaire (Pháp), Independence march (Thổ Nhĩ Kỳ), Himnusz (Hungary), Il canto degli Italiani (Ý) và Qasaman (Algeria), Quốc ca Việt Nam - bài “Tiến quân ca” của nhạc sĩ Văn Cao, được xếp thứ Nhất trong số các bài quốc ca hào hùng nhất thế giới.

Quốc ca mãi mãi là linh hồn của dân tộc; bây giờ chúng ta có độc lập tự do, ta lại đi thay lời Quốc ca, tức là phủ nhận tất cả những giá trị của dân tộc, bỏ cái cũ để theo cái mới. Đối với nhiều người Việt Nam thì Quốc ca đã đi vào lịch sử, đi vào lòng dân và là hồn của đất nước, mà đã là lịch sử thì không thể sửa hoặc thay đổi. Thế thì tại sao chúng ta lại phải thay đổi? Vì thế, những ý kiến của Mạc Văn Trang là lẩm cẩm, lạc lõng./.

Nov 16, 2021

Bộ mặt phản động, xảo trá của Việt Tân

  

Tre Việt - Vào ngày 19/11 tới đây, Lễ tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch Covid-19 sẽ được tổ chức tại hai điểm cầu ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Đây là nội dung được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thông tin trên cơ sở thống nhất với các địa phương, đơn vị trong buổi làm việc diễn ra vào sáng ngày 13/11.

Việc tổ chức buổi Lễ đầy ý nghĩa này nhằm tưởng niệm đồng bào tử vong và tri ân, biểu dương cán bộ, chiến sĩ, các lực lượng đã hy sinh vì dịch Covid-19; thể hiện sự chia sẻ, động viên của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trước những mất mát, đau thương của các gia đình, người thân và lan tỏa tình nhân ái cộng đồng. Đồng thời, tiếp tục động viên tinh thần các lực lượng tuyến đầu và nâng cao ý thức trách nhiệm của nhân dân trong tham gia phòng, chống dịch Covid-19. Thông qua Lễ tưởng niệm cũng khích lệ tinh thần đại đoàn kết, ý chí quật cường của toàn dân tộc để cùng đồng lòng vượt qua khó khăn, thách thức, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, phục hồi sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tuy nhiên, với mưu đồ hết sức thâm độc, Việt Tân đã lợi dụng sự kiện này,  đăng tải trên facebook bài viết với tựa đề: “Lại tẩy xóa trách nhiệm” để xuyên tạc sự kiện có ý nghĩa nhân văn, nhân đạo này. Chúng suy diễn, quy chụp chính quyền tổ chức Lễ tưởng niệm để “chuyển hướng dư luận”, “hòa tan trách nhiệm” của chính quyền(!). Trắng trợn hơn, Việt Tân còn kêu gọi “Hãy tương kế tựu kế”, “Hãy cùng nhau phản đối các quyết định độc ác và  phản đối chính sách khỏa lấp trách nhiệm của chính quyền”, v.v.  

Chẳng ai lạ bộ mặt phản động, xảo trá của Việt Tân - những kẻ chuyên lợi dụng các sự kiện chính trị - xã hội của đất nước để xuyên tạc, kích động, lôi kéo, dụ dỗ người dân xuống đường biểu tình, tạo ra những “Tiếng động” lớn, hòng chờ mong sự hà hơi, tiếp sức, can thiệp từ bên ngoài, chuẩn bị cơ sở cho cuộc “cách mạng màu” mà chúng đang ấp ủ. Bởi vậy, việc chúng lợi dụng sự kiện hết sức nhân văn, nhân đạo, đầy ý nghĩa này để chống phá không có gì lạ. Nó lại càng để mọi người có lương tri thấy rõ hơn bộ mặt thật của chúng mà thôi!

Dịch bệnh cũng đã dần được khống chế (dù vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường), kinh tế rồi sẽ phục hồi, nhưng những di chứng từ đại dịch sẽ còn ám ảnh mãi, hằn sâu trong tim hàng triệu người. Sự hy sinh, nỗ lực quên mình của những “chiến sĩ áo xanh”, “chiến sĩ áo trắng”,… trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 sẽ được người dân cả nước, nhất là người dân ở nơi tâm dịch, như thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận, nhớ mãi. Nó trường tồn cùng dân tộc!

Chắc chắn rằng, từ nay đến buổi Lễ tưởng niệm, với bộ mặt phản động và xảo trá của mình, Việt Tân và các tổ chức phản động, đối tượng chống đối, cơ hội chính trị sẽ tiếp tục dùng mọi chiêu trò để xuyên tạc, chống phá. Vì thế, mọi người cần nâng cao cảnh giác, vạch mặt, lên án mạnh mẽ mưu đồ của chúng, để buổi Lễ diễn ra uy nghiêm, trang trọng và thành kính./. 

 

Trò lập lờ đánh lận con đen

 

Tre Việt - Lợi dụng dịp tròn 02 năm ngày xét xử vụ án Nguyễn Năng Tĩnh (15/11/2019), ngày 15/11/2021, trang facebook Việt Tân đăng bài “Cần bãi bỏ điều luật kết tội tư tưởng chính trị ôn hòa”. Bài viết đã đưa ra những luận điệu xuyên tạc để bênh vực, ca ngợi tư tưởng, hành động của Nguyễn Năng Tĩnh. Thực chất đây chỉ là chiêu trò “lập lờ đánh lận con đen” để ủng hộ, hà hơi, tiếp sức của những kẻ “cùng hội, cùng thuyền” của Việt Tân.

Cần khẳng định rõ: hệ thống pháp luật của Việt Nam không có bất cứ điều luật nào đang được thực thi nhằm “kết tội tư tưởng chính trị ôn hòa” như tiêu đề bài viết đã nêu. Trên thực tế, Việt Nam luôn nỗ lực, cố gắng để hoàn thiện, nâng cao chất lượng hệ thống pháp luật, bảo đảm chắc chắn rằng tất cả các quy định, điều luật của pháp luật đều rõ ràng, khách quan, xử lý đúng người, đúng tội, đúng việc. Các cơ quan thực thi pháp luật luôn tôn trọng, thực thi đúng trình tự, thủ tục các bước trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử đối với những hành vi vi phạm pháp luật.

Đối với Nguyễn Năng Tĩnh, bản thân là người thầy nhưng đã có những nhận thức, tư tưởng lệch lạc, có hành động tuyên truyền, đầu độc, kích động học trò tư tưởng sai trái, không đúng thuần phong, mỹ tục của dân tộc. Không những vậy, Nguyễn Năng Tĩnh còn làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo tài liệu từ cơ quan điều tra, Nguyễn Năng Tĩnh đã phát tán, đăng tải, chia sẻ 22 bài viết, video, hình ảnh trên trang facebook cá nhân. Đồng thời, móc nối với một số đối tượng cực đoan, phản động trong và ngoài nước để viết, quay, tán phát, đăng tải chia sẻ, bình luận các nội dung chống phá Nhà nước, nói xấu chế độ; cung cấp thông tin bịa đặt nhằm gây hoang mang trong dư luận nhân dân. Những hành động, việc làm trên của Nguyễn Năng Tĩnh đã vi phạm quy định tại Khoản 1, Điều 177, Bộ Luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Do đó, không thể coi đây là “tư tưởng chính trị ôn hòa” như trong bài viết trên của Việt Tân. Và, bản án 11 năm tù đã cho thấy các cơ quan chức năng của Việt Nam đã xử lý đúng người, đúng tội, đúng việc, được dư luận xã hội đồng tình ủng hộ.

Trong phiên xét xử ngày 15/11/2019, khi nói lời sau cùng tại phiên tòa, mặc dù Nguyễn Năng Tĩnh vẫn cố tỏ ra là “công dân” yêu nước: “Tôi khát khao một đất nước tự do, dân chủ. Tôi lo lắng cho vận mệnh đất nước và dân tộc; lo lắng cho môi trường sống của nhân dân bị đầu độc,…”. Nhưng nhìn vào những hành động, việc làm cụ thể của Nguyễn Năng Tĩnh được cơ quan điều tra, truy tố, xét xử làm rõ trong bản án đã khẳng định rằng: Nguyễn Năng Tĩnh nói vậy mà không phải vậy, “nói một đằng, làm một nẻo”. Trong khi đó, bài viết của Việt Tân chỉ dựa vào lời nói một chiều của Nguyễn Năng Tĩnh tại tòa rồi ngộ nhận, đưa ra những lời biện hộ là thiếu cơ sở, không bảo đảm khách quan, không thuyết phục. Chẳng qua đây là chiêu trò “lập lờ đánh lận con đen” của Việt Tân, hòng đánh lừa dư luận mà thôi./.

Nov 11, 2021

HRW đang “lú lẫn”

           Tre Việt - Đối thoại Nhân quyền Việt Nam - Hoa Kỳ là hoạt động thường niên giữa hai quốc gia, nhằm thông báo cho nhau những nỗ lực, thành tựu cũng như các thách thức của mỗi nước trong việc thúc đẩy, bảo đảm các quyền con người và các vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền, quá trình cải cách tư pháp, quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, quyền của người lao động, v.v. 

       Những năm qua, Việt Nam luôn thiện chí, cởi mở, chân thành đóng góp, thực hiện những vấn đề về nhân quyền. Năm 2021, Đối thoại Nhân quyền song phương Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ 25 diễn ra ngày 09/11 tại thủ đô Washington DC. Lợi dụng sự kiện này, tổ chức Theo dõi nhân quyền (HRW) đã ra thông cáo báo chí và nội dung được facebook Việt Tân đăng tải trong bài “HRW kêu gọi trả tự do cho những nhà bất đồng chính kiến nhân Đối thoại Nhân quyền Việt - Mỹ”. Bài viết dẫn nội dung trong thông cáo báo chí có đoạn: “HRW kêu gọi trả tự do cho những nhà bất đồng chính kiến nhân Đối thoại Nhân quyền Việt - Mỹ. Những người bị Chính phủ Việt Nam bắt giữ trong năm 2021 vì lên tiếng ôn hòa về nhân quyền”. Đối chiếu với thực tế đang diễn ra ở Việt Nam cho thấy HRW đang “lú lẫn”. Bởi:

Các cơ quan thực thi pháp luật của Việt Nam trong năm 2021 cũng như trước đây không hề bắt giữ công dân trái với quy định của pháp luật, ngược lại Việt Nam luôn tôn trọng, nỗ lực bảo đảm các quyền của công dân, như: tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tôn giáo, v.v. Chỉ có những người lợi dụng tự do, dân chủ, nhân quyền, có hành động tuyên truyền, chống phá Đảng, Nhà nước hay xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, vi phạm pháp luật mới bị bắt giữ, điều tra, xét xử, xử lý đúng người, đúng tội theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam. Đơn cử, trường hợp công dân Nguyễn Thúy Hạnh được HRW nhắc tới, cơ quan điều tra đã chỉ ra rằng: bà Hạnh đã phạm tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước, được quy định tại Điều 117 Bộ Luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vậy thử hỏi, những người phạm tội như trên ở Mỹ, theo luật của các Bang, hoặc Liên bang có bị xử lý không? Xin nhắc để cho HRW rõ: không có quốc gia nào trên thế giới bỏ qua, không xét xử, xử lý loại tội phạm chống phá nhà nước, quốc gia mình; thậm chí có quốc gia còn có những hình phạt rất nặng, rất khảm khốc. Do đó, bị bắt giữ phục vụ điều tra, xét xử Nguyễn Thúy Hạnh là hoàn toàn đúng quy định của pháp luật Việt Nam. Bởi, hành động, việc làm của bà Hạnh không thể gọi là “lên tiếng ôn hòa về nhân quyền”.

Cũng trong bài viết, HRW còn yêu cầu “Chính phủ Hoa Kỳ cần sử dụng vòng đối thoại nhân quyền sắp đến (diễn ra vào ngày 09/11) để thúc ép Việt Nam trả tự do cho những tiếng nói bất đồng đang bị giam giữ,…”. Điều này một lần nữa khẳng định HRW với dụng ý xấu, cố tình “lú lẫn”, không biết mình là ai nên mới có hành động thúc giục, yêu cầu những việc phi lý, thiếu cơ sở đối với Chính phủ Hoa Kỳ để thúc ép Việt Nam, can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác. Trong khi đó, Việt Nam - Hoa Kỳ đã thiết lập quan hệ đối tác toàn diện và mối quan hệ giữa hai nước đang ngày càng được củng cố, tăng cường. Vì thế, HRW sẽ không bao giờ đạt được mục đích, chỉ tốn công, vô ích như “dã tràng xe cát Biển Đông”  mà thôi./.

           

Nov 7, 2021

Không thể phủ nhận tầm vóc vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười Nga

          Từ đêm ngày 24 đến rạng sáng ngày 26 tháng 10 năm 1917, có một sự kiện làm rung chuyển thế giới. Đó là cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại nổ ra và giành thắng lợi, đã biến ước mơ, khát vọng ngàn đời của những người bị áp bức, bóc lột thành hiện thực, để rồi nhân loại cần lao cùng thốt lên: “Nước Nga có chuyện lạ đời. Biến người nô lệ thành người tự do”. Đây là thành quả của sự đoàn kết, quyết tâm, kiên trì, bền bỉ, mưu lược, sáng tạo, một lòng, một dạ của công, nông, binh Nga dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng Bônsêvich Nga, với lãnh tụ thiên tài, linh hồn của cách mạng – V.I. Lênin.

Lãnh tụ Đảng Bolshevich V. I. Lênin tuyên bố
thành lập chính quyền Xô Viết tại Đại hội Xô Viết ngày 07/11/1917
tại điện Smolny, ngay sau khi chiếm Cung điện mùa Đông.
(Ảnh tư liệu)

Cách mạng Tháng Mười Nga là một trong những sự kiện vĩ đại nhất của thế kỷ XX, đánh dấu một mốc mới trong lịch sử phát triển của nhân loại. Nó đã lật đổ giai cấp tư sản, địa chủ và chế độ người bóc lột người, đưa giai cấp vô sản bị áp bức, bóc lột nặng nề ở nước Nga trở thành giai cấp đứng đầu và làm chủ xã hội; giải phóng nhân dân lao động, đưa người lao động Nga từ thân phận nô lệ trở thành chủ nhân của đất nước; ra đời nhà nước xã hội chủ nghĩa - nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trong lịch sử loài người và làm cho chủ nghĩa xã hội từ lý luận trở thành hiện thực trong đời sống chính trị thế giới. Cách mạng Tháng Mười Nga đã mở ra một bước ngoặt căn bản trong lịch sử loài người, mở ra một thời đại mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Cách mạng Tháng Mười Nga đánh đổ chủ nghĩa đế quốc ở ngay “chính quốc”, đồng thời đánh vào hậu phương của nó là các nước thuộc địa của Nga hoàng; cổ vũ, lôi cuốn mạnh mẽ phong trào cách mạng giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc của những nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh. Ánh sáng tự do của Cách mạng Tháng Mười Nga đã soi rọi năm châu, thức tỉnh nhân loại cần lao khắp địa cầu hướng về nước Nga, về Cách mạng Tháng Mười, là điểm khởi đầu hình thành Liên bang Xô viết và hệ thống xã hội chủ nghĩa.

Cách mạng Tháng 10 Nga vĩ đại là thế, nhưng từ trước đến nay, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động, cơ hội, xét lại, rồi bọn trở cờ, phản bội vẫn không ngừng tìm mọi âm mưu, thủ đoạn để phủ nhận những thành quả xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân loại; ra sức xuyên tạc, bôi nhọ, không thừa nhận vai trò to lớn của cách mạng vô sản nói chung và Cách mạng Tháng 10 Nga nói riêng trong tiến trình phát triển của lịch sử loài người. Chúng rêu rao rằng: Chủ nghĩa Lênin chỉ là lý thuyết cách mạng của một nước lạc hậu, với đại đa số dân cư là nông dân như nước Nga, nên không có ý nghĩa phổ biến với các nước, càng không phù hợp với các nước tư bản chủ nghĩa phát triển. Trước sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu, chúng viện vào “khúc quanh” này của lịch sử để phủ nhận tính tất yếu của cách mạng vô sản và xuyên tạc rằng: Cách mạng Tháng 10 Nga là “quái thai”, “cái bướu thừa”, sự lựa chọn sai lầm của lịch sử; Việt Nam đi theo cũng là sai lầm, cần phải thay đổi.

Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu do nhiều nguyên nhân, trong đó có sự chống phá quyết liệt của chính chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch. Song đó chỉ là sự sụp đổ của một mô hình chủ nghĩa xã hội cụ thể chứ hoàn toàn không phải là sự “lỗi thời” của lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin về cách mạng vô sản và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Điều đó đã bác bỏ những luận điệu sai trái, xuyên tạc, phủ nhận tầm vóc vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười Nga và giá trị trường tồn, sức sống mãnh liệt của chủ nghĩa xã hội vẫn là tương lai của xã hội loài người.

Năm tháng sẽ qua đi, nhưng những gì thuộc về giá trị tiến bộ của loài người vẫn sáng mãi với thời gian. Cách mạng Tháng Mười Nga vẫn mãi như mặt trời chói lọi, chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất đứng lên giải phóng dân tộc, giải phóng cuộc đời mình, xây dựng một xã hội tương lai tốt đẹp./.

 

(Nguồn Nhân văn Việt)

Văn nghệ sĩ “trở cờ” – những ranh giới không thể xóa nhòa và những sự thật không thể bôi vẽ

           Gần đây, Phạm Trần, một cái tên khá quen thuộc trong làng “dân chủ”, lại tung lên mạng internet bài viết “Tại sao văn nghệ sĩ bỏ đảng chạy lấy người”. Xuyên suốt bài viết vẫn là giọng điệu đổi trắng thay đen, quy chụp mọi lỗi lầm đều do Đảng, do chế độ, đồng thời ra sức biện minh, bênh vực cho những kẻ “trở cờ”, chống lại đất nước.

Văn học, nghệ thuật cùng các văn nghệ sĩ có vai trò rất lớn trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, đất nước. Tuy nhiên trên thực tế, không ít văn nghệ sĩ, do có quan điểm, lập trường, nhận thức phiến diện, cực đoan, sai lầm… đã cho ra đời những tác phẩm văn học, nghệ thuật đi ngược lại giá trị chân – thiện – mỹ, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc, thậm chí mang tư tưởng phản động, chống đối. Để biện minh, họ cố tình cổ xúy cho cái gọi là “nghệ thuật vị nghệ thuật”, thậm chí còn hàm hồ cho rằng “văn học, nghệ thuật do Đảng lãnh đạo là thứ văn học, nghệ thuật minh họa nghị quyết” và quy chụp những tác giả, nhà phê bình có quan điểm chính thống là “bồi bút cho Đảng”. Các “nhà dân chủ” thì gào thét, đòi mở cửa cho những “luồng gió mới” trong sáng tạo văn học, nghệ thuật. Như trong bài viết của Phạm Trần cho rằng: “việc kiểm soát tư tưởng văn nghệ sỹ là công tác sống còn của chế độ”, hoặc “có những xung đột về quan niệm sáng tác của các văn nghệ sĩ yêu chuộng tự do chống lại chủ trương kiểm soát, viết theo chỉ thị, hát theo viết sẵn của Tuyên giáo…, ” và “hai lối đi này sẽ không bao giờ gặp nhau”. Ra sức bênh vực cho những văn nghệ sĩ “trở cờ”, Phạm Trần cho rằng việc lên án họ giống như “gắp lửa bỏ bàn tay những nghệ sỹ lương thiện”, và sự thiện lương đó của văn nghệ sỹ, trong quan điểm của Phạm Trần và đồng bọn nghĩa là chống lại “chính sách hà khắc của Đảng”.

Cần phải khẳng định rằng, hiện thực xã hội luôn là mảnh đất màu mỡ, mà trên đó các tác phẩm văn học, nghệ thuật sinh sôi, nảy nở. Đến lượt mình, văn học, nghệ thuật, tự thân nó với 3 chức năng chủ yếu: nhận thức – giáo dục – thẩm mỹ, lại tác động trở lại tới đời sống tinh thần và sự vận hành, phát triển của xã hội. Ở đó, sự thiếu vắng hoặc hời hợt ở bất kỳ chức năng nào cũng đều dẫn đến một sản phẩm nghệ thuật kém giá trị, nếu không muốn nói là tầm thường và tệ hại. Theo đó, một tác phẩm văn học, nghệ thuật dưới lăng kính của người nghệ sĩ, nhất là của những nghệ sĩ tên tuổi và có ảnh hưởng lớn tới công chúng, khi phản ánh hiện thực hoặc một phần hiện thực cuộc sống xã hội, nhưng lại phản ánh một cách méo mó, lệch lạc, đồng thời lại được tung hô, cổ xúy, lan truyền có chủ ý, thì hệ quả của nó là vô cùng to lớn. Có lẽ vì vậy mà đám “dân chủ” đang ra sức lừa mị nhân dân và tự huyễn hoặc bản thân rằng chúng cũng như những kẻ trở cờ đó như là những người “đại diện của nhân dân”, là “người dám nói tiếng nói của dân”?

“Phản động” và “yêu nước” là hai phạm trù đối nghịch, không thể xóa nhòa ranh giới, dù bằng bất cứ cách thức nào. Cố tình đánh đồng “phản động” với “yêu nước” là cách thức mà đám dân chủ cuội dùng để che đậy bản chất thật của mình, bản chất của những kẻ tội đồ – phản động nhưng lại nhân danh lòng yêu nước. Không phải ngẫu nhiên mà các nhà dân chủ lại ra sức hô hào, cổ xúy cho các phong trào lật sử, hòng rửa tội cho những kẻ phản quốc, đánh đồng giữa những người có công với đất nước với những kẻ làm tay sai cho giặc. Cũng không phải ngẫu nhiên mà những hội nhóm như “Nhân văn giai phẩm”, “Văn đoàn độc lập” cùng với đám nghệ sĩ “trở cờ”… lại được chúng hết lời ca tụng. Đó chẳng qua là sự biện minh kệch cỡm cho những hành động chống phá, đi ngược lại lợi ích của quốc gia, dân tộc mà thôi.

Và những văn nghệ sĩ, dù vì bất cứ lý do gì, lại cam tâm tiếp tay cho những hành động phá hoại đất nước này, thì họ không còn xứng đáng với sự mến mộ của công chúng, không xứng đáng với danh xưng “nghệ sĩ”. Đúng như cái cách mà Phạm Trần nói trong bài viết của y: “khi một nhà văn đã can đảm viết lên sự thật là họ đã đánh đổi cả lương tâm và danh dự để bảo vệ tác phẩm”; tức là cái “sự thật” méo mó, dị hợm được các nghệ sĩ “trở cờ” bôi vẽ, nhào nặn đó, đã được trả giá bằng chính lương tâm và danh dự của họ.

Lẽ nào đó là hành động và biểu hiện của lòng yêu nước? Không! Chắc chắn là không! Bởi những người Việt Nam yêu nước, có lương tri không bao giờ hành động như vậy. Có những ranh giới không thể xóa nhòa và những kẻ quay lưng lại với quốc gia, dân tộc mãi mãi sẽ bị lịch sử trừng phạt./.

 (Nguồn Nhân văn Việt)

Nov 4, 2021

Nhận diện, phòng tránh “rác phẩm” thời Covid

          Văn học nghệ thuật vốn là sản phẩm văn hóa tinh thần được thể hiện dưới những tác phẩm bằng: ngôn ngữ, âm nhạc, tranh, thơ, ca, hò, vè... nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần, hướng con người tới chân - thiện - mỹ, tránh xa cái ác, cái xấu, xây dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

Ở bình diện quốc gia, các tác phẩm văn học nghệ thuật được xem là “giấy thông hành”, “hộ chiếu”, là cơ sở để nhận diện, định danh, phân biệt, đánh giá giữa dân tộc này với dân tộc khác; giữa quốc gia này với quốc gia khác.

Ý nghĩa tốt đẹp của văn học nghệ thuật luôn được xã hội, con người tôn trọng, chào đón. Tuy nhiên, trong thời dịch Covid hiện nay, nhiều người tự phong là nhạc sĩ, ca sĩ, nhà văn, nhà thơ... đi ngược với quan điểm gốc này mà sáng tác ra các “rác phẩm” dưới dạng thơ, ca, hò, vè, tranh biếm họa, v.v. Họ phê phán quan điểm của Đảng, Nhà nước, cổ súy cho đấu tranh bất bạo động và tự do, nhân quyền. Trong thời điểm này, họ tập trung sáng tác những “rác phẩm” phê phán phương pháp tiến hành phòng, chống dịch của Nhà nước, của chính quyền các địa phương. Có thể nói, họ lợi dụng tất cả những gì khiếm khuyết của đội ngũ cán bộ để bới móc, quy chụp trách nhiệm cho Đảng, Nhà nước và Chính phủ. Ví dụ: ngày 03/10, sau khi công nhân và người ở trọ tại các tỉnh lân cận Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương, Đồng Nai tổ chức thông chốt, bỏ về quê thì ngay lập tức tài khoản facebook có tên L. H. N đăng tải video clip bài hát “Bản năng của quỷ đỏ”, do T. H sáng tác và P. N trình bày. Cả hai nhân vật này đều là thành viên của nhóm “Du ca Việt Nam - Sài Gòn”. Nội dung ca từ bài hát chỉ là những oán thán, trách móc và gán ghép thiếu niềm tin về “họ”, dưới nền nhạc du dương rất đặc trưng nhạc Trịnh Công Sơn. Có thể nói, lời bài hát là thứ văn xuôi lủng củng không vần điệu, được gắn thêm nhạc điệu cho có vẻ trở thành nhạc phẩm. Trước đó, trên mạng xã hội tồn tại nhiều sản phẩm đội lốt tác phẩm văn học nghệ thuật để đả kích, chia rẽ đoàn kết dân tộc,v.v. Ví dụ như, sau vụ cô gái trẻ thông tin sai sự thật về việc mình được tiêm vaccine phòng Covid-19, nhạc sĩ T. K liền viết một chuỗi bài công kích về cái gọi là “đặc quyền, đặc lợi” trong các bệnh viện, rồi phát đi lời kêu gọi thành lập “Hội những người không có ông ngoại”. Hay sau sự việc 30 lao động nghèo đi bộ từ tỉnh Bình Định về Quảng Ngãi ngày 20/7, đã được lực lượng phòng, chống dịch hỗ trợ lương thực, thực phẩm kịp thời và dùng xe ô tô đưa về tận nhà, nhưng nhà văn T. T. C lấy ảnh đưa lên trang facebook cá nhân kèm những thông tin mập mờ xuyên tạc rồi “lên giọng” cho rằng đó là “lỗi hệ thống” của chế độ, v.v.

Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” đã chỉ ra những biểu hiện suy thoái trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, đó là “sáng tác, quảng bá những tác phẩm văn hóa, nghệ thuật lệch lạc, bóp méo lịch sử, hạ thấp uy tín của Đảng”. Thực tế cho thấy những văn nghệ sĩ sáng tác các “rác phẩm” luôn có đặc điểm chung là lợi dụng tự do ngôn luận, tỏ ra là những người có sứ mệnh định hướng xã hội, đứng trên xã hội. Với một vài văn nghệ sĩ là cán bộ, đảng viên đã “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” thì những hạn chế trong tổ chức phòng, chống dịch Covid-19 chính là cái cớ để họ khoét sâu và thể hiện quan điểm cá nhân. Với một số khác thì “bôi đen”, “bóp méo”, kích động dư luận chỉ để thỏa mãn “cái tôi”, “cá tính” của họ. Thế nên, khi đọc, nghe, xem những gì họ sáng tạo ra có thể thấy, đó là những tác phẩm không nhằm hướng vào xây dựng tinh thần đoàn kết, cổ vũ người dân chống dịch mà dường như chỉ là “những anh hùng bàn phím” để khích bác, xuyên tạc chế độ. Thậm chí, có người sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật ám chỉ cuộc chiến phòng, chống dịch Covid-19 của đất nước một cách bi thảm qua tâm trạng, góc nhìn riêng,... như đã ví dụ ở trên.

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định: “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” là nhiệm vụ trọng tâm. Đây là chủ trương đúng đắn và góp phần rất lớn để tạo ra sức mạnh tinh thần cho xã hội. Muốn làm được điều đó thì vấn đề cốt lõi là mỗi chúng ta cần phải có suy nghĩ và hành động đúng đắn.

Hiện nay, sử dụng internet và mạng xã hội đã trở thành một trong những nhu cầu quan trọng của xã hội. Bên cạnh những người biết sử dụng một cách sáng suốt, hiệu quả với tinh thần xây dựng thì có không ít người sử dụng nó để thể hiện “cá tính”, nhằm thỏa mãn động cơ, lợi ích cá nhân, thậm chí “dựng thông tin”, gây dư luận xấu, đi ngược với chủ trương, biện pháp xây dựng xã hội tốt đẹp của Đảng, Nhà nước và các cơ quan, đơn vị, địa phương. Thế nên, các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý theo đúng pháp luật, nhất là những cá nhân cố tình lợi dụng tự do ngôn luận, đưa ra những “rác phẩm” độc hại, có nguy cơ ảnh hưởng đến nhận thức xã hội, nhất là nhận thức của lớp trẻ. Nhà nước, cơ quan chức năng cần đầu tư, thúc đẩy văn hóa đọc trong xã hội, tăng cường đưa các tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị thẩm mỹ cao, hướng tới các giá trị chân - thiện - mỹ lên internet, xây dựng lực lượng để đấu tranh, kịp thời loại bỏ các “rác phẩm” ra khỏi cộng đồng, giúp người dân hiểu và tránh xa những sản phẩm văn hóa xấu độc, thấp hèn.

Trong đời sống hằng ngày, mỗi cán bộ, đảng viên cần nêu cao tinh thần tiên phong gương mẫu, giữ nghiêm kỷ luật Đảng, tích cực nâng cao trình độ lý luận, trình độ thưởng thức các giá trị tốt đẹp của văn học nghệ thuật. Đồng thời, động viên, khuyến khích người thân trong gia đình, những người xung quanh tìm hiểu những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc để học hỏi, phát huy. Ngành văn hóa từ Trung ương tới địa phương cần có phương cách tập hợp, tạo sân chơi cho nghệ sĩ sáng tác theo các đơn đặt hàng. Tăng cường bồi dưỡng, giáo dục ý thức tư tưởng chính trị thường xuyên, liên tục cho các văn nghệ sĩ và đội ngũ những người làm công tác văn học nghệ thuật bằng những giải pháp hiệu quả hơn.

Thực tế cho thấy, dân tộc, quốc gia nào có nhiều sản phẩm văn học nghệ thuật được lưu truyền rộng rãi qua thời gian và được nhiều dân tộc khác, quốc gia khác chào đón thì chứng tỏ nơi ấy có đời sống văn hóa tinh thần phong phú, con người được đề cao và kinh tế - xã hội cũng phát triển tương xứng. Nghèo văn hóa sẽ dễ bị lôi kéo, dẫn dắt bởi những “rác phẩm”, nhanh bước tới con đường “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong tư tưởng, nhận thức. Cần thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” để đầu tư, phát triển văn học nghệ thuật, bảo vệ văn hóa lành mạnh, tạo đề kháng và đẩy lui những thứ văn học nghệ thuật đội lốt, giả hiệu./.

(nguồn thanhnien.vn)

“Báo Sạch” mà không “sạch”

            

        Tre Việt - Ngày 01/11, kênh VOA Tiếng Việt đăng bài dẫn theo ý kiến đánh giá của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price với tựa đề “Mỹ chỉ trích Việt Nam bỏ tù nhóm Báo Sạch”. Bài viết có đoạn “Hoa Kỳ kêu gọi các quan chức Việt Nam thả 5 nhà báo này,…”, khi đưa ra lý do “Chúng tôi hiểu rằng nhóm các nhà báo này tập trung đưa tin điều tra tham nhũng mà tất nhiên là không phải tội ác,…”. Đây là ý kiến không khách quan, thiếu chính xác. Bởi:

 Thứ nhất, hành vi của nhóm Báo Sạch đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam. Như đã biết, nhóm 05 người tự thành lập ra cái gọi là nhóm Báo Sạch do Trương Hữu Châu Danh cầm đầu, lấy danh nghĩa là chống tiêu cực, tham nhũng. Nhưng thực tế, các bài viết và clip của chúng đều thể hiện sự quy chụp, suy diễn một chiều; có tư tưởng phản động, nội dung không phù hợp với lợi ích đất nước; thậm chí, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền, vu khống, xúc phạm lãnh đạo các cá nhân, tổ chức, kích động, nói xấu chế độ. Hành vi của nhóm Báo Sạch đã vi phạm pháp luật Việt Nam được quy định tại Điều 331, Bộ Luật Hình sự. Do đó, các cơ quan thực thi pháp luật của Việt Nam đã xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Trước tòa, các bị cáo đều ăn năn, gửi lời xin lỗi đến những cá nhân, tổ chức bị xâm phạm. Điều này cho thấy sự thật là tên của nhóm là “Báo Sạch” mà không “sạch”.

Thứ hai, Việt Nam đã thể chế hóa và thực thi nghiêm túc quyền con người, quyền tự do ngôn luận trong thực tiễn. Những năm qua, Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam luôn nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người, quyền tự do ngôn luận. Đồng thời, luôn thực hiện đúng và có trách nhiệm các cam kết, nghĩa vụ được quy định trong các công ước quốc tế về quyền con người và quyền tự do ngôn luận mà Việt Nam là thành viên và hoạt động của các cơ chế nhân quyền quốc tế. Chính những thành tựu trong xây dựng, phát triển đất nước, số liệu về các cơ quan báo chí, nhà báo, người tham gia hoạt động báo chí và lượng người truy cập internet, sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam đã phản ánh thực tiễn sinh động, là bằng chứng khẳng định Việt Nam luôn đảm bảo quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí cho công dân. Điều này cũng đã được cộng đồng quốc tế đánh giá, ghi nhận.

Như vậy, với việc chưa tìm hiểu kỹ sự việc, nhìn nhận đánh giá phiến diện, thiếu cơ sở nên ý kiến của người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price đã làm ảnh hưởng mối quan hệ tốt đẹp, ngày càng được tăng cường giữa hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ. Thật đáng tiếc!

Nov 2, 2021

Việc làm cần thiết để siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng

         Tre Việt - Ngày 01/11/2021, trang facebook Việt Tân đã dẫn lại nguồn của Đài Châu Á Tự do (RFA), khi đăng bài: “Liệu Quy định số 37 của ĐCSVN có kiểm soát được các đảng viên?”, xuyên tạc Quy định số 37-QĐ/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XIII) về những điều đảng viên không được làm. Họ cho rằng: “Quy định số 37/2021 là trận đồ do chính Tổng Bí thư giăng ra - chứ không phải Trung ương Đảng gì cả - với mục đích tạo thành một thế trận mới để qua đó cô lập, loại trừ những đảng viên không nằm trong vòng kiềm tỏa của ông”“Quy định số 37 chỉ đóng vai trò tuyên truyền, tô vẻ hình ảnh cho một đảng Cộng sản ngày càng xuống cấp và không còn uy tín”, “việc ban hành quy định 37 chứng tỏ đảng đang hết sức rệu rã”, v.v. Đây là những luận điệu xuyên tạc mà các đối tượng chống đối, cơ hội chính trị đang cố tình bóp méo, đánh tráo bản chất vấn đề liên quan đến việc Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) ban hành Quy định số 37.

      Như chúng ta đã biết, Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Hiện nay, Đảng ta có hơn 5,2 triệu đảng viên, số lượng đảng viên trong toàn Đảng rất lớn, trước yêu cầu nhiệm vụ cách mạng đặt ra, để hoàn thành sử mệnh lịch sử của mình, Đảng phải đặc biệt coi trọng xây dựng, chỉnh đốn toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ; trong đó, việc siết chặt lỷ luật, kỷ cương trong Đảng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Sau 10 năm thực hiện Quy định số 47-QĐ/TW, ngày 01/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về những điều đảng viên không được làm, nhiều vấn đề mới phát sinh, nhất là yêu cầu trong đấu tranh phòng chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ và phòng, chống tham nhũng. Tại Hội nghị Trung ương 4 (khóa XIII), Trung ương tổng kết, đánh giá và ban hành Quy định số 37-QĐ/TW về những điều đảng viên không được làm. Đây là hệ thống các văn bản của Đảng nhằm tăng cường xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, toàn diện.

Quy định số 37-QĐ/TW vẫn giữ nguyên 19 điều như Quy định số 47-QĐ/TW, nhưng hầu như ở các điều đều bổ sung điểm mới; đồng thời, có sự biên tập lại một số điều cho chặt chẽ hơn. Ví dụ, tại Điều 3, quy định đảng viên không được: “Phản bác, phủ nhận, xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; không thực hiện trách nhiệm nêu gương; chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, vụ lợi; “tư duy nhiệm kỳ”, đoàn kết xuôi chiều, dân chủ hình thức, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh; độc đoán, chuyên quyền, quan liêu, xa rời quần chúng”. Đây là sự bổ sung rất quan trọng trong bối cảnh hiện nay, khi các thế lực thù địch ra tăng các hoạt động chống phá, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, phủ nhận tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ nhận đường lối của Đảng. Nên việc bổ sung là hoàn toàn chính xác trong bối cảnh hiện nay và có giá trị lâu dài.

Tại Điều 13, đảng viên không được: “Can thiệp, tác động vào hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, xét đặc xá, giải quyết khiếu nại, tố cáo để bao che, tiếp tay cho các hành vi vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tác động, ép buộc, mua chuộc tổ chức, cá nhân để giảm trách nhiệm, hình phạt cho người khác”. Thực tế cho thấy, trong những năm qua, đã xuất hiện một số cá nhân có hành động tác động đến tổ chức, cá nhân để giảm các hình phạt; vì vậy, việc Đảng quy định đảng viên không được làm những việc này là điểm mới, rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Hoặc tại Điều 9, Trung ương đã bổ sung đảng viên không được: “Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận giả, không hợp pháp; nhập quốc tịch, chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài, mở tài khoản và mua bán tài sản ở nước ngoài trái quy định”. Mặc dù chưa nhiều, nhưng trong Đảng đã có những người sử dụng văn bằng không đúng, chứng chỉ không đúng, chứng nhận giả, không hợp pháp; có cá nhân chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài,… do đó việc bổ sung vào nội dung này rất phù hợp, đồng thời để ngăn ngừa những hiện tượng này, nhằm giữ vững được phẩm chất của người đảng viên Cộng sản.

Quy định cũng bổ sung vào Điều 11 là cấm đảng viên: “Lợi dụng chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung để thực hiện hoặc bao che hành vi vụ lợi, tham nhũng, tiêu cực, vi phạm quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước” và bổ sung quy định một số hành vi mà đảng viên không được làm, như: không được đe dọa, trù dập, trả thù người khiếu nại, tố cáo; không thực hiện các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về bảo vệ người tố cáo, phê bình, góp ý; không có hành vi chạy chức, chạy quyền,... hay thờ ơ, vô cảm với các hành vi sai trái trong xã hội. Đây là những nội dung cấm theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, phù hợp với quy định của Pháp luật Việt Nam.

Cùng với Điều lệ Đảng, Quy định về những điều đảng viên không được làm và các quy định, hướng dẫn thi hành Điều lệ Đảng đã tạo thành một hệ thống quy định chặt chẽ để siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong nội bộ Đảng, để Đảng ta luôn trong sạch, vững mạnh. Đây là việc làm bình thường, hợp quy luật phát triển, có gì mà RFA và Việt Tân xuyên tạc./.