Apr 28, 2023

Giọng điệu lạc lõng của Zận “dân chủ” Phạm Chí Thành

         Tre Việt – Những ngày gần đây Zận “dân chủ” Phạm Chí Thành đã cho tán phát bài viết: “Hồ Chí Minh có thực là người tài, đức” trên trang “Thongluan-rdp”. Với lối suy diễn thô bỉ, trơ trẽn y đã xuyên tạc, phủ nhận cuộc đời, sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhằm phục vụ cho những mưu đồ nhơ bẩn của đám “dân chủ” chuyên nghề “quỳ gối, liếm gót” ngoại bang để mưu sinh. Để đạt mục đích nhơ bẩn, Phạm Chí Thành đã dùng lời lẽ, lập luận, bóp méo thông tin, xuyên tạc trắng trợn rằng “Hồ Chí Minh không phải là người có tài và càng không phải là người có đức”. Tuy nhiên, đó chỉ là suy nghĩ và hành động của những kẻ vô ơn, bạc nghĩa. Bởi, những luận cứ khoa học và thực tiễn sinh động của lịch sử dân tộc đã chứng minh và khẳng định rằng: Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sang ngời về trí tuệ uyên bác, đạo đức cách mạng trong sáng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua kế hoạch 
tác chiến Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954
(Ảnh: nhanvanviet.com)

Nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế đều ca ngợi cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là bản anh hùng ca, một tấm gương sáng ngời về trí tuệ uyên bác, đạo đức cách mạng trong sáng. Đối với dân tộc ta, với cách mạng Việt Nam trong thế kỷ 20, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ tìm ra con đường giải phóng dân tộc, người cầm lái vĩ đại, chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua bao thác ghềnh, mà còn là kiến trúc sư thiên tài, kiến tạo chế độ xã hội, Nhà nước và Quân đội ta theo những tiêu chí của một xã hội văn minh. Điều này được minh chứng bằng lịch sử cách mạng Việt Nam. Mỗi thắng lợi và mỗi bước đi lên của cách mạng Việt Nam đều gắn liền với công lao to lớn của Người. Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ðảng Cộng sản Việt Nam, cách mạng nước ta đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Ðó là thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945), lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – Nhà nước do dân làm chủ đầu tiên trong lịch sử dân tộc; thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược, thống nhất đất nước, đưa cả nước vào kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Không chỉ là một thiên tài trí tuệ, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là một tấm gương sáng ngời, mẫu mực về đạo đức cách mạng: tranh đấu quên mình, hy sinh cả cuộc sống riêng tư vì sự nghiệp; cả cuộc đời và sự nghiệp của Người tất cả vì dân, vì nước, toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc. Chính vì lẽ đó tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh có sức lay động, cảm hóa muôn triệu đồng bào trong nước và thu hút sự ngưỡng mộ, kính trọng của bạn bè quốc tế. Tại Kỳ họp lần thứ 24 của UNESCO diễn ra từ ngày 20/10 đến ngày 20/11/1987 có một sự kiện làm nức lòng nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới, đó là UNESCO đã nhất trí vinh danh Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất”; đồng thời, ghi nhận: “Năm 1990 sẽ đánh dấu 100 năm kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam”.

Sự thật trên đã nói lên tất cả: trí tuệ uyên bác, nhân cách đạo đức cao đẹp và sáng ngời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đồng thời, khẳng định: sự bịa đặt, xuyên tạc nhằm hạ thấp uy tín Chủ tịch Hồ Chí Minh của Phạm Chí Thành là hành động của kẻ vô ơn, bạc nghĩa - là giọng điệu lạc lõng của kẻ lạc loài./.

 

 

Apr 25, 2023

Tự do phải đặt trong khuôn khổ của pháp luật


Tre Việt – Ngày 24/4, trang facobook Việt Tân đăng bài: Bàn về “Tự do trong khuôn khổ pháp luật”, cho rằng:  Đây là một lý luận kinh điển, nó như một sợi dây thừng buộc vào mũi và khiến mọi ý chí phản kháng bị dập tắt, nó phân biệt loại tự do trong khuôn khổ cho phép với một loại khác được định danh là “tự do quá trớn”. Thực chất, đây là sự xuyên tạc, nố bịch những nỗ lực của Nhà nước Việt Nam trong thúc đẩy, bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân.

Có lẽ Việt Tân không biết hoặc cố tình không biết về bản chất của tự do chân chính ở bất cứ nhà nước pháp quyền nào cũng đều phải đặt trong khuôn khổ pháp luật; không thể có tự do “vô chính phủ”, muốn làm gì thì làm. Nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay được tổ chức theo mô hình nhà nước pháp quyền. Bản chất của nhà nước pháp quyền là tính thượng tôn pháp luật. Pháp luật vừa là công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu, vừa tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quyền tự do của công dân. Quyền tự do của công dân trong nhà nước pháp quyền được bảo đảm bằng pháp luật. Mọi người sống trong nhà nước pháp quyền được tự do trong khuôn khổ của pháp luật.

Trên thực tế, không một quốc gia nào trên thế giới coi quyền tự do của con người là tuyệt đối. Bởi lẽ, nếu tự do tuyệt đối thì xã hội sẽ bị loạn khi tự do bắn giết, tự do cướp bóc, tự do hãm hiếp, v.v.  Quyền tự do của mỗi người trong từng quốc gia đều được giới hạn trong khuôn khổ pháp luật của quốc gia đó. Điển hình là, nước Mỹ, quốc gia mà các nhà “dân chủ” cho là “hình mẫu của tự do”, nhưng tại Điều 2385, Chương 115, Bộ luật Hình sự quy định nghiêm cấm mọi hành vi “in ấn, xuất bản, biên tập, phát thanh, truyền bá, buôn bán, phân phối hoặc trưng bày công khai bất kỳ tài liệu viết hoặc in nào có nội dung vận động, xúi giục hoặc giảng giải về trách nhiệm, sự cần thiết tham vọng hoặc tính đúng đắn của hành vi lật đổ hoặc tiêu diệt bất kỳ chính quyền cấp nào tại Mỹ bằng vũ lực hoặc bạo lực”. Theo Hiến pháp Mỹ thì Tòa án tối cao được phép đưa ra những trừng phạt pháp lý khi phát hiện báo chí có hành vi phá hoại, lăng nhục, vu khống, xúc xiểm nhà nước, xã hội và cá nhân. Vì thế, hằng năm có hàng trăm các văn bản lớn nhỏ khác nhau được Tòa án tối cao ban hành để điều hành và kiểm soát báo chí ở Mỹ.

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân và vì dân. Tại Việt Nam, quyền tự do, dân chủ của người dân Việt Nam ngày càng được mở rộng, phù hợp với luật pháp quốc tế; quyền tự do chân chính của người dân luôn được pháp luật tôn trọng và bảo vệ.  So với hiến pháp của nhiều quốc gia, Hiến pháp (năm 2013) của Việt Nam là bản Hiến pháp ghi nhận số lượng cao về quyền con người, trong đó có quyền tự do (đã nâng tầm chế định quyền con người, quyền công dân thành một chương riêng). Sự tiến bộ này đã được nhiều học giả trên thế giới ghi nhận. Đặc biệt, Điều 20 và 21 của Hiến pháp (năm 2013) đã mở rộng chủ thể và nội dung quyền được bảo vệ về đời tư của người dân, khi quy định rõ: đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của mọi người đều được bảo vệ. Hiến pháp (năm 2013) còn chế định một số quyền mới, như: quyền sống (Điều 19); các quyền về nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó (Điều 40); quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa (Điều 41); quyền xác định dân tộc, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp (Điều 42); quyền được sống trong môi trường trong lành (Điều 43); quyền không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác (khoản 2, Điều 17). Ở Điều 25, đã thay chữ “được” bằng cụm từ “tiếp cận”; nhờ quyền tiếp cận thông tin, mọi công dân có thể tiếp cận thông tin, cả về các quyền thực định cũng như về hoạt động tư pháp, để thụ hưởng đầy đủ và bảo vệ các quyền của mình theo Hiến pháp và pháp luật.

Triển khai và cụ thể hóa những nội dung mới của Hiến pháp năm 2013 liên quan đến quyền con người, phù hợp với “Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị” năm 1966, nhằm nâng cao hơn nữa quyền tự do trong khuôn khổ pháp luật của người dân, Việt Nam đã xây dựng một số dự án luật mới, như: Luật Trưng cầu dân ý (năm 2015), Luật Tiếp cận thông tin (2016), Luật Báo chí (năm 2016), Luật An ninh mạng năm 2018, v.v.

Như vậy, ở Việt Nam quyền tự do của người dân đã và đang được Nhà nước tôn trọng và bảo đảm trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật. Lẽ tất nhiên, việc hoàn thiện thể chế, mở rộng hơn nữa các quyền tự do, dân chủ của nhân dân, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vẫn đang là mục tiêu phấn đấu của chúng ta. Thế nhưng, dù có mở rộng thì sự tự do ấy cũng phải đặt trong khuôn khổ của pháp luật. Không thể có thứ tự do tuyệt đối, tự do “vô chính phủ”, đứng ngoài pháp luật như các nhà dân chủ rêu rao, cổ xúy.

Xin mượn câu ngạn ngữ nỗi tiếng của nước Pháp: “Tự do tuyệt đối của một cá nhân là điên cuồng, tự do tuyệt đối của một quốc gia là hỗn loạn”, để làm lời kết cho bài viết này./.

 

 

Apr 24, 2023

HRW lại lộng ngôn

         Tre Việt - Lợi dụng việc sắp tới đây tại Hà Nội sẽ diễn ra cuộc đối thoại nhân quyền song phương Australia - Việt Nam lần thứ 18, Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW) đã ra thông cáo đăng tải ngày 21/4, trên trang facebook Chân Trời Mới Media, kêu gọi: “Chính phủ Australia phải chấm dứt tình trạng làm ngơ trước hồ sơ yếu kém của Việt Nam và sử dụng nhân quyền để khởi động quá trình trao đổi nghiêm túc và có ý nghĩa về cải cách nhân quyền. Việc thiết yếu đối với Australia là gây sức ép về phóng thích tù nhân chính trị,… ”. Đây là sự lộng ngôn, chống phá, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam của “HRW”.

Lịch sử mối quan hệ giữa Việt Nam - Australia đã có từ lâu, được xây dựng dựa trên nền tảng là sự hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi. Đến nay, sau 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (năm 1973 - 2023), hai nước đã ký kết nhiều văn bản hợp tác trên nhiều lĩnh vực, trở thành đối tác chiến lược của nhau. Chuyến thăm của Toàn quyền Australia David Hurley đến Việt Nam mới đây đã góp phần tăng cường hiểu biết, gắn kết hai nước ở tất cả các cấp, củng cố lòng tin chiến lược ngày càng phát triển; khẳng định mối quan hệ tốt đẹp, tin tưởng lẫn nhau giữa hai nhà nước và nhân dân Việt Nam - Australia. Do đó, việc HRW nêu: Chính phủ Australia phải chấm dứt tình trạng làm ngơ trước hồ sơ yếu kém của Việt Nam và sử dụng nhân quyền để khởi động quá trình trao đổi nghiêm túc và có ý nghĩa về cải cách nhân quyền, sẽ không đạt được mục đích, mà càng bộc lộ bản chất chống phá, can thiệp vào công việc nội bộ nước khác.

 Trên thực tế, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn tích cực, chủ động tham gia ký kết, thực hiện đầy đủ các công ước quốc tế về nhân quyền; nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo đảm các quyền của công dân. Đồng thời, đảm bảo thực thi tốt nhất các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, như: quyền tự do, dân chủ, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng, v.v. Nhờ đó, đã không ngừng tăng cường, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, tạo sự đồng thuận xã hội, phát huy vai trò to lớn trong xây dựng, phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốc. Điều này đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao, thông qua việc Việt Nam đang đảm nhiệm và phát huy tốt vai trò thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, nhiệm kỳ 2023 - 2025. 

Tuy nhiên, trong tiến trình xây dựng, phát triển đất nước, đã xuất hiện một số phần tử đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc. Họ cố tình lợi dụng hoặc núp bóng dưới chiêu trò đấu tranh cho “dân chủ”, “nhân quyền”,… có hành động, việc làm vi phạm pháp luật và đã bị các cơ quan thực thi pháp luật xử lý nghiêm minh, khách quan, đúng người đúng tội. Đây không phải là tù nhân chính trị hay tù nhân lương tâm, nên HRW yêu cầu: Việc thiết yếu đối với Australia là gây sức ép về phóng thích tù nhân chính trị,… là phi lý, không có cơ sở.

Cũng cần nói thêm rằng, HRW chỉ là tổ chức phi chính phủ, nên không có tư cách tác động, can thiệp vào công việc nội bộ của các nước độc lập, có chủ quyền và càng không thể gây sức ép với Chính phủ Australia để họ can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Điều này, sẽ vi phạm vào các công ước, luật pháp quốc tế. Chính vì thế, những hành động, việc làm của HRW là hoàn toàn sai trái, cần bị vạch trần, lên án, đấu tranh bác bỏ./.


Apr 23, 2023

Không ai có thể xuyên tạc được ý nghĩa và giá trị của ngày Chiến thắng 30/4/1975

           Tre Việt - Như đã trở thành thông lệ, kể từ sau năm 1975, cứ vào dịp kỷ niệm ngày Chiến thắng 30/4 hằng năm, khi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa chào mừng sự kiện lịch sử trọng đại này của đất nước, thì một số đài, báo và các trang mạng nước ngoài, vốn không có thiện cảm với chế độ chính trị hiện nay ở Việt Nam lại tổ chức các bài viết để phủ nhận giá trị ngày Chiến thắng 30/4/1975 – Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cũng như xuyên tạc bản chất cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta. Và năm nay cũng không phải ngoại lệ. Ngày 22/4, trang facebook Việt Tân đăng bài: “Ý nghĩa thực sự của cuộc Chiến thắng 30/4/1975” của Vũ Việt, xuyên tạc rằng: “Sau ngày 30/4/1975 mọi công dân Việt Nam bị trở thành người dân thấp cổ bé họng. Không chỉ là một thể chế bị xóa bỏ, hơn thế giá trị và nền tảng xây dựng một Quốc gia Việt Nam hiện đại bị xóa sạch... Bởi thế ngày 30/4/1975 Miền Nam đã không hề được giải phóng”. Đồng thời, y phủ nhận những thành tựu của Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bằng luận điệu nố bịch rằng: “Hiện nay, xã hội Việt Nam tràn ngập điều nhảm nhí... thua xa các nước láng giềng Đông Nam Á”.

           Khi nói về ý nghĩa và giá trị của ngày Chiến thắng 30/4/1975, tuyệt đại đa số nhân dân Việt Nam coi Chiến thắng 30/4/1975 là thành quả vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc; đó là thắng lợi to lớn nhất, trọn vẹn nhất, vĩ đại nhất trong hành trình thực hiện mục tiêu cách mạng do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo; là trang sử hào hùng và chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước mấy nghìn năm của dân tộc. Nhân dân ta đánh thắng kẻ thù lớn mạnh và hung hãn nhất trong thế kỷ XX của loài người tiến bộ; kết thúc oanh liệt cuộc chiến đấu 30 năm giành độc lập tự do, thống nhất cho đất nước; chấm dứt ách thống trị hơn một thế kỷ của chủ nghĩa thực dân cũ và mới trên đất nước ta; hoàn thành về cơ bản cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước; mở ra thời kỳ phát triển mới của dân tộc - thời kỳ Tổ quốc ta được hoàn toàn độc lập, non sông thu về một mối, cả nước được sống trong hòa bình, tự do để xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Sau thắng lợi này, Đảng và nhân dân ta tập trung mọi nguồn lực vật chất và tinh thần để tiến hành sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước. Bước vào thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Đảng ta đã đề ra đường lối đổi mới, đưa sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, được nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới thừa nhận, ngợi ca. Về quyền con người, Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 2013) đã dành chương II với 36 điều hiến định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Pháp luật Việt Nam bảo đảm mọi công dân có quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quyền khiếu nại và tố cáo; quyền lao động, học tập, chăm sóc sức khỏe,… không phân biệt giới tính, sắc tộc, tôn giáo. Trong thực thi, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong việc bảo vệ, thúc đẩy quyền con người và được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Đến nay, Việt Nam đã tham gia hầu hết các công ước của Liên hợp quốc về quyền con người, như: Công ước về Quyền dân sự, chính trị; Công ước về quyền kinh tế, văn hóa, xã hội; Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc, v.v. Trong phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Ngày nay, đất nước đã thoát khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình. Theo các số liệu của Ngân hàng Thế giới, năm 2020 GDP của Việt Nam đạt trên 340 tỷ USD, vượt qua Singapore (337,5 tỷ USD) và Malaysia (336,3 tỷ USD); GDP bình quân đầu người đạt 3.500 USD; Việt Nam nằm trong tốp 40 nền kinh tế lớn của thế giới, đứng thứ 4 trong ASEAN; tốp 10 quốc gia tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới và là một trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới. Đời sống của các tầng lớp nhân dân không ngừng được cải thiện. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 58% năm 1993 xuống còn dưới 03% năm 2020 theo chuẩn nghèo đa chiều, được Liên hợp quốc công nhận là một trong những nước đứng đầu thực hiện Mục tiêu Thiên niên kỷ. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường; độc lập, chủ quyền quốc gia được giữ vững. Những thành tựu đó cho thấy, xã hội Việt Nam không hề “tràn ngập điều nhảm nhí... thua xa các nước láng giềng Đông Nam Á” như Việt Tân xuyên tạc; ngược lại “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.

Vậy nên, Việt Tân và đồng bọn có cố tình xuyên tạc, chống phá thế nào đi nữa thì ý nghĩa và giá trị của ngày Chiến thắng 30/4/1975 vẫn tiếp tục tỏa sáng, thúc đẩy toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta vững bước trên con đường đổi mới, xây dựng một Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, hùng cường và hạnh phúc, sánh vai với các nước phát triển./.

 

Apr 21, 2023

Việt Tân lại diễn trò

            Tre Việt - Ngày 20/4/2023, trên trang facebook Chân trời mới Media đăng tin London: Lễ giổ tổ Hùng Vương và đại hội thường niên của Hội thân hữu Việt Tân Anh quốc của Anh Nguyễn - Thảo Trương. Theo nội dung tin, bà Kim Lê, Chủ tịch Hội thân hữu VT UK ghi nhận sự hoạt động, đóng góp của các thành viên của Hội thân hữu VT tại UK và sự đồng hành của Hội với cơ sở Việt Tân Anh quốc tại các sự kiện trong năm 2022, như: biểu tình ngày quốc hận 30/4, ngày quốc tế Nhân quyền 10/12; yểm trợ gia đình tù nhân lương tâm, những người hy sinh sự tự do của mình để lên tiếng phản đối sự bất công và đòi quyền tự do dân chủ cho người dân Việt Nam; hội thảo, hội luận về tình hình Việt Nam. Cùng với đó, tin này cũng đưa, ông Huy Phan, một diễn giả đến từ nước Mỹ đã chia sẻ cho các bạn trẻ hiểu thêm về tội ác bán nước của Đảng cộng sản Việt Nam.

Đọc tin, ai cũng biết đây là những chiêu trò của Hội thân hữu VT tại UK, khi chúng lợi dụng sự kiện Quốc giỗ của Việt Nam tập hợp những đối tượng thù địch, phần tử phản động đang sống lưu vong tại nước ngoài chống phá Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam.

Trước hết, ngày 30/4/1975 là ngày nhân dân Việt Nam đánh bại quân xâm lược và bè lũ tay sai, thống nhất đất nước - “Bắc Nam sum họp một nhà”. Với dân tộc Việt Nam, ngày 30/4 hằng năm là Ngày Hội thống nhất non sông chứ không phải ngày quốc hận như Việt Tân rêu rao. Người dân Việt Nam ở trong nước hay kiều bào ta ở nước ngoài đều có quyền tự do, quyền được sống, quyền mưu cầu hạnh phúc, vì vậy, người dân Việt Nam không cần những tổ chức phản động như Việt Tân lên tiếng về tự do; và cũng không cần bất kỳ một tổ chức cá nhân nào phải hội thảo, thảo luận về tình hình Việt Nam.

Thứ hai, ở Việt Nam không có cái gọi là “tù nhân lương tâm” như Việt Tân cùng các tổ chức phản động khác hay gọi. Những đối tượng bị bắt và xử lý, phạt tù giam đều là những đối tượng vi phạm Hiến pháp, pháp luật Việt Nam; là những kẻ “cõng rắn cắn gà nhà”, luôn có những bài viết tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam. Những đối tượng này bị xử lý theo pháp luật Việt Nam là điều không phải bàn cãi.

Thứ ba, Huy Phan là đối tượng phản động sống lưu vong tại Mỹ, cho nên y mới sàm ngôn, “nói càn”. Thực tiễn minh chứng: từ khi thành lập đế nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, đất nước và nhân dân Việt Nam đã giành và giữ vững nền độc lập, từng bước xây dựng, phát triển đất nước, đồng thời có vị thế, uy tín trên trường quốc tế, được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Nổi bật là, Việt Nam hai lần làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (nhiệm kỳ 2008 - 2009 và 2020 - 2021); là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (2022), v.v.

Sự thực trên là không thể bác bỏ! Vậy nên, Tre Việt đề nghị các cơ quan chức năng của Việt Nam phối hợp chặt chẽ với các quốc gia, vùng lãnh thổ, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, tuyên truyền phát tán tài liệu và có hành động chống phá Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam./.

 

Apr 19, 2023

Việt Tân cố tình “đổi trắng, thay đen”

          Tre Việt – Ngày 19/4, trang facebook Việt Tân đăng status “Việc mật vụ Việt Nam bắt cóc blogger Thái Văn Đường khi đã được Cao ủy Liên Hiệp quốc về Người tị nạn công nhận quy chế tị nạn trên đất Thailand là hành động của băng đảng xã hội đen chứ không xứng đáng là một nhà nước”. Đây là luận điệu cố tình “đổi trắng, thay đen” của Việt Tân xuyên tạc việc thực thi pháp luật của cơ quan Công an khi bắt giữ đối tượng xâm nhập trái phép vào lãnh thổ Việt Nam.

Được biết, ngày 16/4, lãnh đạo Công an tỉnh Hà Tĩnh xác nhận mới phát hiện và bắt giữ một đối tượng không có giấy tờ tùy thân, xâm nhập trái phép vào lãnh thổ Việt Nam. Trước đó, vào chiều tối ngày 14/4, lực lượng Công an xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) phát hiện một đối tượng không có giấy tờ tùy thân xâm nhập trái phép vào Việt Nam qua đường mòn, lối mở ở khu vực biên giới thuộc xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn nên đã đưa về trụ sở để làm rõ. Bước đầu, đối tượng khai nhận tên là Đường Văn Thái (sinh năm 1982), quê quán ở thôn Hà Lâm 3, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Ngay sau đó, Công an xã Sơn Kim 1 đã bàn giao đối tượng cho Công an huyện Hương Sơn để kiểm tra, xác minh, làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật. Đó là việc làm bình thường của cơ quan thực thi pháp luật khi có đối tượng xâm nhập trái phép vào lãnh thổ Việt Nam chứ không phải là “hành động bắt cóc của băng đảng xã hội đen” như Việt Tân xuyên tạc. Đường Văn Thái (Thái Văn Đường) sinh năm 1982, tại thôn Hà Lâm 3, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội; y là một trong những gương mặt “dân chủ” cộm cán, chuyên xuyên tạc, công kích, bôi đen và chống phá nhà nước Việt Nam. Đường Văn Thái đã tự tạo cho mình một công việc “khá khủng”, như: đã từng làm việc tại Vụ Tổ chức, Ủy ban kiểm tra Trung ương Đảng; từng là đảng viên, đi đầu trong “phong trào bỏ Đảng”, v.v. Thế nhưng, sự thật là: từ năm 2001, y tham gia công tác đoàn tại thôn Hà Lâm 3; năm 2004, tham gia công tác đoàn tại xã Thụy Lâm và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam; năm 2009, Thái làm hợp đồng tại Trung Tâm quỹ đất huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội; năm 2013, Thái thi công chức nhưng không đỗ, sau đó y xin nghỉ việc; từ năm 2016 đến năm 2017, Thái theo học Thạc sĩ Quản lý đất đai tại Seoul, Hàn Quốc. Bởi Thái có cái mác đảng viên, còn gì thuyết phục hơn khi chính người nội bộ quay ra đấu tố, bôi đen, xuyên tạc về tổ chức của mình. Cho nên,  trong thời gian học ở Hàn Quốc, Thái là con mồi được bọn “dân chủ” nhắm, ra sức hà hơi bơm kích, suy tôn Thái như một kẻ thức thời, sẽ là một trong những “anh hùng” cứu rỗi Việt Nam, thậm chí có khả năng lãnh đạo một Đảng. Từ năm 2017, Thái đã chính thức bước chân vào tổ chức “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam” – nơi tổ hợp của những nhân vật cộm cán, đội lốt “dân chủ” để chống phá Nhà nước, như: Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, linh mục Anton Lê Ngọc Thanh, v.v. Để chứng tỏ khả năng xuất chúng của mình, Đường Văn Thái đã khởi tạo và tham gia điều hành nhóm “Lều của đầy rớ” trên mạng xã hội facebook, thường xuyên đăng tải và phát tán những hình ảnh, thông tin sai lệch về các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và địa phương. Thời điểm xảy ra sự cố ở Formosa (Hà Tĩnh), Thái là một trong những gương mặt nổi cộm, lợi dụng sự cố này để kích động giáo dân gây rối, bạo loạn; cùng bè phái của mình trong “Hội anh em dân chủ”, như: “Thảo Teresa”, “Hòa TD”, “Lê Mỹ Hạnh”,… kích động người dân mang cá chết ra rải đầy đường, chặn phương tiện đi lại trên quốc lộ.

Sau vụ bạo loạn ở Formosa, Thái ảo tưởng sức mạnh của mình bởi, đã từng xuống đường để tham gia biểu tình, tự đứng ra hô hào, kêu gọi bạo loạn rầm rộ. Tuy nhiên, chiêu bài ấy nhanh chóng bị các “đồng nghiệp” của Thái vốn là các đàn anh trong giới “dân chủ” gai mắt, vạch trần, cho rằng đó chỉ là kiểu “trùm chăn hô xung phong”, không có “thực lực”.  Bị tẩy chay bởi chính những kẻ đồng hội, đồng thuyền của mình ở miền Bắc, ngỡ tưởng Thái sẽ thức tỉnh, ấy vậy mà y lại quyết định Nam tiến để tìm đường sống cho cái sự nghiệp vừa lên đã lụi tàn.

Sau khi Nam tiến, nhận thấy chiêu trò “đánh BOT” của Trương Châu Hữu Danh đang nổi như cồn, cùng với “tài viết lách” theo lối tung hỏa mù.,Để nhanh chóng có “đất diễn”, Đường Văn Tháikhông tiếc chi đậm, móc nối quan hệ để trở thành thành viên cốt cán của nhóm “Bạn hữu đường xa”, lợi dụng nhóm này để thực hiện các hành vi chống phá, bôi nhọ chính quyền. Với những bài viết công kích, chống phá Nhà nước, năm 2019, Thái đã bị cơ quan chức năng mời lên làm việc, vì quá lo sợ, Thái đã lén lút bỏ trốn sang Thái Lan để tìm “một mảnh vé định cư nước ngoài”, sau khi bỏ trốn sang Thái Lan, Thái tiếp tục điên cuồng gia tăng tần suất đăng, chia sẻ các bài viết có nội dung sai sự thật, bóp méo, xuyên tạc đất nước. Ngày 30/5/2019, Thái đã được Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn tại Thái Lan (UNHCR) chấp thuận cấp quy chế tị nạn. Thế nhưng, những chấp thuận đó đều có thời hạn, ngày 03/4/2020, Thái được UNHCR cấp quy chế tị nạn 18 tháng. Chính vì thế, y càng phải ra sức xuyên tạc, công kích, bôi đen nhà nước Việt Nam hòng lấy “bằng chứng” để được cấp quy chế tị nạn vĩnh viễn và có thể định cư sang nước thứ ba.

Với những hành vi chống phá đất nước, cùng hành vi xâm nhập trái phép vào lãnh thổ Việt Nam, chắc chắn rằng, tới đây Đường Văn Thái sẽ phải chịu sự trừng phạt của pháp luật với những hành vi do chính mình gây ra./.

 

 

Apr 18, 2023

Nhận định “bịa đặt” của Zận “dân chủ” Nguyễn Văn Đài

           Tre Việt - Với bản chất chống đối, phá hoại, mới đây, Nguyễn Văn Đài lại “bịa đặt” về vấn đề cung cấp thông tin, quản lý thông tin của Chính phủ Việt Nam đăng trên Đài RFA. Y cho rằng: “Cộng sản Việt Nam từ khi thiết lập cai trị đến nay luôn kiểm soát thông tin”, xuyên tạc, bịa đặt “Bản chất cuộc chiến thông tin của chính quyền Việt Nam là chống lại người dân, để bảo vệ quyền lực cho Đảng Cộng sản”. Cần khẳng định rõ: đây là một nhận định “xuyên tạc, bịa đặt” của Nguyễn Văn Đài nhằm mục đích bôi nhọ, vu khống và chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam dưới luận điệu “dân chủ, nhân quyền”.

Như chúng ta đã biết, quyền tiếp cận thông tin và được thông tin là một thành tố quan trọng của quyền tự do thông tin, một quyền cơ bản của con người, được Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền năm 1948 thừa nhận và xác định. Quyền tự do thông tin bao gồm quyền tìm kiếm, thu thập, phổ biến và quyền được thông tin. Quyền được thông tin tạo cơ sở cho người dân trong việc giám sát sự công khai, minh bạch trong hoạt động của nhà nước.

Nhằm bảo đảm tốt hơn những quyền cơ bản của con người, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn chú trọng thực thi, chăm lo bảo đảm đầy đủ, toàn diện quyền con người cho mọi công dân; trong đó có quyền tiếp cận thông tin của người dân. Chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước ta là khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân được thông tin; mọi công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin; khai thác, sử dụng internet để tiếp cận thông tin nhằm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, hỗ trợ cải cách hành chính, nâng cao chất lượng cuộc sống và thực hiện các quyền tự do cơ bản của nhân dân. Chủ trương này đã được hiến định trong Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013) và được cụ thể hóa trong nhiều đạo luật, nghị định, như: Luật Báo chí (2016), Luật Tiếp cận thông tin (2016), Nghị định 72/2013/NĐ-CP, ngày 15/07/2013 của Chính phủ về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng,… Thủ tướng Chính phủ còn hành Quy chế về cơ chế phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo các quy định của pháp luật và hoạt động báo chí hiện hành, v.v.

Cũng như nhiều nước trên thế giới, ở Việt Nam, quyền tiếp cận thông tin của người dân được biết đến chính là thông qua các đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, hoặc thông qua các cuộc họp nhân dân; thông qua hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo; yêu cầu cơ quan báo chí cung cấp thông tin của công chúng tới các cơ quan nhà nước và chuyển tiếp câu trả lời của các cơ quan nhà nước tới công chúng, v.v. Những quyền tiếp cận thông tin này không chỉ là một quyền thụ động do cơ quan nhà nước công khai thông tin theo nhận thức của mình, mà còn là quyền chủ động, được đòi hỏi các cơ quan, tổ chức nhà nước đáp ứng. Tuy nhiên, mọi hành vi cản trở, đe dọa đến quyền được thông tin, quyền tự do tiếp cận thông tin; lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin để xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp và chính đáng của tổ chức, cá nhân; gây tổn hại đến uy tín, danh dự của người khác; xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức và sức khỏe cộng đồng,… tùy vào tính chất, mức độ đều bị xử lý theo quy định của pháp luật. Đây là lẽ đương nhiên, bởi cả lý luận và thực tiễn trên thế giới không thể có “tự do” vô giới hạn, vô chính phủ.

Và như vậy, cái gọi là nhận định: Đảng Cộng sản Việt Nam “kiểm soát thông tin” của Nguyễn Văn Đài trên Đài RFA hoàn toàn là sự “xuyên tạc, bịa đặt”, bóp méo sự thật về bảo đảm quyền được thông tin, tiếp cận thông tin của người dân Việt Nam. Chúng ta cần kiên quyết đấu tranh bác bỏ./.

 

Apr 13, 2023

Cái giá phải trả của kẻ ngông cuồng Nguyễn Lân Thắng

           Tre Việt - Chiều 12/4/2023, Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội tuyên phạt bị cáo Nguyễn Lân Thắng (48 tuổi, ở quận Đống Đa, Hà Nội) 06 năm tù giam và 02 năm quản chế về tội Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước. Đây là cái giá phải trả của Nguyễn Lân Thắng - một kẻ ngông cuồng, chuyên chống phá chính quyền, chống phá Nhà nước, chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa.

Bị cáo Nguyễn Lân Thắng thời điểm mới bị bắt


Nguyễn Lân Thắng, sinh ra trong một đại gia đình có nhiều người xuất chúng, đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp bảo vệ và dựng xây đất nước, nhưng rồi ma đưa lối, quỷ dẫn đường, Thắng lại chọn con đường chống phá đất nước để kiếm cơm và để “nổi tiếng” theo kiểu “đốt đền”, với những việc làm và phát ngôn của một kẻ lạc loài.

Để tạo dựng hình ảnh, số má, Nguyễn Lân Thắng luôn lên mạng “chém gió” để thể hiện bản thân là người hiểu biết chính trị và cộng tác thường xuyên với các báo, đài chống cộng, như: BBC, RFA, RFI, VOA,… nhưng y toàn đưa những thông tin sai sự thật, lấy hiện tượng để quy bản chất, xuyên tạc tình hình trong nước, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước bằng những lời lẽ thô tục. Đỉnh điểm của sự ngông cuồng và thể hiện sự lạc loài là việc y nhiều lần xúc phạm hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị Cha già dân tộc. Ngày 13/10/2015, trên trang facebook cá nhân, Nguyễn Lân Thắng đăng tải hình ảnh của chính mình cùng với chiếc đĩa lưu niệm có hình Chủ tịch Hồ Chí Minh kèm theo những lời phỉ báng và biểu cảm bất kính đối với Người: “Ngày xưa ông ấy cứ rửa bát bẩn trên tàu thì Việt Nam đâu đến nỗi…”. Hành vi xúc phạm lãnh tụ Hồ Chí Minh của Nguyễn Lân Thắng đã khiến cư dân mạng sục sôi phản đối và rất nhiều người đã gửi đơn tới các cơ quan có thẩm quyền đòi xử lý Nguyễn Lân Thắng. Và rồi không đủ kiên nhẫn chờ cơ quan chức năng xử lý nên chiều 21/10/2015, mấy chục người dân bắc loa tay yêu cầu Thắng mở cửa để họ “hỏi tội” việc y đăng ảnh xúc phạm Bác Hồ.

Hành vi chống phá đất nước, xúc phạm lãnh tụ Hồ Chí Minh của Nguyễn Lân Thắng lặp đi lặp lại nhiều lần cho thấy sự cố tình hạ bệ hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh mà các thế lực thù địch đã “đặt hàng” với y. Với người dân đất Việt, Bác Hồ là biểu tượng cao nhất của phẩm giá con người Việt Nam nên hành vi của Nguyễn Lân Thắng là không thể tha thứ. Và có lẽ mọi phương thuốc, kể cả sự nhân đạo của pháp luật Việt Nam cũng không thể hoán cải được nhân cách của y. Vì thói côn đồ và những hành động ngông cuồng nên có thời gian y vào tù, ra khám như cơm bữa.

Theo cáo buộc của Viện Kiểm sát, từ tháng 6/2018 đến tháng 12/2020, bị cáo Thắng đã trả lời phỏng vấn các trang mạng, sau đó được đăng tải lên Internet 12 video tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước. Trong số này, 11 video được xác định có thông tin xuyên tạc đường lối, chính sách của Nhà nước, phỉ báng chính quyền nhân dân; 08 video tuyên truyền luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; 04 video có nội dung xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân, v.v.

Việc Nguyễn Lân Thắng bị Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội tuyên phạt 06 năm tù giam và 02 năm quản chế về tội Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước theo Điều 117 Bộ luật Hình sự là đúng. Đó là bản án chính xác, đích đáng; là cái giá phải trả của một kẻ ngông cuồng chống phá Nhà nước, chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa./.

 

Apr 9, 2023

Vẫn là đánh giá phiến diện về tình hình nhân quyền Việt Nam

         Tre Việt - Vừa qua, phái đoàn Quốc hội châu Âu đã mở cuộc họp báo tại Hà Nội để nói lên “Sự quan ngại sâu sắc trước tình hình nhân quyền ngày càng tồi tệ” tại Việt Nam. Họ nêu ra và chỉ trích những vi phạm nhân quyền trên các lĩnh vực xã hội và chính trị, đặc biệt là “không gian tự do” của “xã hội dân sự” bị thu hẹp, các điều luật mơ hồ trong Bộ Luật Hình sự được sử dụng để dập tắt mọi tiếng nói bất đồng chính kiến, các nhà hoạt động dân sự bị sách nhiễu, tự do ngôn luận bị bóp nghẹt, quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng bị hạn chế. Thông tin trên được đăng tải trên trang facebook Đài Á Châu Tự Do (RFA), ngày 07/4. Đây vẫn là những thông tin phiến diện, không chính xác về tình hình nhân quyền tại Việt Nam, cần đấu tranh, bác bỏ. Bởi vì:

Những năm qua, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn tích cực, chủ động tham gia ký kết, thực hiện đầy đủ các công ước quốc tế về nhân quyền; nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo đảm các quyền của công dân. Do vậy, các quyền, lợi ích của công dân, như: quyền tự do, dân chủ, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng,… đều được quy định rõ trong Hiến pháp và pháp luật, như: Luật Cư trú, Luật Báo chí, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, v.v. Đồng thời, các quyền công dân đều được bảo vệ, thực thi nghiêm túc; nghiêm cấm các hành vi cản trở việc thực hiện các quyền của công dân.

Trên thực tế, Việt Nam đã bảo đảm thực thi tốt nhất các quyền của con người, quyền của công dân. Bằng chứng là: mọi công dân đều được tự do đi lại, tự do cư trú; tự do bày tỏ ý kiến nguyện vọng của mình; mọi ý kiến của người dân đều được lắng nghe, chuyển đến các cấp chính quyền để giải quyết, được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Bên cạnh đó, với sự phát triển mạnh mẽ của hơn 800 cơ quan báo chí, truyền thông, các trang mạng xã hội,… là diễn đàn để mọi người dân được tự do thể hiện tiếng nói, quan điểm, nguyện vọng của mình trên cơ sở tuân thủ quy định của Hiến pháp, pháp luật. Điều này, đã tạo cơ sở, điều kiện để mọi người dân Việt Nam được phát triển toàn diện, cống hiến, tham gia xây dựng, phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốc. Có một thực tế không thể phủ nhận đó là: đất nước Việt Nam chưa bao giờ có được cơ đồ, vị thế, uy tín như hiện nay và được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Với sự nỗ lực, cố gắng đó, Việt Nam đã hai lần trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc và đã có những đóng góp tích cực, thực chất, trách nhiệm, thúc đẩy các sáng kiến nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc.

Đáng tiếc rằng, phái đoàn Quốc hội châu Âu khi sang Việt Nam đã không tiếp xúc với các cơ quan chức năng của Nhà nước Việt Nam tìm hiểu để có thông tin chính thức, đầy đủ, nhìn nhận, đánh giá khách quan, chính xác tình hình nhân quyền Việt Nam. Đằng này, họ lại chỉ tiếp xúc, nghe ý kiến của một số phần tử bất mãn, cơ hội chính trị, có tư tưởng tiêu cực, chống phá Đảng, Nhà nước. Vì thế, có thể khẳng định rằng những thông tin mà họ đưa ra là phiến diện, hoàn toàn không chính xác, gây ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu./.

 

Apr 4, 2023

Đóng góp thực chất, trách nhiệm của Việt Nam vào công việc của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

          Tre Việt - Ngày 03/4/2023, tại trụ sở Văn phòng Liên hợp quốc (LHQ) tại Geneva (Thụy Sỹ), Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Nghị quyết kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền (UDHR) và 30 năm Tuyên bố và Chương trình hành động Viên (VDPA) do Việt Nam đề xuất và soạn thảo, với sự tham gia đồng bảo trợ Nghị quyết của 98 nước, bao gồm 14 nước nòng cốt (Việt Nam, Áo, Bangladesh, Bỉ, Bolivia, Brazil, Chile, Costa Rica, Fiji, Ấn Độ, Panama, Rumani, Nam Phi và Tây Ban Nha), 34 nước thành viên HĐNQ, các nước phương Tây và nhiều nước đang phát triển từ cả năm nhóm khu vực, trong đó có hầu hết các nước ASEAN. Việc Việt Nam đề xuất Nghị quyết này tại HĐNQ rất kịp thời, đáp ứng sự quan tâm của cộng đồng quốc tế về kỷ niệm và đề cao Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền và Tuyên bố và Chương trình hành động Viên, hai văn kiện quan trọng về quyền con người, thể hiện vai trò Việt Nam là thành viên chủ động, tích cực, có trách nhiệm của HĐNQ và cộng đồng quốc tế.

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng phái đoàn Thường trực Việt Nam
bên cạnh Liên hợp quốc, tham gia và phát biểu tại phiên họp ngày 03/4
(Ảnh: Sưu tầm nguồn dantri.com.vn)

Nghị quyết kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền và 30 năm Tuyên bố và Chương trình hành động Viên là sáng kiến của Việt Nam, nhằm khẳng định lại và tăng cường các nỗ lực cũng như hành động hướng tới đạt được những mục tiêu và giá trị lớn, bao trùm của hai văn kiện quan trọng nêu trên, cũng như các cam kết chung của cộng đồng quốc tế về quyền con người cho tất cả mọi người. Nội dung Nghị quyết tập trung vào tầm quan trọng và nhiều nội dung tích cực của Tuyên ngôn và Tuyên bố nêu trên như nhắc lại các nguyên tắc chính về quyền con người của hai văn kiện; phản ánh quan tâm rộng rãi của các nước trong việc kỷ niệm hai văn kiện; nâng cao vị thế, vai trò, hiệu quả hoạt động của HĐNQ và các cơ chế nhân quyền LHQ; nhấn mạnh vai trò hàng đầu của các quốc gia trong bảo đảm quyền con người; ghi nhận sự tham gia của phụ nữ, vai trò của hợp tác và đoàn kết quốc tế, tôn trọng sự đa dạng, bao trùm,... trong thúc đẩy và bảo vệ quyền con người nói chung và trong tham gia công việc của HĐNQ nói riêng. Đồng thời, Nghị quyết cũng đề nghị Cao ủy Nhân quyền LHQ triển khai chương trình hoạt động kỷ niệm Tuyên ngôn và Tuyên bố nêu trên; trong đó, có sự kiện cấp cao của LHQ về quyền con người vào tháng 12/2023 và có Báo cáo về các hoạt động kỷ niệm lên Khóa họp 56 HĐNQ vào đầu năm tới.

Nghị quyết là một dấu ấn nổi bật của Việt Nam tại Khóa họp đầu tiên trên cương vị thành viên HĐNQ nhiệm kỳ 2023-2025, thể hiện đóng góp thực chất, trách nhiệm của Việt Nam vào công việc của HĐNQ. Bởi, Nghị quyết đã truyền tải đi nhiều thông điệp lớn và tích cực, trong đó có về hợp tác và đoàn kết quốc tế, tôn trọng tính đa dạng, hòa hợp, qua đó giúp thúc đẩy đồng thuận, hòa hợp, hàn gắn và không khí hợp tác tại HĐNQ, trong bối cảnh nhiều diễn đàn quốc tế thời gian qua bị chia rẽ sâu sắc, thậm chí chính trị hóa.

Nghị quyết được thông qua bằng đồng thuận, có sự đồng bảo trợ của 98 nước cho thấy Nghị quyết thể hiện sự quan tâm và ưu tiên chung của các nước và cộng đồng quốc tế, thu hút được sự hưởng ứng, tham gia ủng hộ của đông đảo các nước, được sự đánh giá cao của các bên. Nghị quyết sẽ góp phần nâng cao hơn nữa nhận thức, quyết tâm và hành động của các nước thành viên và cộng đồng quốc tế trong hiện thực hóa các mục tiêu, tôn chỉ về quyền con người đề ra trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền và Tuyên bố và Chương trình hành động Viên. Đây cũng là đóng góp thực chất, trách nhiệm của Việt Nam vào công việc của HĐNQ, đúng như tinh thần phương châm tham gia của Việt Nam là: “Tôn trọng và Hiểu biết. Đối thoại và Hợp tác. Tất cả quyền con người cho tất cả mọi người”./.