Tre Việt - Vừa qua, kênh VOA Việt ngữ có đăng tải cuộc trò chuyện
giữa phóng viên Đài này với blog Điếu Cày (tức Nguyễn Văn Hải) - một bloger vừa
được Việt Nam trả tự do, phóng thích sang Mỹ. Khi hỏi về cảm xúc lần đầu tiên
đón Tết ở ngoài song sắt sau nhiều năm bị cầm tù nhưng lại ở Mỹ chứ không phải
ở Việt Nam. Nguyễn Văn Hải trả lời rằng:“Điều
tôi luôn mong mỏi là người dân Việt Nam có được đầy đủ những quyền cơ
bản, đặc biệt là quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận”(!)
Sự thật có phải vậy
không? Hay Nguyễn Văn Hải đầu óc có vấn đề nên nói xằng, xuyên tạc về tình hình
tự do báo chí, tự do ngôn luận ở Việt Nam ?
Là một người dân bình
thường cũng dễ dàng nhận thấy thực tế những gì đang diễn ra ở Việt Nam .
Trước hết, về mặt văn bản,
Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (năm 2013) Điều 25, ghi rõ: “Công dân có
quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội,
biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Để đảm bảo cho
quyền được thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí của mọi công dân được thực
thi trong cuộc sống theo quy định của Hiến pháp, Nhà nước ta đã ban hành các
luật, như: Luật Báo chí năm 1989 và được sửa đổi, bổ sung năm 1999 (sau đây gọi
là Luật Báo chí 1999); Luật Xuất bản được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ tư
thông qua ngày 20-11-2012, có hiệu lực từ ngày 01-7-2013, v.v.
Điều 2 của Luật Báo chí 1999
ghi rõ: “Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo
chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của
mình. Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo
hộ; không một tổ chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt
động. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên
báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân. Báo chí không bị
kiểm duyệt trước khi in, phát sóng”.
Điều 4 của Luật Báo chí
cũng khẳng định, mọi công dân Việt Nam đều có quyền “Tiếp xúc, cung cấp thông
tin cho cơ quan báo chí và nhà báo; gửi tin, bài, ảnh và các tác phẩm khác cho
báo chí mà không chịu sự kiểm duyệt của tổ chức, cá nhân nào và chịu trách
nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin”. Cùng với đó, Chính phủ và các cơ
quan chức năng đã ban hành những quyết định, nghị định, thông tư, quy chế,...
về việc các cơ quan chức năng định kỳ thông tin với báo chí về tình hình mọi
mặt của đất nước. Như vậy, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam đã
được bảo đảm bằng hệ thống pháp luật chặt chẽ, rõ ràng và minh bạch.
Những năm qua, Nhà nước
Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật trong quản lý hoạt động
báo chí, xuất bản; cùng với việc quy định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân
trong hệ thống chính trị thực hiện nghiêm túc quyền tự do báo chí, tự do ngôn
luận, quyền tiếp cận thông tin,... chúng ta còn quy định rõ việc xử lý các vi
phạm đối với các quyền nói trên. Việc làm này đã tạo ra hành lang pháp lý cho
báo chí Việt Nam
phát triển, người làm báo được tự do tác nghiệp trong khuôn khổ pháp luật, hòa
nhập với báo chí khu vực và trên thế giới. Mới đây, Hội nghị Trung ương 10
(khóa XI) đã thông qua Đề án Quy hoạch và phát triển báo chí đến năm 2025. Theo
đó, tự do báo chí, tự do ngôn luận trên cơ sở phát huy đầy đủ trách nhiệm xã
hội, cá nhân và tổ chức báo chí là điều luôn được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta
tôn trọng.
Thứ hai, hiện nay, Việt Nam
có 845 cơ quan báo chí in, 98 báo, tạp chí điện tử; 67 đài phát thanh, truyền
hình Trung ương và địa phương; 180 kênh phát thanh, truyền hình trong nước và 75
kênh truyền hình ở nước ngoài; số lượng người dùng in-ter-net đứng thứ 8 ở châu
Á và thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á. Hiện có gần 18.000 người được cấp thẻ nhà báo
và hơn 19.000 hội viên Hội nhà báo đang hoạt động. Tại Việt Nam , hiện có 30
văn phòng báo chí nước ngoài với 35 phóng viên đăng ký thường trú. Trung bình
hằng năm có khoảng 230 đoàn với hơn 1.000 phóng viên nước ngoài vào Việt Nam tác nghiệp.
Đây là bộ phận luôn bám sát thực tiễn cuộc sống, có mặt trên mọi vùng, miền của
đất nước và một số địa bàn trọng điểm trên thế giới để tổng hợp tin tức, tình
hình, phản ánh kịp thời, sinh động các lĩnh vực của đời sống xã hội trong nước
và quốc tế; cổ vũ công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; phát hiện, nêu
gương các nhân tố mới, các điển hình tiên tiến, gương “người tốt, việc tốt”,
v.v. Đồng thời, thông qua hoạt động báo chí, những người làm báo Việt Nam luôn
tích cực đi đầu trong đấu tranh với các tệ nạn xã hội; phòng, chống tham nhũng,
quan liêu, lãng phí; đấu tranh, vạch trần những quan điểm sai trái của các thế
lực thù địch; tích cực đề xuất, phản biện một cách khoa học về những chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; góp tiếng nói
vào việc xây dựng, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; củng
cố, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN; làm cầu nối hữu nghị để mở rộng quan
hệ của Việt Nam với bè bạn quốc tế; tạo điều kiện thuận lợi cho các hãng thông
tấn, cơ quan báo chí quốc tế hoạt động, v.v. Báo chí Việt Nam đã thực sự là một
kênh thông tin, phản biện xã hội rộng rãi, công khai, dân chủ, nhanh và có hiệu
quả đến với các cấp chính quyền và mọi tầng lớp nhân dân. Thông qua báo chí, đã
có hàng vạn ý kiến của nhân dân đóng góp ý kiến vào dự thảo văn kiện của các kỳ
đại hội Đảng, mà gần đây là người dân góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 1992 để có
được bản Hiến pháp năm 2013; nhiều chủ trương, chính sách của các cấp chính
quyền, như: xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam, xây dựng khách sạn và
bãi đỗ xe ngầm ở Công viên Thống Nhất (Hà Nội), xây dựng đường trục Hồ Tây - Ba
Vì (Hà Nội), Luật Thủ đô,… đã được nhân dân ta thảo luận, phản biện sôi nổi,
dân chủ.
Trên đây là bức tranh rất
cơ bản về sự phát triển của nền báo chí Việt Nam . Bức tranh đó, tự nó đã khẳng
định rõ: quyền con người nói chung, quyền tự do thông tin, tự do ngôn
luận, tự do báo chí của mọi công dân ở Việt Nam nói riêng đã được đảm bảo. Đó
là một thực tế khách quan không thể bác bỏ. Những ý kiến đánh giá sai lệch về
tự do báo chí, tự do ngôn luận ở Việt Nam là xuất phát từ những mưu đồ
xấu của một bộ phận thiểu số những kẻ tiêu cực, phản động. Còn nhân dân ta hiểu
rõ bản chất của chúng là muốn tuyên truyền, cổ súy cho những cái gọi là “giá
trị dân chủ” theo kiểu phương Tây, bịa chuyện, nói xấu chế độ XHCN, kích động
hằn thù dân tộc, tôn giáo nhằm phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tuyên
truyền văn hoá xấu độc. Vì thế, chúng nhất định thất bại./.
1 comments:
Chúng ta cần tỉnh táo, sáng suốt nhận rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch; đồng thời kiên quyết đấu tranh bác bỏ và vạch trần những luận điệu xuyên tạc của chúng
Post a Comment