TRE VIỆT - Ngày 15-6-2015, trên trang boxit Việt Nam, Tương Lai có bài: “Góp ý kiến vào quá trình tiến đến Đại hội lần thứ XII của Đảng”. Trong bài viết ông ta nói rằng, “sẽ tập trung trình bày mấy vấn đề sau đây: Từ bỏ mô hình đã lựa chọn sai, mô hình Xã hội chủ nghĩa. Từ bỏ cái gọi là “Chủ nghĩa Mác –Lê-nin”. Trung thực và nghiêm túc thực hiện “Điều mong muốn cuối cùng” trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Bài viết này, chỉ đề cập đến vấn đề thứ nhất mà ông góp ý: từ bỏ mô hình chủ nghĩa xã hội để thấy sự ngụy biện của ông ta.
Tương Lai cho rằng, “Hiện nay, loài người không còn chủ nghĩa tư bản nguyên nghĩa nữa, mà cũng chưa từng có chủ nghĩa xã hội đích thực. Hai thuật ngữ “chủ nghĩa tư bản” và “chủ nghĩa xã hội”, thì một không còn phản ánh một thực tế nào nữa, và một thì chưa hề phản ánh một thực tế nào cả. Cái thứ nhất là “chủ nghĩa tư bản”, cái thứ hai là “chủ nghĩa xã hội”. Cũng có nghĩa là mục tiêu mà chúng ta, nói đúng hơn là Đảng áp đặt cho cả dân tộc ta, cho toàn xã hội phải hướng tới một mục tiêu mù mờ để ra sức xây dựng”. Tương lai đã đúng khi cho rằng, chủ nghĩa tư bản không còn nguyên nghĩa nữa. Nhưng xin lưu ý ông, những dấu hiệu đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa tư bản không hề thay đổi. Đó là chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản về tư liệu sản xuất. Đã từ lâu, giai cấp tư sản thực hiện bán cổ phần cho giai cấp công nhân, nhưng ông chủ tư sản vẫn chiếm số lượng cổ phiếu áp đảo. Nói cách khác, cơ sở sản xuất vẫn do ông chủ nắm giữ và chính ông ta có quyền quyết định mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy là, vai trò, vị trí của chủ - thợ cũng rất rõ ràng, không có gì khác trước cả.
Các nước tư bản còn khả năng phát triển, vì sự phát triển của nó chưa tới giới hạn, nên trong quá trình phát triển điều tất yếu là phải quan tâm đến an sinh xã hội. Mặc dù vậy, bần cùng hóa tương đối và bần cùng hóa tuyệt đối mà C. Mác đã chỉ ra đến nay xã hội tư bản vẫn không có gì thay đổi. Cho nên, mặc dù, chủ nghĩa tư bản không còn nguyên nghĩa, nhưng chủ nghĩa tư bản vẫn là chính nó. Bởi cái mà chủ nghĩa này thay đổi chỉ là sự thay đổi những cái không thuộc về bản chất của chủ nghĩa tư bản mà thôi.
Về chủ nghĩa xã hội, đúng là chưa có trong thực tiễn. Xin lưu ý ông rằng, chưa có chứ không phải không có. Nhưng thực tiễn đã chứng tỏ rằng, chưa có mà không dám dấn thân thì không bao giờ tìm ra chân lý. Lịch sử nước ta cho thấy, phong kiến phương Bắc đô hộ dân tộc Việt Nam cả nghìn năm. Nghìn năm so với một đời người thì quá dài và đời người quá ngắn ngủi. Nếu cứ suy nghĩ như Tương Lai: cả nghìn năm dân tộc ta đã chịu cảnh đô hộ của phong kiến phương Bắc như thế rồi, thì phải chấp nhận thôi. Và như vậy, không có cuộc cách mạng nào đánh đổ phong kiến phương Bắc để giành độc lập dân tộc chứ gì? Nhưng không. Dân tộc ta không phải ai cũng suy nghĩ như ông. Những người con yêu nước Việt Nam với ý thức tự tôn dân tộc, nên dù phong kiến phương Bắc có đô hộ cả nghìn năm, vẫn có những người đứng lên tạo dựng ngọn cờ tập hợp nhân dân vùng lên quyết đánh đổ phong kiến phương Bắc, dân tộc ta mới được độc lập như ngày nay đấy ông ạ. Lịch sử hiện đại của dân tộc ta cũng cho thấy, dù thực dân Pháp đô hộ gần thế kỷ, nhưng không chịu khuất phục, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ đã đứng lên đánh đổ thực dân giành độc lập dân tộc. Nếu cứ lối suy nghĩ của ông: gần thế kỷ có làm gì được thực dân Pháp đâu, thôi thì cam chịu kiếp ngựa trâu chứ gì? Trong khoa học cũng vậy, nếu tìm chân lý mà không dám dấn thân, chỉ dám đi theo con đường mà người khác đã đi thì làm gì có sự phát triển, làm gì tìm ra được chân lý mới. Thực tế cho thấy, trong khi cả giáo hội, thế giới quan niệm: trái đất đứng im, chỉ có một nhà khoa học với niềm tin khoa học của mình quả quyết rằng: trái đất không đứng im mà nó tự quay quanh mặt trời, dù có phải trả giá bằng tính mạng, nhà khoa học đó vẫn khẳng định và điều đó về sau được khoa học chứng minh nhà khoa học này đã đúng. Như vậy, thực tiễn chứng tỏ, chân lý không phải thuộc về số đông. Cho nên, ngày nay, mặc dù các nước kiên định con đường phát triển xã hội chủ nghĩa không nhiều, nhưng không không vì thế mà cho rằng, các nước lựa chọn con đường phát triển chủ nghĩa xã hội là sai lầm. Thế thì làm sao phải từ bỏ con đường phát triển chủ nghĩa xã hội hả Tương Lai?
Ông nói đưa dân tộc đi theo chủ nghĩa xã hội là “sự mù mờ” (!), lại chứng tỏ ông chưa nghiên cứu Cương lĩnh xây dựng đất nước lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011). Cương lĩnh đã xác định rõ các đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng. Ông hãy tìm nghiên cứu! Ở đó, cho thấy, những đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa mà dân tộc ta đang xây dựng. Tất nhiên, xã hội đó do chưa có trong lịch sử, nên trong quá trình xây dựng, phải vừa thiết kế, vừa thi công để làm sao xã hội đó khắc phục được những khuyết tật của các chế độ xã hội trước, mang lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc nhất cho nhân dân; đồng thời, bảo vệ được độc lập dân tộc, thống nhất, toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ quốc gia, v.v. Vì thế, nó đòi hỏi phải có thời gian dài, rất dài. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: không biết đến thế kỷ XXI đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện hay chưa cũng vì thế! Xin lưu ý là chủ nghĩa xã hội hoàn thiện, nói cách khác chủ nghĩa xã hội đích thực, còn hiện nay chúng ta xây dựng xã hội hướng tới chủ nghĩa xã hội, nên có mặt đạt được, có mặt chưa đạt được cần tiếp tục xây dựng, mặt đạt được cũng cần tiếp tục hoàn thiện và nâng cao. Điều đó chứng tỏ việc xây dựng xã hội mới đòi hỏi quá trình gian khổ và lâu dài, nhất là xã hội ấy chưa có trong lịch sử, nhưng là người cách mạng phải có niềm tin cách mạng ông ạ. Tương Lai về già xem ra lập trường thiếu sự kiên định, niềm tin cách mạng không biết đánh mất từ bao giờ? Để ông ta luôn luôn có những phát biểu, ý kiến không đồng thuận với đường lối của Đảng như thế. Nên có người gọi ông là người đi ngược quả không sai!
1 comments:
Mọi luận điệu xuyên tạc lịch sử, chống phá Đảng và Nhà nước ta đều nhằm thực hiện mưu đồ đen tối; chúng ta phải đấu tranh vạch mặt bọn chúng để làm trong sạch đời sống tinh thần của xã hội.
Post a Comment