Dec 28, 2015

MINH TRIẾT THẾ SAO?

Tre Việt - Ngày 26-12-2015, Nguyễn Khắc Mai có bài viết: “Đại hội XII Đảng Cộng sản Việt Nam đối diện với Năm Chữ Chính” được một số trang mạng “lề trái” đăng tải. Đọc bài viết, thấy rõ ông ta dẫn ra những kiến thức làm ra vẻ mình là người am hiểu, nhưng thực chất chỉ là “thùng rỗng kêu to”. Tác giả Đông La trong bài viết: “Minh triết du côn” đã viết: “Nguyễn Khắc Mai là đương kim Giám đốc Trung tâm Minh Triết Việt Nam, một trung tâm ra đời năm 2008, thuộc Liên hiệp các hội KHKT,… Hai chữ minh triết tưởng dễ hiểu nhưng không ngờ giới “tinh hoa” nước mình cũng lại hiểu lung tung đến vậy”. Đông La dẫn ra quan niệm của một số tác giả và chỉ ra các quan niệm đó đúng sai như thế nào; trong đó, có quan niệm của Nguyễn Khắc Mai và kết luận: “Như vậy, Nguyễn Khắc Mai, một người chưa hiểu chính xác chữ minh triết, lại làm giám đốc một trung tâm minh triết, rồi bàn về minh triết e rằng sẽ có nhiều huyên thuyên”!
          Đúng vậy. Về tính chính danh của Đảng Cộng sản Nguyễn Khắc Mai viết: “Có rất nhiều sự rối loạn về chính danh của Đảng Cộng sản. Thứ nhất là danh xưng “Cộng sản” không phản ảnh đúng cái tên Kommunismus. Thuật ngữ này trong tiếng Đức, Anh, Pháp, Nga… đều được hiểu là chủ nghĩa cộng đồng. Chữ cộng sản, nhiều người cho là người Nhật dịch đầu tiên rồi truyền sang Tàu, vào Việt Nam khoảng đầu thế kỷ XX”. Về vấn đề này, trên trang http://cunom.blogspot.com/ có bài nguyễn-khắc-mai-bịa-đặt-về-chủ-nghĩa cộng sản đã viết: “Lần đầu tiên tôi được biết đến ông Nguyễn Khắc Mai là qua một bài viết có tên là “Minh Triết Các Mác hay những nghịch lý cộng sản”. Than ôi, đó là một bài viết đầy những dối trá, bịa đặt và xuyên tạc tư tưởng của Marx”; “Khái niệm minh triết của ông Nguyễn Khắc Mai là một thứ chủ nghĩa duy linh đội lốt khoa học, thế nên nó được học bằng thần hứng (trực cảm, tâm linh). Nói nôm na là người ta có thể sẽ gọi hồn ông Marx lên để học tư tưởng Marx cho nhanh”; “ông Nguyễn Khắc Mai bịa đặt hoàn toàn về từ “Kommunismus” [một từ tiếng Đức], nếu tra từ đó bằng tiếng Đức, tiếng Anh, tiếng Pháp hay bất cứ thứ tiếng nào, với bất cứ từ điển nào thì kết quả đều là khái niệm về “chủ nghĩa cộng sản”, nhấn mạnh đến yếu tố kinh tế. Khái niệm “chủ nghĩa cộng đồng” mà ông Nguyễn Khắc Mai cho là đúng thì trong tiếng Đức người ta dùng một từ khác để diễn đạt, đó là từ “Kommunalismus”. Các ngôn ngữ khác cũng có từ tương tự, “chủ nghĩa cộng đồng” là một khái niệm đề cập đến văn hóa và chủng tộc. Chả biết minh triết rồi sẽ đi đến đâu, nhưng “ngu” triết thì đã rất rõ ràng”.
Còn Lữ Phương trên vietstudies với bài MinhTrietTheNaySao? Khi thấy Nguyễn Khắc Mai viết: “Cái gọi là giá trị minh triết đầu tiên của C. Mác là sự thừa nhận không có chủ nghĩa cộng sản. Hai ông nhiều lần khẳng định điều này (xem Ăng ghen trả lời phỏng vấn của K. Heinzen, cũng như bài tựa tác phẩm Cuộc đấu tranh giai cấp ở Pháp)”, đã: “nhận ra những sai lầm không thể nào tưởng tượng nổi của một nhân vật “hiện là giám đốc Trung tâm nghiên cứu Văn hóa Minh Triết”. Bởi theo Lữ Phương: “điều ông Mai gọi là “Ăng ghen trả lời phỏng vấn của K. Heinzen” thực sự là những lời luận chiến phê phán những nhận xét sai lầm của K. Heinzen về chủ nghĩa cộng sản của Marx: “Heinzen hình dung… Chủ nghĩa cộng sản không phải là một học thuyết mà là một phong trào đem vào thực hiện không phải từ những nguyên lý mà từ các sự kiện”; mà theo Ăng ghen: “Trong chừng mực là một lý thuyết, chủ nghĩa cộng sản là biểu hiện lý luận vị trí của giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh giữa tư bản và vô sản, là sự tổng kết những điều kiện cho sự giải phóng giai cấp vô sản”. Lữ Phương kết luận: “Tôi hết sức ngạc nhiên về thái độ quá dễ dãi (hoàn toàn thiếu thận trọng) trong cách đọc văn bản của ông Nguyễn Khắc Mai cũng như cách ông viện ra khái niệm gọi là “giá trị minh triết” để giải thích xuyên tạc tư tưởng của Marx”.
Nguyễn Khắc Mai còn nhắc lại cuốn sách Hồ Chí Minh sinh bình khảo (khảo cứu cuộc đời của Hồ Chí Minh)” của Hồ Tuấn Hùng (xưng là cháu nội của nhân vật trong sách) để đặt sự nghi ngờ Hồ Chí Minh và Nguyễn Ái Quốc không phải là một người(!). Ông Mai là cử nhân lịch sử, nghiên cứu về lịch sử mà còn đặt câu nghi vấn theo kiểu “ăn theo nói leo” không có sự tư duy chỉ biết nói theo như con vẹt là sao? Điều hiển nhiên như thế mà còn nghi ngờ. Ông quả là người hoang tưởng. Vết sẹo ở dáy tai của Hồ Chí Minh khi còn nhỏ đi câu cá bị lưỡi câu ngoắc phải, chị gái đến thăm những năm đầu Người làm Chủ tịch nước đã nhận ra và thốt lên: “đây rồi, đúng cậu ấy đây rồi” nói lên điều gì? Khi về thăm quê, Người cùng bạn bè thủa nhỏ ôn lại kỷ niệm chứng tỏ cái gì thưa ông? Ông đòi Đảng, Nhà nước phải làm rõ việc này, thì chỉ có những đứa trẻ thiểu năng mới tin tin đồn của trẻ trâu ông Mai ạ. Ông có phải là thiểu năng đâu, mà là giám đốc Trung tâm Minh Triết Việt cơ mà!? Lại lần nữa thấy rõ cái gọi là minh triết của ông nó như thế nào.
          Với minh triết của ông Nguyễn Khắc Mai như vậy, nên ông ta viết về Đảng: “Cho đến khi cùng đường thì phải “đổi mới”, thực chất là thực hiện dè dặt những hình thức và phương thức của chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên do thực hiện những hình thức tư bản chủ nghĩa mà vẫn duy trì Marx – Lenin nên về cơ bản không thể thực hiện phương thức tư bản chủ nghĩa hiện đại, thành ra đã sản sinh một thứ chủ nghĩa tư bản vừa hoang dã vừa quái dị với những quan hệ xã hội rất phong kiến”. Điều đó chứng tỏ ông ta chưa nghiên cứu chính sách kinh tế mới (NEP) của V.I. Lê-nin. Chính sách ấy đã thực hiện những hình thức kinh tế trung gian, với bước đi quá độ, nhằm bắc những “chiếc cầu nhỏ” để đi lên chủ nghĩa xã hội. Nhờ thực hiện chính sách kinh tế mới mà Liên Xô đã vượt qua được những khó khăn chồng chất của những năm đầu mới giành được chính quyền, mặc dù khi đó bị 14 nước đế quốc bao vây. Không những thế, Liên Xô còn đánh bại phát xít Đức, cứu loài người khỏi hiểm họa diệt chủng của chủ nghĩa phát xít. Nước ta ngày nay đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nên còn những mảng, những bộ phận chưa phải của chủ nghĩa xã hội, chưa có chủ nghĩa xã hội đích thực. Đảng, Nhà nước ta đang tiếp thu thành tựu của nhân loại để xây dựng đất nước. Đó là thành tựu về khoa học - công nghệ, về quản lý kinh tế và nguồn vốn thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), thực chất là chấp nhận hình thức xuất khẩu tư bản. Vì thế, Nguyễn Khắc Mai cho rằng “thực chất là thực hiện dè dặt những hình thức và phương thức của chủ nghĩa tư bản”, chính là sự khôn khéo của giai cấp vô sản đã bắt giai cấp tư sản phải cày trên mảnh đất của mình, sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước (bởi ở đó đã có ¾ là chủ nghĩa xã hội như V.I. Lê-nin nhận xét) để xây dựng đất nước theo yêu cầu của giai cấp vô sản.
Nguyễn Khắc Mai cho rằng: “Chỉ mỗi mình Đảng là đang hoạt động không có luật định. Vì thế tính chính thống của Đảng hiện nay là nửa vời”(!). Đảng là một tổ chức chính trị thuộc hệ thống chính trị. Vì vậy, Đảng cũng như các tổ chức chính trị khác của hệ thống chính trị phải chấp hành Hiến pháp và hệ thống pháp luật của đất nước, chẳng nhẽ ông không thấy sao? Không những thế, Đảng và mỗi đảng viên của Đảng còn phải chấp hành Điều lệ Đảng, đây cũng có thể coi là Luật Đảng; đồng thời, chấp hành những điều đảng viên không được làm theo Quy định 47-QĐ/TW, ngày 01-11-2011 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Như vậy, những điều mà công dân khác làm được, nhưng là đảng viên của Đảng thì không được làm. Chẳng nhẽ đó không phải là luật sao mà ông nói Đảng “hoạt động không có luật”?

          

1 comments:

Dàn karaoke công sở said...

Hiện nay có rất nhiều kẻ phản động vì những đồng tiền dơ bẩn đã xuyên tạc và chống phá đất nước; chúng ta phải vạch trần và đấu tranh loại bỏ thủ đoạn của chúng

Post a Comment