Jun 25, 2016

QUAN ĐIỂM CỦA CÔ GIÁO TRẦN THỊ MỸ HÀ

Tre Việt - Từ ngày 20/6/2016 đến nay, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều bài viết bức xúc về phát ngôn của cô Trần Thị Mỹ Hà - Tổ trưởng tổ Văn trường Trung học phổ thông Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội đăng trên facebooker cá nhân với nội dung: “Giống cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh đại học. Ku Tây không thích điều này)”. Cùng với phát ngôn này là ảnh và tin “Vợ phi công Trần Quang Khải được đặc cách tuyển dụng vào ngành Giáo dục”.

Trong khi cả xã hội đang thương sót, chia buồn và có một số hoạt động bù đắp lại sự mất mát to lớn với gia đình, Quân đội, nhất là vợ, con Đại tá, phi công Khải. Điển hình một số việc làm: Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tuyển dụng đặc cách vợ Đại tá, phi công Khải vào dạy ở trường Trung học phổ thông Chu Văn An. Thiết nghĩ, Vợ của phi công Khải đã có bằng thạc sĩ và cũng đang dạy hợp đồng, làm gia sư thì sao không đủ điểm mà phải “cộng” để làm cô giáo cơ chứ. Phát biểu của cô Hà khiến người ta có quyền đặt câu hỏi: liệu có phải cô đang ghen tỵ không? Không chỉ Chủ tịch UBNDTPHN mà cả xã hội đều hướng vào thực hiện tốt hơn chính sách hậu phương quân đội. Một doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh (xin giấu tên) và một số bạn đọc khác cùng nhau quyên góp qua Báo Thanh Niên tặng cháu Vân (con gái phi công) sổ tiết kiệm trị giá 50 triệu đồng. Tập đoàn Mường Thanh trao tặng cho gia đình Đại tá Khải căn hộ có diện tích 80m2, thuộc Khu đô thị Thanh Hà - Cienco5 Land (phường Kiến Hưng, Hà Đông - Hà Nội), v.v.
Cùng thời điểm cô Hà đưa nội dung trên lên trang cá nhân thì một nữ sinh “nối nghiệp” - Vũ Phương Trang (18 tuổi) hiện học Đại học Sư phạm Hà Nội đã xúc động viết nhiều bài thơ không kịp đặt tên đưa lên trang cá nhân của mình với nội dung đầy tính nhân văn, như: “Con xin mẹ an ủi sóng đừng tràn/ Giông đừng tới, bão mưa đừng lớn/ Chỉ một chút êm đềm biển gợn/ Giúp các anh con cập bến đất liền. Một nỗi đau chưa định nghĩa được tên/ Mẹ nỡ lòng khiến con đau lần nữa/ Hai phi cơ, mười bông hoa đang nở.../ Mẹ đừng đùa... Mẹ giấu các anh đâu?”. “Bố Khải ơi... con hỏi bố chuyện này/ Sao bố cứ nằm im mãi thế?/ Xong chuyến bay lần nào bố cũng kể/ Sao hôm nay bố chẳng nói câu gì?/ Bố Khải ơi... Bố mở mắt ra đi.../ Bố đã ngủ mấy ngày rồi đó!/ Bố kể rằng kỷ cương quân đội khó.../ Ăn ngủ, nghỉ ngơi, phải đúng giờ mà?”. “Anh Khải về rồi, các anh biết tin chưa?/ Anh còn mải kiếm tìm chi nữa/ Anh Khải về, lặng im nghe đất thở/ Ngóng các anh sao mãi chẳng về?”, “Các anh về đi... Tổ quốc mình vỗ về/ Dạo biển khơi... Đêm lạnh... Để làm gì?/ Về đi anh... Đất nước lệ đẫm mi/ Mong các anh từng giây, từng phút đó!/ Về đi nhé, tiếng dân mình đang ngỏ/ Đây là mệnh lệnh... Các anh có nghe không?". Cảm xúc trào dâng ở cô nữ sinh thể hiện qua các bài thơ không chỉ là của riêng em, mà đó là của cả xã hội - cộng đồng người Việt Nam cả ở trong nước lẫn ở ngoài nước. Vậy mà, Cô lại vô cảm đến lạnh lùng trước nỗi đau, nỗi mất mát lớn của gia đình, đồng đội và của cả xã hội. Bởi lẽ, người với người sống để yêu nhau.
Thật đau lòng khi đọc được nội dung này trên trang cá nhân của Cô. Còn đau lòng hơn khi một bạn Facebook Xuân Thị Hồng Nguyễn khuyên Cô: “Em nghĩ C (chị) nên gỡ bài này xuống đi ạ”. Bà khẳng định “không gỡ”. Vậy là quan điểm của Bà đã rõ: sai trái, đi ngược lại với xã hội, với thuần phong mỹ tục người Việt Nam: nghĩa tử là nghĩa tận.
Tre Việt thầm nghĩ Cô là Tổ trưởng Tổ văn của trường Trung học phổ thông chắc hẳn trình độ, nhân cách cũng đủ là gương sáng cho thày, trò trong trường. Hơn thế, Cô là người làm sống lại nhiều nhân vật, nhất là những nhân vật đã dũng cảm hy sinh vì đất nước, con người Việt Nam trên các mặt trận. Nhưng không, với những gì mắt thấy thì Cô đã làm ngược lại hủy hoại thanh danh của cá nhân, Nhà trường; trong đó, có tổ văn của Cô.

So sánh giữa Cô và em Trang, Tre Việt nhận thấy chủ trương đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo của Đảng những năm qua là đúng đắn, sáng tạo. Chúng ta cần thực hiện nghiêm túc chủ trương này để tạo ra một thế hệ người Việt Nam; trong đó, có thầy giáo, cô giáo vừa có tâm, vừa có đức, vừa có tầm. Thế hệ này, sẵn sàng thay thế Cô và những người như Cô, tạo động lực thúc đẩy đất nước phát triển; chất xúc tác để cộng đồng người Việt gắn bó, yêu thương nhau nhiều hơn./.

3 comments:

Unknown said...

Bản chất tốt đẹp của người Cộng Sản không phải chỉ có: Dám nghĩ và dám làm mà cái chính là ở chỗ dám làm, dám chịu.
* Nếu đ/c Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chưa có

câu trả lời trước công luận
- Nếu Đ/C còn lăn tăn do dự, còn nghe ngóng, còn suy nghĩ ...
- Nếu Đ/C Chưa dám khẳng định việc làm của mình là đúng hay là sai?
- Nếu Đ/C là người mang trong mình dòng máu của người Cộng Sản thứ thiệt
Thì Đ/C phải khẩn trương suy ngẫm, sớm cho mọi người biết quan điểm của mình đừng im lặng như thế kể cả là một câu xin lỗi
Theo như tôi : Tôi là một ngu dân vừa thất học, lại tài hèn, sức mọn. Tôi thiết nghĩ : Tổ Quốc là tài sản vô giá của mọi người dân đất Việt. Khi Tổ quốc bị xâm lăng thì những người yêu nước đau lòng, còn những kẻ tham lam thì khoái trí, những kẻ có máu lạnh thì dửng dưng trước nỗi đau, trước sự hy sinh của đồng loại. Chẳng có sự hy sinh nào cao cả hơn sự hy sinh của những người chiến sĩ cách mạng cho Tổ Quốc. Bởi lẽ sự hy sinh của người Cộng Sản là để đem lại cho non nước chung một màu cờ, cho Bắc Nam xum họp một nhà , cho đất nước trọn niềm vui. Đất nước hòa bình, hiểm họa xâm lăng của Quốc gia láng giềng tuy là tiềm ẩn. Sự hy sinh của các anh ngày hôm nay là để đổi lấy bình yên cho dân tộc cho nền an ninh Quốc gia ... Người dân Việt Nam đời đời ghi nhớ và biết ơn các anh...
Nhưng giờ đây trong cơ chế thị trường: Một số người tuy rằng được học đầy đủ nhưng họ đã bị: ánh bạc, mùi đồng, chất đô la làm lu mờ đi nhân phẩm, họ trở thành những con người sống theo kiểu (( Ăn cháo rồi đá bát )) .Họ thờ ơ trước nỗi đau người khác Như dân ta thường nói (( Cháy nhà phố, dân bình chân như vại )) bởi vì cháy nhà người ta có ảnh hưởng gì tới quyền lợi của nhà tôi đâu.

Ghế giáo dục, Cô ngồi trễm trệ
Bởi học trò, gánh phận bưng bê
Chân cô phân dính bết bê,
Tay cô cầm đuốc soi rê chân người…
Dạy văn là dạy làm người
Học cô (( Là mơ ước mọi người tang gia ))
Cháy nhà, mặt chuột lòi ra
Miệng cô là giáo, tâm là lái trâu ?
Gương này: tìm ở nơi đâu ?
Ở ngay Hà nội : đẹp giàu Nhân Văn

Không biết Trường THPT Trần Nhân Tông quận Hai Bà Trưng Hà nội còn có Đ/C giáo viên dậy văn nào ? có tấm lòng thương người và đức tính cao thượng, khảng khái, thái độ tôn trọng cấp trên hơn cô giáo nói trên này không ?


Đ/C Nguyễn Đức Chung

Là Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội được mọi tầng lớp và người dân đồng tình ủng hộ, vì Đ/C đã lệnh ( Tuyển đặc cách vợ Liệt sỹ Khải vào làm giáo viên của trường THPT Chu Văn An ) đó là một quyết định đúng đắn, một nghĩa cử cao đẹp. Nhưng Đ/ C lại không dám nhận vinh dự đó: Vì Đ/C còn lo ngại và sợ sự phán xét của cô giáo dậy văn là Trần Thị Mỹ Hà ở trường THPT Trần Nhân Tông

pp said...

Chúng ta nên thông cảm cho cô Hà, mặc dù có trình độ, có kiến thức nhưng cái tâm và cái tầm suy nghĩ của cô chưa đủ để vượt qua cái tôi quá lớn. Hy vọng cô sẽ sớm thoát ra khỏi cái vỏ bọc bề ngoài trí thức hoành tráng mà cô đang khoác trên mình.

Chọn mua cục đẩy công suất said...

Tổ Quốc là tài sản vô giá của mọi người dân đất Việt. Khi Tổ quốc bị xâm lăng thì những người yêu nước đau lòng, còn những kẻ tham lam thì khoái trí, những kẻ có máu lạnh thì dửng dưng trước nỗi đau, trước sự hy sinh của đồng loại.

Post a Comment