Sep 26, 2016

Võ Đoán

 Tre Việt - Lợi dụng một số phương tiện thông tin đưa tin Công an hình sự huyện Đông Anh, Hà Nội cản trở nhà báo của Báo Tuổi trẻ tác nghiệp theo Luật Báo chí, trên mạng in-tơ-nét xuất hiện bài viết xuyên tạc bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Họ cho rằng, Điều 24 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 ghi rõ: "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí,  tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định". Điều 258 Bộ luật Hình sự lại quy định: "Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân: 1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm". Do vậy, mới có tình trạng Công an cản trở phóng viên tác nghiệp, vi phạm quyền tự do ngôn luận được hiến định trong Hiến pháp 2013. Đó là bản chất của chế độ chủ nô (!).
Ai cũng biết, Hiến pháp là đạo luật gốc, cho nên nước nào cũng phải trên cơ sở Hiến pháp mới xây dựng các luật khác quy định cụ thể. Không chỉ có vậy, để luật pháp đi vào cuộc sống còn phải có các nghị định, thông tư, hướng dẫn thi hành nữa. Vì thế, giữa Điều 25 Hiến pháp 2013 với Điều 258 Bộ luật Hình sự không mâu thuẫn nhau và đúng với luật pháp quốc tế. Điều 19Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị khẳng định: "1: Mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình mà không ai được can thiệp. 2: Mọi người có quyền tự do ngôn luận… 3. Việc thực hiện những quy định tại mục 2 của điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, có thể phải chịu một số hạn chế nhất định… để: Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác; Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của công chúng".
Thế còn, có đúng một vài Công an Hình sự huyện Đông Anh cản trở nhà báo tác nghiệp như một số phương tiện đưa tin hay không, chưa có kết luận chính thức. Mới đây, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu các cơ quan chức năng điềtra làm rõ, nếu đúng như tin đã đưa thì xử lý những cán bộ công an này nghiêm minh theo đúng pháp luật. Điều ấy cho thấy, các cấp chính quyền không hề nương tay với những ai vi phạm pháp luật. Cho nên, không từ một vài cá nhân vi phạm pháp luật mà quy kết cho bản chất của cả một chế độ, của Nhà nước. Đó là sự võ đoán./.

2 comments:

sonnguyen said...

Nhà báo và công an
Câu chuyên này thì đã rõ. Công an có lỗi và PV Tuổi trẻ cũng có lỗi. Cái quan trọng là dựa vào đó, một số kẻ lại ăn vạ theo kiểu chí phèo và đổ tội cho Việt nam vị phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí với mục đích kích động vớ vẩn. Hãy tỉnh táo, đừng võ đoán.

Lắp đặt hội thảo said...

Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đối với cấp ủy, tổ chức đảng, của cả hệ thống chính trị và mọi cán bộ, đảng viên.

Post a Comment