Dec 27, 2016

Làng "Zân chủ" tự vả miệng nhau



Tre Việt - Không ai lạ gì bộ mặt thật của đám zận “dân chủ” bởi những hoạt động vu cáo, xuyên tạc, gây rối, chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam của chúng. Một trong những mục tiêu mà bọn zận “dân chủ” tập trung chống phá là hòng xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chúng tìm mọi cách để vu khống, bôi nhọ nhằm hạ thấp vai trò, uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam; từ đó, chúng đòi đa nguyên, đa đảng, v.v.
Nổi lên trong đám zận “dân chủ” không ai không biết Lê Công Định, một kẻ có trình độ học vấn được chúng quan tâm rất chu đáo. Đám zận “dân chủ” luôn tung hô các hành vi vu cáo, xuyên tạc sự thật, tiến hành các hoạt động chống phá đất nước của Lê Công Định. Vì thế, bọn “dân chủ” trong và ngoài nước mặc nhiên coi Định là một nhà “dân chủ” thực thụ, là chỗ dựa của làng “dân chủ” Việt.
Trớ trêu thay, vừa qua trên status cá nhân của mình, Lê Công Định đã thú nhận: “dù bị mọi người chỉ trích vì các chính sách trong quá khứ và hiện tại, thú thật Đảng Cộng sản vẫn là tổ chức hùng mạnh nhất. Do đó, để giải quyết các vấn nạn của xã hội ngày nay, vai trò của họ vẫn còn rất quan trọng. Đây là sự thật không thể bác bỏ”.
Lê Công Định
Lời thú nhận của Định đã chính thức khẳng định vai trò to lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá khứ cũng như hiện tại là không thể chối bỏ. Điều đó cũng cho thấy cái mục tiêu duy nhất mà đám zận “dân chủ” hướng đến là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, thực hiện việc đa nguyên, đa đảng từ trước đến nay là hoàn toàn sai; những luận điệu vu cáo, xuyên tạc sự thật của chúng đều vô tác dụng.
Mọi người đặt giả thuyết: phải chăng một zận “dân chủ” hoạt động tích cực như Lê Công Định lại “rửa tay, gác kiểm” lui về “ở ẩn”? Hay Lê Công Định đã nhận ra những việc làm sai trái của mình thời gian qua, bị “quả báo” mà kịp thời tỉnh ngộ, hướng thiện?
Song, có một điều chắc chắn rằng, việc thú nhận của Định đã làm đám zận “dân chủ” loạn. Không loạn sao được, khi mà bọn zận “dân chủ” có nằm mơ cũng không bao giờ nghĩ rằng: Lê Công Định không cùng phe cánh mình? Thế mà bây giờ, giữa thanh thiên bạch nhật, giữa bàn dân thiên hạ Định lại thừa nhận vai trò to lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với đất nước là không thể chối bỏ.

Việc thú nhận của Lê Công Định không chỉ tát vào những cái miệng hay “la làng, ăn vạ”, “vu khống”, xuyên tạc của bọn zận “dân chủ” mà còn dội một gáo nước lạnh vào làng “dân chủ” khiến không ít kẻ ngã ngửa./. 

Dec 26, 2016

Nhận xét hồ đồ về quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam

TRE VIỆT - Mới đây trên mạng internet xuất hiện ý kiến cho rằng, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam không được bảo đảm. Đó là nhận xét hồ đồ, không có căn cứ.

Thật vậy, ở Việt Nam, không một tôn giáo nào hoạt động đúng pháp luật mà bị cấm đoán. Việc người dân theo hay không theo tín ngưỡng, tôn giáo nào là trên cơ sở tự nguyện. Tuyệt nhiên, không có chuyện các cấp chính quyền ép buộc người dân phải theo tín ngưỡng này hay theo tôn giáo kia. Giáo hội các tôn giáo khi được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân đều được chính quyền các cấp quan tâm và tạo thuận lợi để hoạt động tôn giáo bình thường trong khuôn khổ luật pháp. Các tín đồ tôn giáo là một phần không thể thiếu trong cộng đồng người Việt Nam, được hưởng mọi quyền lợi của một công dân Việt Nam theo quy định của pháp luật. Vì vậy, các tổ chức tôn giáo và tín đồ tôn giáo không ngừng tăng lên. Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, hiện nay, Nhà nước ta đã công nhận và cấp đăng ký hoạt động cho 39 tổ chức tôn giáo, một pháp môn tu hành, với trên 24 triệu tín đồ, chiếm 27% dân số. Cả nước có gần 53 nghìn chức sắc, 133,7 nghìn chức việc, 28 ngàn cơ sở thờ tự. Trên thực tế, ai chũng nhận thấy, các lễ: Nôen, Phật đản cũng như những lễ trọng khác của các tôn giáo và tín ngưỡng dân gian từ lâu đã trở thành ngày hội chung của toàn dân, lôi cuốn hàng vạn người tham gia. Nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo chính đáng ấy được chính quyền các địa phương tạo điều kiện đáp ứng. Việc xây dựng, sửa chữa, tu bổ nơi thờ tự diễn ra khắp nơi. Nhiều chính quyền địa phương còn cấp đất cho giáo hội làm nơi thờ tự, sinh hoạt tôn giáo.
          Tuy nhiên, công tác tôn giáo ở nước ta do nhiều nguyên nhân cũng đang phải đối diện với những khó khăn, thách thức. Trong đó, có khó khăn do cả khách quan và chủ quan; có những khó khăn về điều kiện kinh tế - xã hội, môi trường sống; có những khó khăn do ở cơ chế, chính sách, pháp luật và khâu thực hiện; nhưng cũng có khó khăn do sự khác biệt về nhận thức, do chưa thấu hiểu nhau giữa các cơ quan chức năng và các tổ chức tôn giáo; có khó khăn do sự xúi giục, kích động từ các thế lực thù địch.  

Nhằm khắc phục những khó khăn trên, để quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta được bảo đảm ngày một tốt hơn, Đảng, Nhà nước không ngừng hoàn thiện hệ thống đường lối, chính sách, pháp luật về tôn giáo. Tại Hội nghị gặp mặt giữa Thủ tướng Chính phủ với đại biểu các tổ chức tôn giáo được tổ chức ngày 19-12- 2016, ở Thành phố Hồ Chí Minh, đại diện các tổ chức tôn giáo đã đánh giá cao Luật Tín ngưỡng, tôn giáo vừa được Quốc hội thông qua và đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành chức năng khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành để Luật sớm đi vào đời sống./.

Dec 7, 2016

Phi-đen Ca-xtơ-rô và cách mạng Cu-ba mãi trường tồn



Tre Việt - Sau khi nhà lãnh đạo Phi-đen Ca-xtơ-rô qua đời, nhiều trang Facebook cá nhân của người Việt lưu vong ở nước ngoài và một số phần tử bất mãn, cơ hội chính trị, chống đối ở trong nước cho rằng, dấu hiệu sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội trên thế gới, trong đó có Việt Nam. Thật là hồ đồ, họ chẳng hiểu nhân tình thế thái và cũng chẳng hiểu gì về sức sống mãnh liệt của cách mạng Cu-ba cũng như của Phi-đen Ca-xtơ-rô. Mặc dù, phương Tây, đứng đầu là Mỹ chống phá quyết liệt, hòng dìm Hòn đảo tự do xuống đáy đại dương.
Tre Việt xin thưa, tên tuổi và sức sống của lãnh đạo Phi-đen Ca-xtơ-rô luôn gắn liền với cách mạng Cu-ba. Theo Ted Sorensen, cố vấn Nhà Trắng trong những năm Mỹ căng thẳng nhất với Cu-ba, kể lại: Phi-đen Ca-xtơ-rô là hoàn hảo nhất về “người sống sót”. Mặc dù, chính quyền độc tài Batista đàn áp dã man hòng đè bẹp cuộc cách mạng của ông, nhưng nó vẫn thành công. Ngay sau khi đảm nhận chức Chủ tịch Cu-ba, Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã tổ chức, huấn luyện và trang bị cho đội quân lưu vong của Cu-ba  đổ bộ vào Vịnh Con lợn để tiêu diệt cách mạng Cu-ba non trẻ. Ông và Cách mạng Cu-ba còn có sức sống mãnh liệt hơn cả những người khổng lồ thời kỳ chiến tranh lạnh, như: Tổng thống Pháp Charles de Gaulle, Thủ tướng Tây Đức Konrad Adenauer, Thủ tướng Anh Harold Macmillan, thậm chí cả Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông và ông Kennedy.
Ông và cách mạng Cu-ba cũng vượt qua nền kinh tế yếu ớt do lệnh cấm vận của Mỹ, hàng loạt âm mưu ám sát, phá hoại của CIA. Hơn thế, dưới sự dẫn dắt của Ông cách mạng Cu-ba vẫn đứng vững sau sự tan rã của Liên Xô - thành trì của chủ nghĩa xã hội và gần đây nhất là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008. Sức sống đó không chỉ tồn tại theo thời gian mà sẽ phát triển cả về không gian khi mà các lệnh cấm vận kinh tế của Mỹ ngày càng ít lý do để tồn tại, v.v.
Nói về lãnh đạo Phi-đen Ca-xtơ-rô và cách mạng Cu-ba, thật đúng với những lời chia buồn của lãnh đạo các nước đối với Ông và Nhân dân Cu-ba. Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi lãnh tụ Phi-đen Ca-xtơ-rô là “tấm gương khơi nguồn cảm hứng cho nhiều người, là người bạn thẳng thắn, đáng tin cậy và chân thật của Nga”. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố: “Nhân dân Trung Quốc vừa mất đi một đồng chí thân thiết và một người bạn chân thành”. Tổng thống Pháp Francois Hollande cho rằng trong thời Chiến tranh lạnh, lãnh tụ Phi-đen Ca-xtơ-rô đã mang lại cho người dân Cu-ba niềm tự hào về việc kiên định chống trả mọi ý đồ thống trị từ bên ngoài còn Giáo hoàng Francis bày tỏ đau buồn và tuyên bố sẽ cầu nguyện cho nhà lãnh tụ. Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố: “Tâm tư và những lời cầu nguyện của chúng tôi dành cho người dân Cu-ba ”. Ông còn nhấn mạnh Mỹ “muốn thiết lập quan hệ tốt đẹp” với người dân nước này.
Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam vô cùng xúc động và đau buồn sâu sắc trước sự mất mát to lớn của cách mạng Cu-ba; khẳng định tình đoàn kết chiến đấu kiên định của Việt Nam với những người Cộng sản và nhân dân Cu-ba anh em và cựu Chủ tịch Phi-đen Ca-xtơ-rô sẽ sống mãi trong sự nghiệp cách mạng Cu-ba và các dân tộc anh em trên thế giới. những người cách mạng Cu-ba và toàn thế giới sẽ tiếp tục tư tưởng và sự nghiệp của Phi-đen Ca-xtơ-rô. Vậy mà, ý kiến cho rằng, sự ra đi của Phi-đen Ca-xtơ-rô là “dấu hiệu của sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội” chỉ là ảo tưởng mà thôi./.

Dec 6, 2016

RFA chơi trò "đánh lận con đen"

Tre Việt - Ngày 02-12-2016, trên RFA có bài của Gia Minh (Phó ban Việt Ngữ của RFA) dưới dạng phỏng vấn có tựa đề: Thực trạng đàn áp, sách nhiễu tôn giáo tại Việt Nam(!) Ở bài viết này, Gia Minh đã phỏng vấn nhăng cuội “Một số chức sắc tôn giáo” rồi đi đến kết luận: “Một số chức sắc tôn giáo không theo hệ thống nhà nước, công khai phê phán chính quyền Hà Nội là mình liên tục bị sách nhiễu, đàn áp”(!)
Cần nói ngay rằng, đây là sự xuyên tạc đời sống tự do, tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam với mục đích xấu. Vì sao nói vậy?
Trước hết, đối tượng mà Gia Minh phỏng vấn là: Nguyễn Hồng Quang (kẻ tự xưng là Mục sư, người đứng đầu Hội thánh Tin lành mennonite độc lập - một tổ chức tôn giáo “ma” không được Nhà nước Việt Nam công nhận); Phan Văn Lợi (kẻ tự xưng là Mục sư, thuộc nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền ở Huế - cũng thuộc một tổ chức tôn giáo “ma” mà thôi). Thực chất, đây là hai kẻ suy đồi về đạo đức, thường đội lốt “chức sắc tôn giáo”, lợi dụng niềm tin tôn giáo của nhân dân và các tín đồ, tu sĩ, đời sống tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, có nhiều hoạt động lừa bịp, gây mất trật tự, an toàn xã hội, vi phạm pháp luật, chống đối chế độ,… làm ảnh hưởng đến uy tín của các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam và tinh thần đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc, uy tín của Hội thánh Tin lành và Công giáo Việt Nam, đã nhiều lần bị chính quyền Việt Nam các cấp giáo dục, nhắc nhở và xử lý theo quy định của pháp luật.
Vậy thử hỏi, những đối tượng mà Gia Minh thực hiện phỏng vấn liệu có khách quan? Không, hoàn toàn không! Vì thế, chẳng ai lạ gì, khi được Gia Minh “mớm” thì Nguyễn Hồng Quang vẽ ra rằng: “trong 45 ngày trở lại đây có 15 lần bị ném mắm tôm, chọi đá và chai thủy tinh,..”, rồi “ông ổng” than lên rằng: “… chúng tôi liên tục bị tấn công, bị đánh đập”(!) Không kém, Phan Văn Lợi “tố cáo” bị “… sách nhiễu rất nhiều,… nhịp độ gần đây có gia tăng”(!) Và từ những “chứng cứ” này, Gia Minh đi đến kết luận: “đó là thực tế ở Việt Nam”(!) Đúng chỉ có những kẻ “mặt dày” mới có thể trơ tráo xuyên tạc như vậy.
Ở Việt Nam, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo 
theo quy định của pháp luật đều được tự do hoạt động
Thực tế cho thấy, Việt Nam hiện nay có đời sống tín ngưỡng tôn giáo hết sức đa dạng; trong đó, có 39 tổ chức tôn giáo của 14 tôn giáo được Nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động, với 28 nghìn cơ sở thờ tự, hàng vạn chức sắc, chức việc, gần 25 triệu tín đồ (chiếm khoảng 27% dân số cả nước). Trong quá trình tự do thực hiện tín ngưỡng, đồng bào các tôn giáo ở Việt Nam đã phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, gắn bó, đồng hành cùng nhân dân cả nước thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Các tổ chức tôn giáo đã xây dựng đường hướng hành đạo, đó là: Đạo pháp-Dân tộc-Chủ nghĩa xã hội (của Phật giáo); Sống phúc âm giữa lòng dân tộc (của Công giáo); Sống phúc âm, phụng sự Thiên Chúa, phục vụ Tổ quốc và dân tộc (của Tin Lành) ; nước vinh, đạo sáng (của Cao Đài); Vì đạo pháp, vì dân tộc (của Hòa Hảo). Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 2013), Điều 24 quy định: “1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. 2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. 3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”. Những điều này hoàn toàn tương thích với Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị (năm1966): mọi người có quyền “tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo” nhưng phải chịu giới hạn vì “an ninh quốc gia, trật tự cộng cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của công chúng, hoặc những quyền và tự do cơ bản của người khác”. Thực tế cho thấy, hầu hết các quốc gia trong cộng đồng quốc tế, trong đó có Việt Nam đều ghi nhận và thực hiện quyền này trong hiến pháp, pháp luật. Ngay ở nước Mỹ, hoạt động biểu tình, cầu kinh,... cũng không thể tuỳ tiện tổ chức ở những nơi không được phép; những tổ chức giả danh tôn giáo, giáo phái cực đoan đều không được thừa nhận có tư cách và quyền như một tôn giáo; mọi hành vi hoạt động tôn giáo gây hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, vi phạm đạo đức và các quyền của người khác,… đều bị cấm và nghiêm trị theo pháp luật. Điều này là hoàn toàn đúng đắn và hết sức bình thường đối với tất cả các quốc gia, không chỉ có Việt Nam. Như vậy, những giới hạn về tự do tôn giáo của Hiến pháp 2013 trên thực tế là hoàn toàn tương thích với các văn kiện quốc tế về quyền con người. 
Ở Việt Nam, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định pháp luật đều được tự do hoạt động theo đúng hiến chương, điều lệ, giáo lý, giáo luật của các tôn giáo và không ngừng phát triển. Không chỉ tạo điều kiện, cấp phép cho các tổ chức tôn giáo hoạt động, xây dựng cơ sở thờ tự, đào tạo chức sắc, chức việc, phát triển giáo lý theo quy định của pháp luật, Nhà nước Việt Nam còn tạo điều kiện để các tôn giáo tổ chức nhiều sự kiện, hoạt động sôi động có ý nghĩa không chỉ trong nước mà còn cả khu vực và quốc tế. Năm 2015, các đại hội, đại hội đồng nhiệm kỳ, hội nghị, lễ hội lớn của các tôn giáo, như: Đại lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh; Lễ An vị Tổ đình Tòa thánh Châu Minh của Hội thánh Cao Đài Tiên Nhiên tổ chức tại tỉnh Bến Tre; Đại hội Đại biểu Nhơn sanh toàn phái lần thứ IV (nhiệm kỳ 2015-2020); Đại hội đồng Tổng hội lần thứ III của Hội Truyền giáo Cơ đốc Việt Nam nhiệm kỳ 2015-2019); Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung tại Tòa thánh Tây Ninh; Đại lễ kỷ niệm 90 năm khai đạo Cao Đài; Đại hội Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam (nhiệm kỳ 2015-2018); Đại hội lần thứ IV của Hội thánh Liên hữu Cơ đốc Việt Nam (nhiệm kỳ 2015-2017); Đại hội đồng lần thứ III của Giáo hội Cơ đốc Phục lâm Việt Nam (nhiệm kỳ 2015-2020),... diễn ra trang trọng, an toàn, thu hút đông đảo tín đồ, quần chúng nhân dân tham gia đã làm sinh động, phong phú bức tranh sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam; đồng thời được cộng đồng các tôn giáo trên thế giới thừa nhận, ủng hộ. Gần đây, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam đến thăm Va-ti-căng và được Đức Giáo hoàng Phanxico hoan nghênh và tổ chức đón tiếp trọng thị. Điều đó chứng tỏ mối quan hệ giữa Việt Nam và Va-ti-căng ngày càng phát triển, ngược lại hoàn toàn với sự vu cáo của một số kẻ đội lốt tôn giáo.
Đó là thực tế không thể phủ nhận. Như vậy, ở Việt Nam có tình trạng tự do tôn giáo đang bị Chính phủ “sách nhiễu, đàn áp” hay không? Không. Hoàn toàn không!

Việc RFA chơi trò “đánh lận con đen” với mục đích xấu, đã bị nhân dân Việt Nam và người yêu chuộng hòa bình, tự do, phát triển trên thế giới nhận rõ và bác bỏ./.

Dec 5, 2016

Lũ zận "dân chủ" lại mù



Tre Việt - Ngày 04-12-2016, Việt Nam dành nghi thức đặc biệt, Quốc tang, đúng vào ngày ở bên kia bán cầu, Nhân dân Cu-ba tổ chức an táng vị anh hùng huyền thoại: lãnh tụ Cu-ba Phi-đen Ca-xtơ-rô. Ấy cũng là sự tri ân với những tình cảm đặc biệt của Người dành cho Việt Nam, đồng thời bày tỏ sự kính trọng của nhân dân Việt Nam với một vĩ nhân của thời đại.
Thế nhưng, lũ zận “dân chủ”, điển hình là zận “dân chủ” Đoan Trang lại cho rằng: “Thời chiến tranh, một nửa đất nước không phải là bạn của Cu-ba và không nhận được gì từ Cu-ba”, “… nói chính xác thì là vì miền Bắc Việt Nam, chứ không phải vì cả Việt Nam” (!)
Không rõ, chúng không biết hay “giả điếc, giả mù”, cố tình không biết, nên xin được nhắc lại cách đây 50 năm trước, ngày 02-01-1966, tại Quảng trường Cách mạng Cu-ba, Chủ tịch Phi-đen Ca-xtơ-rô đã dõng dạc tuyên bố với thế giới tại Đại hội Đoàn kết 3 châu: Á - Phi - Mỹ La-tinh: “Vì Việt Nam, Cu-ba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình”. Lời tâm huyết đó góp phần tạo nguồn cổ vũ mạnh mẽ cho toàn quân, toàn dân Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh để đi đến thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Thực tiễn minh chứng, ngày 01-01-1959, cuộc khởi nghĩa vũ trang của nhân dân Cu-ba do lãnh tụ Phi-đen Ca-xtơ-rô lãnh đạo đã thành công, khai sinh nước Cộng hòa non trẻ tại Tây bán cầu. Việt Nam là một trong những nước sớm công nhận Chính phủ nước Cộng hòa Cu-ba khi ngày 02-12-1960 hai bên chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, thắp lên ngọn lửa sưởi ấm tình hữu nghị khăng khít. Ngày 16-9-1973, lần đầu tiên tới thăm Việt Nam, Chủ tịch Phi-đen Ca-xtơ-rô đã phất cao ngọn cờ của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trên vùng đất lửa Quảng Trị với câu nói truyền lửa đầy quyết đoán: “Các đồng chí hãy mang lá cờ vinh quang này cắm giữa Sài Gòn”, để rồi ngày 30-4-1975, lá cờ vinh quang ấy đã phấp phới bay trên nóc Dinh Độc Lập trong ngày Đại thắng. Giữa Quảng Trị, Chủ tịch Phi-đen Ca-xtơ-rô một lần nữa tuyên bố: “Vì Việt Nam, Cu-ba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình”. Cu-ba cũng là nước đầu tiên thành lập Ủy ban Đoàn kết với miền Nam Việt Nam, là nước đầu tiên công nhận Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, nâng quy chế ngoại giao, lập đại sứ quán tại mỗi bên. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam mở Cơ quan đại diện thường trú tại La Ha-ba-na do Cu-ba đài thọ kinh phí, sau đó chuyển thành Đại sứ quán khi Chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập; Cu-ba là nước đầu tiên lập “Đại sứ quán trong rừng” tại căn cứ Bắc Tây Ninh để sát cánh cùng quân và dân miền Nam trong cuộc chiến giành tự do, thống nhất đất nước. Như vậy, thời kỳ đó, ở Việt Nam có hai Đại sứ quán của Cu-ba. Tại Cu-ba cũng tồn tại hai Đại sứ quán của Việt Nam. Đó là Đại sứ quán của Việt Nam dân chủ cộng hòa và Đại sứ quán của Chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam. Đó là sự thật tát vào mặt lũ zận “dân chủ” cho rằng: có lẽ sự giúp đỡ của Cu-ba chỉ có nhiều ý nghĩa với miền Bắc Việt Nam.
Nhân dân Việt Nam không thể nào quên hình ảnh những thầy thuốc Cu-ba có mặt giữa mưa bom, bão đạn để cứu chữa nạn nhân của cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ hay các chuyên gia Cu-ba đổ mồ hôi trên những công trường để mở đường ở Đông Trường Sơn, phục vụ cho trận đánh cuối cùng, giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam đã trở thành những hình tượng không thể phai mờ của mối tình hữu nghị Việt Nam - Cu-ba. Đó là những sự kiện, hình ảnh, việc làm chí nghĩa, chí tình, đoàn kết, thủy trung trong sáng mà nhân dân Việt Nam không thể nào quên. Ngày nay, nó vẫn tạc vào thời gian, không gian minh chứng cho một tình bạn lớn trong lịch sử. Sau chiến tranh, Cu-ba vẫn tiếp tục kề vai sát cánh với nhân dân Việt Nam anh em trong quá trình tái thiết và phát triển đất nước. Hơn nửa thế kỷ với biết bao thăng trầm trôi qua, nhưng tình cảm giữa hai người anh em, một ở Tây bán cầu, một ở Đông bán cầu vẫn ngày một bền chặt, sâu sắc và nồng ấm hơn.
Thực tiễn đó còn nói lên rằng: trong mỗi thời khắc lịch sử quan trọng của Việt Nam kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1960, Chủ tịch Phi-đen Ca-xtơ-rô luôn ở bên Việt Nam, hết lòng ủng hộ với tất cả tình yêu thương. Vì thế, với người dân Việt Nam, Chủ tịch Phi-đen Ca-xtơ-rô luôn là một tượng đài của tình đoàn kết vượt không gian và thời gian, của tinh thần quốc tế vô sản trong sáng. Do đó, Việt Nam dành nghi thức đặc biệt, Quốc tang đối với lãnh tụ Phi-đen Ca-xtơ-rô, Người luôn coi Việt Nam là một phần quan trọng trong trái tim mình - nhân vật huyền thoại của cả thế giới là đúng. Đó là sự tri ân, sự kính trọng của nhân dân Việt Nam với một vĩ nhân của thời đại.
Lũ zận “dân chủ” hãy chống mắt mà xem, không chỉ Việt Nam, mà một số quốc gia khác cũng tổ chức quốc tang cho lãnh tụ Phi-đen Ca-xtơ-rô, như: Bắc Triều Tiên, Venezuela; Nicaragua cũng để quốc tang bằng thời gian ở Cu-ba, 9 ngày, Algeria để tang 8 ngày.

Tiếng nói lạc lõng của lũ zận “dân chủ” trong lúc này càng chứng tỏ cho mọi người thấy rõ bộ mặt thật xấu xa, hẹp hòi của chúng; đồng thời, càng thêm kính trọng, tôn kính lãnh tụ Phi-đen Ca-xtơ-rô!./. 

Thuận với lòng dân là luật pháp cao nhất


Nhiều người dân Việt Nam đến Đại sứ quán Cu-ba để
viếng lãnh tụ Phi-đen Ca-xtơ-rô

Tre Việt - Việc Đảng, Nhà nước ta quyết định để tang lãnh tụ Phi-đen Ca-xtơ-rô với nghi thức Quốc tang vào ngày 04-12-2016, có ý kiến cho rằng: "trái pháp luật vì Phi-đen Ca-xtơ-rô không phải là người Việt Nam". Đó là phát biểu của những người mang đầu óc hẹp hòi, thiển cận.
          Cần khẳng định, việc Đảng, Nhà nước ta quyết định để tang lãnh tụ Phi-đen Ca-xtơ-rô với nghi thức Quốc tang là thuận với lòng dân. Pháp luật cũng có khi bị lạc hậu do không theo kịp sự phát triển của thực tiễn. Thực tiễn luôn phong phú, đa dạng và không ngừng vận động, phát triển. Luật pháp được xây dựng trên thực tiễn của thời điểm luật được soạn thảo và ban hành, tất nhiên có sự dự báo, nhưng khó có thể dự báo được mọi sự vận động của thực tiễn. Vì thế, khi thực tiễn vận động, thay đổi, luật pháp cũng phải bổ sung, sửa đổi là việc làm bình thường của mọi quốc gia, dân tộc. Có những sửa đổi, bổ sung phải theo đúng trình tự của quy trình lập pháp, nhưng có những quyết định phải thực hiện ngay nếu không thời cơ sẽ qua đi, những người thực thi pháp luật sẽ có tội với lịch sử, có tội với nhân dân. Quyết định của Đảng, Nhà nước ta về việc để tang lãnh tụ Phi-đen Ca-xtơ-rô với nghi thức Quốc tang là trường hợp như thế! Điều đó thể hiện sự nhay nhạy, sáng suốt của Đảng, Nhà nước ta khi có quyết định kịp thời hợp với lòng dân. Ở Việt Nam từ Bắc chí Nam, từ miền xuôi đến miền núi, đâu đâu người dân cũng dành cho Phi-đen Ca-xtơ-rô tình cảm thân thiết, ruột thịt. Trong những ngày qua, dòng người nối tiếp nhau về Đại sứ quán Cu-ba ở Hà Nội viếng lãnh tụ Phi-đen Ca-xtơ-rô phần nào nói lên điều đó. Không chỉ có thế mà còn rất nhiều, rất nhiều người muốn về viếng, nhưng do điều kiện không về được, song trong lòng luôn tỏ thái độ thành kính với lãnh tụ Phi-đen Ca-xtơ-rô! Lòng người và tình cảm của người dân dành cho lãnh tụ Phi-đen Ca-xtơ-rô là thứ luật pháp cao nhất, những người có thâm thù với chế độ chỉ dựa vào "Phi-đen Ca-xtơ-rô không phải là người Việt Nam" để phản đối. Đúng! Phi-đen Ca-xtơ-rô về danh nghĩa chưa mang quốc tịch Việt Nam, nhưng với mỗi người dân Việt Nam yêu nước thì Phi-đen Ca-xtơ-rô đã là người Việt Nam từ lâu rồi! Vậy nên, Đảng, Nhà nước ta quyết định để tang lãnh tụ Phi-đen Ca-xtơ-rô với nghi thức Quốc tang là thuận với lòng dân. Đó là luật pháp cao nhất thưa mấy ngài "zâm chủ"./.

           

Ý kiến lạc lõng



Tre Việt - Việc Đảng, Nhà nước ta quyết định để tang lãnh tụ Phi-đen Ca-xtơ-rô với nghi thức Quốc tang vào ngày 04-12-2016, có ý kiến cho rằng: "trái pháp luật vì Phi-đen Ca-xtơ-rô không có đóng góp gì cho Việt Nam" (!). Đó là ý kiến lạc lõng.

Chỉ những người vô ơn mới phát biểu như thế! Mỗi người dân Việt Nam còn nhớ, ngay trong những ngày khói lửa của chiến tranh, đất nước ta còn nhiều gian khó, thế mà có một con người - một lãnh tụ của nhân dân Cu-ba, nơi cách xa chúng ta cả nửa trái đất, bất chấp hiểm nguy đã đến thăm và động viên quân và dân vùng đất Quảng Trị anh hùng vừa được giải phóng. Sự hiện diện của lãnh tụ Phi-đen Ca-xtơ-rô cùng câu nói bất hủ "Vì Việt Nam, Cu-ba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình" đã là động lực tinh thần to lớn cổ vũ quân và dân không chỉ của Quảng Trị mà quân và dân của cả nước, tiếp tục phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng đấu tranh giành độc lập dân tộc, tự do, thống nhất đất nước. Tiếp theo đó, trên cương vị người lãnh đạo cao nhất của nhân dân Cu-ba, đồng chí Phi-đen Ca-xtơ-rô đã lãnh đạo nhân dân Cu-ba anh em luôn luôn sát cánh cùng nhân dân Việt Nam, cổ vũ, động viên nhau trong quá trình cách mạng của mỗi nước, mỗi dân tộc. Trên các vùng, miền của đất nước ta có nhiều con đường, bệnh viện, trường học,… mang tên Cu-ba là những biểu hiện sinh động về tình đoàn kết, hữu nghị của hai đảng, hai nước, hai dân tộc Cu-ba - Việt Nam. Thế mà, họ lại cho rằng, "Phi-đen Ca-xtơ-rô không có đóng góp gì cho Việt Nam" là sao? Chỉ những người có đầu óc hẹp hòi, thiển cận mới nghĩ như thế! Còn với Đảng, Nhà nước và mỗi người dân Việt Nam yêu nước thì lãnh tụ Phi-đen Ca-xtơ-rô từ lâu đã là người bạn lớn, hết mực thủ chung, người đồng chí anh em thân thiết như ruột thịt và là công dân ưu tú của nhân dân Việt Nam! Vậy nên, ý kiến cho rằng, "Phi-đen Ca-xtơ-rô không có đóng góp gì cho Việt Nam" chỉ là ý kiến lạc lõng mà thôi!

Dec 2, 2016

Sự trơ trẽn và sự thật không thể xuyên tạc

Tre Việt - Sự ra đi của Lãnh tụ Phi-đen Ca-xtơ-rô đã để lại niềm tiếc thương vô hạn cho nhân dân Cu-ba và các nước yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Tuy nhiên, với sự trơ trẽn đã trở thành “thương hiệu”, những rận chủ vẫn cố tình xuyên tạc rằng: người dân Cu-ba xuống đường ăn mừng khi Phi-đen Ca-xtơ-rô qua đời. 
Sự thật là gì?
- Những người xuống đường kia là ai? Là những kẻ chống cộng, chống phá nhà nước Cu-ba đang sống lưu vong ở Mỹ Và những kẻ đó không thể đại diện cho nhân dân Cu-ba được.
- Vì sao những kẻ này xuống đường ăn mừng? Vì không xuống đường và mở mồm ra cười thì chúng sẽ không có bơ và sữa của Mỹ để đút vào mồm.
Người dân Cu-ba đối với Lãnh tụ của mình như thế nào?
Bằng những giọt nước mắt...

Sự tiếc thương vô hạn...

Từ cụ già đến những người trẻ, từng dòng người đến viếng Lãnh tụ của mình.

Người dân xuống khắp các nẻo đường để tiễn đưa Phi-đen Ca-xtơ-rô

Tiễn đưa Lãnh tụ khi không thể xuống đường...

Nhân dân Việt Nam và nhiều nước trên thế giới 
cũng bày tỏ niềm tiếc thương đối với Lãnh tụ của Cu-ba.
Những hình ảnh trên đã vả vào miệng những kẻ vô liêm sỉ, cố tình xuyên tạc, bôi nhọ Lãnh tụ Phi-đen Ca-xtơ-rô, đồng thời phơi bày bản chất trơ trẽn, khốn nạn, lưu manh của những kẻ chống cộng cực đoan./.

Đánh giá xứng tầm


Tre Việt - Sự ra đi của lãnh tụ Cu-ba Phi-đen Ca-xtơ-rô đã để lại niềm tiếc thương vô hạn. Là một nhà cách mạng kiệt xuất, luôn đấu tranh cho tinh thần độc lập dân tộc và vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của con người, lãnh tụ Phi-đen Ca-xtơ-rô đã để lại những ấn tượng khó phai không chỉ trong lòng mỗi người dân Cu-ba mà còn đối với nhân dân trên khắp thế giới. Nhiều người trên thế giới gửi lời chia buồn sâu sắc đến Nhân dân Cu-ba; trong đó, cả thế giới xúc động khi đọc bức thư chia tay và đánh giá cống hiến của lãnh tụ Phi-đen Ca-xtơ-rô với Cu-ba của danh thủ bóng đá Ma-ra-do-na. Bức thư lột tả hết tình yêu thiêng liêng, cao cả, sự tri ân giữa người với người chỉ có thể nảy sinh từ lòng ngưỡng mộ cao cả. Tre Việt xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc nội dung trích bức thư của Ông D.Ma-ra-do-na gửi Chính phủ và nhân dân Cu-ba:
“Không có một “chế độ độc tài” nào chỉ với 20 người đàn ông dám thách thức một đế quốc Mỹ.
Không một nơi nào khác xóa hẳn mù chữ trong vòng 1 năm.
Không một nơi nào khác giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh từ 42% xuống 4%.
Không một nơi nào khác trên thế giới có 130 ngàn bác sĩ để đảm bảo sao cho cứ 130 người dân có 1 bác sĩ.
Không một nơi nào khác tìm ra những phương thuốc thần kì nhất thế giới, mỗi năm đào tạo cho hơn 1500 bác sĩ ngoại quốc, với 25000 bác sĩ tốt nghiệp của 84 quốc gia khác nhau.
Không một ai khác gửi 30 ngàn bác sĩ tới hơn 68 quốc gia để thực hiện hơn 600 ngàn nhiệm vụ cứu trợ.
Không một nơi nào khác ở châu Mỹ La Tinh là nước duy nhất không có trẻ suy dinh dưỡng.
Không một nơi nào khác ở châu Mỹ La Tinh là nước duy nhất không có tệ ma túy.
Không một nơi nào khác 100% trẻ em được đi học.
Không một nơi nào khác trên thế giới là nước duy nhất mà người ta không thể thấy cảnh trẻ em phải ngủ ngoài đường.
Không một nơi nào khác trên thế giới là nước duy nhất có hệ sinh thái bền vững.
Không một nơi nào khác tuổi thọ trung bình của người dân là 79 tuổi.
Không một nơi nào khác là quốc gia duy nhất có thể ngăn HIV lây truyền từ mẹ sang con.
Không một nơi nào khác ở châu Mỹ La Tinh giành được số lượng huy chương vàng nhiều nhất các kì thế vận hội Olympic.
Không một ai khác thoát khỏi 600 cuộc ám sát của nỗ lực 11 đời tổng thống Mỹ.
Không một nơi nào khác trải qua 50 cuộc cấm vận kinh tế và chiến tranh.
Không phải ai cũng có thể sống đến 90 tuổi, nhất là một trong những danh nhân lịch sử.
Ông là tình yêu của hàng triệu người. Bị hiểu lầm bởi nhiều người khác. Điều bạn có thể dễ dàng làm lúc này và bất cứ ai cũng có có thể làm,… hãy vị tha.
Hãy yên nghỉ, Fidel!”

Bức thư trên của danh thủ bóng đá Ma-ra-do-na đánh giá phần nào công lao to lớn của lãnh tụ Phi-đen Ca-xtơ-rô, thể hiện tình yêu trong sáng giữa người với người, với lòng ngưỡng mộ cao cả đối với lãnh tụ Phi-đen Ca-xtơ-rô; đồng thời, trả lời sát đáng nhất bác bỏ mọi xuyên tạc của những kẻ xấu xúc phạm vị Lãnh tụ đáng kính của Nhân dân Cu-ba./.