Tre Việt - Ngày 04-12-2016, Việt Nam dành nghi
thức đặc biệt, Quốc tang, đúng vào ngày ở bên kia bán cầu, Nhân dân Cu-ba tổ
chức an táng vị anh hùng huyền thoại: lãnh tụ Cu-ba Phi-đen Ca-xtơ-rô. Ấy cũng
là sự tri ân với những tình cảm đặc biệt của Người dành cho Việt Nam, đồng thời
bày tỏ sự kính trọng của nhân dân Việt Nam với một vĩ nhân của thời đại.
Thế nhưng, lũ zận
“dân chủ”, điển hình là zận “dân chủ” Đoan Trang lại cho rằng: “Thời chiến
tranh, một nửa đất nước không phải là bạn của Cu-ba và không nhận được gì từ
Cu-ba”, “… nói chính xác thì là vì miền Bắc Việt Nam, chứ không phải vì cả Việt
Nam” (!)
Không rõ, chúng
không biết hay “giả điếc, giả mù”, cố tình không biết, nên xin được nhắc lại cách
đây 50 năm trước, ngày 02-01-1966, tại Quảng trường Cách mạng Cu-ba, Chủ tịch
Phi-đen Ca-xtơ-rô đã dõng dạc tuyên bố với thế giới tại Đại hội Đoàn kết 3
châu: Á - Phi - Mỹ La-tinh: “Vì Việt Nam, Cu-ba sẵn sàng hiến dâng cả máu của
mình”. Lời tâm huyết đó góp phần tạo nguồn cổ vũ mạnh mẽ cho toàn quân, toàn
dân Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh để đi đến thắng lợi cuối
cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giải phóng hoàn toàn miền Nam,
thống nhất đất nước.
Thực tiễn minh
chứng, ngày 01-01-1959, cuộc khởi nghĩa vũ trang của nhân dân Cu-ba do lãnh tụ
Phi-đen Ca-xtơ-rô lãnh đạo đã thành công, khai sinh nước Cộng hòa non trẻ tại
Tây bán cầu. Việt Nam là một trong những nước sớm công nhận Chính phủ nước Cộng
hòa Cu-ba khi ngày 02-12-1960 hai bên chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao,
thắp lên ngọn lửa sưởi ấm tình hữu nghị khăng khít. Ngày 16-9-1973, lần đầu
tiên tới thăm Việt Nam, Chủ tịch Phi-đen Ca-xtơ-rô đã phất cao ngọn cờ của Mặt
trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trên vùng đất lửa Quảng Trị với câu
nói truyền lửa đầy quyết đoán: “Các đồng chí hãy mang lá cờ vinh quang này cắm
giữa Sài Gòn”, để rồi ngày 30-4-1975, lá cờ vinh quang ấy đã phấp phới bay trên
nóc Dinh Độc Lập trong ngày Đại thắng. Giữa Quảng Trị, Chủ tịch Phi-đen
Ca-xtơ-rô một lần nữa tuyên bố: “Vì Việt Nam, Cu-ba sẵn sàng hiến dâng cả máu
của mình”. Cu-ba cũng là nước đầu tiên thành lập Ủy ban Đoàn kết với miền Nam
Việt Nam, là nước đầu tiên công nhận Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt
Nam, nâng quy chế ngoại giao, lập đại sứ quán tại mỗi bên. Mặt trận Dân tộc
Giải phóng miền Nam Việt Nam mở Cơ quan đại diện thường trú tại La Ha-ba-na do
Cu-ba đài thọ kinh phí, sau đó chuyển thành Đại sứ quán khi Chính phủ Cách mạng
lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập; Cu-ba là nước đầu tiên lập
“Đại sứ quán trong rừng” tại căn cứ Bắc Tây Ninh để sát cánh cùng quân và dân
miền Nam trong cuộc chiến giành tự do, thống nhất đất nước. Như vậy, thời kỳ
đó, ở Việt Nam có hai Đại sứ quán của Cu-ba. Tại Cu-ba cũng tồn tại hai Đại sứ
quán của Việt Nam. Đó là Đại sứ quán của Việt Nam dân chủ cộng hòa và Đại sứ
quán của Chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam. Đó là sự thật
tát vào mặt lũ zận “dân chủ” cho rằng: có lẽ sự giúp đỡ của Cu-ba chỉ có nhiều
ý nghĩa với miền Bắc Việt Nam.
Nhân dân Việt Nam
không thể nào quên hình ảnh những thầy thuốc Cu-ba có mặt giữa mưa bom, bão đạn
để cứu chữa nạn nhân của cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ hay các chuyên gia
Cu-ba đổ mồ hôi trên những công trường để mở đường ở Đông Trường Sơn, phục vụ
cho trận đánh cuối cùng, giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam đã trở thành
những hình tượng không thể phai mờ của mối tình hữu nghị Việt Nam - Cu-ba. Đó
là những sự kiện, hình ảnh, việc làm chí nghĩa, chí tình, đoàn kết, thủy trung
trong sáng mà nhân dân Việt Nam không thể nào quên. Ngày nay, nó vẫn tạc vào
thời gian, không gian minh chứng cho một tình bạn lớn trong lịch sử. Sau chiến
tranh, Cu-ba vẫn tiếp tục kề vai sát cánh với nhân dân Việt Nam anh em trong
quá trình tái thiết và phát triển đất nước. Hơn nửa thế kỷ với biết bao thăng
trầm trôi qua, nhưng tình cảm giữa hai người anh em, một ở Tây bán cầu, một ở
Đông bán cầu vẫn ngày một bền chặt, sâu sắc và nồng ấm hơn.
Thực tiễn đó còn
nói lên rằng: trong mỗi thời khắc lịch sử quan trọng của Việt Nam kể từ khi hai
nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1960, Chủ tịch Phi-đen Ca-xtơ-rô luôn ở
bên Việt Nam, hết lòng ủng hộ với tất cả tình yêu thương. Vì thế, với người dân
Việt Nam, Chủ tịch Phi-đen Ca-xtơ-rô luôn là một tượng đài của tình đoàn kết
vượt không gian và thời gian, của tinh thần quốc tế vô sản trong sáng. Do đó,
Việt Nam dành nghi thức đặc biệt, Quốc tang đối với lãnh tụ Phi-đen Ca-xtơ-rô,
Người luôn coi Việt Nam là một phần quan trọng trong trái tim mình - nhân vật
huyền thoại của cả thế giới là đúng. Đó là sự tri ân, sự kính trọng của nhân
dân Việt Nam với một vĩ nhân của thời đại.
Lũ zận “dân chủ”
hãy chống mắt mà xem, không chỉ Việt Nam, mà một số quốc gia khác cũng tổ chức
quốc tang cho lãnh tụ Phi-đen Ca-xtơ-rô, như: Bắc Triều Tiên, Venezuela;
Nicaragua cũng để quốc tang bằng thời gian ở Cu-ba, 9 ngày, Algeria để tang 8
ngày.
Tiếng nói lạc lõng
của lũ zận “dân chủ” trong lúc này càng chứng tỏ cho mọi người thấy rõ bộ mặt
thật xấu xa, hẹp hòi của chúng; đồng thời, càng thêm kính trọng, tôn kính lãnh
tụ Phi-đen Ca-xtơ-rô!./.
1 comments:
Hiện nay có rất nhiều kẻ phản động vì những đồng tiền dơ bẩn đã xuyên tạc và chống phá đất nước; chúng ta phải vạch trần và đấu tranh loại bỏ thủ đoạn của chúng
Post a Comment