Apr 30, 2017

Giải phóng miền Nam từ một góc nhìn khác

Tre việt - Xin giới thiệu với bạn đọc bài viết sau trên Tiền Phong, ngày 29/4/2017.

Giải phóng miền Nam từ một góc nhìn khác

06:22 ngày 29 tháng 04 năm 2017
TP - Lần đầu tiên, những thước phim về Giải phóng miền Nam từ góc nhìn quốc tế được mua bản quyền và công bố. Cũng là lần đầu tiên những tài liệu mật sau năm 1975 được giải mật. Việc làm này đã giúp cho công chúng có góc nhìn toàn cảnh hơn về một sự kiện lịch sử đặc biệt ý nghĩa của dân tộc.
Kỷ vật cán bộ đi B được bảo quản, lưu giữ cẩn thận.
gày 19/4, Cục Văn thư Lưu trữ nhà nước (Bộ Nội vụ) tổ chức công bố, giới thiệu hai bộ phim tư liệu “Việt Nam: 30 ngày ở Sài Gòn” và “Hồ Chí Minh trên đất nước Lênin”. Ðây là hai bộ phim do Cục Văn thư Lưu trữ nhà nước tiếp cận được trong quá trình khảo sát tài liệu tại Viện Phim quốc gia Pháp và Viện Lưu trữ tài liệu phim ảnh quốc gia Nga. Nhận thấy giá trị và ý nghĩa lịch sử của hai bộ phim, Cục Văn thư Lưu trữ đã mua bản sao và bản quyền sử dụng.
Trong 10 phút trích đoạn phim tài liệu: “Việt Nam: 30 ngày ở Sài Gòn” (phim màu) do Jean-Pierre Moscardo đạo diễn, sản xuất năm 1975. Hiếm thấy hình ảnh Sài Gòn rợp bóng cờ hoa, thay vào đó là khung cảnh cuộc cầm cự cuối cùng của lính Việt Nam Cộng hoà khi đoàn quân giải phóng ồ ạt tiến về thành phố; Ðó là sự hân hoan của người dân những ngày đầu dưới sự lãnh đạo của Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam (diễu hành chào mừng chiến thắng; học sinh quét dọn và canh gác đường phố Sài Gòn…).
Trong bộ phim tư liệu “Việt Nam: 30 ngày ở Sài Gòn”, lời người dẫn có đoạn, đại ý: Sài Gòn được giải phóng hay thất thủ, tuỳ thuộc vào quan niệm của mỗi bên. Nhưng thực tế, từ 2 tuần trở lại trước ngày 30/4, không khí ở Sài Gòn đã khác trước. Trong nét mặt, hành động lời nói, rõ ràng người Sài Gòn đã không còn khiếp sợ những lời “hù dọa" về Cộng sản. Ða số đều cho rằng: với sự sụp đổ của chế độ chư hầu của Mỹ, một nền hoà bình và thịnh vượng sẽ đến.
Ở một khía cạnh khác, góc quay hướng tới Trảng Bom (cách Sài Gòn 40 km), những người lính Việt Nam Cộng hoà vẫn còn tin vào một điều mơ hồ. Ngay trong ngày 27/4/1975, binh lính Sư đoàn 18 Việt Nam Cộng hoà vẫn được phân công chiến đấu tại đây. Hình ảnh những chiếc xe ủi đào chiến hào, những chiếc xe tăng vẫn đang trực chiến. Một công sự sơ sài được dựng lên để chiến đấu cho một mặt trận không còn tồn tại. Những người lính này chỉ biết rằng: Họ sắp phải đối đầu với một cuộc tấn công trực diện.
Hình ảnh một người lính VNCH trong trận chiến cuối cùng ở Trảng Bom (ảnh cắt từ phim tài liệu "Việt Nam: 30 ngày ở Sài Gòn).
Cũng trong những ngày cuối cùng trước giải phóng, trên những tuyến đường từ Sài Gòn nối dài tới các tỉnh thành khác là những chiếc xe con, xe tải, xe ba gác… nối đuôi nhau lầm lũi trốn chạy khỏi thành phố. Trên xe, đủ mọi lứa tuổi, có cả người già và trẻ em, khuôn mặt họ hiện rõ vẻ lo âu. Hình ảnh trên được đạo diễn người Pháp miêu tả và ví von là “sự khốn khổ cuối cùng”.
Phim tư liệu “Hồ Chí Minh trên đất nước Lênin” (phim đen trắng) do Xưởng phim Thời sự tài liệu trung ương Nga sản xuất năm 1976 với thời lượng 30 phút 20 giây. Bộ phim nói về các hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình thành lập nhà nước, các hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm phát triển tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và Liên Xô, Chủ tịch Hồ Chí Minh với các cháu thiếu nhi, công nông, chiến sĩ Liên Xô...
Là những người đầu tiên được xem trích đoạn của 2 bộ phim lịch sử, cả khán phòng đều lặng đi vì những thời khắc chân thực đến tuyệt vời qua cách kể chuyện mộc mạc, giản dị của đạo diễn. Tuy thế, trong phim có một số hình ảnh, lời bình khác góc nhìn truyền thống khiến nhiều người không khỏi băn khoăn. Ðem câu hỏi với ông Hoàng Trường, Phó Cục trưởng Cục Văn thư lưu trữ - người có công mang những thước phim quý giá về Việt Nam, ông Hoàng Trường chia sẻ: Cần nhiều góc nhìn, quan điểm để đánh giá một sự kiện, càng lùi xa sự kiện đó thì chúng ta càng cần nhiều góc nhìn để có đánh giá tổng thể, toàn điện hơn về một sự kiện lịch sử. Sau hơn 40 năm giải phóng, chúng ta đã nhìn cách nhìn của Cách mạng Việt Nam, của Nhà nước Xã hội chủ nghĩa, nay bổ sung thêm diện mạo mới từ đạo diễn phương Tây, người dân có thể thấy sự kiện sâu sắc, toàn diện hơn.
Từ năm 2012 đến nay, Cục đã thực hiện nhiều hoạt động khảo sát, sưu tầm tài liệu lưu trữ về Việt Nam ở trong và ngoài nước. Các đoàn khảo sát đã đi thống kê, sưu tầm những tài liệu lưu trữ quý hiếm về Việt Nam từ nhiều quốc gia: Nga, Ðức, Pháp, Bỉ… Từ đó đến nay, đã có 4.000 hồ sơ tài liệu cùng hơn 6.200 trang tài liệu điện tử đã được sưu tầm, lập danh mục, đưa về trình Hội đồng thẩm định tài liệu lưu trữ quốc gia.
Có thể từ năm 1975 đến giờ đã có rất nhiều bộ phim, tư liệu, ảnh báo chí của các hãng thông tấn được phép hoạt động thời kỳ 1975. Nhưng những tài liệu đó thuộc bản quyền nước ngoài. Ðây là lần đầu tiên chúng ta có được những thước phim tài liệu về diện mạo đất nước, miền Nam năm 1975 do người nước ngoài cung cấp. “Việt Nam: 30 ngày ở Sài Gòn” là những thước phim quý giá không chỉ với sự kiện 1975 mà đến nay vẫn còn nguyên giá trị lịch sử.
Kho bảo quản phim, ảnh, ghi âm tại Trung tâm lưu trữ quốc gia III.
Những tài liệu lần đầu tiên được giải mật
Một tin vui với những người đam mê nghiên cứu tư liệu lịch sử từ Cục Văn thư Lưu trữ nhà nước: Ngày 28/3/2017, Cục Văn thư Lưu trữ nhà nước ra Quyết định số 38/QÐ-VTLTNN giải mật 4 tài liệu thuộc các phông Phủ Thủ tướng, Ban Tổ chức Cán bộ chính phủ. Những tài liệu này ngay sau khi được đóng dấu giải mật, được sao chuyển UBND tỉnh Ðồng Tháp để tham gia triển lãm “Lịch sử hình thành tỉnh Ðồng Tháp”.
Ðây là lần đầu tiên những tài liệu đóng dấu mật từ sau năm 1975 được giải mật. Theo đại diện Trung tâm lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư Lưu trữ nhà nước), đơn vị đang lưu trữ hàng nghìn tài liệu mật, tối mật, tuyệt mật của nhà nước ta từ năm 1975 chưa được giải mật. Việc giải mật hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, công đoạn. Trong đó có thành lập Hội đồng giải mật, Hội đồng nghiên cứu… khối lượng hồ sơ cần giải mật vô cùng đồ sộ. Tuy nhiên theo vị này, có thời kỳ các cơ quan nhà nước quá lạm dụng dấu mật. Ví dụ như giấy mời họp Văn phòng Chính phủ cũng đóng dấu mật, thông báo chuẩn bị thi hành một việc gì cũng đóng dấu mật. Nhiều dấu mật chỉ để tăng vai trò quan trọng cho tài liệu, gây khó khăn khi tiếp cận tài liệu…
Trao đổi với PV Tiền Phong, bà Trần Việt Hoa - Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia III cho biết, trong thời gian tới đơn vị mong muốn kết hợp sử dụng nguồn tư liệu gốc phong phú, quý giá để phục vụ cho nhiều thông tin xã hội. Ðơn cử như xôn xao quanh việc cấm một số ca khúc nhạc vàng, trong đó có ca khúc: “Con đường xưa em đi” do có quá nhiều dị bản. “Tại đây, chúng tôi có tư liệu gốc, có thể đối chiếu tìm lời hát gốc để tiếp tục lưu hành bài hát được nhiều người yêu thích”, bà Hoa nói. Bên cạnh đó, tất cả những tư liệu về công trình tiêu biểu của đất nước thời kỳ đổi mới như: công trình Thủy điện Hòa Bình với 2.653 hồ sơ, là những tài liệu phản ánh quá trình khảo sát, thiết kế, thi công, xây dựng công trình Nhà máy Thủy điện Hòa Bình có ý nghĩa quốc gia; hay những công trình mới đây như Cầu Nhật Tân, Cầu Thăng Long…
Thêm vào đó, hiện nay ở Trung tâm Lưu trữ quốc gia III còn lưu giữ gần 7 vạn hồ sơ cá nhân cùng một số kỷ vật của các cán bộ đi B trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ. Những hồ sơ, kỷ vật này là những minh chứng quan trọng, không những giúp cho các cán bộ đi B và thân nhân của họ giải quyết các chế độ chính sách mà còn là những kỷ vật về một thời chiến đấu vì cách mạng của các thế hệ tiền bối. “Trong tương lai, Trung tâm mong muốn tìm hiểu thêm các phông mật có ý nghĩa để giải mật, từ đó mang lại hàm lượng thông tin ý nghĩa cho độc giả, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước”, bà Hoa nói.

Apr 25, 2017

Nói bừa

Tre Việt - Ngày 22-4 vừa qua, trên VOA tiếng Việt có đăng thông báo: cộng đồng người Việt tại Ca-na-da đang vận động Quốc hội nước này thông qua một đạo luật để trừng phạt những thủ phạm vi phạm nhân quyền quốc tế, trong đó có Việt Nam. Nhóm Thanh niên Ca-na-da Tranh đấu cho Nhân quyền tại Việt Nam (CYHRV) cho biết họ tổ chức cuộc vận động này với mục đích hỗ trợ mạnh mẽ và thiết thực cho công cuộc tranh đấu cho tự do, dân chủ của nguời dân trong nước. Theo Lê Duy Cấn (cố vấn cho tổ chức Thanh niên Ca-na-da Tranh đấu cho Nhân quyền tại Việt Nam) người thường xuyên tiếp xúc với các dân biểu Ca-na-da, có nhiều khả năng dự luật sẽ được Hạ viện Ca-na-da thông qua. Khi đó, luật sẽ là “một đòn mạnh mẽ nhất đánh trực tiếp vào những thủ phạm đàn áp nguời dân Việt Nam, có tác động hỗ trợ rất lớn cho công cuộc tranh đấu cho tự do, dân chủ trong nuớc”.

Trong bài viết, VOA đã dẫn lời của Lê Duy Cấn nói các vụ chà đạp nhân quyền xảy ra sâu rộng ở Việt Nam trong khi nhiều người bất đồng chính kiến bị hành hạ dã man (!)
Trái ngược với những quan điểm phiến diện, xuyên tạc tình hình nhân quyền ở Việt Nam như trên, nhiều nước, nhiều tổ chức quốc tế đã có những đánh giá, nhìn nhận tích cực về tình hình nhân quyền ở nước ta.
Chính sách nhất quán của Việt Nam là luôn tôn trọng và thúc đẩy các quyền cơ bản của người dân. Những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc không ngừng đảm bảo và cải thiện các quyền cơ bản của người dân trong thời gian qua đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.
Liên hợp quốc đánh giá cao Việt Nam về bảo đảm quyền con người. Trên thực tế, Việt Nam đứng thứ hai trong khối châu Á - Thái Bình Dương và đứng thứ chín về tỷ lệ phụ nữ làm việc trong Chính phủ của 135 nước được khảo sát. Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em. Đặc biệt, việc Việt Nam được Đại hội đồng Liên hợp quốc bầu vào Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014 - 2016 với số phiếu cao nhất (184/192) là minh chứng cho việc tôn trọng nhân quyền ở Việt Nam.

Như vậy, hành động trên của cộng đồng người Việt tại Ca-na-da cũng như những nhận định phiến diện, thiếu khách quan của Lê Duy Cấn là nói bừa, không đúng sự thật về nhân quyền ở Việt Nam nhằm phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kích động chống đối Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, phá hoại uy tín của nước ta trên trường quốc tế. Chúng ta cần nêu cao cảnh giác và đấu tranh không khoan nhượng với âm mưu thâm độc này./.

Apr 24, 2017

Giả mù

Tre Việt - Ngày 21-4 vừa qua, Huy Phương, một kẻ sống lưu vong tại Mỹ từ 1990 có bài viết trên VOA cho rằng: sau khi chiếm miền Nam, Cộng sản Bắc Việt phá nghĩa trang quân đội thời Việt Nam Cộng hòa, rào kẽm gai, canh gác và không ai được thăm viếng, nghĩa trang thành nơi hoang phế, quạnh hiu. Những việc này đều nằm trong một hệ thống trả thù có quy mô(!)
Huy Phương
Đây là một sự xuyên tạc trắng trợn, không có cơ sở! Bởi, truyền thống và đạo lý của dân tộc Việt Nam không phải thế. Thực tiễn cũng không phải vậy. Chỉ những kẻ cố tình chống phá sự đoàn kết dân tộc mới “giả mù” không biết, không thấy để xuyên tạc sự thật.
Huy Phương có mù không? Hãy mở mắt mà xem thực tiễn nghĩa trang Bình An được dân sự hóa, thân nhân của họ có thể về viếng mộ, thắp nhang,  không có bất kỳ một sự ngăn trở nào. Xin nêu một sự thật: ngày 27-4-2014, Chính phủ Việt Nam tổ chức cho đoàn kiều bào đến viếng Nghĩa trang liệt sĩ Bình Dương và Nghĩa trang nhân dân Bình An (nghĩa trang quân đội Biên Hòa thời Việt Nam Cộng hòa). Trong chuyến viếng thăm này, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn chỉ vào tấm bia mộ cũ mang tên hạ sĩ Hà Hữu Lộc, Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 43 rồi nói: “Bia mộ vẫn còn nguyên phiên hiệu, đơn vị…Những ngôi mộ thế này xây từ ngày xưa có ai phá đâu. Chân lý ở đâu, sự thật ở chỗ nào khi các anh cứ hô hào, kêu gọi chống cộng, nói rằng cộng sản không làm gì cho nghĩa trang. Trong khi đồng đội quý vị nằm đây, một cent quý vị cũng không đóng góp. Nếu đất nước không có đại đoàn kết thì những ngôi mộ kia có còn những tấm bia nguyên vẹn như vậy không ?”
Trên thực tiễn, mặc dù ra đi vì các lý do khác nhau nhưng người Việt Nam ở nước ngoài vẫn được tạo điều kiện trở về quê cha đất tổ, thăm nom, giúp đỡ người thân, đóng góp với đồng bào trong nước xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hàng triệu lượt người Việt Nam ở nước ngoài hằng năm vẫn về thăm quê hương là biểu thị rất cụ thể cho tinh thần hòa hợp mà chúng ta hướng tới. Đó là sự thật!
Chiến tranh đã lùi xa 42 năm, nó thật sự đã thuộc về quá khứ. Một quá khứ mà chúng ta mong muốn khép lại. Đó là vết thương chung của dân tộc, cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm cho nó rỉ máu. Trong khi chúng ta đang huy động mọi nguồn lực để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, và góp phần kiến tạo, bảo vệ sự ổn định, hòa bình, thịnh vượng trên thế giới, thì những tư tưởng hận thù chỉ đem lại sự chia rẽ nhân dân, yếu kém cho đất nước. Chúng ta không thể chấp nhận và tha thứ cho những kẻ như Huy Phương luôn nuôi mối hận thù với Nhà nước Việt Nam, bất chấp lẽ phải, cố tình xuyên tạc sự thật, nhẫn tâm chống phá, xâm hại đất nước đã sinh ra họ. Với những con người đó, không đất nước nào ruồng bỏ họ, mà chính họ tự loại mình khỏi dân tộc, tự đứng vào thế đối lập với dân tộc./. 

Apr 21, 2017

Cháy nhà ra mặt chuột

Tre Việt - Mới đây người cháu ruột của bà Mây đã viết đơn gửi chính quyền Hà Tĩnh tố cáo linh mục Nguyễn Công Bình giáo xứ Trung Nghĩa, người đã rung chuông gọi giáo dân kéo đến nhà hành hung phá hoại tài sản của bà Nguyễn Thị Mây, sinh năm 1937, cựu Thanh niên Xung phong, thuộc diện đối tượng chính sách.

 Như đã biết, ngay sau khi Trưởng công an xã Nguyễn Văn Giáp làm nhiệm vụ xử lý nhóm thanh niên gây gổ làm mất an ninh trật tự tại địa phương thì linh mục Nguyễn Công Bình là người rung chuông nhà thờ Trung Nghĩa, dùng loa kêu gọi giáo dân “tìm nhà tên Giáp để dỡ nhà”, gây ra hậu quả một người nhập viện, ngôi nhà và toàn bộ tài sản bị phá hỏng hoàn toàn. Bà Mây là đối tượng chính sách, lại cô độc nên được chính quyền và họ hàng quyên góp tiền xây nhà. Đây cũng chính là ngôi nhà mà vợ chồng ông Giáp do không có nhà riêng nên ở nhờ. Trước khi tố cáo với chính quyền Hà Tĩnh, người đứng đơn đã tìm đến nhà thờ Trung Nghĩa, gặp linh mục Bình để đòi bồi thường nhưng linh mục trốn tránh, không chịu gặp nên đã viết đơn tố cáo đề nghị linh mục Bình phải có trách nhiệm đền bù thiệt hại, đề nghị giám mục Nguyễn Thái Hợp “trả lại công lý” cho gia đình bà Mây. 
Trước hôm xảy ra sự việc này, đám zận “dân chủ”: Phạm Thị Đoan Trang, Bạch Hồng Quyền, Nguyễn Đình Hà, Đặng Vũ Lượng,…. đã kéo bầy đoàn vào khu vực này với danh nghĩa “nhà báo độc lập” để phỏng vấn, lấy tư liệu viết bài xuyên tạc, vu cáo chính quyền “không đền bù” cho các hộ tiểu thương bị thiệt hại. Mục đích chính của bọn chúng là khai thác bức xúc của nhân dân, kích động họ làm loạn, để chúng dễ kiếm tiền “bố thí” của nước ngoài. Đám zận “dân chủ” này được linh mục Bình cho xe đưa đón, nuôi ăn ở, bảo vệ “an ninh” để “tự do tác nghiệp” theo đúng ý đồ của chúng. Tuy nhiên, nhóm mang danh “nhà báo độc lập” này lại “quên” không tố cáo chính linh mục Bình là người cướp tiền đền bù cho dân để xây nhà thờ hàng chục tỷ đồng (!)
Với việc gia đình bà Mây viết đơn tố cáo linh mục Nguyễn Công Bình, người đã nuôi nấng, hỗ trợ đám zận “dân chủ” đi “tác nghiệp” nhằm thóa mạ, vu cáo chính quyền có dám mở mồm “kêu oan” bảo vệ cho linh mục côn đồ như xã hội đen khoác áo tu hành và những kẻ vi phạm pháp luật nữa hay không?

Đúng là cháy nhà ra mặt chuột!  

Apr 20, 2017

Bức tâm thư của một người dân ở xã Đồng Tâm

Tre Việt - Bức tâm thư của một người dân ở xã Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội, gửi đến Báo Hànộimới. Qua đó, cho thấy người dân nơi đây mong muốn những gì đang diễn ra ở xã này sớm qua đi. Tre Việt trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

 

Người dân xã Đồng Tâm gửi tâm thư mong bình yên sớm trở lại!




LTS: Như Báo Hànộimới đã đưa tin, vụ việc vi phạm pháp luật ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức đã gây ảnh hưởng không chỉ tới an ninh trật tự, cuộc sống người dân địa phương mà tổn thương cả tâm tư, tình cảm của những người yêu quý cuộc sống hòa bình. Ngày 19-4-2017, qua đường bưu điện, Báo Hànộimới đã nhận được bức tâm thư của một người dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức (tác giả xin đề nghị được giấu tên) gửi tới, mong muốn qua Báo Hànộimới chuyển tới những người dân quá khích tâm tư của mình, mong bình yên sẽ sớm quay lại địa phương. Xin giới thiệu toàn văn bức thư này tới bạn đọc.




                 
Đồng Tâm ngày 17-4-2017
Bà con Đồng Tâm yêu quý
Tôi là một người con của quê hương Đồng Tâm. Những ngày qua tôi rất đau buồn trước những sự việc xảy ra tại quê hương chúng ta. Cả làng, xã, người già, trẻ con đều nơm nớp bất an khi một bộ phận bà con chúng ta vì bị kích động, xúi giục dụ dỗ về những quyền lợi hoang tưởng để rồi làm hại chính gia đình dòng tộc và làm xấu hình ảnh bà con nông dân Đồng Tâm chân chất, thật thà. Điều đau lòng nhất mà tôi thấy là mấy ngày nay, một số bà con ta vì thiếu hiểu biết pháp luật lại tiếp tục lún sâu vào con đường sai trái, lần lượt đẩy con em, cháu chắt của mình vướng vào vòng lao lý. Chứng kiến hình ảnh bà con ta giữ nhiều cán bộ, chiến sỹ công an, đánh họ, đe dọa họ nếu chống đối thì sẽ đốt nhà văn hóa, rồi đổ đất đá, cây cối, gậy gộc, để chặn không cho xe ra vào… biến hình ảnh bà con ta trở thành những tên côn đồ mà tôi buồn biết bao. 
Tôi biết, bà con ta toàn là những người lương thiện, có tình yêu thương đồng loại thì xin đừng vì hám lợi mà a dua theo. Đừng ai vi phạm pháp luật. Hãy quay đầu khi chưa muộn. Đừng vì hám lợi mà hỏng cả một thế hệ con cháu sau này, biến chúng thành kẻ coi thường pháp luật, coi thường chính quyền. 
 Bà con ta cứ thử nghĩ mà xem, nếu cứ thế này, nhân dân ta cứ kéo dài không thả cán bộ, chiến sỹ thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự bình yên của chúng ta, sẽ làm cho nông dân không yên và rồi bà con ta được gì, mất gì đây?
 Tôi ngẫm rất kỹ và thấy cái mà bà con ta được thì ít mà mất mát thì nhiều. Suốt hai tháng qua, tôi thấy tim mình nhói đau khi mà tình cảm xóm làng được vun đắp bấy lâu nay đang bị chính bà con mình làm cho rạn nứt, mọi người không còn tin tưởng nhau nữa. Anh em họ hàng thì mất đoàn kết khi không cùng quan điểm, vợ chồng bị bất hòa, trẻ nhỏ không đến trường, ngày thi cử sắp đến nơi, tương lai sẽ ra sao? Suốt thời gian qua bà con ta có thấy vui vẻ và hạnh phúc khi sống trong một môi trường như vậy không? Tôi biết chắc chắn rằng bà con ta không ai vui vẻ gì trước sự việc này, chỉ mong sớm ổn định tình hình. Vậy bà con ta thử nghĩ xem, chúng ta cứ bỏ làm, bỏ lao động sản xuất để đi tiếp tay cho hành vi vi phạm pháp luật có nên không? Khi đã vi phạm pháp luật rồi thì bản thân ta và con cái chúng ta bước ra xã hội sẽ thế nào đây? Pháp luật có dung thứ không? Ông bà tổ tiên ta sẽ không yên lòng. Chắc chắn sẽ bị người đời cười chê, khinh rẻ, miệt thị vì sự hung hăng của dân làng, chắc chắn xã hội sẽ miệt thị đấy bà con ơi.
Đến bây giờ bà con vẫn để những người dân kia lộng hành, không thả cán bộ, chiến sỹ thì biết đến bao giờ bà con ta mới được yên bình đây? Với tình cảm cũng như trách nhiệm với quê hương, với lòng tự trọng bị tổn thương và để cứu bà con ta thoát vòng lao lý, không lún sâu vào con đường sai trái, tôi quyết định viết bức thư này mong bà con ta hãy thức tỉnh lương tri, chấp hành quy định pháp luật của Nhà nước, thả cán bộ, chiến sỹ công an để bà con trong làng, trong xã chúng ta sẽ sớm được yên bình, trở lại sinh hoạt bình thường như trước đây, để con cháu chúng ta ra xã hội ngẩng cao đầu mà đi. 
Đừng vì hám lợi cá nhân mà coi thường pháp luật, làm hại cả thế hệ con cháu chúng ta sau này!
         Chút tấm lòng người con Đồng Tâm, mong được quý báo chuyển những tâm sự của tôi đến bà con xã Đồng Tâm!


Apr 19, 2017

Không biết dựa cột mà nghe

Tre Việt - Sự việc ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, trên các trang mạng xã hội một số nhà dân chủ từ BBC, RFA, VOA, như: Kính Hòa, Khánh An,… Rồi các trang lề trái trong nước như: Nguyễn Quang A, Trần Vũ Hải, Thùy Linh, Hương Trà, Phạm Chí Dũng,… cùng nhao nhao rằng, vụ này là sự nổi dậy của nông dân (!) Là do chính quyền không trọng lời hứa (!), v.v.

Đó là sự nói bừa.
Năm 1980, Chính phủ đã ra Quyết Định 113-TTg, thu hồi: 208 ha đất, trong đó có 47,36 ha đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, để phục vụ cho dự án thuộc an ninh quốc gia, làm sân bay Miếu Môn và đến nay toàn bộ diện tích đất này được Chính phủ giao cho Quân chủng Phòng không - Không quân quản lý. Ngày 20-10-2014, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, ra Quyết Định 5383/QĐ- UBNDTP về việc giao 236 ha đất sân bay Miếu Môn cho Lữ Đoàn 28 thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân. Ngày 27-3-2015 Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Quốc Phòng ra Quyết Định 551/QĐ-TM về việc thu hồi 50,03 ha đất Quốc phòng hiện do Lữ đoàn 28, Quân chủng Phòng không - Không quân đang quản lý, để bàn giao cho Tập đoàn viễn thông Quân đội (viettel).
Trong quản lý đất đai do không chặt chẽ, để dân lấn chiếm, mua bán, trao đổi bất hợp pháp do sự giúp scws của một số cán bộ xã Đồng Tâm.
Qua thanh tra đã khai trừ Đảng 8 đảng viên, cách chức 1, cảnh cáo 1, khiển trách 5 (nguyên bí thư Đảng ủy, nguyên chủ tịch, phó chủ tịch xã, nguyên trưởng công an xã), khởi tố vụ án và khởi tố 3 bị can, bắt tạm giam 2 bị can (nguyên chủ tịch xã, nguyên cán bộ địa chính xã), cho tại ngoại nguyên bí thư xã vì lý do sức khỏe. Việc chuyển nhượng hàng chục nghìn mét vuông đất tại xã Đồng Tâm vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Theo Khoản 2, 3 Điều 50 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều, khoản của Luật Đất đai. Việc một số người dân Đồng Tâm giải quyết khiếu kiện bằng biện pháp bao vây trụ sở Ủy ban nhân dân, đập phá phương tiện của cảnh sát, bắt giữ người thi hành công vụ là đã vi phạm pháp luật nghiêm trọng (Đã được khởi tố). Vì vậy, ngày 30-3-2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an Thành phố Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về hành vi “gây rối trật tự công cộng” theo điều 245 Bộ luật Hình sự. Ngày 15-4-2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Hà Nội đã áp dụng biện pháp ngăn chặn, bắt giữ 04 công dân Đồng Tâm về hành vi gây rối trật tự công cộng để điều tra.
Thế mà mấy “nhà dân chủ” cho rằng: Chính quyền không trọng lời hứa(!) Một số cán bộ xã Đồng Tâm đã vi phạm pháp luật trong việc cho phép chuyển nhượng đất lấn chiếm đã bị xử lý. Văn bản đã sai làm sao có hiệu lực mà đòi chính quyền phải thực thi.

Mấy “nhà dân chủ” đã không biết thì tốt nhất là “dựa cột mà nghe” rõ chửa./.

Ăn không nói có

Tre Việt - Vụ việc xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội những ngày qua đang thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận. Việc người dân Đồng Tâm bắt giữ trái phép 40 người, trong đó hầu hết là cán bộ, chiến sỹ cảnh sát cơ động được giao nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn là một hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Lợi dụng cơ hội hiếm có này, đám zận “dân chủ” trong và ngoài nước như “lũ quạ” ngửi thấy mùi xác chết “nhảy vào” kích động, toan tính những mưu đồ chính trị bẩn thỉu. Ngay sau vụ việc xảy ra, các đối tượng như: Lê Dũng, Trịnh Bá Phương, Lê Mỹ Hạnh,… lập tức tìm cách xâm nhập vào xã Đông Tâm để hòng quay phim, chụp ảnh, tung tin bịa đặt. Tuy nhiên, người dân ở đây đã “cạch mặt”, cấm tất cả các đối tượng này bước chân vào làng. Điều lạ là, tất cả các đối tượng, như: Nguyễn Lân Thắng, Dũng Vova, Trịnh Bá Phương đều thừa nhận là không được bước chân vào làng, nhưng chúng tường thuật như “mắt thấy tai nghe” những sự việc ở làng, thế mới “giỏi?”. Thật là nực cười!
Món nghề ăn không nói có của chúng, nên chẳng có gì lạ khi chúng vẽ vời, tưởng tượng đủ thứ: nào là cuộc chiến đấu khốc liệt giữa hàng nghìn người dân tại Đồng Tâm với hàng trăm công an, quân đội; người dân “rào làng chiến đấu” rồi người dân sẵn sàng “giữ đất đến chết”, v.v. Từ đó, để dư luận cho rằng người dân Đồng Tâm mâu thuẫn, bất mãn với chính quyền, với chế độ sâu sắc, sẵn sàng liều chết chống đối chính quyền. Đây là chiêu quen thuộc, bẩn thỉu của lũ zận “dân chủ” và các tổ chức phản động nhằm huy động tài chính. Một kịch bản chuyên nghiệp mà chúng đã từng thực hiện thành công ở nhiều “điểm nóng” khác.

Người dân ở Đồng Tâm không phải là chống đối chế độ, mà chỉ mong muốn được đáp ứng yêu cầu về kinh tế của mình, và muốn thông qua đối thoại với chính quyền để giải quyết tình hình. Họ hoàn toàn không có ý định nhờ đến mấy cái gọi là “luật sư nhân quyền”, “tổ chức quốc tế”, hay cơ quan đại diện nước ngoài và đã cấm tiệt đám zận “dân chủ”, đám dân oan Dương Nội xâm nhập vào làng. Thế mà, trên các trang mạng xã hội vẫn có tin bài của chúng. Đúng là ăn không nói có./.

Xác chết không thể sống lại

        Tre Việt - Trong những ngày tháng Tư lịch sử này, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa chào mừng kỷ niệm 42 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Để làm nên Chiến thắng 30-4-1975, nhân dân Việt Nam đã phải chịu biết bao khổ cực, bao hy sinh, mất mát. Con số 1.1 triệu liệt sỹ, 2 triệu dân thường bị chết và hàng triệu người tàn tật không nói hết được nỗi đau mà nhân dân Việt Nam phải gánh chịu để đánh đổ lá cờ ba que của Việt Nam cộng hòa, cắm lá cờ đỏ sao vàng trên nóc Dinh Độc lập.
42 năm đã đi qua, khi mà Đảng, Nhà nước và toàn thể nhân dân Việt Nam đang tìm mọi cách để hàn gắn những vết thương trong chiến tranh do chính quyền Việt Nam cộng hòa để lại, thì lũ phản cách mạng điên cuồng đã nhẫn tâm “tra tấn” man rợ vào nỗi lòng của hàng triệu người dân Việt Nam. Sự thật là, những ngày gần đây, trên các trang mạng xã hội ngập tràn hình ảnh những giáo dân Quý Hòa (Kỳ Hà, Kỳ Anh, Hà Tĩnh) cầm lá cờ ba que của Việt Nam cộng hòa khi họ tụ tập đông người. Những người biết về lịch sử đều không khỏi bàng hoàng trước sự thật đau đớn này! Tự hỏi đó là người dân Việt Nam ư? Chẳng nói đâu xa, cách nơi tụ tập đông người của giáo dân Quý Hòa chỉ 30 km thôi là ngã ba Đồng Lộc, nơi mà 10 cô gái thanh niên xung phong đã bỏ lại mạng sống khi tuổi còn đôi mươi để góp phần cho chiến dịch nam tiến thắng lợi, rồi cách đó 60 km thôi là dãy Trường Sơn chôn vùi biết bao sinh mạng của những chiến sĩ giải phóng miền Nam, v.v.

Vậy mà hành động của giáo dân Quý Hòa những ngày đầu tháng Tư này đã xóa tan đi tất cả những giá trị xương máu, mạng sống và vô số những mất mát khác của dân tộc Việt Nam trong chiều dài 21 năm gian khổ kháng chiến chống Mỹ - Ngụy. Để hôm nay, không mất một chút khó khăn nào, mà bọn phản động đã đưa lá cờ ba que vốn chưa từng vượt qua cầu Hiền Lương vào đến tận mảnh đất Hà Tĩnh giàu cách mạng. Thật là đau lòng! Đau lòng hơn là trong số những người đã hy sinh để đánh đổ chính quyền Việt Nam cộng hòa đó, biết đâu có những người là cha, là chú, là người anh của những giáo dân đang cầm cờ ba que đi tụ tập đông người kia. Nếu đó là sự thật thì không biết rằng trong chặng đường biểu tình của những giáo dân này, có đoạn nào đi ngang qua những đài bia tưởng niệm liệt sỹ không? Mong rằng là không! Bởi nếu có ngang qua đài bia tưởng niệm nào đó thì chắc hẳn anh linh của những anh hùng liệt sỹ sẽ xót xa vô cùng, khi thấy thế hệ sau của mình đang cầm trên tay là cờ của Việt Nam cộng hòa đã bị họ đạp đổ bằng xương máu của mình.
Có một bài thơ mà chắc hẳn thế hệ 9x ai cũng đã học trong chương trình tiểu học. “Ê-mi-ly con” được nhà thơ Tố Hữu viết từ câu chuyện có thật về một công dân Mỹ đã tự thiêu mình để phản đối chiến tranh phi lý ở Việt Nam.
Một công dân Mỹ còn nhận ra được tội ác mà Mỹ - Ngụy đã gây ra cho nhân dân Việt Nam; dám tự thiêu mình để đòi công bằng cho nhân dân ta. Thế mà, là người dân Việt Nam sao họ nỡ vô tâm quên đi lịch sử đau thương, quên đi máu thịt của đồng bào ngã xuống để đạp đổ xiềng xích Mỹ - Ngụy đưa lá cờ đỏ sao vàng tung cánh trên khắp đất nước Việt Nam thống nhất thay thế cho lá cờ ba que - lá cờ biểu thị cho một chế độ độc tàn. Cờ ba que kia, nó là thứ nên để thời gian lãng quên đi, chứ không phải là thứ cần được tưởng nhớ, tôn vinh như một số giáo dân ở Kỳ Hà đã thực hiện trong ngày 09-4-2017 vừa qua.

Việc tụ tập đông người gây mất an ninh trật tự đã là sai, việc mang cờ ba que diễu hành lại là một sai hơn nữa. Đó không chỉ sai về mặt pháp lý mà còn sai về mặt đạo đức xã hội sâu sắc. Thật đau lòng! Vì vậy, ngay bây giờ đây, trước khi quá muộn chúng ta hãy lên tiếng, hoặc bằng hành động nhỏ nhất để cho những người dân u mê kia tỉnh ngộ, không để bọn phản động lôi kéo, kích động. Đừng để sự hy sinh của những anh hùng liệt sỹ trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc là vô nghĩa và cũng đừng để xác chết sống lại khi đã bị lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam loại bỏ cách đây hơn 40 năm./.

Apr 18, 2017

Ra đi là tất yếu

Tre Việt - Theo thông báo trực tiếp trên trang chủ blog BA SÀM (anhbasam.wordpress.com), blog này sẽ ngừng hoạt động kể từ ngày 20-4-2017. Đây có thể là thông tin gây sốc cho đám zận chủ, nhưng với những gì đã làm, thì việc blog này ra đi là tất yếu.

Blog BA SÀM được xây dựng và hoạt động từ năm 2007, với hàng chục nghìn bài viết có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc các vấn đề liên quan đến tình hình đất nước; lôi kéo, kích động người dân gây rối, chống đối chính quyền, tạo mâu thuẫn để phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, v.v.
Người xây dựng và quản trị blog này trong thời gian đầu là Nguyễn Hữu Vinh (Anh Ba Sàm) - kẻ đang thụ án tù vì tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước”. Đinh Ngọc Thu là kẻ “tiếp quản” blog cho đến nay và cũng chính là người đưa ra quyết định “khai tử” blog.
Lý do blog ngừng hoạt động được Đinh Ngọc Thu lý giải là vì Thị đã quá mệt mỏi với công việc quản trị blog.

Không mệt mỏi sao được khi mà hằng ngày, hằng giờ Thu phải căng mình, vò đầu, bứt tóc để làm cái việc bỉ ổi là phản bội lại quê hương, đất nước - nơi sinh ra và nuôi dưỡng mình, nhưng lại cố rêu rao rằng đó là đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền. Dù có hàng triệu lượt truy cập đi nữa thì điều đó cũng không thể che dấu được bản chất phản động của BA SÀM, và khi đã lộ cái mặt nạ, hiệu quả lừa gạt, kích động không còn nữa và đặc biệt là không còn nhận được tiền viện trợ cho hoạt động chống phá thì việc dừng hoạt động là tất yếu./.

Apr 17, 2017

Chớ vội

Tre Việt - Mấy ngày nay, tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội đang nóng việc tranh chp đt đai giữa người dân địa phương với chính quyền về khu đất vốn thuộc dự án làm sân bay quân sự Miếu Môn từ 30 năm nay. Nhưng do dưới nền đất có sông ngầm nên việc xây dựng sân bay Miếu Môn chưa được triển khai. Khu đất này đã giao cho chính quyền quản lý và chính quyền cho dân thuê lại. Nay, chính quyền thu hồi, trả cho Quân đội bàn giao cho Viettel làm dự án. Qua nhiều lần vận động, tuyên truyền, giải thích, nhưng người dân chưa đồng tình. Vụ việc phức tạp khi người dân bắt giữ một số người thi hành công vụ, chính quyền cũng bắt giữ một số đối tượng quá khích. Vì thế, trên mạng xã hi, đã xut hin li kêu gi t một số người v vic “ty chay hãng Viettel” do v tranh chp đt đai này.


Tre Việt mong rằng, mọi người tỉnh táo, bình tĩnh, không để các đối tượng xấu kích động, dụ dỗ dẫn tới hành vi làm tổn hại đến uy tín của Viettel - doanh nghiệp lớn không chỉ của Quân đội mà còn của quốc gia, có uy tín không chỉ trong nước mà còn ở một số nước trên thế giới. Thông qua hoạt động sản xuất, kinh doanh Viettel đã mang hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Chẳng nhẽ, Viettel được bạn bè quốc tế đánh giá cao, mà ở trong nước người dân lại “quay lưng” sao? Hơn nữa, trong việc thu hồi đất ở xã Đồng Tâm nói trên, Viettel không có lỗi. Vì vậy, mọi người không vì việc thu hồi đất ấy mà “ty chay hãng Viettel”. Nếu “tẩy chay” không chỉ thiệt hại cho Viettel mà còn cho mỗi người dân. Vì Viettel là doanh nghiệp phục vụ tốt, người dân được hưởng từ sự phục vụ ấy. Đồng thời, Viettel là doanh nghiệp có đóng góp nhiều vào ngân sách nhà nước, trong đó có quyền lợi của mỗi người dân. Vì thế, nếu “tẩy chay hãng Viettel” thì người dân sẽ thiệt đơn, thiệt kép nên chớ vội nghe theo lời kêu gọi của kẻ xấu./.

Apr 14, 2017

Đánh chết cái nết không chừa

Tre Việt - Những năm qua, một số phần tử phản động, thoái hóa biến chất, cơ hội chính trị sau khi mãn hạn tù, được trả tự do, tiếp tục xuyên tạc, kích động, điên cuồng chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Chúng tập trung vào những vấn đề nhạy cảm để xuyên tạc, kích động, gây áp lực, hòng thay đổi chủ trương, đường lối của Đảng, phủ nhận thành quả cách mạng mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã đạt được. Trong số đó, phải kể đến cô ả có địa chỉ Facebook hết sức “mỹ miều”: Lisa Pham.
Lisa Phạm
 Lisa Phạm, tên thật là Phạm Thị Anh Đào, sinh ngày 04-6-1969; quê Long Xuyên, An Giang. Phạm Thị Anh Đào là Việt kiều Mỹ; trước ở số 614 và hiện ở số 647, đường Progresssibe, quận Denmaru, thành phố Denmaru, Nam California, Hoa Kỳ. Hiện Lisa Phạm là thợ làm nail.

Năm 2015, Lisa Phạm là thành viên của Biệt đoàn sao trắng, một chi nhánh của tổ chức phản động do Nguyễn Hữu Chánh thành lập. Trên mạng in-tơ-nét, Lisa Phạm lấy tên là Bell South (tiếng chuông phương Nam) để trao đổi với đồng bọn. Lisa Phạm từng về Việt Nam 3 lần với nhiệm vụ tuyên truyền, móc nối người vào "Biệt đoàn", đồng thời trả công bằng tiền cho những kẻ đã thực hiện các hành vi tán phát tài liệu chống phá Nhà nước và dĩ nhiên cả 3 lần đều bị an ninh Việt Nam bắt về Trại giam B34, Bộ Công an ở thành phố Hồ Chí Minh. Dù được đối đãi tử tế và đã thành khẩn nhận lỗi, xong sau khi trở về Mỹ, vào năm 2006 trả lời RFA, Lisa Phạm quay ngoắt 180 độ xúc phạm vu cáo chính quyền Việt Nam chà đạp, tra tấn ả khi ở trại giam B34. “Đánh chết cái nết không chừa”, “ngựa quen đường cũ”, Lisa Phạm được sự giúp sức của Biệt đoàn sao trắng và một số đối tượng chống đối trong nước cung cấp hoặc do cóp nhặt trên in-tơ-nét, ả xây dựng các video mang tên “Khai Dân trí” với 112 số và rất nhiều bài viết trên các lĩnh vực đều xuyên tạc, bịa đặt, vu khống Nhà nước Việt Nam và hạ bệ thần tượng Hồ Chí Minh, chia rẽ khối đại đoàn kết giữa đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước. Vì vậy, xem ra cái ý nghĩ ngày đặt chân về với quê cha, đất tổ của Anh Đào cũng chỉ là trong mơ hoặc có chăng cũng giống như nhiều bậc “tiền bối” của ả, chỉ là nắm tro cốt nằm lại nơi viễn xứ./.

Apr 12, 2017

Lo bò trắng răng

Tre Việt - Ngày 11-4-2017, trang Ba sàm có bài “Hội nghị Trung  ương 6 có thể đã bắt đầu khởi động” của Bùi Quang Vơm. Trong bài viết, “kẻ ăn ốc nói mò” này có “dự đoán” rằng, Hội nghị Trung  ương 6 của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ bàn và quyết định về việc nhất thể hóa chức danh lãnh đạo của Đảng với chính quyền (bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch ủy ban nhân dân) ở cả Trung ương và địa phương. Vấn đề này, Vơm một mặt tỏ ra rất “đồng tình”, coi đó là việc làm cần thiết để “hòa nhập” với “thể chế chính trị phổ quát toàn cầu”; mặt khác, lại cho rằng, khó có thể thực hiện được, vì để thống nhất hai chức danh đó “việc đầu tiên cần làm là tách Tư pháp ra thành một thiết chế hoàn toàn độc lập và thiết lập cơ chế để đảm bảo tính chất hoàn toàn độc lập đó”. Ý kiến này mới đầu nghe có vẻ hợp lý, nhưng thực chất là cổ vũ cho tư tưởng thực hiện chế độ tam quyền phân lập theo mô hình tư sản ở Việt Nam. Đây quả là luận điệu nham hiểm, mập mờ, nhằm đánh lừa người đọc; phần như “khích tướng” đối với Đảng Cộng sản Việt Nam.

          Thực hiện thí điểm chủ trương bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện, tiến tới có thể thực hiện ở cấp cao hơn là chủ trương lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI của Đảng), nhằm sắp xếp, tinh giản bộ máy, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền các cấp. Việc làm này, đã được các cơ quan chức năng của Đảng, Nhà nước xây dựng kế hoạch, bước đi cụ thể, bảo đảm được thực hiện một cách hiệu quả nhất. Hiện nay, đã được thực hiện ở một số địa phương đạt kết quả tốt, năng lực lãnh đạo của tổ chức đảng, sự quản lý của chính quyền, vai trò người đứng đầu được phát huy.

          Việc thực hiện chủ trương nhất thể hóa chức danh lãnh đạo của Đảng với chính quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam có cần “tách Tư pháp ra thành một thiết chế hoàn toàn độc lập” hay không là công việc nội bộ của Việt Nam. Đảng Cộng sản, Nhà nước và nhân dân Việt Nam hoàn toàn có đủ khả năng, điều kiện để thực hiện chủ trương này một cách phù hợp, đạt hiệu quả nhất. Không cần “lo bò trắng răng”./. 

Nhất định sẽ bị trừng phạt

Tre Việt - Gần đây, lợi dụng lòng tin của đồng bào Công giáo ở Hà Tĩnh, những kẻ lưu manh giả danh Thiên chúa đã xúi giục nhân dân tụ tập đông người bỏ bê lao động sản xuất, lãng phí thời gian, sức lực,... tiến hành các hoạt động ảnh hưởng an ninh trật tự địa phương, cản trở giao thông quốc lộ. Thật sót sa khi thấy cảnh tượng người nhà bệnh nhân trên xe cứu thương phải xuống quỳ lạy nhóm giáo dân cản trở giao thông, xin cho xe được đi để chuyển người bệnh nhân đang trong tình trạng thập tử, nhất sinh đến bệnh viện cấp cứu. Chắc hẳn trong những lời răn của Chúa cũng như trong hệ thống Giáo lý Công giáo không có điều nào răn dạy con chiên vô cảm trước nỗi đau của người khác, cản trở việc cứu chữa tính mạng con người; cũng không có điều nào răn dạy con chiên bỏ lao động sản xuất để tiến hành những hành động ngược lại với giá trị đạo đức xã hội, bôi nhọ hình ảnh của Chúa, trái với quy định của pháp luật về nghĩa vụ công dân.

Thực tiễn cho thấy, đồng bào theo các tôn giáo nói chung và đồng bào Công giáo nói riêng đã và đang đồng hành cùng dân tộc, có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mỗi tín đồ tôn giáo luôn thực hiện tốt bổn phận tôn giáo, bổn phận công dân của mình, hướng tới những giá trị: chân - thiện - mỹ. Tuyệt đại đa số đồng bào Công giáo ở các địa phương trên cả nước phấn đấu thực hiện tốt tinh thần Thư chung năm 1980 của Giáo hội Công giáo Việt Nam: “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào”, Huấn từ của Giáo hoàng Benedict XVI: “Người Công giáo tốt đồng thời là người công dân tốt” và lời dạy của Giáo hoàng Francis “Người Công giáo Việt Nam phải đồng hành cùng dân tộc Việt Nam xây dựng đất nước ấm no, hạnh phúc”. Đồng bào Công giáo ở các địa phương trên cả nước đã và đang tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua mà Nhà nước và Ủy ban đoàn kết công giáo Việt Nam phát động, với nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, góp phần thiết thực xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, điển hình như: phong trào thi đua xây dựng “Xứ họ đạo tiên tiến” ở Hà Nội, Quảng Ninh, Hà Nam; phong trào thi đua “Ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền” ở Bắc Ninh, Vĩnh Long; phong trào thi đua “Xứ họ đạo và gia đình Công giáo xây dựng nông thôn mới ”, “Gia đình Công giáo gương mẫu thực thi tân phúc âm hóa gia đình” ở Nam Định, v.v.
Thiết nghĩ, với bề dày truyền thống quê hương cách mạng, nhân dân Hà Tĩnh nói chung, đồng bào Công giáo ở Hà Tĩnh nói riêng luôn gương mẫu đi đầu trong kháng chiến trước đây cũng như trong sự nghiệp xây dựng quê hương, đất nước hiện nay. Tình người, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái và những đức tính: cần cù, sáng tạo, chịu thương chịu khó, tích cực lao động sản xuất,... luôn thấm sâu trong mỗi người dân Hà Tĩnh. Ấy vậy mà, những kẻ lưu manh đội lốt Thiên chúa đã lợi dụng đức tin và bản chất truyền thống của nhân dân,... xúi giục một bộ phận giáo dân ở Hà Tĩnh tụ tập đông người có hành những vi trái với đạo lý, pháp luật, làm hoen ố truyền thống tốt đẹp của quê hương, phai nhạt tình người, lãng phí thời gian lao động sản xuất, khiến cho đời sống vốn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Đặc biệt, đã làm hoen ố hình ảnh thiêng liêng của Chúa, những kẻ đó nhất định sẽ bị pháp luật trừng phạt, người đời nguyền rủa./.          


Nhân quyền Mỹ

Tre Việt - Một số người luôn cổ súy nhân quyền Mỹ, Tre Việt xin dẫn bài viết sau trên VOA tiếng Việt mà mấy ngày nay dự luận đang quan tâm về cách hành xử của nhân viên an ninh của một hãng hàng không lớn thứ hai ở Mỹ, để họ mở to mắt xem nơi họ luôn tôn sùng về nhân quyền là thế nào?

Hãng hàng không M đau đu sau v ‘đui’ hành khách gc Á


Đoạn video ghi cnh mt nam hành khách b lôi khi chuyến bay ca hãng hàng không M United Airlines ti Chicago đã lan truyn vi tc đ chóng mt, khiến hãng đau đu v mt hình nh trước công chúng.
Chuyến bay hôm Ch nht t Chicago đến Louisville đã có quá nhiều người đt vé nên hãng hàng không đ xut mt s hành khách t nguyn bay chuyến khác. Không có ai tự nguyn, vì vy hãng đã chn ngu nhiên 4 người ri khi máy bay. Một trong bn hành khách t chi ri máy bay là David Dao, 69 tuổi. Nhân viên an ninh đã lôi ông ra khi ghế, đp đu ông xung ch gác tay trên ghế, kéo lê ông trên sàn.
Một lúc sau, ông quay tr li máy bay, thân th vy máu và mt phương hướng. Vị hành khách b thương cho biết ông là bác sĩ cn phi v nhà ti hôm đó để khám cho bnh nhân vào sáng hôm sau.
Tổng Giám đc Điu hành hãng United Airlines, ông Oscar Munoz, đã ra tuyên b v v vic, gi đó là "mt s kin làm tt c chúng tôi sng s" ti hãng hàng không. Ông đã xin li hành khách và cho biết hãng hàng không sẽ tho lun vi ông Dao đ gii quyết vn đề.

Theo USA Today, ông Dao là người M gc Vit, nhưng trên các mng xã hi, đc bit t Trung Quc, đang 'dy sóng' phn n v v vic vì tin rng đây là mt người gc Hoa.