Tre việt - Kính
thưa Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa
Kỳ, việc các ngài giới thiệu “Đề án tù nhân lương tâm tôn giáo” ngày 6
tháng 4 năm 2017 và kêu gọi Mỹ đưa Việt Nam trở lại nhóm các nước cần đặc biệt
quan tâm về tự do tôn giáo (CPC) là một hành động chủ quan, thiếu cơ sở.
Với học vấn uyên thâm, các vị đã biết
rằng: Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 nêu rõ về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và các nội dung chi phối bởi luật
pháp, văn hóa vì lợi ích chung của cộng đồng tại Điều 18,
Điều 29.
Ở Việt Nam, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, các giới hạn về tự do tôn giáo được
quy định rõ trong Hiến pháp và Luật tín ngưỡng, tôn giáo.
Việc lãnh đạo công tác tôn giáo cũng được đề cập rõ trong nghị quyết của các kỳ đại hội Đảng, nhất là nghị quyết chuyên đề
trung ương 7 khóa IX.
Song song với xây dựng hệ thống pháp lý, việc phát triển tôn
giáo luôn được Nhà nước Việt Nam coi trọng. Đến nay, cả nước có 12 tôn giáo với 37 tổ chức tôn giáo
được công nhận hoạt động trong khuôn khổ pháp luật (tăng 2 lần so với khi Việt
Nam rời CPC năm 2006), hơn 30 triệu tín đồ, hơn 100.000 chức sắc và nhà tu hành
đang hoạt động tại hơn 26.000 cơ sở thờ tự trên cả nước. Phật giáo có 4 học
viện và 49 trường cao đẳng, trung cấp Phật học, 14.321 ngôi chùa, tịnh xá, tịnh
thất, niệm Phật đường; Công giáo có 6 Đại chủng viện, 6.003 nhà thờ, nhà nguyện;
Tin lành có gần 500 nhà thờ, nhà nguyện; Cao Đài có 1.284 thánh thất; Phật giáo
Hòa Hảo có 522 chùa, hội quán; Hồi giáo có 89 thánh đường v.v. Riêng đạo Tin
lành ở các tỉnh Tây Nguyên, năm 1975 có hơn 50.000 tín đồ, đến nay tăng lên với
gần 500.000 người. Địa bàn Tây Nguyên và Tây Bắc có gần 2000 điểm nhóm đạo Tin
lành đăng ký sinh hoạt tôn giáo với chính quyền cơ sở. Quan hệ đối ngoại của
các tôn giáo Việt Nam ngày càng mở rộng; Tòa thánh Va-ti-căng đã bổ nhiệm Đặc
phái viên không thường trú tại Việt Nam; tháng 12-2012, Hội đồng Giám mục Việt
Nam đăng cai tổ chức thành công Hội nghị Liên hội đồng Giám mục Á Châu.
Các tổ chức tôn giáo duy trì tốt những hoạt động đào tạo,
bồi dưỡng chức sắc, phong chức, phong phẩm và bổ nhiệm chức sắc, chức việc nhà
tu hành tôn giáo. Nhà nước còn tạo điều kiện cho việc
in ấn, xuất bản kinh sách, hầu hết các tổ chức tôn giáo đều có báo, tạp chí, bản
tin, đáp ứng yêu cầu hoạt động của các tôn giáo. Chỉ tính riêng Nhà xuất bản
Tôn giáo, mỗi năm đã cấp phép xuất bản hơn 1.000 ấn phẩm liên quan đến tôn
giáo. Hằng năm, có khoảng 8.500 lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo được tổ chức ở các
quy mô khác nhau trên phạm vi cả nước; trong đó, các sự kiện trọng đại của các
tôn giáo đều được chính quyền các cấp tạo điều kiện tổ chức và lãnh đạo Đảng,
Nhà nước, địa phương đều quan tâm, động viên, chúc mừng
Như vậy, tôn giáo ở Việt Nam được Hiến pháp và Pháp luật bảo
vệ, có tổ chức, có điều lệ, có kinh sách, có nơi hành lễ và tu tập, có quan hệ
với hệ thống tôn giáo quốc tế v.v. Người dân theo đạo thực hiện “sống phúc âm
trong lòng dân tộc”, “nước vinh, đạo sáng”, với tấm lòng “kính chúa, yêu nước”;
vừa làm tròn bổn phận của tín đồ đối với tôn giáo, vừa hăng hái lao động sản
xuất, tham gia các hoạt động xã hội.
Những cái đó nói lên cái gì thưa các ngài? Không phải là tự
do tôn giáo sao? Các ngài hãy nhìn vào
thực tế đi, đừng có nghe theo mấy ông linh mục bàn-ren, ta-rô, bu-lông…, hay
nghe theo vài ông họ “Thích Cá Độ”, thích nổi trội nên “chém gió” lung tung.
Mấy ông ấy hay lú lẫn và sống
thiếu kỷ luật lắm, hơi tý là kích
động giáo dân tụ tập đông người, gây mất ổn định chính trị, trật tự an toàn xã
hội. Điều đó làm xấu đi hình ảnh của tôn giáo trong cộng đồng. Mong các ngài
sáng suốt.
2 comments:
Ôi chao, Việt Nam mà khống có tự do tôn giáo thì mấy thằng điên của xứ đạo Song Ngọc,... đã bị người dân đập chết rồi. Tre Việt viết bài này rất đúng và trúng.
Bạn nói rất chuẩn xác
Post a Comment