Jun 29, 2017

Trò lố của PEN

Tre Việt - Những người quan tâm theo dõi các hoạt động của Ủy ban Văn bút Quốc tế (PEN) đều dễ nhận thấy những chiêu trò vớ vẩn của tổ chức này.
Câu chuyện của PEN mới đây nhất liên quan tới Nguyễn Ngọc Như Quỳnh với biệt danh Mẹ Nấm. Từ năm 2009 đến năm 2016 Mẹ Nấm đã bị bắt giữ nhiều lần (8 lần) do tham gia các hoạt động có dấu hiệu xâm phạm an ninh quốc gia. Gần đây nhất vào ngày 10-10-2016, Mẹ Nấm bị bắt và khởi tố tại Nha Trang vì đã viết và công bố hàng nghìn trang có nội dung tuyên truyền chống nhà nước Việt Nam, vi phạm điều 88 của Bộ Luật Hình sự. Ngày 29-6-2017, Tòa án Nhân dân tỉnh Khánh Hòa sẽ đưa ra xét xử công khai trước pháp luật; có tội thì phải bị trừng phạt, đây là sự thật hiển nhiên mà không ai có thể bao biện.
Thế nhưng, vào ngày 22-6-2017, PEN lại đưa ra thông cáo kêu gọi cơ quan chức năng Việt Nam hủy bỏ tất cả những cáo buộc đối với Mẹ Nấm. PEN cho rằng, Mẹ Nấm chỉ tự do bày tỏ ý kiến cá nhân và bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt oan. Do vậy PEN kêu gọi chính quyền Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho Mẹ Nấm nói riêng và những “nhà văn”, “nhà hoạt động” đang bị cầm tù hay tạm giam nói chung; đồng thời, yêu cầu hủy bỏ điều 79, 88, 258 Bộ Luật Hình sự. Thật là lớn tiếng và hung hăng, PEN là cái quái gì vậy?
PEN bao gồm chữ viết tắt những ký tự đầu tiên của Poets, ssayists  Novelists (các nhà thơ, nhà viết tiểu luận và tiểu thuyết gia), là một Hiệp hội các nhà văn, được thành lập ở Luân Đôn (nước Anh) năm 1921, nhằm: Thúc đẩy việc hợp tác trí tuệ và sự hiểu biết giữa các nhà văn; thiết lập một cộng đồng thế giới các nhà văn và làm nổi bật vai trò trung tâm của văn học trong sự phát triển văn hóa thế giới; bảo vệ văn học chống lại nhiều mối đe dọa cho sự tồn tại của nó mà thế giới hiện đại đặt ra.
          Mục tiêu ban đầu là vậy, nhưng thực chất hoạt động lại khác, PEN đã xa rời tôn chỉ mục đích và lấn sân sang các hoạt động có tính chất can thiệp vào dân chủ, nhân quyền với danh nghĩa đấu tranh đòi quyền tự do văn học, báo chí và ngôn luận. Vì thế, nhiều người đã lầm tưởng đây là một tổ chức nhân danh nhân quyền chứ không phải là tổ chức của những người cầm bút hoạt động văn chương. Các hành động này biểu hiện rõ nhất từ khi PEN thành lập Ủy ban nhà văn trong tù vào năm 1960, để phản ứng lại với những căng thẳng giữa chính quyền các quốc gia đối với những nhà văn có bất đồng chính kiến. Kể từ đó, PEN giám sát các trường hợp nhà văn, nhà báo bị cầm tù, dùng nhiều biện pháp vận động hành lang để can thiệp vào chính trị nội bộ của các quốc gia. Những năm gần đây, PEN rất ít chú ý trao giải thưởng hằng năm về sinh hoạt văn chương thế giới; mà chỉ chăm chăm nghe ngóng các vụ bắt giữ, xét xử những người được gọi là "biết viết" những quan điểm đi ngược với yêu cầu chính đáng của xã hội, kích động dân chúng chống đối chính quyền ở nước nào đó; sau đó đưa ra các loại tuyên bố, thư từ gửi chính phủ các nước rất rùm beng.

Việt Nam là một địa chỉ chống phá quen thuộc của PEN bằng những vu cáo vi phạm dân chủ, nhân quyền, "đàn áp, sách nhiễu" các nhà văn, nhà báo, blogger. PEN có vỏ đẹp mà ruột xấu, bởi đó là nơi trú ngụ của nhiều đối tượng phản động; các quốc gia có chi nhánh của PEN (khoảng 140 quốc gia) cần cảnh giác với những trò lố này ./.

1 comments:

Loa cầm tay said...

Chúng ta phải nhận diện được âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, chỉ rõ những phương thức chống phá của chúng; đồng thời nâng cao sức đề kháng cho cán bộ đảng viên và người dân để chống lại luận điệu xuyên tạc của chúng.

Post a Comment